YOMEDIA
ADSENSE
Khóa luận tốt nghiệp: Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa
33
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khóa luận nghiên cứu tìm hiểu bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta thấy được nét riêng trong địa – văn hóa Huế; những phong tục sinh hoạt và con người xứ Huế mộng mơ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THẢO BÚT KÍ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2017
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THẢO BÚT KÍ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2017
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S La Nguyệt Anh. Cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Thảo
- LỜI CAM ĐOAN Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của T.S La Nguyệt Anh. Đề tài không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. - Mọi tư liệu, trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Thảo
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 7. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 5 8. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1....................................................................................................... 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................. 6 1.1. Những vấn đề lí luận chung ....................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm văn hóa .................................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm và cách phân loại thể kí ......................................................... 7 1.1.3. Mối quan hệ giữa kí văn học và văn hóa .............................................. 10 1.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường và quá trình sáng tác ........................................ 12 1.2.1. Vài nét về tác giả ................................................................................... 12 1.2.2. Quá trình sáng tác.................................................................................. 12 1.2.3. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường ...... 15 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 18 DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?........ 18 CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG ............................................................ 18 2.1. Địa - văn hóa Huế qua Ai đã đặt tên cho dòng sông? .......................... 18
- 2.2. Đời sống tinh thần của người dân xứ Huế qua Ai đã đặt tên cho dòng sông? ............................................................................................................... 26 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 34 ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG ............................................................ 34 3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ ............................................................................ 34 3.2. Giọng điệu trữ tình ................................................................................... 39 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43 TƯ LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học vốn đã có từ trong bản chất đến nay lại càng sâu sắc và không thể tách chia. Sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng sâu của văn hóa vào nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có văn học, làm cho mọi người càng nhận thức vai trò và sự gắn kết của văn hóa với văn học. Tìm hiểu văn học từ góc nhìn văn hóa là hướng đi đầy triển vọng trong nghiên cứu hiện nay. Trên tinh thần chung ấy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa” với các lí do sau: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài năng. Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa hiện hành và đây cũng là một tác phẩm được nhiều nhà nghiên cứu cũng như độc giả quan tâm. Trong nhà trường phổ thông, Ai đã đặt tên cho dòng sông? được tiếp nhận từ góc độ thể loại, được đánh giá là một thiên bút kí đặc sắc ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh sự phong phú về nội dung và sự độc đáo trong hình thức biểu hiện, bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phản ánh chân thực vẻ đẹp văn hóa của dòng sông Hương sử thi và diễm lệ. Bạn đọc cần suy ngẫm và lắng đọng mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy cũng như ẩn ý mà tác giả gửi gắm. Lựa chọn đề tài: “Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa”, chúng tôi hi vọng góp phần xác định cơ sở 1
- khoa học để đánh giá những nét đặc sắc trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường và phục vụ cho việc học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở Trung học Phổ thông sau này. 2. Lịch sử vấn đề Đến nay có không ít những công trình khoa học, những bài báo nghiên cứu bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có “rất nhiều ánh lửa” [17, 501]. Nhà văn Nguyên Ngọc có viết: “Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng – chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và nghị lực phi thường của một người lao động nghệ thuật – anh tự coi mình là “người ham chơi”. Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ...” [17, 502]. Nhà thơ Hoàng Cát nhận xét: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút kí văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lí sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được” [17, 503 ]. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên khi nói về Chân dung văn học Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sau 1975 cũng nhận xét: “Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn nữa, tìm một căn nguyên thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công của mĩ mãn của những trang viết ấy: phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa 2
- không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: viết về song Hương là phải vậy, viết về “văn hóa vườn” ở Huế là phải vậy” [dẫn theo 5, 55]. Trong bài viết Ai đã đặt tên cho dòng sông? – bút kí sử thi của Hoàng Phủ Ngọc Tường, GS Trần Đình Sử khẳng định: “Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hóa và lịch sử của các hiện tượng đời sống… Cái mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá bình diện văn hóa với tư liệu lịch sử phong phú và một tâm hồn Huế nồng nàn” [14, 295]. Có thể thấy, bài viết không chỉ bó hẹp vấn đề nghiên cứu ở bình diện thể loại mà quan tâm tới bình diện văn hóa, lịch sử trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đây là những gợi mở quí báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả Trần Thùy Mai trong bài viết Kí văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phân tích và khẳng định những giá trị tác phẩm kí văn hóa. Bài viết đi sâu nghiên cứu những truyện kí về các nhân vật lịch sử ở Huế hoặc ít nhiều liên quan đến Huế như Nguyễn Trãi, Đặng Huy Trứ, Đào Duy Từ, Nguyễn Huệ… Và kết luận về thái độ, tấm lòng của Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Không nhìn vào cõi xưa với thái độ của người hiếu cổ hay người phục cổ càng không có ý mượn xưa để nói nay; điều anh muốn đạt tới, và đã đạt tới, là tìm cho ra dòng chảy của sự sống đã nối liền những con người Việt Nam từ xa xưa cho đến bây giờ” [9]. Trong sách Ngữ văn 12 có nhận xét: “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú” [11, 197]. Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn thể loại. Yếu tố văn hóa trong bút kí này của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói 3
- chung và Ai đã đặt tên cho dòng sông? nói riêng, mặc dù đã được đề cập nhưng vẫn còn nhiều bỏ ngỏ, cần thiết có một công trình nghiên cứu chuyên biệt. Trên cơ sở những gợi mở quí báu trên, khóa luận tiếp tục nghiên cứu bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta thấy được nét riêngtrong địa – văn hóa Huế; những phong tục sinh hoạt và con người xứ Huế mộng mơ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về Hoàng Phủ Ngọc Tường – và bút kí của ông. - Đi tìm hiểu xứ Huế qua địa văn hóa. - Thấy được nét độc đáo và đặc sắc trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, khẳng định những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam hiện đại. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài khóa luận đặt ra vấn đề nghiên cứu: “Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa” cho nên chúng tôi chọn xuất phát điểm từ vấn đề có ý nghĩa khái quát về thể kí, về văn hóa, từ đó đi vào tìm hiểu bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong chương trình Ngữ văn 12, tập 1. - Phạm vi tư liệu:Tư liệu chính mà chúng tôi khảo sát là bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1. Bên cạnh đó, khi cần thiết khóa luận có sự liên hệ đến các sáng tác thuộc thể bút kí của nhữngHoàng Phủ Ngọc Tường và các nhà văn khác. 4
- 6. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học, khóa luận sử dụng phối hợp các phương pháp: - Phân tích và tổng hợp - Phương pháp so sánh hệ thống - Phương pháp nghiên cứu liên ngành 7. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận nghiên cứu bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Kết quả nghiên cứu của khóa luận một lần nữa khẳng định tài năng độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường và góp phần vào việc tiếp nhận tác phẩm văn học cũng như việc học tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhà trường THPT 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Dấu ấn văn hóa trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Chương 3. Đặc sắc nghệ thuật trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường 5
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những vấn đề lí luận chung 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Theo nghĩa rộng, văn hóa bao hàm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất. Còn theo nghĩa hẹp, văn hóa là những giá trị tinh thần của con người. Có nhiều ý kiến cho rằng khi hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp chủ yếu được hiểu về mặt văn hóa tư tưởng. Có khá nhiều những định nghĩa cũng như khái niệm văn hóa khác nhau, mỗi học giả lại có cách tiếp nhận và góc nhìn riêng. Theo F. Boas định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau” [ dẫn theo 16, 149]. Theo như định nghĩa này thì giữa cá nhân, tập thể và môi trường có mối quan hệ quan trọng và đặc biệt mối quan hệ này rất quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người. Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày và mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [7, 431] . Theo như cách hiểu này thì văn hóa là toàn bộ 6
- những gì con người sáng tạo và phát minh ra. Văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh là một nội hàm rất rộng trong đó có văn học, nghệ thuật, . Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến co người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, qua trình con người làm nên lịch sử... (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [dẫn theo 18, 22]. Như vậy, có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những gì mà con người sáng tạo và phát minh ra trong qua trình phát triển. Đó là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân, xây dựng những giá trị chuẩn mực của xã hội. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là thước đo và định hình các giá trị, trình độ phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Ngay cả việc cải tạo con người, định hướng lối sống, cách cảm, cách nghĩ, nó chi phối mọi mặt đời sống của con người trong xã hội. 1.1.2. Khái niệm và cách phân loại thể kí 1.1.2.1. Khái niệm Theo Từ điển thuật ngữ văn học, kí là một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như: bút kí, hồi kí, du kí, kí sự, phóng sự, tùy bút, tạp văn, tản văn… Đặc trưng của kí là: “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư cấu”. Các tác giả trong Từ điển Tiếng Việt cho rằng: kí là “thể văn tự sự có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực cao nhất” [6, 501]. Kí ra đời sớm trong lịch sử nhân loại. Nhưng phải đến thế kỉ 17, đặc biệt từ thế kỉ 19, khi đời sống lịch sử phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ 7
- nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, xé rào để xâm nhập vào các hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Kí thường không có cốt truyện có tính hư cấu, kí thường dựng lại các hình tượng mang tính khái quát. Tính khái quát được tác giả thể hiện bằng suy tưởng. Tính xác thực là đặc trưng cơ bản của thể kí. Kí phản ánh hiện thực khách quan. Những sự kiện, con người trong kí đều xác thực. Kí cũng có khả năng hư cấu, nhưng liều lượng hư cấu có giới hạn và không xa rời thực tiễn . Kí là thể loại in đậm dấu ấn cá nhân hình tượng của tác giả. So với tiểu thuyết và truyện ngắn, người viết kí không “ẩn mình” mà trực tiếp viết ra những gì mình muốn chứng kiến, quan sát. Cái “tôi” tác giả kể, thông tin, miêu tả hoặc dẫn dắt người đọc tiếp cận với cuộc sống, con người. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả. Nhà văn kể, và cùng với lời kể là phân tích, luận giải đánh giá những sự việc hiện tượng được đề cập trong tác phẩm. Là thể loại nhanh nhạy, kí phản ánh kịp thời những vấn đề sôi bỏng của cuộc sống đời thường, nên ngôn ngữ kí khá gần gũi. Đánh giá chung về thể loại kí, tác giả Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều thể hoặc tiểu loại: bút kí, hồi kí, du kí, kí sự, phóng sự, tùy bút, tạp văn, tản văn tiều phẩm…”. Tác giả cũng nhấn mạnh tính phức thể của kí, đó là “thể loại nằm giữa báo chí và văn học” [17, 503]. Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự,nhật kí, tùy bút,... Do tính chất trung gian có người liệt kí vào cận văn học. Như vậy, trong quá trình xác định thể loại, các nhà nghiên cứu đã có 8
- nhiều cách tiếp cận để nhận diện kí, nhưng cho đến nay giới lí luận văn học vẫn chưa đưa ra được một hệ thống nhất quán cho thể loại văn học này. Tuy nhiên, vẫn có thể khẳng định kí là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại). 1.1.1.2. Cách phân loại Kí báo chí Xuất hiện là do nhu cầu truyền đạt thông tin, nhu cầu phản ánh thực tiễn với tư cách là người truyền đạt thông tin tới công chúng, nhà báo luôn tìm tòi những hình thức mới để vượt qua khỏi cái khung của lối văn thông tấn mà vẫn đảm bảo được tính xác thực, tính thời sự của nội dung được phản ánh. Hiện thực được trình bày luôn đảm bảo độ chính xác tối đa và lập luận phải xuất phát từ tư duy loogic của sự thực. Cái tôi luôn là cái tôi nhân chứng tỉnh táo và lí trí. Kí văn học Trong kí văn học thì hiện thực được tái hiện trong tác phẩm ở cự ly gần nhất, đem đến cho công chúng những cách nhìn, cách cảm đa dạng, nhiều chiều. Kí có nhiều tiểu loại: kí sự, bút kí, phóng sự, nhật kí, hồi kí, tùy bút... Ngoài những đặc trưng chung của thể kí là phản ánh sự thật khách quan và tính xác thực, mỗi tiểu loại lại có đặc điểm riêng. Bút kí là thể loại ghi chép các sự kiện, qua đó ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Bút kí là một thể văn ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống của người viết và có kèm theo cả những cảm nhận, nhận xét của riêng người viết. Bút kí hay nói về người thật việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thực của người viết. Kí sự là thể kí ghi lại những người và việc có thật của đời sống, không thêm một chút gì thuộc chủ quan người viết. 9
- Hồi kí là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả chứng kiến. Hồi kí mang đậm tính chủ quan. Các sự kiện được kể lại không khỏi chịu tác động bởi các quy luật quên lãng, làm méo lệch của cơ chế hồi ức. Tính chủ quan khiến cho hồi kí không thể so bì với các tư kiệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực. Tuy nhiên sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay phiens diện về đối tượng miêu tả trong hồi kí lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả. Tùy bút là một loại của thể kí, nhưng tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại kí. Tùy bút là thể loại khá tự do trong quá trình sáng tạo. Nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đi, tự sự việc này đến sự việc kia, từ liên tưởng này đến liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những suy nghĩ của mình. Ngôn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Tùy bút cũng phản ánh những sự kiện, nhưng đan xen với những sự kiện là cảm xúc, suy ngẫm của tác giả về con người, cuộc sống. Trong thành tựu của kí người đọc đã từng biết đến những nhà văn sở trường về thể loại tùy bút như Nguyễn Tuân, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, … 1.1.3. Mối quan hệ giữa kí văn học và văn hóa Giữa văn hóa, văn học có mối quan hệ khăng khít và mật thiết với nhau. Văn học nằm trong văn hóa và chịu sự chi phối của toàn bộ nền văn hóa đó, mang tính lịch sử, thời đại nhất định. Đồng thời văn hóa chi phối đặc điểm của văn học. Bởi ở thời đại nào thì văn học ấy, tư tưởng văn hóa của thời đại sẽ chi phối tới khuynh hướng sáng tác văn học. Nếu như ở một thời đại mà nền văn hóa mờ nhạt không có gì nổi bật thì văn học khó có thể có những thành tựu rực rỡ được, cũng giống như văn học vậy nếu như văn học mà không sôi nổi và nhiều thành tựu thì văn hóa cũng khó có thể mang nhiều màu sắc được. Vì vậy đặc trưng văn hóa thời đại sẽ chi phối đến đặc điểm văn học. 10
- Một nền văn hóa lớn sẽ là cơ sở, là nền móng để văn học phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu. Qua văn học sẽ giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về văn hóa, có thể là một nét đẹp văn hóa hay một nền văn hóa đã bị lãng quên. Ở mỗi một nền văn hóa khi đi vào văn học lại có những nét đặc sắc khác nhau. Nếu như vùng đất phủ đầy băng tuyết với nghệ thuật gejsha của Kawabata được hiện lên qua Xứ Tuyết, đó là một vùng đất với vẻ đẹp đến nao lòng và nghệ thuật gejsha là một đặc trưng văn hóa của xứ sở Phù Tang. Thì trong văn học hiện đại Việt Nam, người đọc sẽ được biết đến với những nét đặc sắc văn hóa của các vùng miền thông qua những món ăn hay thậm chí nếp cảm nếp nghĩ của những con người nơi đây. Hoàng Phủ Ngọc Tường cho ta thấy dược nếp nghĩ, nếp cảm của con người vùng Trung Bộ; Nguyễn Tuân lại đưa ta về với vùng núi phía Bắc với những con người mạnh mẽ và phi thường. Bên cạnh việc giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về những nền văn hóa khác nhau thì văn học còn giúp bạn đọc vượt thời gian và không gian, để thấy và hiểu được cả một thời kì văn hóa, xã hội của nhân loại. Như hai bản trường ca Illiade và Odyssee của Homere đã đưa bạn đọc tới những chiến công oanh liệt và hiển hách trong cuộc chiến thành Troie, bên cạnh đó là bề dày lịch sử và văn hóa của cả một thời kì hoàng kim. Con người luôn luôn có khao khát chiến đấu và chiến thắng để bảo vệ đất nước của mình, họ là những con người trí tuệ và cống hiến hết mình cho quốc gia và cho dân tộc. Xét đến cùng, sáng tác văn học chính là một hành vi văn hóa cao đẹp của người nghệ sĩ. Văn hóa tác động sâu sắc tới văn học thông qua sự cảm nhận, thẩm thấu giá trị văn hóa của người nghệ sĩ. Ngược lại văn học cũng tác động ngược trở lại đối với nền văn hóa. Văn học có vai trò tích lũy những giá trị tinh hoa nhất của một nền văn hóa để từ đó làm giàu đẹp thêm. Những bài vè, ca dao hay những câu thành ngữ tục ngữ đều 11
- là những kinh nghiệm của ông cha ta đúc kết và để lại cho thế hệ mai sau và đây chính là những giá trị văn hóa truyền thống vô giá cho muôn đời sau. Văn học đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong món ăn tinh thần trong đời sống của con người, những câu nói quen thuộc những hình tượng văn học đặc biệt đã đi vào đời sống xã hội và nó trở nên gần gũi hơn. 1.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường và quá trình sáng tác 1.2.1. Vài nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Ông là người xã Triệu Long, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị, hiện ông đang sinh sống và làm việc tại Huế. Ông đã học và tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn khóa 1, ban Việt Hán năm1960, cử nhân triết học Đại học Văn Khoa Huế, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng dạy học, rồi tham gia phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ. Ông viết văn, viết báo từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông từng là Chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, Cửa Việt. Ông được vinh dự nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1980 với tác phẩm Rất nhiều ánh lửa. Trong số không nhiều nhà văn đã cống hiến gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của mình cho thế kỉ hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đặc sắc, ông có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam đương đại. 1.2.2. Quá trình sáng tác Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác giả có nhiều đóng góp trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn có phong cách độc đáo, tài hoa. Đến với tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường người đọc sẽ tiếp xúc với một thế giới tâm hồn sâu sắc tinh tế, đồng thời được cung cấp một lượng thông tin phong phú, thú vị về nhiều lĩnh vực. 12
- Sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường gồm các thể loại như: bút kí, thơ, nhàn đàm. Ở thể loại bút kí có thể kể đến những tác phẩm sau: Ngôi sao trên đỉnh Phù Vân Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984), Bản di chúc của cỏ lau (truyện kí 1991), Hoa trái quanh tôi, Huế di chúc và con người (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999), Trong mắt tôi (2001), Rượu hồng đào chưa nhắm đã say (2001), Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của hoàng tử bé (2005), Miền cỏ thơm (2007)… Ở thể loại nhàn đàm với: Nhàn đàm (1997), Người ham chơi (1998) và Miền gái đẹp (2001). Với thơ gồm có: Những dấu chân qua thành phố (1976) và Người hái phù dung (1995). Toàn bộ tinh hoa và năng lực của Hoàng Phủ Ngọc Tường dường như đều dành cho thể kí. Nhà văn đã thành danh và đóng góp nhiều cho văn học sau 1975 là ở thể loại này. Theo đánh giá của Nguyên Ngọc: “Anh là một trong những nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay...”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đi nhiều. Ông đã rong ruổi khắp mọi miền đất nước trong những năm chiến tranh, những năm tháng hòa bình. Bằng khả năng quan sát tinh tường, ông đã kịp thời ghi lại những hình ảnh, sự kiện, con người của từng vùng đất. Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường đa dạng về đề tài: viết về chiến tranh, những danh thắng ở nước ngoài, về những vùng miền đất nước... Từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ những miền đất xa xôi hẻo lánh đến những thành phố đông đúc hay vùng châu thổ sông Hồng, mảnh đất nào cũng từng in dấu chân Hoàng Phủ Ngọc Tường và hiện hình sống động trong từng trang kí của nhà văn. Phần lớn kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc dạng kí – văn hóa. Ở dạng này, yếu tố văn hóa – lịch sử đậm đặc. Bằng thể kí nhà văn đã chuyển tải được nhiều vấn đề thuộc về văn hóa vật thể lẫn phi vật thể của nhiều vùng quê 13
- hương đất nước. Kí viết về Huế chiếm số lượng lớn trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Huế trở thành một phần trong đời sống tinh thần của nhà văn. Những mẩu kí viết về Huế thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc Tường với mảnh đất giàu trầm tích văn hóa. Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn tự nhận mình là “người ham chơi” vì theo ông “ham chơi là gốc văn hóa của người Việt”. Cũng chính bởi quan niệm này mà ông đã đem đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay và đặc biệt hấp dẫn. Ông khá thành công ở thể loại kí mặc dù kí không phải là thể loại đầu tiên tác giả viết khi mới vào nghề mà thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết mới là thể loại đầu tay của tác giả. Năm 1959, truyện ngắn Chuyện một người đi qua sa mạc và tiểu thuyết Cửa rừng ra đời sau đó ít năm đã báo hiệu sự có mặt của Hoàng Phủ Ngọc Tường trên văn đàn nhưng không mấy thành công. Phải đến năm 1971 với sự ra đời của bút kí Những ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu thì tên tuổi của ông mới có nhiều người biết tới và tác phẩm đã được nhà văn coi là tác phẩm “khai sinh” cho sự nghiệp viết văn của mình. Nhà văn từng tâm sự “Bước ra khỏi cuộc chiến tranh tôi nghiệm ra một điều là tôi cần phải nói về những gì tôi đã trải nghiệm. Tiểu thuyết và truyện ngắn có vẻ như không giúp được tôi làm điều này. Thế là tôi chọn kí, thể loại loại gần nhất với hiện thực đời sống. Với thể kí tôi có thể nói tùy thích những gì đang diễn ra trong tâm hồn tôi, những trải nghiệm đẹp và cả những đau khổ nữa”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn kí làm phương tiện để bộc lộ tài năng cũng như những trải lòng của mình. Là một người con của Huế và giường như ông dành trọn tình yêu của mình với Huế vậy. Bên cạnh tình yêu Huế là tình yêu lớn hơn ông dành cho đất nước Việt Nam xinh đẹp này, ta có thể bắt gặp mọi miền của Tổ quốc trong những trang viết chan chứa tình yêu quê hương, 14
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn