intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận khẳng định giá trị của tác phẩm Lan Trì kiến văn lục và tác giả Vũ Trinh trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam. - Khóa luận tìm hiểu trào lưu chủ tình của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đầu TK XIX. - Khóa luận làm rõ một đặc điểm mới của tác phẩm chưa được nghiên cứu trước đây đó là đặc điểm chủ tình thông qua quan niệm về con người, cuộc sống và bút pháp nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LÊ THỊ HỒNG NHUNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ TÌNH TRONG TÁC PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC CỦA VŨ TRINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LÊ THỊ HỒNG NHUNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ TÌNH TRONG TÁC PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC CỦA VŨ TRINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TÍNH HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Tính - Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Vì điều kiện và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, ngày 01 tháng 04 năm 2018 Tác giả khóa luận Lê Thị Hồng Nhung
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Tính. Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những nội dung phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. Ngoài ra trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình! Xuân Hòa, ngày 01 tháng 04 năm 2018 Tác giả khóa luận Lê Thị Hồng Nhung
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5 7. Cấu trúc nội dung của khóa luận ................................................................... 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VŨ TRINH VÀ TRÀO LƢU CHỦ TÌNH ................................................................................ 7 1.1. Tác giả Vũ Trinh ........................................................................................ 7 1.1.1. Cuộc đời .................................................................................................. 7 1.1.2. Sự nghiệp................................................................................................. 9 1.2. Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục .................................................................. 9 1.3. Trào lưu chủ tình của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX ... 12 1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 12 1.3.2. Biểu hiện ............................................................................................... 14 Chƣơng 2: CHỦ TÌNH TRONG TÁC PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC ................................................................................................................. 19 2.1. Chủ tình qua quan niệm nghệ thuật về con người, cuộc sống ................. 19 2.1.1. Sự trân trọng ngợi ca tình nghĩa ............................................................ 19 2.1.1.1. Tình nghĩa của con người................................................................... 19 2.1.1.2. Tình nghĩa của loài vật ....................................................................... 24
  6. 2.1.2. Sự lên án thói phụ tình, bạc nghĩa ......................................................... 30 2.2. Chủ tình qua bút pháp nghệ thuật ............................................................ 35 2.2.1. Sự kết hợp giữa bút pháp kì ảo với bút pháp hiện thực ........................ 35 2.2.2. Sự gia tăng tính chất ngụ ngôn.............................................................. 44 KẾT LUẬN .................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi nó mang tính chất mở đầu cho nền văn học viết Việt Nam, đồng thời đóng vai trò to lớn trong việc kết tinh, hình thành những truyền thống quý báu của nền văn học dân tộc. Chính từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại. Những nền móng vững chắc được xây dựng, gìn giữ trong ngót mười thế kỉ văn học trung đại là một tài sản hết sức quý báu đối với các thời kì phát triển tiếp sau của văn học dân tộc. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu các tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết. 1.2. Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, văn học trung đại đã có những đóng góp không nhỏ. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật. Nền văn học trung đại Việt Nam được cấu thành bởi hai bộ phận chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Trong quá trình phát triển hai bộ phận văn học này không đối lập nhau mà bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. Chúng đều phát triển dựa trên cơ sở văn tự của người Hán và đều tích cực phản ánh những khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại. Tuy nhiên bộ phận văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn. Nếu như thành tựu của văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ thì văn học chữ Hán có thành tựu ở cả hai mảng là thơ và văn xuôi. Một trong những tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu đó là Lan Trì kiến văn lục hay còn gọi là Kiến văn lục của tác giả Vũ Trinh. “Cũng như Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Lan Trì kiến văn lục tiếp nối dòng truyện truyền kỳ, bắt đầu từ 1
  8. thế kỉ XVI với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ…” Theo PGS.TS. Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại – tập 1, “đây là tác phẩm cuối cùng của loại hình truyền kỳ Việt Nam thời trung đại”. Tác phẩm xứng đáng góp mặt trong tủ sách “Cảo thơm trước đèn” – “nơi hội tụ những sáng tác, biên khảo xuất sắc của các trí thức, quan lại, nhà văn không chuyên Việt Nam thời phong kiến.” 1.3. Xưa nay, việc nghiên cứu về tác phẩm Lan Trì kiến văn lục mới chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở, khái quát và mang tính chất lẻ tẻ, chưa tạo thành hệ thống hoàn thiện. Điều đó hối thúc chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về tác phẩm sâu hơn, hoàn thiện hơn. 1.4. Bản thân là một sinh viên ngành sư phạm, khoa Ngữ văn, việc nghiên cứu văn học Việt Nam, văn học Trung đại nói chung và tác phẩm Lan Trì kiến văn lục nói riêng sẽ giúp ích cho tôi trong công việc giảng dạy và nghiên cứu sau này. Những lí do trên đã tạo tiền đề để chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” làm vấn đề nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Khóa luận khẳng định giá trị của tác phẩm Lan Trì kiến văn lục và tác giả Vũ Trinh trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam. - Khóa luận tìm hiểu trào lưu chủ tình của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đầu TK XIX. - Khóa luận làm rõ một đặc điểm mới của tác phẩm chưa được nghiên cứu trước đây đó là đặc điểm chủ tình thông qua quan niệm về con người, cuộc sống và bút pháp nghệ thuật. - Bản thân tác giả muốn trau dồi kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu sau này. 2
  9. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Lan Trì kiến văn lục đã được chú ý ngay từ khi tác phẩm mới ra đời. Ngô Thì Hoàng trong Kiến văn lục – Tựa 1 khẳng định không thể coi tác phẩm là “loại dã sử của các vị quan xoàng” bởi “mục đích viết sách của ông đâu chỉ có ghi lại những việc tai nghe mắt thấy… đại để là ngụ ý khuyên răn và cảnh cáo sâu xa, để người xem sau này thấy điều hay thì bắt chước, thấy điều dở thì phòng ngừa, thực có ích rất nhiều cho thế giáo…”. Tín Như Thị trong Kiến văn lục – Tựa 2 nhận định: “Tôi đọc sách này có được thu hoạch sâu sắc. Truyện Ca nữ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thương giai nhân chẳng gặp thời, cũng là ngụ lời than tài tử số phận lạ lùng. Truyện Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Hán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Châu, biểu dương tiết lớn của bậc quần thoa, cũng có thể gửi gắm nỗi đau bất hạnh của kẻ trung thần. Cá, hổ có nghĩa hiệp; gà, chó ấy thân người… Ôi, không đến Trường Giang, Hán Thủy, thì không biết là sông sâu, không lên núi Thái, non Hoa thì không thấy được núi cao. Không thấy tác phẩm này, thì sao biết được trong trời đất không gì là không có.” Trần Danh Lưu trong Kiến văn lục – Tựa 3 nhận xét về giá trị của tác phẩm đó là “…có thể làm cho người điếc cùng nghe nhạc tiên réo rắt, người mù thấy rạng rỡ mây lành. Chưa nói hiểu hoàn toàn ý nghĩa của tác phẩm, chỉ cần biết nhặt nhạnh chút cặn dư thừa thôi, thì lúc nào cũng có thể biến những điều biết được, gặp được thành thanh, thành sắc. Thực có thể thành kim vàng thêu uyên ương, thành móng tay điểm sắt thành vàng.” Nguyễn Tử Kính trong Kiến văn lục – Tựa 4 khẳng định lại một lần nữa: “Nghe những điều nghe được rồi suy đến những gì không nghe; Thấy những điều thấy được rồi suy đến những gì không thấy. Thị, phi, thường, quái, chỉ một lẽ trên là xuyên suốt.” Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về tác phẩm. Tác phẩm đã được giới thiệu trong Từ điển văn học, được đánh giá cao trong giáo trình 3
  10. và không ít bài báo, tạp chí. Nhắc đến nét nổi bật của tác phẩm, trong Từ điển văn học (bộ mới), GS. Nguyễn Huệ Chi viết: “Bên cạnh những con người hoang dâm, lạm dụng uy quyền (Hầu - Đười ươi), những kẻ giết con (Hiệp hổ - Hổ nghĩa hiệp), giết vợ (Tái sinh - Sống lại)...; là những con người có những phẩm chất cao quý, nhất là ở giới phụ nữ. Một ca kỹ có nhân cách với một tình yêu đầy chủ động (Nguyễn ca kỹ - Ca kỹ họ Nguyễn), một người con gái (con của phú ông) mang mối tình thủy chung nhưng oan trái đến bạc mệnh (Thanh Trì tình trái - Nợ tình ở Thanh Trì), một người đàn bà dệt vải có chồng vẫn khao khát yêu đương (Tái sinh - Sống lại), một thiếu nữ nghèo mắc bệnh nan y vẫn sống hết mình cho tình yêu (Báo Ân tháp - Tháp Báo Ân), v.v...Về những con người này, ngòi bút của tác giả luôn tỏ ra trân trọng, và yêu mến lạ thường... Nhìn chung, tác giả khá nhạy bén với cái mới. Tình yêu trong truyện của ông thường say đắm, và đôi khi đi tới mức nhục cảm (Báo Ân tháp)”. [2, tr.2034] PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã đánh giá về tác phẩm trong Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại – Những vấn đề văn xuôi tự sự: “Kiến văn lục của Vũ Trinh là đại biểu cuối cùng của văn xuôi tự sự thuộc xu hướng thế tục”. Từ trước đến nay việc nghiên cứu về Lan Trì kiến văn lục đã hình thành và thu được những kết quả nhất định. Cùng với các nhà nghiên cứu lớn, nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh cao học cũng đã quan tâm đến Lan Trì kiến văn lục. Có thể kể đến các khóa luận, luận văn sau: - Khóa luận tốt nghiệp đại học “Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” - Nguyễn Thị Trang (Mã số: KL06190 – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2). - Luận văn thạc sĩ “Nhân vật của Lan Trì kiến văn lục” – Nguyễn Thị Hoàng Thu (Mã số: 60.22.34 – Thư viện Trường Đại học Vinh). - Luận văn thạc sĩ “Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt 4
  11. Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục” – Trương Thị Hoa (Mã số: VHVN – 08 – 010 – Thư viện Trường Đại học Sư phạm TPHCM). Các kết quả nghiên cứu trên đã mang tính chất gợi mở những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, trào lưu chủ tình gợi ra một hướng nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Vì vậy, khóa luận của chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tác phẩm từ góc độ trào lưu chủ tình để hoàn thiện một cách đầy đủ và sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm chủ tình của tác phẩm Lan Trì kiến văn lục. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Khóa luận khảo sát toàn bộ 45 truyện của Lan Trì kiến văn lục. - So sánh với một số tác phẩm văn học thế kỉ XVII- XIX để chứng minh vấn đề của luận văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp liên ngành - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp hệ thống Cùng với những phương pháp trên khóa luận kết hợp các thao tác phân tích, đánh giá, miêu tả… để hoàn thiện tốt hơn đề tài. 6. Đóng góp của khóa luận Thông qua đề tài “Đặc điểm chủ trình trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh”, chúng tôi hi vọng bạn đọc hiểu một cách sâu sắc, toàn diện 5
  12. hơn về tác giả Vũ Trinh, tác phẩm Lan Trì kiến văn lục và trào lưu chủ tình của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đặc biệt là hiểu thêm một khía cạnh khác của tác phẩm nhìn từ góc độ đặc điểm chủ tình. Bao gồm: chủ tình qua quan niệm nghệ thuật về con người, cuộc sống và chủ tình thông qua bút pháp nghệ thuật. Qua đó có cái nhìn thấu đáo hơn về tác phẩm nói riêng, thể loại truyền kì nói chung, giúp ích cho công việc giảng dạy và nghiên cứu sau này. 7. Cấu trúc nội dung của khóa luận Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận bao gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát chung về tác giả Vũ Trinh và trào lưu chủ tình. Chương 2: Chủ tình trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục. 6
  13. NỘI DUNG Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VŨ TRINH VÀ TRÀO LƢU CHỦ TÌNH 1.1. Tác giả Vũ Trinh 1.1.1. Cuộc đời Khi nghiên cứu về các nhà văn Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX chúng ta không thể không nhắc đến Vũ Trinh. Vũ Trinh (1759 - 1828) tự là Duy Chu, hiệu là Nguyễn Hanh, Lan Sơn, Lan Trì ngư giả. Ông là người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc, ngày nay là thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ông là người con vùng đất Kinh Bắc, sinh ra trong một gia đình Nho học và quan lại. Sau khi thi đỗ Hương tiến làm tri Phủ Quốc Oai, đến năm 1787 ông được Lê Chiêu Thống mời vào triều. Những biến cố sau đó cứ dồn dập ập đến: Nguyễn Huệ từ Nam ra Bắc dẹp Trịnh. Chính sự Bắc Hà không yên, cả kinh thành náo loạn, Lê Chiêu Thống phải cầu cứu nhà Thanh. Cha con Vũ Trinh quyết dốc hết sản nghiệp phò Lê nhưng bất thành. Triều đình Tây Sơn sụp đổ. Vũ Trinh làm quan cho Gia Long và được cử đi sứ Trung Quốc. Vì bênh con trai của Nguyễn Văn Thành - tổng trấn Bắc Hà có thơ phản nghịch, ông bị bắt đi đày ở Quảng Nam 12 năm, sau khi được tha, trở về quê nhà được vài ngày thì mất, thụy là Mẫn Trực. Khi ấy ông 70 tuổi. Xét về chính trị, Vũ Trinh là người trung quân, vẫn phò Lê dẫu tập đoàn Lê - Trịnh đã vào thời mạt. Cũng như bao nho sĩ trẻ tuổi cùng thời như Nguyễn Du (1765-1820), Nguyễn Án (1770-1815), Phạm Đình Hổ (1768- 1839)... Vũ Trinh bị cuốn vào dòng thời cuộc với tâm trạng: "Một phen thay đổi sơn hà. Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu". “Nhưng trong cái rủi lại có cái may. Số phận long đong của họ, từ dòng dõi thế gia vọng tộc (Nguyễn Du), hoặc gia đình phong kiến, khoa bảng (Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ) họ rời 7
  14. chốn kinh thành, bị đẩy vào cuộc sống của thứ dân, để ngày nay chúng ta có Truyện Kiều, Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục... với những câu chuyện thật, hoặc hư cấu, phản ánh một cách sinh động thời cuộc bể dâu và nỗi đau đớn của con người trước hưng vong của lịch sử.” Vợ Vũ Trinh là con gái Đại tư đồ, Tham tụng Nguyễn Nghiễm; là chị cùng mẹ của đại thi hào Nguyễn Du “giống như dòng họ Vũ của Vũ Trinh, dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cũng là một vọng tộc khoa bảng có nhiều người làm quan chức, hai gia đình là môn đăng hộ đối”. Vũ Trinh chính là người đầu tiên được Nguyễn Du tin tưởng nhờ đọc và bình Truyện Kiều khi vẫn còn ở dạng bản thảo, những lời bình của Vũ Trinh được viết mực đen bằng chữ Hán. Câu "Nợ tình chưa trả cho ai/ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du lấy điển tích ở truyện Thanh Trì tình trái trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh. Đại Nam liệt truyện nhận xét: “Vũ Trinh học vấn sâu rộng, văn chương điển lệ. Thời Gia Long mới lập, các chiếu sách văn từ hầu hết do một mình Vũ Trinh làm. Tác phẩm của Vũ Trinh có tập thơ Sứ Yên, tập thơ Cung oán và tập Kiến văn lục lưu hành ở đời.” Ngô Thì Hoàng của Ngô gia văn phái viết: “Vũ Trinh sẵn ôm tài chí kinh bang tế thế, song gặp thời ngang trái, mới lẫn tăm hơi chốn lều tranh...Vũ Trinh là người có học vấn uẩn súc...” (Kiến văn lục – Tựa 1). Tín Như Thị nhận xét: “Lan Trì ngư giả thuở nhỏ đĩnh độ hơn người hạ bút là thành văn ngàn lối trau chuốt” (Kiến văn lục – Tựa 2). Trần Danh Lưu cũng cầm bút mà ghi rằng: “Thầy học vấn uyên bác, tầm nhìn bao la. Tử, Sử, Bách gia không loại sách nào không đọc. Từ sau khi đổi đời, thầy náu mình chốn điền viên, thỉnh thoảng cũng đùa chơi với ngọn bút, nghiên mực, ghi những điều nghe được, thấy được thành sách. Những ghi chép bình luận của sách cùng ruổi rong với ông Hàn, ông Tăng cùng sánh bước với ông Ban, ông Mã, 8
  15. quét sạch những dơ dáy trên đàn văn cận đại. Bởi văn chương của thầy, xuất thì thành long phượng trên hồ, xử thì thành dáng núi trời thu, lưu hành khắp nơi khắp chốn.” (Kiến văn lục – Tựa 3) 1.1.2. Sự nghiệp Vũ Trinh là người học vấn uyên bác, văn chương hàm súc, trau chuốt. Những chiếu văn, sách văn hồi đầu thời Gia Long đa số đều do ông soạn thảo, trong đó Bộ hình luật do ông cùng với Trần Hựu, Nguyễn Văn Thành soạn thảo đã được khắc in. Là một đại quan, mặc dù không có chủ ý viết văn nhưng ông vẫn có nhiều trước tác. Tác phẩm riêng, hiện được biết có: Sứ Yên thi tập, Cung oán thi, Ngô tộc truy viễn đàn ký và Lan Trì kiến văn lục. Ngoài ra còn có Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh - Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Sở, Vũ Trinh hợp soạn; Ngô tộc truy viễn đàn phả - Trần Danh Án, Phạm Giáp Thiên, Vũ Huy Tấn, Vũ Trinh hợp soạn. Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trinh, tác phẩm chiếm vị trí quan trọng nhất là Lan Trì kiến văn lục hay còn gọi tắt là Kiến văn lục. 1.2. Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục Nói đến thành tựu của văn học trung đại Việt Nam với dòng truyện truyền kì thì không thể bỏ qua Lan Trì kiến văn lục với 3 quyển 45 truyện và 4 bài tựa. Truyện tập hợp các câu chuyện dân gian, phảng phất giống các câu chuyện cổ tích thần kì song vẫn mang những nét riêng độc đáo. Ngay từ “Lời giới thiệu” mở đầu tác phẩm đã nhận định: “Vũ Trinh viết Lan Trì kiến văn lục (chép những chuyện nghe và thấy của Lan Trì) vào thời gian ông ẩn nhẫn ở Hồ Sơn (Nam Định). Khoảng những năm 1793-1794 cuối đời Tây Sơn, đầu đời Gia Long. Những điều thấy và nghe (kiến văn) khi làm quan ở triều, khi lánh nạn, tiếp xúc với bao người, những chuyện nơi đồng quê, ngõ chợ, kết hợp với những điều trong sách vở thánh hiền đã được Vũ Trinh ghi lại một cách chân thực và mang cảm hứng nghệ thuật. Sáng tác của ông nói đến nhiều 9
  16. việc, nhiều truyện, lúc thật lúc ảo, nhưng hầu hết đều ngụ ý sâu xa như một nỗi niềm tâm sự, khao khát cuộc sống yên bình. Nó là tấm gương phản chiếu không tô vẽ. Ông đã làm cái việc thực thi sứ mạng mà nếu không có sách ghi của một thời thì trăm ngàn năm sau còn ai biết đuổi theo mây gió, đi tìm hỏi người xưa ở trăm ngàn năm về trước.” Ngô Thì Hoàng trong “Kiến văn lục – Tựa 1” nhận xét: “Ông (Vũ Trinh) ôm ấp hoài bão kinh bang tế thế, gặp buổi thời thế trái với đạo mình, liền ở náu dấu nơi nhà tranh, ngậm miệng không bàn gì đến thế sự, có tiết tháo của ông Đào, ông Nguyễn. Trong tác phẩm này, cố nhiên là ông gửi gắm tâm sự mình, nhưng cũng chưa thể hiện được hết tài văn chương của ông… Nếu gặp được thời cơ, thi thố tài năng thì văn chương sự nghiệp được thể hiện lý tưởng tu tề trị bình của ông sẽ được lưu truyền mãi mãi cùng với điển mô, huấn cáo của cổ nhân và những điều người đời được nghe được biết về ông, đâu chỉ có một tập Kiến văn lục này!”. Trong Lan Trì kiến văn lục, nhà văn hầu như đã tránh được cái hạn chế cố hữu của các cây bút nho gia là thường cứ thấy gì ghi nấy. Có thể nói, Vũ Trinh đã có sự nhất quán về tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật. “Ông rất nhạy cảm trước những vận động mới mẻ" của con người và đời sống xã hội đương thời, bằng văn chương, ông trình bày cái xã hội đang xuống cấp về đạo đức. Trong xã hội đó, có những kẻ lạm dụng uy quyền, sống hoang dâm (truyện Hầu); có kẻ tàn ác, mất hết nhân tính đến mức giết cả con (truyện Hiệp hổ)... Viết về những nhân vật đó, ngòi bút Vũ Trinh phê phán nghiêm cẩn. Trong cái xã hội đầy bi kịch, nhà văn đã nhìn thấy vẫn còn những con người giữ được phẩm giá cao quý. Ở đó, con người thường bị đặt vào những tình huống căng thẳng, thậm chí đầy bi kịch để từ chính từ trong cuộc vật lộn cay đắng ấy, họ đã bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, những tình cảm rất “người”. Đặc biệt, trong số những con người mà tác giả dành trọn niềm yêu 10
  17. mến thì người phụ nữ chiếm phần lớn. Nếu như Truyền kì mạn lục thường viết về những người phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu, hồn ma hay cây cỏ, thì ở Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, họ là những con người bình dị, đời thường. Họ có thể xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau như: con gái quan Quận ở Liên Hồ, cô gái hủi con nhà giàu ở Cẩm Giàng, cô gái dệt vải (Sống lại), người kĩ nữ (Cô đào họ Nguyễn)... nhưng họ gặp nhau ở một điểm: đẹp, tài hoa, nết na... Thế nhưng, gần như không có người phụ nữ nào trong Lan Trì kiến văn lục có được cuộc sống hạnh phúc. Số phận của họ không may mắn, lắm vất vả, nhiều bất hạnh, đặc biệt trong tình yêu, họ đều gặp éo le hoặc bị rào cản của phong kiến ngăn chặn hoặc gặp phải người phụ bạc. Không ít người trong số họ đã tìm đến cái chết. “Người đàn bà dệt vải khao khát yêu đương, dù bị chồng ghen đánh chết vẫn giữ trọn tình với người cũ (truyện Tái sinh). Một số kiếp khổ đau ghê gớm đến mức chết đi mà vẫn không thể nhắm mắt được vì còn mang thai trong bụng, phải sinh tử dưới mồ và ngày ngày lên dương thế mua đường nuôi con (truyện Sản dị)...”. Tình yêu của các nhân vật do Vũ Trinh tạo nên thật say đắm, đến mức nhục cảm, và ông trình bày nó như là hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ. Chuyện tình ở Thanh Trì có cốt truyện gần như “chuyện Trương Chi” – “kể về cô con gái của một phú ông. Cô đẹp người đẹp nết mà bạc mệnh, ôm một mối tình đau đớn, oan trái. Cô chết, được hỏa táng, thi thể thành tro, nhưng còn lại một khối nhỏ”: “to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc, cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ”... Người cô đem lòng yêu là một anh lái đò nghèo nhưng đẹp trai, hát hay, sau này khi cuộc sống trở nên khá giả, quay trở lại tìm cô gái thì đã muộn. Và, khi dòng nước mắt của anh trào ra, nhỏ xuống khối đỏ đó thì nó “tan thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi”... Hình tượng nghệ thuật đó là một sự sáng tạo đặc sắc của Vũ Trinh. Ở truyện Ca nữ họ Nguyễn, nhà văn kể về một kỹ nữ phong đoan 11
  18. chính, có tình yêu thật chủ động và tấm lòng vị tha lạ thường. Tình yêu của nàng kỹ nữ họ Nguyễn dành cho một người đàn ông, đó là một nhân vật thật trong lịch sử văn hóa nước ta: Vũ Khâm Lân – người đã đánh giá Truyền kỳ mạn lục là “thiên cổ kỳ bút”. Một truyện khác, Lan quận công phu nhân, Vũ Trinh kể “câu chuyện tình yêu của cô cháu gái quan thượng thư họ Đàm với Nguyễn Thực, một mối tình khác thường và cao đẹp. Nguyễn Thực cũng là một nhân vật thật trong lịch sử văn hóa cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.” Còn trong truyện Trạng nguyên họ Nguyễn, là câu chuyện tình duyên đặc biệt của một tiểu thư khuê các và Nguyễn Đăng Đạo, người sau đó đã đỗ Trạng nguyên và là một nhà thơ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII... Có thể nhận thấy, Vũ Trinh rất coi trọng hiện thực đời sống khi cầm bút viết văn. Bút pháp rất mực tinh giản, đến mức các truyện ông viết hầu như không có dấu vết của sự bay bướm, rườm rà. Quan trọng, văn chương của ông chứa đựng một lý tưởng thẩm mỹ thật cao. Đặc biệt, qua Lan Trì kiến văn lục, chúng ta có thể hình dung được xã hội đương thời, trong đó, số phận và hạnh phúc của con người được đặt ra như một vấn đề cấp thiết cho đạo lý cuộc sống. Nối tiếp dòng chảy văn chương truyền kỳ, Lan Trì kiến văn lục đã trở thành một cống hiến đặc sắc của Vũ Trinh cho nền văn học nước nhà. Đúng như GS Nguyễn Huệ Chi trong Từ điển văn học đã đánh giá: “Truyện của Vũ Trinh thường vắn tắt, mỗi chi tiết được kể đều đóng một vị trí không thay thế được trong kết cấu nghệ thuật của cả câu chuyện. Đó là bí quyết của một cây bút truyện ngắn có tài.” 1.3. Trào lƣu chủ tình của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX 1.3.1. Khái niệm Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Trào lưu chủ tình gợi ra một hướng nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trào 12
  19. lưu chủ tình là cách gọi mang hàm nghĩa đề cao cảm xúc, tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết học. GS.TS Trần Nho Thìn trong đề tài “Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế thuyết tân ngữ” đã đưa ra khái niệm: “Trào lưu chủ tình trong văn học thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là khái niệm chúng tôi sử dụng theo một nghĩa ước lệ, nhằm định danh một xu hướng văn học chiếm vị trí nổi bật, làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn học giai đoạn này: trào lưu văn học đề cao Tình (emotions), tức thiên về xúc cảm thay vì lý trí tỉnh táo của nhà nho truyền thống.” (Khái niệm “chủ tình” ở đây nhấn mạnh cảm xúc hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục với tính cách là những phản ứng trực tiếp và không bị kiểm soát, trói buộc, che dấu. Như ta thấy, bảy loại cảm xúc trên là đối tượng kiểm soát của thánh nhân, quân tử, Phật). Ông nhấn mạnh: “Người chủ trương sống có tình cảm cũng tức là chủ trương tôn trọng đời sống tình cảm của người khác, không cần biết đến những thành kiến của xã hội phong kiến.” Trong bài viết, ông cũng đưa ra một vấn đề: “Trong văn học Việt Nam, bắt đầu từ khi nào thì Tình được đề cao?” và lý giải: “Hiện vấn đề này chưa được các giới nghiên cứu Việt Nam chú ý tìm hiểu. Có thể phải nói đến giai đoạn chuẩn bị, quá độ trước đó, song chúng tôi cho rằng đến quãng giữa thế kỷ XVIII, trong đời sống văn học có thể quan sát thấy những dấu vết chắc chắn của việc đề cao Tình. Đánh giá Chinh phụ ngâm, Phan Huy Ích – một trong số 7 người có tham gia phong trào dịch khúc ngâm này sang quốc âm đã viết Nhân Mục tiên sinh Chinh phụ ngâm - Cao tình dật điệu bá từ lâm (Khúc ngâm Chinh phụ của tiên sinh người làng Nhân Mục - Tình cao điệu lạ đứng đầu rừng thơ văn). Cả khúc ngâm là những tiếng lòng, những tâm tình sâu kín của người phụ nữ xa chồng với buồn nhớ, hoài niệm, hồi tưởng, tóm lại là các trạng thái tâm lý, tình cảm phong phú, phức tạp. Phan Huy Ích đánh giá rất đúng cái mới của Chinh phụ ngâm, vì tình cao và điệu lạ nên được xếp đứng 13
  20. đầu rừng thơ. Tức là đã có sự thay bậc đổi ngôi trong việc xếp hạng. Những ngôn luận của thánh hiền tất nhiên vẫn là châu ngọc nhưng đã diễn ra một sự phân khai rõ rệt. Văn học giáo huấn có thể khô khan nhưng văn chương nghệ thuật phải có tình…”. Ông cho rằng: “Sự vận động của đời sống thực tiễn (các nhân tố nội sinh) đã tạo nền tảng cho bước chuyển biến từ quan niệm con người thánh nhân, quân tử, từ lý tưởng Phật trở lại với quan niệm về con người trần thế, tự nhiên”. Giới nghiên cứu đã viết về cái mới của văn học nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX thông qua các khái niệm “trào lưu nhân đạo chủ nghĩa” (chống phong kiến và khám phá, phát hiện con người), hoặc khái niệm “nhà nho tài tử” (loại hình nhà nho thị tài và đa tình). “Nhưng nếu nhìn từ góc độ quan niệm con người thì có thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con người tự nhiên, phàm trần làm đối tượng thể hiện. Mẫu hình nhân vật như vậy thiên về đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa dạng, phong phú, có màu sắc cá nhân, thầm kín, riêng tư thay vì các lý tưởng thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của con người xã hội, con người cộng đồng.” Dùng cách diễn đạt thời cổ, con người của thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX có nhiều dấu hiệu của mẫu người “trị nội”- con người sống cho mình, khác với con ng­ười của văn học bảy thế kỷ trước chủ yếu là con người “trị ngoại”, con người sống cho người khác, cho xã hội. Ông đánh giá” “Trào lưu chủ tình tạo nên bước ngoặt lớn trong tiến trình văn học trung đại, làm nên những giá trị chủ yếu của văn học giai đoạn thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.” Lan Trì kiến văn lục đã góp phần chứng minh rõ hơn cho đặc điểm của trào lưu chủ tình này. 1.3.2. Biểu hiện Theo GS.TS Trần Nho Thìn trong “Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2