Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, thấy được những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế mà các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa gặp phải. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thi hành. Khóa luận đi sâu nghiên cứu và khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương, chính sách cổ phần hóa của Đảng và nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Nguyễn Thị Ngàn NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L HÀ NỘI, 2016 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----------------------- Nguyễn Thị Ngàn NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN ĐĂNG DUY HÀ NỘI, 2016 2
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả nêu trong khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy, em viết lời cam đoan này đề nghị Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để em có thể bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Ngàn 3
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .............................................................................................................10 1.1. Khái quát về Doanh nghiệp nhà nước .....................................................10 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước ....................................................10 1.1.2. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường................................................................................................................13 1.2. Khái quát về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ................................16 1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ...............................16 1.2.2. Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ....................20 Chương 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ..........................................................28 2.1. Mục tiêu, yêu cầu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước .................29 2.2. Đối tượng, điều kiện cổ phần hóa.............................................................32 2.3. Các hình thức cổ phần hóa ....................................................................35 2.4. Đối tượng mua cổ phần..........................................................................36 2.5. Xử lý tài chính khi cổ phần hóa ............................................................40 2.6. Xác định giá trị doanh nghiệp ..................................................................42 2.7. Bán cổ phần lần đầu ...............................................................................50 2.8. Chính sách đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa .............................52 Chương 3. THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ...............................................................................................................53 3.1. Thành tựu đạt được và những hạn chế trong thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam qua các giai đoạn ................53 3.1.1. Giai đoạn 1990- 2001 ...........................................................................53 3.1.2. Giai đoạn 2002- 2010 ...........................................................................55 3.1.3. Giai đoạn 2011 đến nay .......................................................................57 3.1.4. Đánh giá toàn bộ quá trình cổ phần hóa đến nay..............................67 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước……………………………………………………………………………75 3.2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước về cổ phần hóa giai đoạn 2016 2020…………………………………………………………………......75 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.......................................................................................................78 KẾT LUẬN ..............................................................................................................87 4
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89 5
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP: Chính phủ HĐBT: Hội đồng Bộ trưởng IPO: Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu NĐ: Nghị định ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức QĐ: Quyết định TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TT: Thông tư TTg: Thủ tướng WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta trong suốt 30 năm qua. Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế, được nhà nước giao phó nhiều nhiệm vụ đồng thời được nhà nước tạo điều kiện, cơ hội về vốn, nguồn lực để phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp nhà nước không tận dụng được những lợi thế của mình, ngược lại còn bộc lộ nhiều hạn chế, tính không hiệu quả so với các thành phần kinh tế khác. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu tất yếu để khắc phục những thiếu sót của bộ phận doanh nghiệp nhà nước, khi nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu, đổi mới phương thức quản lý đồng thời nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mở ra triển vọng xây dựng thị trường vốn lành mạnh, phong phú, tạo điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế. Cổ phần hóa không nhằm xóa bỏ bộ phận doanh nghiệp nhà nước, ngược lại, tăng cường vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, nâng cao chất lượng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và chất lượng nền kinh tế nói chung. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã có những bước đi mạnh mẽ từ những năm đầu thí điểm 1990 cho đến tận hôm nay, khi cổ phần hóa hóa đang dần bước vào giai đoạn cuối hoàn thành. Hàng loạt văn bản pháp lý đã được ban hành để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa ở tất cả các cấp, ngành, địa phương.Tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về cổ phần hóa được quán triệt sâu sắc trong tất cả các văn bản, các nghị quyết Đại hội Đảng IX, X, XI, XII. Nhận thấy được tầm quan trọng của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cùng những thành tựu, hạn chế mà nước ta đạt được trong quá trình cổ phần hóa suốt 30 năm qua, em đã chọn đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Những vấn đề pháp lý về cổ phầGHGGn hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam”. Việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật cổ phần hóa 7
- doanh nghiệp nhà nước hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, để từ đó rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy, hoàn thiện tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hướng tới mục tiêu hoàn thành quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, thấy được những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế mà các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa gặp phải. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thi hành. Khóa luận đi sâu nghiên cứu và khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương, chính sách cổ phần hóa của Đảng và nhà nước. Việc nghiên cứu và phân tích những vấn đề khái quát cơ bản về doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được khóa luận thực hiện dưới góc độ pháp luật, thông qua phân tích các quy định pháp luật hiện hành về cổ phần hóa, cũng như thực trạng tiến hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp. Từ đó khóa luận chỉ ra những điểm bất cập trong các quy phạm pháp luật và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong 30 năm qua. Khóa luận nghiên cứu và phân tích những khái quát cơ bản về doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; phân tích các quy định pháp luật hiện hành về cổ phần hóa, phân tích thực trạng tiến hành cổ phần hóa và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em tiến hành khai thác thông tin từ các sách, báo, tạp chí, và luận văn nhằm tìm kiếm số liệu của các bộ, ngành, doanh nghiệp, số liệu của Tổng cục thống kê. Tham khảo các công trình nghiên cứu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của các tác giả trong nước. Đối chiếu, so sánh, thống kê, hệ thống, đưa ra những tổng hợp, phân tích về vấn đề nghiên cứu. 8
- 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chương 2: Nội dung pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay. Chương 3: Thực trạng thi hành và giải pháp hoàn thiện pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay. 9
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát về Doanh nghiệp nhà nước 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước là một khái niệm hoàn toàn không mới khi hình thái doanh nghiệp này không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế của các nước trên thế giới. Ngân hàng thế giới 1991 định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh tế mà quyền sở hữu hay quyền kiểm soát thuộc về Chính phủ, và phần lớn thu nhập của chúng được tạo ra từ việc bán hàng hóa và dịch vụ”. Đối với Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp nhà nước cũng được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên khái niệm doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam không bất biến mà có sự thay đổi trong từng thời kỳ. Theo điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành kèm theo Nghị định số 50/HĐBT ngày 22/03/1988 và quy chế về thành lập, giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm Nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 thì “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu”. Doanh nghiêp nhà nước hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của nhà nước. Khái niệm này không cụ thể, chỉ khẳng định sự can thiệp trực tiếp và toàn diện của nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước được đề cập lần đầu trong luật doanh nghiệp nhà nước 1995. Theo đó, “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý” [26, 84]. Quan niệm này về cơ bản giống với các văn bản pháp lý trước đó, tập trung đề cập đến vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động kinh doanh, công ích vì mục 10
- tiêu kinh tế xã hội. Với khái niệm này, doanh nghiệp nhà nước có thể hoạt động trên mọi lĩnh vực, ngành nghề bởi vai trò quan trọng của nó. Trải qua nhiều lần sửa đổi luật, khái niệm doanh nghiệp nhà nước cũng có những thay đổi theo. Theo luật doanh nghiệp nhà nước 2003, “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” [27, 84]. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 đã liệt kê các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước. Khái niệm này đã cụ thể hơn khi khẳng định doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối, vốn góp chi phối thay vì chỉ là doanh nghiệp do nhà nước đầu tư vốn như trước. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với các mô hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Năm 2005, luật doanh nghiệp mới ra đời thay thế luật doanh nghiệp năm 2000 và luật doanh nghiệp nhà nước 2003. Luật doanh nghiệp 2005 đã thống nhất, không có sự phân biệt đối xử đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu, thành phần kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ [28, 85]. Như vậy, đối tượng thuộc diện doanh nghiệp nhà nước được mở rộng dưới mọi hình thức chỉ cần doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu nhà nước. Luật doanh nghiệp 2014 đã thu hẹp đối tượng thuộc diện doanh nghiệp nhà nước khi định nghĩa “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” [29, 85]. Đây là một thay đổi lớn trong quan niệm về doanh nghiệp nhà nước phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Theo đó, nhà nước giảm dần sự can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước và vốn đầu tư tư nhân. Sự thay đổi định nghĩa này đem lại sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần doanh nghiệp, đặc biệt đem lại sự công bằng cho 11
- doanh nghiệp dân doanh. Mặt khác, định nghĩa mới về doanh nghiệp nhà nước có thể thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước hiện này- theo luật sư Nguyễn Hưng Quang. Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh: “Việc giảm danh nghĩa và pháp lý số doanh nghiệp nhà nước có thể có lợi trong quá trình đàm phán hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Sự thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh và đầu tư. Doanh nghiệp bắt buộc phải năng động, sáng tạo để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Với sự thay đổi này, hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ diễn ra nhanh hơn. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp sau tái cơ cấu sẽ có những thay đổi tích cực khi có só sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, giữa quản lý của chủ sở hữu với điều hành hoạt động kinh doanh, giữa quản lý điều hành với kiểm tra kiểm soát, đồng thời cơ cấu tổ chức được bố trí hợp lý, gọn nhẹ, tinh giản được lao động gián tiếp. Sự phân biệt đối xử trên thực tế giữa các thành phần kinh tế dần được xóa bỏ, tạo sự cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên cũng có những ý kiến khác cho rằng sự thay đổi định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước dẫn đến những hệ quả liên quan đến doanh nghiệp có cổ phần chi phối là nhà nước như: - Sự thay đổi này không làm giảm bớt số lượng doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại trên thực tế ở những doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước, đồng thời cũng không hạn chế được những vấn đề của doanh nghiệp nhà nước. Năm 2011, số doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước là 1.217 doanh nghiệp chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Thực tế, những doanh nghiệp này vẫn được coi là doanh nghiệp nhà nước, nhà nước vẫn sử dụng để thực hiện mục tiêu chính sách, vẫn thuộc quyền kiểm soát của nhà nước, vẫn tồn tại sự độc quyền, áp đặt của cổ đông nhà nước, cách thức quản trị doanh nghiệp không thay đổi,... - Khi doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước không còn là doanh nghiệp nhà nước sẽ dẫn đến việc nhà nước không mấy quan tâm đến loại doanh nghiệp này. Vì vậy, doanh nghiệp không có cách tiếp cận đúng, không có các nỗ lực, các biện pháp, chính sách cải cách phù hợp, dẫn đến phó mặc các doanh nghiệp này cho những người đại diện cổ đông nhà nước. 12
- - Không coi doanh nghiệp có cổ phần chi phối nhà nước là doanh nghiệp nhà nước là đi ngược lại với thông lệ quốc tế. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, sau làn sóng tư nhân hóa từ những năm 1980, các doanh nghiệp nhà nước ở những nước này chủ yếu là những doanh nghiệp do nhà nước sở hữu cổ phần chi phối, thậm chí gồm cả những doanh nghiệp có cổ phần dưới mức chi phối nhưng nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát [13, 83]. Vậy, cần hiểu và vận dụng khái niệm mới về doanh nghiệp nhà nước một cách khách quan, linh hoạt để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.1.2. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sở hữu toàn dân là tư tưởng chi phối, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong mọi khu vực, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, được điều hành, kiểm soát về mọi phương diện bởi nhà nước. Vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhà nước luôn được xác định và định hướng bởi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước cũng như kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là chủ trương nhất quán của Đảng tại các kỳ đại hội. Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 khóa IX năm 2001 nêu rõ ”Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX xác định ”Tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu; không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả các ngành, lĩnh vực sản phẩm của nền kinh tế”. Đại hội X có sự điều chỉnh nhất định về vị trí của doanh nghiệp nhà nước, đó là ”Xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích”. Đại hội XI chỉ khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước mà không khẳng định 13
- rõ ràng, trực tiếp và cụ thể về vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trong nền kinh tế như Hội nghị trung ương 3 khóa IX và các văn kiện khác trước đây. Trên thực tế, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang được sắp xếp, đổi mới theo hướng thu hẹp dần, giảm bớt ở nhiều vị trí không cần đến sự hiện diện doanh nghiệp nhà nước, kể cả diện hoạt động- phạm vi ngành, lĩnh vực có doanh nghiệp nhà nước và mật độ hiện diện của doanh nghiệp nhà nước- số lương doanh nghiệp nhà nước cùng kinh doanh trong ngành, lĩnh vực. Số ngành, lĩnh vực nhà nước giữ 100% vốn đã giảm từ 43 ngành, lĩnh vực năm 2002 xuống 20 ngành, lĩnh vực năm 2011. Số doanh nghiệp nhà nước từ 12.600 doanh nghiệp năm 1991 còn 3265 doanh nghiệp năm 2011, trong đó, số doanh nghiệp sở hữu 100% vốn của nhà nước từ 5.655 doanh nghiệp năm 2001 còn 1.254 doanh nghiệp năm 2013. Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nhiều vị trí quan trọng có ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực và nền kinh tế. Cuối năm 2011, có 452 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh và hoạt động công ích chiếm 34,5%. Số doanh nghiệp còn lại hoạt động kinh doanh và giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực hạ tầng. Đây là những vị trí quan trọng cần có doanh nghiệp nhà nước để phát triển. Những vị trí này chủ yếu do các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nắm giữ. Các Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu thông qua các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước giữ vai trò chi phối hoặc có ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực quan trọng như điện, than, xăng dầu, bưu chính viễn thông, .... Doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm gần 1% tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng lại có các sản phẩm dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế như hệ thống lưới điện quốc gia đã vươn tới những vùng sâu, vùng xa, đưa tỷ lệ hộ sử dụng điện cả nước đạt 97,5%. Doanh nghiệp nhà nước cung ứng gần như toàn bộ than, phần lớn thép, xi măng cho nền kinh tế, cung ứng 85% sản lượng xăng dầu, 100% vận tải đường sắt, 98% lượng vận tải hàng không nội địa, 56% dịch vụ tài chính, tín dụng; 70% lượng gạo xuất khẩu, 80% lượng phân bón hóa học, 95% khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của 2 tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam- VNPT và tập đoàn viễn thông quân đội- Vietel. Năm 2012, Chính phủ đánh giá tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước phát triển tương đối ổn định, hơn 80% doanh nghiệp làm ăn có lãi, các tập đoàn, tổng công ty nhà 14
- nước đạt tổng doanh thu hơn 1.621 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 127,5 nghìn tỷ đồng. Do nắm giữ các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nên Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí độc quyền ở một số ngành, lĩnh vực mang tính chất độc quyền tự nhiên và độc quyền do cạnh tranh không lành mạnh mà ra. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhà nước thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước độc lập thành các tổng công ty, sáp nhập các tổng công ty thành các tập đoàn kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước được dùng để điều tiết vĩ mô, ổn định thị trường, bình ổn nền kinh tế. Vai trò này được nhấn mạnh đặc biệt trong thời ký kế hoạch hóa tập trung, bao cấp trước đây. Hiện nay, Doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục thể hiện vai trò này, tuy nhiên, quy mô và mức độ giảm đi rất nhiều. Năm 2008- 2009, doanh nghiệp nhà nước được sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc nguồn vốn tự huy động để tăng đầu tư, chống suy giảm kinh tế. Năm 2011- 2012, doanh nghiệp nhà nước được sử dụng để thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách cắt giảm đầu tư và chi tiêu, không tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ (than, điện, xăng dầu, sắt thép,..) theo yêu cầu của nhà nước. Tuy nhiên với nền kinh tế thị trương hiện nay, vai trò điều tiết vĩ mô không còn phù hơp. Việc lạm dụng vai trò này làm thị trường bọ bóp méo, tạo sự bất bình đẳng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước được định vị lại với nhận thức đúng đắn về kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo không biểu hiện ở số lượng đông đảo doanh nghiệp nhà nước, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế hay tổng sản phẩm quốc nội, không phải ở việc doanh nghiệp nhà nước phải luôn luôn làm công cụ vật chất để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô hay doanh nghiệp nhà nước phải nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế với toàn bộ là sở hữu nhà nước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước phải là ở việc doanh nghiệp nhà nước đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghiệp, đi đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội. Doanh nghiệp nhà nước góp phần bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước tạo lập, dẫn dắt, thúc đẩy hình thành, phát tiển nền tảng hạ tầng kinh tế cơ bản và thiết yếu, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội, thúc đầy cạnh tranh và hội nhập. Doanh nghiệp nhà nước làm công cụ khắc phục những thất 15
- bại hoặc thiếu hụt của thị trường khi có các lĩnh vực, ngành nghề không có thị trường, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không tham gia hay do độc quyền tự nhiên, chưa hình thành được thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp nhà nước làm công cụ hỗ trợ với các chính sách điều tiết kinh tế, ổn đinh kinh tế vĩ mô được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như khủng hoảng, suy giảm, lạm phát cao, ... Doanh nghiệp nhà nước góp phần tạo ra vị thế chủ đạo cho kinh tế nhà nước dựa trên ngành, lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động, mức độ sở hữu của nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước và tổng sở hữu nhà nước trong ngành, lĩnh vực hoạt động chính hay quy mô của doanh nghiệp nhà nước. 1.2. Khái quát về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Theo quan điểm của nhiều quốc gia đã tiến hành cổ phần hóa như Trung Quốc, Liên Xô cũ, quá trình cổ phần hóa nằm trong quá trình lớn hơn là tư nhân hóa. Tư nhân hóa theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc là “Sự biến đổi tương quan giữa nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước ưu tiên thị trường. Nền kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, hạn chế sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế” [16, 84]. Quan điểm cổ phần hóa của Trung Quốc dựa trên tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lenin coi cổ phần hóa là một bộ phận quan trọng trong chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, với mục tiêu tìm kiếm hiệu quả kinh doanh chứ không phải tìm kiếm các hình thức sở hữu khác nhau. Quan niệm cổ phần hóa của các nước đều hướng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển mô hình doanh nghiệp một chủ sở hữu là nhà nước sang mô hình công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tại Việt Nam, theo quan điểm của Đảng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng cơ chế thị trường, huy động vốn từ các thành phần kinh tế. Đảng và nhà nước khẳng định cổ phần hóa không nhằm mục đích tư nhân hóa. Cổ phần hóa hướng tới việc tháo gỡ khó khăn về vốn, cơ chế hoạt động, không nhằm thu hẹp sở hữu nhà nước. 16
- Thuật ngữ cổ phần hóa xuất hiện ở Việt Nam cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 gắn với công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước. Có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về cổ phần hóa ở nước ta. Một bên cho rằng cổ phần hóa ở Việt Nam không khác gì quá trình tư nhân hóa. Đa số cho rằng, cổ phần hóa ở Việt Nam không phải tư nhân hóa. Khi luật doanh nghiệp 2005 còn hiệu lực, ông Hồ Xuân Hùng- phó trưởng ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương đã khẳng định: “Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không phải tư nhân hóa. Với những doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn sau khi cổ phần, thì theo luật doanh nghiệp nó vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy không nên băn khoăn nó là tư nhân hay là nhà nước”. Trong tiến trình thực hiện cổ phần hóa, đã có rất nhiều khái niệm về cổ phần hóa được đưa ra. Ông Đỗ Mai Thành cho rằng “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị tài sản doanh nghiệp của mình cho các cá nhân hay tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, hoặc bán trực tiếp cho cán bộ, công nhân viên của chính doanh nghiệp nhà nước thông qua đấu thầu công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành nên các công ty cổ phần” [30, 85]. Hay một khái niệm khác: “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước từ một chủ sở hữu duy nhất là nhà nước thành doanh nghiệp đa sở hữu, theo đó tùy vị trí và tính chất cụ thể của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối hoặc không cần giữ vai trò chi phối nữa” [16, 84]. Như vậy, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải quá trình tư nhân hóa mà là quá trình đa dạng hóa chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Nhà nước sẽ chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn của nhà nước cho cá nhân, tổ chức khác như người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa các chủ sở hữu cho doanh nghiệp, góp phần tạo sự năng động và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, phát huy cao độ quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản 17
- thuộc sở hữu nhà nước ngày càng tăng lên, tạo sự bình đẳng giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam có những đặc điểm: Thứ nhất, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần- đa sở hữu. Doanh nghiệp được cổ phần hóa sẽ không chỉ có một chủ sở hữu độc quyền quyết định mọi vấn đề về đầu tư, kinh doanh mà sẽ có các chủ sở hữu- các cổ đông đã đóng góp vốn, mua cổ phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần. Đây là hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là nhà nước sang công ty cổ phần. Doanh nghiệp sau khi cổ phần phải hoạt động tuân thủ các quy định của luật doanh nghiệp. Ba là, Quá trình cổ phần hóa được tiến hành thông qua hình thức nhà nước bán một phần hay toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Khi tiến hành cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước tiến hành phát hành và chào bán cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước sẽ lựa chọn các hình thức phát hành cổ phần khác nhau căn cứ vào nhu cầu nắm giữ cổ phần chi phối trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Nếu muốn nắm giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp nhà nước lựa chọn hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có hay phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Nếu không có nhu cầu nắm giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp nhà nước có thể bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có để các nhà đầu tư tự quyết định phần trăm nắm giữ cổ phần của mình có tính đến những giới hạn mà quy định pháp luật đặt ra. Bản chất của cổ phần hóa: Bản chất của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được xem xét trên 3 khía cạnh: Về bản chất pháp lý: Quá trình cổ phần hóa là thay đổi chủ sở hữu, biến doanh nghiệp một chủ là nhà nước thành doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu khác nhau bằng cách bán một phần hay toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp cho những người khác. Những người này trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp theo tỷ lệ tài 18
- sản mà họ sở hữu trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Các chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ pháp lý, được hưởng lợi tức và các quyền tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp tương đương với phần vốn góp đã mua. Về bản chất chính trị: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải quá trình tư nhân hóa toàn bộ nền kinh tế mà là quá trình tư nhân hóa một phần. Nhà nước vẫn giữ phần vốn góp nhất định thậm chí là chi phối trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Theo luật doanh nghiệp 2005, sau khi cổ phần hóa, nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% tổng vốn góp thì doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp nhà nước và nhà nước vẫn nắm giữ vai trò chi phối, quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, với luật doanh nghiệp mới 2014, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoàn toàn là công ty cổ phần, không còn là doanh nghiệp nhà nước, mọi hoạt động điều hành, quản lý, ra quyết định đều phải tuân theo các quy định của luật doanh nghiệp về công ty cổ phần. Tuy nhiên, hình thái sở hữu nhà nước vẫn tồn tại. Nó chỉ không còn nắm giữ vai trò chi phối, vị trí quyết định trong doanh nghiệp mà thôi. Cổ phần hóa không xóa bỏ sở hữu nhà nhà nước mà chỉ giảm mức độ sở hữu nhà nước. Về bản chất thương mại: Cổ phần hóa là việc mua bán cổ phiếu. Người bán là doanh nghiệp mong muốn thu thêm tiền để tăng vốn chủ sở hữu. Họ buộc phải chia nhỏ quyền lực của mình và san sẻ nó cho các chủ sở hữu khác. Người mua cổ phần hướng đến việc hưởng lợi tức từ cổ phần mình đầu tư vào. Khi nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhất định, người mua cổ phần được gia tăng quyền lợi của mình khi tham gia vào hoạt động quản lý, biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có những điểm khác với tính quy luật chung của các nước, bởi: - Các doanh nghiệp mà Việt Nam thực hiện cổ phần hóa được hình thành trong quá trình thực hiện công hữu hóa, tập thể hóa nền kinh tế trước đây. Điều này khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước phát triển khi doanh nghiệp nhà nước là kết quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất đã vượt quá tầm của sở hữu tư nhân, đòi hỏi phải mở rộng quan hệ sở hữu. - Các doanh nghiệp mà nước ta tiến hành cổ phần hóa vốn tồn tại lâu năm trong cơ chế bao cấp và kế hoạch của nhà nước và mới làm quen với cơ chế thị trường, 19
- khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là đã tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, cạnh tranh. - Các doanh nghiệp mà nước ta tiến hành cổ phần hóa chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo yêu vầu và kế hoạch của nhà nước, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là tổ chức và hoạt động vì lợi nhuận tối đa của bản thân và tuân theo quy luật thị trường. - Lý do chính của chủ trương cổ phần hóa ở nước ta là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, khác với lý do thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp ở các nước phát triển là chuyển từ giai đoạn tập trung tư bản sang giai đoạn tập trung vốn xã hội trong và ngoài doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất trong cạnh tranh. Như vậy, chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những tồn tại về tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước – vấn đề đang gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nước ta có những đặc thù, khác biệt nhất định về đối tượng cổ phần hóa, chính sách, quy trình cổ phần hóa, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, xử lý các khoản nợ tồn đọng,... sẽ được đề cập ở phần nội dung sau. 1.2.2. Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một yêu cầu tất yếu khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà quan trọng nhất là từ những hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và lợi ích mà cổ phần hóa đem lại. Những hạn chế của doanh nghiệp nhà nước hiện nay Doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngay sau khi miền Bắc được giải phóng. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tích cự vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, cơ chế bao cấp, nền kinh tế tự cung tự cấp đã triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra tích lũy cho ngân sách nhà nước, tạo việc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 439 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
52 p | 203 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 109 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 84 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
65 p | 80 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 59 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013
96 p | 76 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 73 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 50 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 101 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay
93 p | 76 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam
113 p | 48 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
70 p | 53 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường
45 p | 39 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
64 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
79 p | 51 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn