Khoá luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý danh mục thông báo hoạt động tôn giáo
lượt xem 5
download
Đề tài "Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý danh mục thông báo hoạt động tôn giáo" nghiên cứu làm rõ những khái niệm lý luận cơ bản, thực trạng thực hiện pháp luật và các quy định pháp luật hiện hành về quản lý danh mục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. Thông qua đó nhằm tìm ra những hạn chế, những điểm chưa phù hợp với thực tế để đưa ra biện pháp khắc phục nhằm sửa đổi quy định theo hướng hoàn thiện hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý danh mục thông báo hoạt động tôn giáo
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ DANH MỤC THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Họ và tên tác giả: Trần Gia Bảo Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: 2020-2024 Lớp: 2005TTRB Mã sinh viên: 2005TTRB008 HÀ NỘI - 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ DANH MỤC THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Họ và tên tác giả: Trần Gia Bảo Ngƣời hƣớng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thu Huyền Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: 2020-2024 Lớp: 2005TTRB Mã sinh viên 2005TTRB008 HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Đề tài “HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ DANH MỤC THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thu Huyền. Đề tài này được tôi thực hiện một cách trung thực, khách quan, độc lập, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn. Các số liệu, kết quả trong đề tài đều do tác giả thu thập và hoàn toàn không có sự gian lận, sao chép từ các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Trần Gia Bảo
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia đã quan tâm tạo điều kiện, cùng các thầy cô giáo trong Khoa Nhà nước và Pháp luật đã truyền đạt những kiến thức pháp luật và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn là Tiến sĩ Nguyễn Thu Huyền - giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật, đã có những lời động viên, góp ý và hướng dẫn tận tình đối với khóa luận của em trong thời gian qua. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2024
- DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa UBND Ủy ban nhân dân TTHC Thủ tục hành chính
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên Bảng biểu Trang Bảng 1.1 So sánh “thông báo danh mục hoạt động tôn giáo” và 01 10 “thông báo hoạt động tôn giáo”. Bảng 2.1 Thống kê số lượng hồ sơ thủ tục thông báo danh mục 02 hoạt động tôn giáo 37 Bảng 2.2 Khảo sát một số tổ chức tôn giáo về việc gửi tài liệu 03 chi tiết khi thực hiện thông báo danh mục hoạt động tôn giáo 40 Bảng 2.3 So sánh các quy định pháp luật về thông báo danh 04 mục hoạt động tôn giáo 43
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5 6. Bố cục tổng quát của khóa luận ................................................................. 6 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1...................................................................................................... 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ..................................................... 7 1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm tôn giáo, hoạt động tôn giáo .......................................... 7 1.1.1.1 Tôn giáo......................................................................................... 7 1.1.1.2 Hoạt động tôn giáo. ....................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm thông báo hoạt động tôn giáo ........................................ 9 1.1.3. Khái niệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ...................... 9 1.1.4. Khái niệm quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo .......11 1.2. Chủ thể, đối tƣợng, nội dung và vai trò của quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ................................................................................. 12 1.2.1. Chủ thể của quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ... 12 1.2.2. Đối tƣợng của quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo 16 1.2.3. Nội dung của quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo . 18 1.2.3.1. Quản lý thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo .......... 18 1.2.3.2. Quản lý thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ........................................................................................... 21
- 1.2.3.3. Quản lý sử dụng mẫu thông báo danh mục hoạt động tôn giáo theo pháp luật hiện hành ......................................................................... 22 1.2.4 Vai trò của quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ...... 23 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ....................................................................... 29 1.3.1 Chính sách pháp luật ....................................................................... 29 1.3.2 Đội ngũ cán bộ, công chức ............................................................... 29 1.3.3 Ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể thực hiện ............... 30 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 30 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 32 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO .............................................................................................................. 32 2.1. Các quy định pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ........................................................................................................... 32 2.1.1 Quy định của Luật Tín ngƣỡng tôn giáo........................................ 32 2.1.2 Quy định của các văn bản hƣớng dẫn ............................................ 33 2.2 Thực hiện pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. ............................................................................................ 34 2.2.1 Thực hiện pháp luật về quản lý thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo .............................................................................................. 34 2.2.2. Thực hiện pháp luật về quản lý thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ................................................. 36 2.2.3 Thực hiện pháp luật về quản lý sử dụng mẫu thông báo danh mục hoạt động tôn giáo theo pháp luật hiện hành ......................................... 40 2.3 Đánh giá chung việc thực hiện pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. ........................................................... 42 2.3.1 Ƣu điểm ............................................................................................. 42
- 2.3.2 Hạn chế .............................................................................................. 44 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế.................................................... 50 2.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ......................................................................................... 52 2.5. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo .................................................................................................. 55 2.5.1 Bổ sung quy định về các hoạt động tôn giáo phải nêu trong văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. ........................................ 56 2.5.2 Ban hành quy định về xử xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. ............... 59 2.5.3 Sửa đổi, bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra nội dung thông báo danh mục hoạt động tôn giáo ............................................................ 60 2.5.4 Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo61 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 69
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo nghiên cứu từ các nhà sử học, người Việt Nam từ thời cổ xưa đã thực hiện các hình thức lễ nghi đối với các hiện tượng tự nhiên (gió, mưa, sấm, chớp) và đây được coi là những hình thức tôn giáo từ thuở sơ khai. Theo tiến trình lịch sử, các tôn giáo khác nhau lần lượt du nhập vào Việt Nam và phát triển dưới nhiều hình thức. Điển hình có một số tôn giáo lớn như: Phật giáo - du nhập vào Việt Nam từ các năm 168-189 Sau Công nguyên và phát triển mạnh mẽ vào thời Nhà Lý và Nhà Trần, Công giáo - được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI và phát triển mạnh vào thế kỷ XVII, Đạo Tin Lành - xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1911, được cấp phép và hoạt động từ năm 1920, Đạo Cao Đài - được thành lập năm 1926. Các tôn giáo đã xuất hiện ở nước ta cả hàng ngàn năm, vì vậy không thể phủ nhận rằng, tín ngưỡng và tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Hiểu được vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta luôn bày tỏ quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, cho phép nhân dân được quyền lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với nhu cầu của bản thân đồng thời tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ấy, điều này được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xu thế công nghệ và thời đại hiện nay, các vấn đề về tôn giáo đang trở nên khó kiểm soát hơn và có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia về văn hóa. Dễ thấy rằng, số lượng tín đồ, người theo đạo, người truyền giáo, các chức sắc, chức việc và người tu hành đang có xu hướng tăng lên và chiếm một tỷ lệ nhất định trong nhân dân, đồng thời có sự xuất hiện của một số tôn giáo mới. Sự phát triển của các tôn giáo mang đến những giá trị tích cực về mặt đạo đức xã hội nhưng cùng với đó là sự xuất hiện của một số vấn đề tiêu cực là một điều tất yếu. Các vấn đề tiêu cực ấy không chỉ đến từ các “tôn giáo mới” mà còn có thể đến từ các tôn giáo truyền thống đã có từ lâu. Điều này cho thấy rằng, Nhà nước phải có các biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm bình đẳng và tự do về tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân để tránh những ảnh 1
- hưởng tiêu cực có thể xảy ra. Trong đó, phương pháp quản lý hiệu quả nhất là thông qua pháp luật. Nói về pháp luật tôn giáo, lịch sử lập pháp về tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta bắt đầu từ năm 1955 với Sắc lệnh 234 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, quy định bảo đảm về quyền tự do tín ngưỡng và cho tới hiện nay có Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 là quy định hiện hành, kế thừa tinh hoa từ những văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trước đó đồng thời mở rộng và bổ sung thêm rất nhiều quy định mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên, nhằm phòng tránh các vụ việc kẻ xấu lợi dụng tôn giáo gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, pháp luật về tôn giáo cần có các quy định nhằm quản lý việc thành lập, tổ chức và hoạt động tôn giáo. Theo đó, hoạt động của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước quản lý bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, điển hình là thông qua việc quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, đây được coi là một biện pháp quản lý đóng vai trò quan trọng giúp cơ quan Nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Đối với thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, tuy pháp luật hiện hành đã có các quy định của pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo đã quy định rõ về chủ thể quản lý, chủ thể thực hiện, trình tự thủ tục, mẫu văn bản đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, song, pháp luật chưa có quy định cụ thể các hoạt động phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa có quy định nội dung thanh tra việc thực hiện thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, chưa có chế tài xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về thông báo danh mục danh mục hoạt động tôn giáo. Điều này dẫn đến việc rất nhiều cơ sở tôn giáo không tuân thủ đúng quy định pháp luật về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo không có chế tài xử lý. Những năm gần đây, đã xảy ra rất nhiều vụ việc, một số “tôn giáo lạ” tiến hành truyền đạo, sinh hoạt tôn giáo nhằm lôi kéo tín đồ với mục tiêu chống phá Đảng và Nhà nước, một số tổ chức lợi dụng hoạt động tôn giáo nhằm trục lợi cá nhân. Tất cả những hành vi sai trái đó, phải đến khi cơ quan điều tra vào cuộc xác minh thì sự việc mới được phanh phui, trong khi cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo không kịp thời nắm bắt được ngay 2
- do các tổ chức thường không thực hiện thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, và hiện cũng không có quy định xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm việc thông báo này. Không chỉ vậy, một số cơ sở tôn giáo thuộc các tổ chức tôn giáo đã được công nhận cũng vi phạm quy định về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, nhưng chính quyền địa phương không thể xử phạt do hiện không có quy định cho phép xử phạt hành chính đối với vi phạm này. Vì những lý do trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý danh mục thông báo hoạt động tôn giáo” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mục tiêu nghiên cứu kĩ hơn các quy định về quản lý danh mục thông báo hoạt động tôn giáo, thực trạng thực hiện các quy định đó và những vấn đề còn tồn tại trong quy định của pháp luật, từ đó đưa ra phương hướng, kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Theo khảo sát của tác giả, đã từng có rất nhiều tài liệu nghiên cứu chung về tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo cũng như một số đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật về quản lý hoạt động tôn giáo Dưới góc độ quản lý nhà nước và pháp luật về tôn giáo, chúng ta có một số đề tài khoa học, luận án, luận văn như sau: Đề tài luận văn “Đổi mới quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Trần Minh Thư [23].Tuy nhiên đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu về quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề tôn giáo, lý luận các phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, bày tỏ quan điểm về phương hướng đổi mới trong cách thức quản lý mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể các quy định của pháp luật. Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Cao Đại Đoàn [11]. Đề tài này tuy có nghiên cứu về lịch sử lập pháp và các văn bản pháp luật quy định về tín ngưỡng tôn giáo nhưng về phần hoạt động tôn giáo chỉ nghiên cứu ở cấp độ khái quát. 3
- Dưới góc độ nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở địa phương, chúng ta có một số công trình nghiên cứu sau: Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quản lý Hoạt động tôn giáo của UBND quận Kiến An, thành phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Phương Anh [18]. Đề tài này tuy có nghiên cứu các thủ tục đăng ký hoạt động tôn giáo, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử nhưng chỉ dừng lại nghiên cứu thực trạng ở phạm vi địa phương, không đi sâu vào nghiên cứu quy định áp dụng cho toàn lãnh thổ Việt Nam. Đề tài luận văn “Quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội” của tác giả Lưu Huy [15]. Trong đề tài này, tác giả có đề cập đến các khái niệm cơ bản về hoạt động tôn giáo, những nội dung cơ bản của hoạt động tôn giáo ở cấp độ lý luận. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra được các vấn đề phát sinh trong hoạt động tôn giáo và nêu quan điểm về giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Về tài liệu tham khảo, có một số tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học về chủ đề tôn giáo và hoạt động tôn giáo như sau: Cuốn tài liệu “Tìm hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tất Đạt [16]. Tài liệu này tập trung nghiên cứu một cách tổng quan các cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn tài liệu “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Xuân thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ [17]. Trong tài liệu này, tác giả có nêu lên một số lý luận khái quát về tín ngưỡng, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Le-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu một số nội dung về quản lý hoạt động tôn giáo, các chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đời sống tôn giáo thời kỳ đổi mới và những sự thành tựu trong hoạt động quản lý trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, ấn phẩm này cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu quy định pháp luật về thông báo hoạt động của các tổ chức tôn giáo. 4
- Như vậy, có thể nói rằng, hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào trực tiếp về “thông báo danh mục hoạt động tôn giáo” được công bố rộng rãi, các đề tài đã nghiên cứu phần lớn tập trung vào các chủ đề liên quan đến “quản lý hoạt động tôn giáo”. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu làm rõ những khái niệm lý luận cơ bản, thực trạng thực hiện pháp luật và các quy định pháp luật hiện hành về quản lý danh mục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. Thông qua đó nhằm tìm ra những hạn chế, những điểm chưa phù hợp với thực tế để đưa ra biện pháp khắc phục nhằm sửa đổi quy định theo hướng hoàn thiện hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo và thực trạng thực hiện các quy định này. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến quản lý danh mục thông báo hoạt động tôn giáo áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, tên đề tài được hiểu là quản lý về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. + Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định hiện hành đang áp dụng đối với thông báo danh mục hoạt động tôn giáo trong giai đoạn 2020-2023. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tác giả nghiên cứu bằng việc áp dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: đề tài sử dụng những lý thuyết, nghiên cứu, cơ sở lý luận có trong các tài liệu, giáo trình liên quan đến vấn đề tôn giáo, hoạt động tôn giáo, quản lý hoạt động tôn giáo từ đó tổng hợp các thông tin 5
- thành một hệ thống lý thuyết có tính mới, đầy đủ hơn về thông báo hoạt động tôn giáo, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. - Phương pháp thu thập số liệu: nhằm đánh giá thực trạng thực hiện quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, đề tài nghiên cứu và phân tích dựa trên việc thu thập các tài liệu, báo cáo thống kê, báo cáo kết quả thực hiện, số liệu được công bố từ ba nguồn chính là: các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương và một số địa phương; các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; bài báo trên các trang mạng Internet chính thống, sách, báo, tài liệu, tạp chí chính thống. - Phương pháp phân tích: Dựa trên các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích một cách khách quan, đưa ra các quan điểm so sánh và đánh giá những vấn đề liên quan đến nội dung thực hiện pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, từ thực tiễn thực hiện tìm ra những vấn đề hạn chế, kiến nghị giải pháp khắc phục hạn chế. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, bố cục của đề tài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương, trong đó: - Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. - Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. 6
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm tôn giáo, hoạt động tôn giáo 1.1.1.1 Tôn giáo Có thể đưa ra khái niệm chung về tôn giáo, cũng là khái niệm theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 [22] như sau: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. Về cơ bản, tôn giáo được hình thành khi có đầy đủ các các yếu tố: giáo lý, giáo luật, lễ nghi. Giáo lý và giáo luật là tất cả những lời nói, lời dạy của người sáng tạo ra tôn giáo được ghi chép và truyền đạt lại để tín đồ của tôn giáo thực hành. Lễ nghi là các hình thức cầu, cúng khác nhau được đề cập trong giáo lý của các tôn giáo. Ngoài ra, một tôn giáo cần có hệ thống tổ chức thống nhất, phải có người đứng đầu (thường gọi là giáo chủ) và những tín đồ sống tách biệt khỏi gia đình, thường xuyên thực hiện các hoạt động theo các giáo lý, giáo luật, quy định riêng của tôn giáo ấy (gọi chung là nhà tu hành). 1.1.1.2 Hoạt động tôn giáo. Theo khoản 11 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 [22]: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.” Như vậy, pháp luật đã phân hoạt động tôn giáo thành ba loại như sau: sinh hoạt tôn giáo, truyền bá tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. “Sinh hoạt tôn giáo” được định nghĩa tại khoản 10 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 [22] như sau: “Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo”. Hiểu một cách đầy đủ hơn, khi các tín đồ, người theo tôn giáo thực hiện những điều được đề cập trong giáo lý, giáo 7
- luật, thực hiện các cuộc lễ nghi riêng của tôn giáo mình một cách thường xuyên, các hoạt động này được gọi là “sinh hoạt tôn giáo”. “Truyền bá tôn giáo” là những hoạt động của các nhà tu hành, tín đồ, người theo tôn giáo thực hiện truyền bá, phổ biến về giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tư tưởng của tôn giáo mình cho mọi người với mục tiêu phát triển và mở rộng tôn giáo ấy. “Quản lý tổ chức của tôn giáo” là việc làm của những người được chọn ra để đứng đầu tôn giáo với vai trò thống nhất quản lý. Quản lý tổ chức của tôn giáo bao gồm quản lý về các mặt: nhân sự, hoạt động của tôn giáo, các vấn đề khác tùy vào quy mô của tổ chức tôn giáo. Một tôn giáo với số lượng nhà tu hành nhất định cần phải có sự quản lý một cách thống nhất, việc quản lý đó thuộc về trách nhiệm của những người đứng đầu tôn giáo, phải đảm bảo những nhà tu hành hoặc tín đồ của tôn giáo đó thực hiện đúng các giáo lý, giáo điều, lễ nghi và không vi phạm pháp luật, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác. Dựa trên quy định tại Điều 7, khoản 1 Điều 20 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 [22], có thể tổng hợp một số hoạt động tôn giáo chủ yếu của các tổ chức gồm: - Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo. - Hoạt động bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc. - Tổ chức đại hội thông qua hiến chương. - Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý. - Xuất bản kinh sách và xuất bản các ấn phẩm khác về tôn giáo. - Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo. - Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới trụ sở tôn giáo. - Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho. - Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Các hoạt động trên có thể được coi là những hoạt động tôn giáo cơ bản của một tổ chức tôn giáo nói chung. Tuy nhiên, ngoài các hoạt động được liệt kê trên, 8
- các tổ chức tôn giáo còn có rất nhiều hoạt động khác nhau mà hiện nay pháp luật chưa thể cụ thể hóa được, sự khác nhau này xuất phát từ nội dung giáo lý của mỗi tôn giáo. Vì vậy, để xác định được “hoạt động tôn giáo”, cần xác định hoạt động ấy có thuộc một trong ba loại là sinh hoạt tôn giáo, truyền bá tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo hay không. 1.1.2. Khái niệm thông báo hoạt động tôn giáo Từ khái niệm về hoạt động tôn giáo, có thể định nghĩa thông báo hoạt động tôn giáo như sau: Xét trên phương diện tục pháp lý, thông báo hoạt động tôn giáo cụm từ nói chung dùng để chỉ các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật quy định về các hoạt động mà tổ chức phải có văn bản thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thông báo về hoạt động tôn giáo của tổ chức mình. Về hình thức, thông báo hoạt động tôn giáo được thực hiện dưới hình thức văn bản, gồm có tên tổ chức, địa điểm, thời gian diễn ra hoạt động, tên các hoạt động, người đại diện thực hiện và một số nội dung khác. Tùy vào mỗi loại hoạt động sẽ có các quy định về hình thức và mẫu văn bản thông báo hoạt động tôn giáo khác nhau Các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp theo thẩm quyền của mình có trách nhiệm tiếp nhận mà không cần phản hồi lại về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, đồng thời lưu trữ và quản lý văn bản nhằm nắm bắt thông tin về hoạt động của các tổ chức tôn giáo. 1.1.3. Khái niệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo Để làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, trước hết, xin được nêu khái niệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. Cụm từ “thông báo danh mục hoạt động tôn giáo” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa như sau: Dƣới góc độ thủ tục pháp lý, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo là một thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo được quy định riêng trong Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016. Thủ tục này được thể hiện dưới hình thức văn bản và được 9
