Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán AS
lượt xem 1
download
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan tới kiểm toán tài sản cố định như khái niệm, đặc điểm, phân loại; tìm hiểu mô tả quá trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong BCTC tại công ty kiểm toán AS, nhận xét về quá trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong tài sản cố định tại công ty kiểm toán AS trên thực tế. Từ đó đưa ra các kiến nghị, nhằm hoàn thiện hơn nữa sự vận dụng thực tế các phương pháp theo mức độ hiểu biết của người viết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán AS
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Trƣờng Đại Học Công Nghệ TP.HCM Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AS Ngành: Kế Toán Chuyên ngành: Kế Toán – Kiểm Toán Giảng viên hướng dẫn: Trịnh Xuân Hƣng Sinh viên thực hiện đề tài: Tô Anh Hùng MSSV: 1311180419 Lớp: 13DKKT05 Thành Phố Hồ Chí minh, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG BCTC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AS” là công trình nghiên cứu do em thực hiện và của riêng em với sự giúp đỡ nhiệt tình từ Th.S Trịnh Xuân Hưng, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được thể hiện trong các khóa luận nào khác. Nếu không đúng như đã nêu trên em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài của mình. Ngƣời cam đoan TÔ ANH HÙNG ii
- LỜI CẢM ƠN Em hiện là sinh viên năm cuối tại trường Công Nghệ TP.HCM và chỉ còn vài tháng nữa thôi em sẽ kết thúc hoàn toàn chương trình đào tạo và chính thức tốt nghiệp, lúc này em mới giật mình nhận ra thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào còn vui mừng khi nhận được tin báo đậu đại học thì giờ lại sắp phải rời xa mái trường thân thương. 4 năm tại trường là 1 quãng thời gian đẹp đẽ nhất mà em từng có trong đời, em được học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ thầy cô, bạn bè, được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, năng động. Đó là hành trang quý giá giúp em tự tin trong cuộc sống và trong công việc sau này của bản thân. Từ tận đáy lòng em xin cảm ơn các thầy cô tại trường nói chung và thầy cô Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng nói riêng đã hết lòng tận tình giúp đỡ, truyền dạy kiến thức cho em trong suốt gần 4 năm em học tập và sinh hoạt tại trường. Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Trịnh Xuân Hưng, người thầy tận tâm đã giúp đỡ em hoàn thành tốt các môn học, báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp. Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Công Ty Kiểm Toán AS đặc biệt là các anh chị tại phòng Nghiệp Vụ 3 đã tạo điều kiện, hướng dẫn nhiệt tình, hỗ trợ kiến thức lẫn kỹ năng sống trong quá trình 3 tháng thực tập, góp phần không nhỏ để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn. iii
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................1 1.2 Mục đích nghiên cứu: ..............................................................................................1 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................1 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................1 1.5 Kết cấu của đề tài.....................................................................................................2 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG BCTC.....................3 2.1 Cơ sở lý luận về TSCĐ ................................................................................................3 2.1.1 Khái niệm và phương pháp ghi nhận TSCĐ: ...........................................................3 2.1.2 Đặc điểm của TSCĐ: ...............................................................................................5 2.1.3 Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ ...................................................................5 2.1.4 Phân loại TSCĐ .......................................................................................................8 2.1.5 Nguyên tắc quản lý TSCĐ .....................................................................................10 2.2 Kế toán TSCĐ ............................................................................................................10 2.2.1 Chứng từ kế toán ...................................................................................................10 2.2.2 Tài khoản sử dụng .................................................................................................10 2.3 Khái niệm, phƣơng pháp tính khấu hao TSCĐ .......................................................11 2.3.1 Khái niệm ..............................................................................................................11 2.3.2 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ .......................................................................12 2.4 Cơ sở lý luận về kiểm toán TSCĐ .............................................................................14 2.4.1 Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ và khấu hao.....................................................14 2.4.2 KSNB đối với TSCĐ .............................................................................................15 CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN AS.......................................17 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Kiểm toán AS..................................17 3.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty.............................................................................17 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .........................................................18 3.1.2 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty ......................................................18 3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và Bộ máy tổ chức của công ty Kiểm toán AS ..19 3.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty .........................................................19 3.2.2 Bộ máy tổ chức của công ty ..................................................................................20 3.3 Giới thiệu chung về phòng Nghiệp Vụ 3 ..................................................................24 iv
- 3.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Nghiệp Vụ 3 ..................................................24 3.3.2 Cơ cấu tổ chức của phòng Nghiệp Vụ 3 ................................................................24 3.3.3 Mối quan hệ giữa phòng Nghiệp Vụ 3 và các phòng ban khác trong công ty: .......26 3.3.4 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của phòng Nghiệp Vụ 3...................................26 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG BCTC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AS ..........................................................28 4.1 Giới thiệu quy trình kiểm toán chung tại công ty Kiểm toán AS ...........................28 4.1.1 Giai đoạn xây dựng kế hoạch kiểm toán ................................................................28 4.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán ...............................................................................33 4.1.3 Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo ..........................................................34 4.2 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong BCTC tại Công ty TNHH Kiểm Toán AS ............................................................................................................................36 4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ................................................................................36 4.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán ...............................................................................40 4.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán ............................................................................44 4.3 . Áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH kiểm toán AS và minh họa thực tiễn với công ty TNHH XXX............................................................45 4.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán .........................................................................................45 4.3.2 Thực hiện kiểm toán ..............................................................................................47 4.3.3 Hoàn thành kiểm toán ............................................................................................56 CHƢƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................58 5.1 Nhận xét ......................................................................................................................58 5.1.1 Nhận xét tổng quát về tổ chức công tác kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán AS .......................................................................................................................................58 5.1.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong BCTC tại công ty Kiểm toán AS ...........................................................................................................................59 5.1.3 Kinh nghiệm sau khi tham gia vào quy trình kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán AS ...........................................................................................................................60 5.2 Kiến nghị ....................................................................................................................61 5.2.1 Kiến nghị về công tác kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán AS .......................61 5.2.2 Kiến nghị về quy trình kiểm toán TSCĐ trong BCTC tại công ty Kiểm toán AS .62 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................62 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................63 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ TSCĐ : Tài sản cố định BCTC : Báo cáo tài chính GTCL : Giá trị còn lại HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB : Kiểm soát nội bộ KTV : Kiểm toán viên TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn BCĐKT : Bảng cân đối kế toán XDCB : Xây dựng cơ bản vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Danh mục bảng Nội dung Bảng 2.1 Bảng quy định hệ số điều chỉnh Bảng 4.1 Tỷ lệ sử dụng mức trọng yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản và tổng nguồn vốn Bảng 4.2 Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB Bảng 4.3 Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB của công ty TNHH XXXX Bảng 4.4 Bảng tổng hợp các thử nghiệm cơ bản Bảng 4.5 Tỷ trọng khoản mục TSCĐ của công ty TNHH XXXX Bảng 4.6 Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ ( trước kiểm toán ) trên giấy làm việc Bảng 4.7 Bảng tổng hợp tăng giảmTSCĐ ( trong kiểm toán ) trên giấy làm việc Bảng kê chi tiết tăng TSCĐ Bảng 4.8 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp phát sinh HM TSCĐ Bảng 4.10 Bảng tổng hợp chi tiết phát sinh hao mòn TSCĐ Bảng 4.11 Bảng tính lại khấu hao TSCĐ Bảng 4.12 bảng tổng hợp lỗi Bảng 4.13 Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ – hữu hình (sau kiểm toán) Bảng 4.14 Biểu chỉ đạo vii
- DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Danh mục sơ đồ, hình ảnh Nội dung Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Kiểm toán AS Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng Nghiệp Vụ 3 Hình 3.1 Lo go và sologan của công ty Kiểm toán AS Hình 3.2 Nhân sự công ty Kiểm toán AS viii
- CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CHUNG ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài BCTC là các văn bản dùng để đánh giá tình hình tài chính của công ty, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác, để thu hút các nhà đầu từ. Từ BCTC ta có thể thấy rõ về tài sản, doanh thu, lợi nhuận, các khoản nợ, các khoản lỗ trong 1 khoản thời gian nhất định qua đó ta có thể dễ dàng đánh giá trị hiện tại của công ty. Có thể nói BCTC thể hiện toàn bộ những gì rõ ràng nhất về tình hình kinh doanh, tình chính của công ty. Bởi vậy, để đạt được mục đích khi tiến hành kiểm toán BCTC, đơn vị kiểm toán phải thực hiện kiểm toán từng khoản mục của BCTC. TSCĐ là khoản mục vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy nên việc theo dõi ghi chép TSCĐ cần được thực hiện 1 cách tỉ mỉ, rõ ràng, chính xác và đúng đắn. Hơn nữa khoản mục TSCĐ thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong BCĐKT nên nếu khoản mục này sai sót sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của công ty. Hiểu được tầm quan trọng này nên trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài: “ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AS” 1.2 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan tới kiểm toán TSCĐ như khái niệm, đặc điểm, phân loại. - Tìm hiểu mô tả quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong BCTC tại công ty kiểm toán AS. - Nhận xét về quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong BCTC tại công ty kiểm toán AS trên thực tế. Từ đó đưa ra các kiến nghị, nhằm hoàn thiện hơn nữa sự vận dụng thực tế các phương pháp theo mức độ hiểu biết của người viết. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong BCTC tại công ty kiểm toán AS. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 1
- - Thu thập tài liệu liên quan tại đơn vị thực tập và đơn vị khách hàng, các chuẩn mực kế toán và kiểm toán. - Tham khảo hồ sơ kiểm toán các công ty khách hàng của công ty kiểm toán AS. - Quan sát, trao đổi với các anh chị KTV, Trợ lý kiểm toán làm việc tại đơn vị thực tập để có một các nhìn cận cảnh hơn về bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng áp dụng tại công ty. Ngoài ra, người viết còn được sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên về những vấn đề thắc mắc trong quá trình làm chuyên đề thực tập. - Trực tiếp tham gia vào công tác kiểm kê cuối năm và kiểm toán một số phần hành mà đơn vị thực tập phân công. 1.5 Kết cấu của đề tài Kết cấu đề tài gồm 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài - Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán TSCĐ trong BCTC tại công ty Kiểm toán AS - Chương 3: Tổng quan về công ty Kiểm toán AS - Chương 4: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong BCTC tại công ty Kiểm toán AS. - Chương 5: Nhận xét và kiến nghị 2
- CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 Cơ sở lý luận về TSCĐ 2.1.1 Khái niệm và phương pháp ghi nhận TSCĐ TSCĐ là một khoản mục có giá trị lớn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản trên BCĐKT, có khi chiếm tỷ trọng rất cao (đối với các công ty sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí…). TSCĐ được phản ánh trên BCĐKT phần B, tài sản dài hạn bao gồm các khoản mục, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và bất động sản đầu tư. Khoản mục TSCĐ được trình bày theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ, ngoài ra TSCĐ còn được thuyết minh chi tiết trên bản thuyết minh BCTC A. TSCĐ hữu hình: Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC : “TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...” Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa măn 3 điều kiện sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 (ba mươi triệu đồng) trở lên. B. TSCĐ vô hình: Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC: “ TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...” 3
- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04: “TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.” C. TSCĐ thuê tài chính: Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC:“TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.” Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là TSCĐ thuê hoạt động. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06:“ Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sụ chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích găn liền với quyền sở hữu cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê” Các khái niệm liên quan mật thiết đến TSCĐ thường được thể hiện trong BCTC: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. - Giá trị hợp lý của TSCĐ: là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. - Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của TSCĐ. - Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ: là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. 4
- - Khấu hao TSCĐ: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ. - Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ - Số khấu hao lũy kế của TSCĐ: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. - Giá trị còn lại của TSCĐ: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. 2.1.2 Đặc điểm của TSCĐ - TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. - TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu, giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Đặc điểm cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quy trình sản xuất - kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh…. 2.1.3 Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ 2.1.3.1 TSCĐ hữu hình - TSCĐ hữu hình loại mua sắm (kể cả cũ và mới): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. - TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao 5
- gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). - TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). - TSCĐ hữu hình loại đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành - TSCĐ hữu hình mua trả chậm: nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). - TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiệ thừa: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp - TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến:Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp 6
- theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử… - TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. 2.1.3.2 TSCĐ vô hình: - TSCĐ vô hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. - TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. - TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định. - TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: 7
- Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. - TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ:Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của luật pháp về sở hữu trí tuệ - TSCĐ vô hình là các phần mềm: Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 2.1.3.3 TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. 2.1.4 Phân loại TSCĐ A. Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư: 2 loại - TSCĐ hữu hình: được chia thành các nhóm sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng. + Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ. 8
- + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải. + Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt. + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò… + Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. - TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư (đạt tiêu chuẩn giá trị TSCĐ) để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp (trên 1 năm). Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có: Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền. B Theo mục đích và tình hình sử dụng: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - TSCĐ hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ được nhà nước hoặc cấp trên cấp hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp. - TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ được hình thành từ quỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi như: nhà văn hóa, nhà trẻ, câu lạc bộ. - TSCĐ chờ xử lý: Là những TSCĐ bị hư hỏng chờ thanh lý; TSCĐ không cần dùng, TSCĐ đang tranh chấp chờ giải quyết. C. Theo tính chất sở hữu: 9
- - TSCĐ tự có - TSCĐ đi thuê: + TSCĐ thuê tài chính + TSCĐ thuê hoạt động 2.1.5 Nguyên tắc quản lý TSCĐ - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên Nguyên giá của Số hao mòn luỹ sổ kế toán của = - TSCĐ kế của TSCĐ TSCĐ - Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này. - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. 2.2 Kế toán TSCĐ 2.2.1 Chứng từ kế toán - Biên bản giao nhận TSCĐ - Hóa đơn - Biên bản thanh lý TSCĐ 2.2.2 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình để phản ánh TSCĐ hình theo nguyên giá, tài khoản này có kết cấu: 10
- Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, do được cấp, do được tặng, được biếu, tài trợ,… - Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo, nâng cấp,… - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại Bên Có: - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh… - Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một số bộ phận; - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại; Các tài khoản chi tiết - Tài khoản 2111: Nhà của vật kiến trúc - Tài khoản 2112: Máy móc thiết bị - Tài khoản 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn - Tài khoản 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý - Tài khoản 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm - Tài khoản 2118: TSCĐ khác 2.3 Khái niệm, phƣơng pháp tính khấu hao TSCĐ 2.3.1 Khái niệm Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ Các TSCĐ sau không được trích khấu hao: - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất. 11
- - TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính). - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. - TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng). - TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp. 2.3.2 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ Theo thông tư 45/2013/TT-BTC các doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp: 2.3.2.1 Theo phương pháp khấu hao đường thẳng Mức khấu hao hằng năm của 1 TSCĐ được tính theo công thức sau: Mức khấu hao năm = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm Trong đó: 1 Tỷ lệ khấu hao = x 100 Số năm sử dụng dự kiến Đối với những TSCĐ được mua sắm hoặc đầu tư mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà nước quy định. ( xem thêm ở Phụ lục 1) 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM DV Thế Anh
61 p | 2170 | 461
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên ITECH
81 p | 1226 | 208
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền, lập và phân tich báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần Dược phẩm An Đông Mekong
76 p | 986 | 200
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Cơ khí Ôtô Thống Nhất Thừa Thiên Huế
78 p | 407 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt
91 p | 231 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Công Nghệ Viễn Thông Thanh Anh
62 p | 74 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán bán nhóm hàng vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng số 5 Hà Nội
82 p | 31 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phân phối Đông Dương
73 p | 63 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần May BHAD
85 p | 39 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Savis
62 p | 76 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán nhóm hàng Đồ điện gia dụng tại Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Ivory Hậu Lộc
81 p | 33 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán mặt hàng Giống tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI
82 p | 30 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Việt Hoá Nông
121 p | 49 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán nhóm hàng sợi tại Công ty Cổ phần Dệt lụa Nam Định
92 p | 25 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Vĩnh Đạt
85 p | 31 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty than Khe Chàm TKV
75 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hải Sơn giai đoạn 2009-2011
91 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tin học, Điện tử, Điện lạnh Phi Long
69 p | 17 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn