intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 Trung học phổ thông

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

173
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 Trung học phổ thông gồm có 3 chương. Chương 1 - Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; chương 2 - Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông; chương 3 - Thực nghiệm sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 Trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ………………………… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ TỰ HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Tô Thanh Hương TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013
  2. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Văn Biều, người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Hóa học cùng các thầy cô của trường Đại học Sư phạm thành phố HCM đã tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh trường THPT Tân Hiệp và các bạn sinh viên cùng lớp Hóa Kiên Giang đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực nghiệm sư phạm. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè trong tập thể lớp Hóa Kiên Giang đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Vì thời gian và năng lực có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn. Trân trọng cảm ơn!
  3. MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 4 1.1.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................4 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học ........................4 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về thiết kế website, e-book tự học hóa học .....................................................................................................................5 1.1.3. Tổng kết ..................................................................................................7 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỰ HỌC ....................................................................7 1.2.1. Khái niệm tự học .....................................................................................7 1.2.2. Các hình thức tự học .............................................................................8 1.2.2.1. Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên ...................8 1.2.2.2.Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp của GV ..9 1.2.3. Vai trò của tự học ....................................................................................9 1.2.4. Hệ thống kĩ năng tự học ........................................................................10 1.2.5. Động cơ của hoạt động tự học ..............................................................10 1.2.6. Chu trình tự học ....................................................................................11 1.2.7. Tác dụng của việc tự học ......................................................................12 1.2.8. Các loại tài liệu tự học ..........................................................................13 1.2.9. Tác dụng của tài liệu hướng dẫn tự học ................................................13 1.3. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA HS THPT .............................13 1.3.1. Mục đích điều tra ..................................................................................13 1.3.2. Đối tượng điều tra .................................................................................14
  4. 1.3.3. Nội dung điều tra ..................................................................................14 1.3.4. Kết quả điều tra .....................................................................................15 1.3.4.1. Kết quả điều tra từ giáo viên .........................................................15 1.3.4.2. Kết quả điều tra từ học sinh ............................................................17 1.3.4.3. Tổng kết ..........................................................................................19 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................20 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ TỰ HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................. 21 2.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN ................................................................................................21 2.1.1. Nội dung của toàn chương trình ...........................................................21 2.1.2. Mục tiêu của từng chương ....................................................................23 2.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG KHI THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ TỰ HỌC .............................................................................................................27 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế tài liệu tự học ........................................................27 2.2.2. Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học .........................................28 2.3. NỘI DUNG TÀI LIỆU HỖ TRỢ TỰ HỌC ................................................28 2.3.1. Giới thiệu tổng quát về tài liệu hỗ trợ tự học ........................................28 2.3.2. Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học theo chương .............................30 2.3.2.1. Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học Chương 1: Sự diện li .........30 2.3.2.2. Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học Chương 2: Nitơ–Photpho ..41 2.3.2.3. Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học Chương 6: Hiđrocacbon không no ......................................................................................................70 2.3.2.4. Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học Chương 7: Benzen và Ankylbenzen ................................................................................................90 2.3.2.5. Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học Chương 8: Ancol - Phenol ........................................................................................................102 2.3.3. Một số dạng bài tập hỗ trợ tự học theo chủ đề....................................113 2.3.3.1. Chủ đề 1: Viết CTCT hợp chất hữu cơ – Gọi tên .........................113 2.3.3.2. Chủ đề 2: Xác định CTPT hợp chất hữu cơ .................................122
  5. 2.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỖ TRỢ TỰ HỌC ................................................................................130 2.4.1. Đối với giáo viên.................................................................................130 2.4.2. Đối với học sinh ..................................................................................131 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................132 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................... 133 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ..................................................................133 3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM ..................................................................133 3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM ...............................................................133 3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ................................................................133 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...........................134 3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....................................................................135 3.6.1. Kết quả về mặt định lượng ..................................................................135 3.6.2. Đánh giá về mặt định tính ...................................................................142 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................145 KẾT LUẬN .......................................................................................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 151 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CTCT : công thức cấu tạo CTPT : công thức phân tử CTTQ : công thức tổng quát dd : dung dịch ĐC : đối chứng ĐHSP : Đại học Sư phạm đktc : điều kiện tiêu chuẩn GV : giáo viên HS : học sinh TP. HCM : Hồ Chí Minh NXB : nhà xuất bản PTHH (pthh) : phương trình hóa học SGK : sách giáo khoa SOH : số oxi hóa TB : Trung bình THPT : trung học phổ thông TLHDTH : tài liệu hướng dẫn tự học TN : thực nghiệm
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số HS tham gia thực hiện phiếu điều tra tự học .......................................14 Bảng 1.2. Số GV các trường THPT được tham khảo ý kiến ....................................14 Bảng 1.3. Số lượng kiến thức mà HS tiếp thu...........................................................15 Bảng 1.4. Nguyên nhân HS chưa tiếp thu hết lượng kiến thức cần thiết ..................15 Bảng 1.5. Sự cần thiết của tài liệu hỗ trợ tự học .......................................................16 Bảng 1.6. Lí do HS phải tự học Hóa học thông qua tài liệu tự học ..........................16 Bảng 1.7. Sự cần thiết của nội dung trong tài liệu tự học .........................................16 Bảng 1.8. Số liệu thống kê phiếu điều tra tự học ......................................................17 Bảng 2.1. Nội dung chương trình hóa học lớp 11 ban cơ bản ..................................21 Bảng 3.1. Các lớp TN và ĐC ..................................................................................133 Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra 1 ........................................................................136 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 .................136 Bảng 3.4. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 .................................................137 Bảng 3.5. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 .....................................................138 Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra 2 ........................................................................138 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 2 .................139 Bảng 3.8. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 2 .................................................140 Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2 .....................................................140 Bảng 3.10. Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra .........................................141 Bảng 3.11. Phân loại kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra ........................141 Bảng 3.12. Số GV tham gia ý kiến về tài liệu hỗ trợ tự học ..................................142 Bảng 3.13. Số HS tham gia ý kiến về tài liệu tự học ..............................................142 Bảng 3.14. Đánh giá của GV về nội dung của tài liệu hỗ trợ tự học ......................142 Bảng 3.15. Đánh giá của GV về hình thức trình bày của tài liệu ...........................143 Bảng 3.16. Đánh giá của GV về kĩ năng tự học đạt được .......................................143 Bảng 3.17. Đánh giá của HS về tài liệu hỗ trợ tự học.............................................143
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Chu trình tự học ........................................................................................12 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 .......................................................137 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 ....................................137 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 2 .......................................................139 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 2 ....................................140
  9. 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại nơi mà tri thức trở thành một yếu tố then chốt của lực lượng xã hội, của lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó đất nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên học tập không chỉ là nhu cầu mà còn là điều kiện để con người tồn tại và phát triển. Đứng trước sự bùng nổ thông tin, sự toàn cầu hóa tri thức, cũng như những yêu cầu cấp bách và đa dạng của xã hội đối với nguồn nhân lực hiện nay, đòi hỏi Giáo dục phải có những thay đổi mạnh mẽ để phát triển cả về chất và lượng. Giáo dục cần phải đào tạo ra nguồn nhân lực mới, có những phẩm chất và năng lực nhất định, đặc biệt là: năng lực hành động, tính sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, khả năng tự học và học tập suốt đời. Ngày nay, mỗi con người phải tự trang bị cho bản thân nhiều kiến thức, kĩ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội… nhưng kiến thức thì rất nhiều mà trình độ tiếp thu của con người là có hạn, do đó chúng ta cần phải chọn học cái hữu hạn là phương pháp học, có phương pháp học ta sẽ dễ dàng tiếp cận và nắm bắt cả kho tàng tri thức. Trong các phương pháp học cần thiết của mỗi con người thì tự học giữ vị trí vô cùng quan trọng. Chương trình hóa học lớp 11 THPT chứa lượng thông tin kiến thức khá lớn. Trước nguồn tài liệu tham khảo phong phú như hiện nay, việc tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm sao vừa phải đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục hiện đại vừa phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, nhất là học sinh trung học phổ thông. Bên cạnh đó, tài liệu hướng dẫn HS tự học vẫn còn chưa rõ, chưa thật sự giúp ích cho việc tự học, các tài liệu vẫn chỉ tập trung vào đối tượng HS khá, giỏi chưa thật sự quan tâm vào các em HS có học lực trung bình.
  10. 2 Do đó việc nghiên cứu đề tài: “Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 Trung học phổ thông ” là cần thiết để góp phần hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS. 2.Mục đích nghiên cứu Thiết kế tài liệu hướng dẫn HS tự học môn hóa học lớp 11 – Chương trình cơ bản, giúp HS nắm vững kiến thức khoa học, tiến đến phát huy năng lực vận dụng kiến thức, khả năng nhận thức, tư duy hóa học… để HS làm tốt bài tập dạng tự luận khách quan và trắc nghiệm khách quan. 3.Nhiệm vụ của đề tài − Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận cho đề tài + Cơ sở lí luận và thực tiễn về tự học. + Cơ sở lí thuyết các chương trong chương trình Hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản. − Tìm hiểu thực trạng của việc HS tự học hiện nay. − Biên soạn tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản. − Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài liệu. − Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm. 4.Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT. 5.Đối tượng nghiên cứu Việc biên soạn tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 trung học phổ thông ( chương trình cơ bản). 6.Phạm vi nghiên cứu Về nội dung : Chương trình hóa học lớp 11 THPT – chương trình cơ bản. Về địa bàn nghiên cứu: tỉnh Kiên Giang Về thời gian nghiên cứu: năm học 2012 – 2013. 7.Giả thuyết khoa học Nếu tài liệu được biên soạn và áp dụng tốt cho việc tự học, thì sẽ phát huy tính tích cực chủ động của HS, gây hứng thú học tập cho HS, từ đó sẽ phát huy tính tích
  11. 3 cực, chủ động của HS, gây hứng thú học tập cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn hóa học phù hợp với chủ trương “Xây dựng nhà trường thân thiện, HS tích cực” trong trường phổ thông. 8.Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: − Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu lí luận, phương pháp phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu thu thập được, phương pháp phân loại, hệ thống hóa. − Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Tìm hiểu trình độ HS, mức độ nắm bắt kiến thức của đối tượng HS để thiết kế tài liệu tự học. + Quan sát, trò chuyện, điều tra HS nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tự học của HS hiện nay. + Trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên. + Nghiên cứu kế hoạch học tập của HS trường THPT. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. − Nhóm các phương pháp thống kê toán học + Tính các tham số thống kê, vẽ đồ thị... + Xử lí kết quả thực nghiệm bằng thống kê bằng phép thử student. 9.Đóng góp mới của đề tài Hệ thống kiến thức cho HS, là tài liệu ôn luyện cho HS trong các kì thi (nội dung tài liệu tự học cho HS có cả nội dung vô cơ và hữu cơ). Trong đó còn có một số phương pháp và cách giải bài tập một số dạng bài tập cho HS, tạo cho HS điều kiện học tập tốt nhất. Soạn thảo tài liệu tự học có hướng dẫn cho HS lớp 11 THPT nhằm hỗ trợ năng lực tự học HS..
  12. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học 1. “Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học ở Trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun”, luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bắc , trường ĐHSP Hà Nội, 2002. 2. Tăng cường năng lực tự học phần hoá vô cơ (chuyên môn I) cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Kiều Trang, trường ĐHSP Hà Nội, 2004. 3. “Nâng cao năng lực tự học cho HS giỏi hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun( Chương Ancol–Phenol và chương Anđehit–Xeton)”, luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai , trường ĐHSP Hà Nội, 2008. 4. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học đại cương THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh giỏi hóa học, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngà, trường ĐHSP Hà Nội, 2009. 5. Nâng cao năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun (hóa vô cơ 12), Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Toàn, trường ĐHSP Hà Nội, 2009. 6. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Hà, trường ĐHSP TP.HCM, 2010. 7. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên , trường ĐHSP TP.HCM, 2010. 8. “Biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh tự học môn hóa học lớp 11 Trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hiền, trường ĐHSP TP.HCM, 2011.
  13. 5 9. “Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Mai Chi , trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 10. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ việc tự học cho học sinh phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thiện Mỹ, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 11. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá giỏi hóa học lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Huỳnh Phước Hiệp, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 12. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sỉ của tác giả Phan Kim Oanh, trường ĐHSP TP.HCM , 2011. 13. Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Phụng Hiếu, trường ĐHSP TP.HCM , 2012. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về thiết kế website, e-book tự học hóa học 1. “Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm”, Khóa luận tốt nghiệp của Hỉ A Mổi, trường ĐHSP TP.HCM, 2005. 2. Thiết kế giáo án điện tử chương trình hóa hữu cơ lớp 11 THPT bằng phần mềm powerpoint, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Vũ Thị Phương Linh, trường ĐHSP TP.HCM, 2005. 3. Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hóa học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Phạm Thị Phương Uyên, trường ĐHSP TP.HCM, 2006. 4. “Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế websites hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho HS THPT”,
  14. 6 Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Dương Hoàng Anh , trường ĐHSP TP.HCM, 2006. 5. Phối hợp phần mềm MDMX và MFMX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Thư, trường ĐHSP TP.HCM, 2006. 6. “Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT”, Khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Xuân Hương, trường ĐHSP TP.HCM, 2007. 7. “Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho HS THPT”, Khóa luận tốt nghiệp của Trịnh Lê Hồng Phương, trường ĐHSP TP.HCM, 2008. 8. Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương nhóm oxi lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Ngô Thị Phương Bích, trường ĐHSP TP.HCM, 2008. 9. Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Liễu, trường ĐHSP TP.HCM, 2008. 10. “Thiết kế Sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch – Sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học”, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Trần Tuyết Nhung, trường ĐHSP TP.HCM, 2009. 11. Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hoa, trường ĐHSP TP.HCM, 2010. 12. Thiết kế ebook hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Việt Phương, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 13. Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (ban nâng cao), Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp, trường ĐHSP TP.HCM, 2011.
  15. 7 1.1.3. Tổng kết Các nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung theo hướng: − Tài liệu hướng dẫn tự học dưới hình thức là: + Website. + E – book . + Tài liệu in thiết kế theo mođun. − Phạm vi nội dung chương trình hóa học được nghiên cứu theo hướng tự học là: + Phần hóa vô cơ đại cương. + Phần hóa vô cơ lớp 10,11,12. + Phần hóa hữu cơ lớp 11 (hiđrocacbon, các hợp chất có nhóm chức). Đến nay, website, E – book và tài liệu in hướng dẫn tự học chủ yếu nghiên cứu nội dung hóa học hữu cơ THPT theo chương trình phân ban, nâng cao hoặc dành cho lớp chuyên. Do đó, đề tài theo hướng nghiên cứu hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học dành cho đối tượng học sinh thuộc chương trình cơ bản là điều cần thiết. Các công trình nghiên cứu trên đều có điểm chung là giúp HS có một công cụ học tập hiệu quả. Tuy nhiên đa số nghiên cứu chú trọng đến đối tượng là HS giỏi THPT, sinh viên Đại học, Cao đẳng chứ chưa thật sự chú ý đến đa số HS THPT. Một số tài liệu cũng đã xây dựng nội dung tự học cho HS ban cơ bản nhưng nội dung tự học chỉ gói gọn trong một số chương, khó cho HS muốn ôn tập nội dung trong toàn bộ chương trình hóa học lớp 11 – Chương trình cơ bản. Thiết kế website hóa học là một biện pháp hay, cung cấp cho HS một cách học tập mới. Tuy nhiên, với nhiều HS không có điều kiện về cơ sở vật chất thì khó có thể tiếp cận phương pháp học tập này. 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỰ HỌC 1.2.1. Khái niệm tự học Theo GS. Nguyễn Cảnh Toàn [29, tr.59-60] : Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có
  16. 8 khi cả cơ bắp( khi phải sử dụng cả công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan ( như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Tự học không có sự hướng dẫn của giáo viên thì HS phải tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua tài liệu, hoạt động thực tế, thí nghiệm… Tự học có hướng dẫn là hoạt động tự lực của HS để chiếm lĩnh kiến thức với sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên thông qua các phương tiện học tập (tài liệu học tập, tài liệu tra cứu, đĩa VCD, phần mềm dạy học…). Tự học là một phương thức đào tạo cho mọi đối tượng và là hình thức dạy học có thể phối hợp với các hình thức dạy học khác, phát huy được tính tích cực chủ động của người học. Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân người học để hoàn thành nhiêm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học – đào tạo trong nhà trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của người học. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên. 1.2.2. Các hình thức tự học [18, tr.13 – 14 ] 1.2.2.1. Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Tự học hoàn toàn( không có GV): thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học từ kinh nghiệm của người khác. Hình thức này, HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả học tập của mình… Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ như học bài hay làm bài ở nhà ( khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổ thông. Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra – đánh giá kết quả học bài, làm bài của họ.
  17. 9 Tự học qua phương tiện truyền thông ( học từ xa): HS được nghe GV giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn. Với hình thức học này, HS cũng không được đánh giá kết quả học tập của mình. Tự học qua tài liệu hướng dẫn không có sự tiếp xúc giữa GV – HS : Trong tài liệu hướng dẫn có trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra đánh giá sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được ( thí dụ học theo các phần mềm trên máy vi tính). Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học mà không có sự tiếp xúc với GV thì HS vẫn có thể gặp khó khăn và không biết hỏi ai. Tự lực thực hiện một số hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV: với hình thức này cũng mang lại kết quả nhất định. Song nếu HS vẫn sử dụng SGK hóa học như hiện nay thì hiện nay thì HS cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hướng dẫn về phương pháp học. 1.2.2.2.Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp của GV HS tự học theo tài liệu hướng dẫn được biên soạn sẵn cho họ, đồng thời có sự trao đổi, tác động chỉ đạo của GV từ bên ngoài nên sẽ dễ dàng chiếm lĩnh tri thức và nâng cao hiệu quả học tập. 1.2.3. Vai trò của tự học [ 8 ] Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người, là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân. Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Học tập là một quá trình suốt đời do đó cần phải biết cách tự học, chỉ có như vậy mới có thể tạo cho HS thích ứng với việc học tập đòi hỏi phải tự học, tự nghiên cứu như ở Đại học, Cao đẳng.
  18. 10 Có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Chính bởi vì vậy GV cần phải dạy cho HS biết cách tự học .Đây chính là một trong những cách giúp HS học tập. 1.2.4. Hệ thống kĩ năng tự học [ 8 ] Tùy theo môn học mà HS sẽ rèn luyện những kĩ năng tự học phù hợp, tuy nhiên HS cũng cần có những kĩ năng sau: − Biết nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ bản, chủ yếu, sắp xếp hệ thống hóa theo một trình tự hợp lí, khoa học. − Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập để đạt hiệu quả học tập cao. − Xây dựng kế hoạch học tập hợp lí. − Biết sử dụng các phương tiện học tập đặc biệt là công nghệ thông tin. − Biết phân tích, đánh giá, lựa chọn thông tin sử dụng. − Biết kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học. − Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. 1.2.5. Động cơ của hoạt động tự học [ 11, tr.10 – 11 ] Động cơ của hoạt động nào thì quyết định kết quả của hoạt động đó. Giống như động cơ hoạt động nói chung, động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề nghiệp cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khao khát tri thức và được nảy sinh trong mối quan hệ với đối tượng tư học. Động cơ có thể có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành từ những tác động bên ngoài và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin của mình. Hình thành động cơ hoạt động cho cá nhân phài bắt đầu xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhận thức, tình cảm của cá nhân. Đó chính là quá trình “chuyển vào trong” của những điều kiện, những yêu cầu có nguồn gốc từ bên ngoài thành động cơ cá nhân, từ những động cơ có thứ bậc thấp tới động cơ có thứ bậc cao hơn
  19. 11 như : danh dự trong cộng đồng, tương lai cá nhân, lí tưởng xây dựng đất nước. Sự nảy sinh động cơ tự học lúc đầu xuất phát từ ý tưởng trách nhiệm buộc phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh. Động cơ có nguồn gốc bên trong : xuất phát từ logic chính nội dung tri thức khoa học làm nảy sinh trong học sinh lòng khao khát hiểu biết sâu sắc, thỏa mãn sự tò mò, hoàn chỉnh kiến thức, thử thách năng lực trí tuệ của chính mình. Động cơ tự học không có sẵn, không thể áp đặt từ bên ngoài mà phải được hình thành dần trong quá trình học sinh ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Khi bắt tay vào giải quyết các nhiệm vụ tự học, mục đích tự học xuất hiện dưới hình thức một biểu tượng chung về sự hoàn thành nhiệm vụ đó. Xét về nội dung, biểu tượng đó còn nghèo nàn, thô sơ và có nguồn gốc từ động cơ học tập. Quá trình giải quyết các nhiệm vụ tự học, biểu tượng ban đầu ngày càng được cụ thể hóa, những mục đích bộ phận tiếp theo được hình thành, dẫn học sinh tới mục đích cuối cùng là chiếm lĩnh được tri thức khoa học. Động cơ tự học của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : thảo mãn nhu cầu hiểu biết, yêu cầu của xã hội…chính những yếu tố này dẫn đến nhu cầu tự học để nâng cao học vấn. Khi động cơ học tập đủ mạnh, tùy vào điều kiện của bản thân để lựa chọn hình thức, nội dung và xây dựng kế hoạch tự học thích hợp cho mình. Trong quá trình tiến hành tự học, việc chiếm lĩnh được tri thức sẽ nâng tầm hiểu biết của người học, làm tăng khả năng thích ứng với công việc và cuộc sống, do đó làm nảy sinh tiếp ham muốn nâng cao hiểu biết, động cơ học tập được củng cố và nâng lên mức cao hơn. Như vậy, động cơ tự học hoàn toàn không xuất hiện một cách ngẫu nhiên do người khác mang đến mà chỉ có thể nảy sinh một cách có ý thức trong từng cá nhân nhờ các tác động phù hợp từ bên ngoài chỉ có thể được nâng cao khi quá trình tự học có hiệu quả. 1.2.6. Chu trình tự học [ 30 ] − Chu trình tự học của học sinh là một chu trình 3 thời:
  20. 12 + Tự nghiên cứu + Tự thể hiện + Tự điều tra, tự điều chỉnh • Thời (1) : Tự nghiên cứu Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. • Thời (2): Tự thể hiện Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. • Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh gia sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). (1)Tự nghiên cứu (3) Tự kiểm tra, (2) Tự thể hiện tự điều chỉnh Chu trình tự học Hình 1.1. Chu trình tự học 1.2.7. Tác dụng của việc tự học [ 29 ] − Giảm nhịp độ và sức ép của giảng dạy. − Tăng cường động cơ học tập cho HS. − Giúp HS nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. − Rèn luyện ở HS khả năng lập luận, giải quyết vấn đề và có độ bền tri thức. − Phát huy khả năng sáng tạo của HS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0