- thực hiện bởi các tổ chức tôn giáo, tổ chức trực thuộc tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, được quản lý bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận, nội dung, hình thức thực hiện thông báo danh mục hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Dƣới góc độ một loại văn bản hành chính, thông báo danh mục hoạt động (1) tôn giáo là một loại “văn bản đến” , do các tổ chức tôn giáo, tổ chức trực thuộc tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo gửi đến cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào quy định nội bộ của từng cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về tôn giáo nên có sự khác khác nhau về cách phân loại, sắp xếp các văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, chủ yếu có thể phân loại sắp xếp theo các cách sau: - Phân loại theo tôn giáo: gồm 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận theo Công văn số 6955/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ [2]. - Phân loại theo nội dung thông báo gồm: văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm và văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung. Theo đó, có thể phân biệt cơ bản đối với hai khái niệm “thông báo danh mục hoạt động tôn giáo” và “thông báo hoạt động tôn giáo” như sau: Thông báo danh mục hoạt Thông báo hoạt động tôn Tiêu chí so sánh động tôn giáo giáo - Điều 31, 33, 34, 35, 36, 39, 42, 43, 44, 53 Luật Tín Điều 43 Luật Tín ngưỡng tôn Cơ sở pháp lý ngưỡng tôn giáo 2016. giáo 2016 - Điều 25, 26 Nghị định 95/2023/NĐ-CP Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được Chủ thể thực hiện cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo 1 Theo định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP: “Văn bản đến” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến. 10
- Chủ thể tiếp nhận và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý - 30 ngày đối với thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm Tùy vào từng thủ tục thời hạn Thời gian thực hiện - 20 ngày đối với thông báo khác nhau danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung Quy định tại Phụ lục danh mục các biểu mẫu kèm theo Nghị Mẫu văn bản định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ Bảng 1.1 So sánh “thông báo danh mục hoạt động tôn giáo” và “thông báo hoạt động tôn giáo 1.1.4. Khái niệm quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo Quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc chỉ đạo tổ chức, thực hiện và kiểm tra việc tiếp nhận, lưu trữ sau khi nhận được văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo của các tổ chức theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Do vậy, việc thực hiện pháp luật về quản lý thông báo danh mục hoạt đông tôn giáo bao gồm các hoạt động: xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo Quản lý thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bao gồm các nội dung sau đây: - Quản lý thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. - Quản lý thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. - Quản lý sử dụng mẫu thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH Thực phẩm Rich Beauty Việt Nam
96 p | 271 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động tại Công ty TNHH Việt Nam Wacoal - Nguyễn Ngọc Phương Trang
67 p | 326 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam
89 p | 249 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách Marketing-Mix tại tổng Công ty Mobifone Đắk Nông
18 p | 241 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần xây dựng GM
146 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH AEON Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng
100 p | 23 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH SinChi Việt Nam
99 p | 7 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
80 p | 15 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
113 p | 9 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín VietBank
107 p | 10 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Mai Huê
78 p | 6 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Hoa Long
80 p | 4 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty cổ phần Tập đoàn Du lịch Hải Đăng
77 p | 6 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thiên Diệu
68 p | 10 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Minh Tuấn
94 p | 5 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Du lịch & Vận tải Thanh Bình
67 p | 5 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Sao Thăng Long
80 p | 5 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán và Định giá ATC
106 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn