intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo

Chia sẻ: Tomjerry010 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

65
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có mục tiêu chung là phân tích hoạt động truyền thông của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo để tìm ra những hạn chế công ty gặp phải, từ đó đề ra những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả truyền thông cho công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------  ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE CHO TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ TRIỂN Huế, tháng 01 năm 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------  ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE CHO TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO GV hướng dẫn SV thực hiện Th.S. Nguyễn Thị Thúy Đạt Tên: Nguyễn Thị Triển Lớp: K51B Marketing Khóa: K51 Huế, tháng 01 năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô ở Khoa Quản Trị Kinh doanh – trường Đại Học kinh tế đại học Huế đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thúy Đạt đã tận tâm hướng dẫn, chỉnh sửa, góp ý và nhờ cô em mới hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại trung tâm, được tiếp xúc với thực tế, được hòa mình, phấn đấu và phát triển cùng công ty. Với kiến thức, kinh nghiệm và thời gian còn hạn hẹp, khóa luận chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý Thầy/ Cô và Hội đồng để tôi có thể rút kinh nghiệm trên con đường học tập và làm việc sau này. Sau cùng em xin chúc Quý Thầy/Cô và các anh/chị đang làm việc tại Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo thật nhiều sức khỏe, thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................vii PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................................3 4.2. Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu ...........................................................................3 4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả.....................................................................................4 4.2.2 Đánh giá thang đo.....................................................................................................5 4.2.3 Kiểm định One Sample T Test ..................................................................................5 5. Quy trình nghiên cứu...................................................................................................6 6. Cấu trúc đề tài..............................................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................8 1.1 Cơ sở lí luận về Marketing Online ............................................................................8 1.1.1 Tổng quan về Digital Marketing ............................................................................8 1.1.1.1 Khái niệm digital marketing................................................................................8 1.1.1.2 Vai trò của Digital Marketing..............................................................................8 1.1.1.3 Các kênh digital marketing................................................................................10 1.1.2 Tổng quan về marketing online............................................................................11 1.1.2.1 Khái niệm về marketing online .........................................................................11 1.1.2.2 Vai trò của marketing online .............................................................................11 1.1.2.3 Mô hình truyền thông marketing AIDA............................................................12 1.1.2.4 Mô hình nhận thức AISAS ................................................................................13 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 1.1.2.5 Các hình thức marketing online ........................................................................16 1.1.2.6 So sánh giữa truyền thông marketing online và marketing truyền thống .........21 1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................22 1.2.1 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ..............22 1.2.1.1 Tình hình sử dụng Internet ở Việt nam .............................................................22 1.2.1.2 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay..................23 1.2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông online của các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế.............................................................................................................24 1.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO..............................................................................26 2.1 Giới thiệu chung về trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo .......................................26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................................26 2.1.1.1 Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo .................................................................26 2.1.1.2 Vài nét về công ty TNHH Gia Bảo Event – Media...........................................27 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo ....27 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................29 2.1.4 Tình hình nhân sự .................................................................................................30 2.1.5 Cơ sở vật chất .......................................................................................................30 2.1.6 Sản phẩm dịch vụ của TTĐT âm nhạc Gia Bảo...................................................31 2.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo ..........33 2.2 Hiệu quả của các hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo.................................................................................................................................35 2.2.1 Thực trạng hoạt động truyền thông online công ty đã triển khai .........................35 2.2.1.1 Mục tiêu của các hoạt động marketing..............................................................35 2.2.1.2 Nguồn nhân lực thực hiện .................................................................................36 2.2.1.3 Các kênh trong truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo..36 2.3 Đánh giá của khách hàng của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo truyền thông online của công ty..........................................................................................................44 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 2.3.1 Mô hình nghiên cứu..............................................................................................44 2.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................................................46 2.3.3 Thống kê mô tả mức độ nhận biết các chiến dịch và kênh truyền thông phổ biến .......................................................................................................................................52 2.3.4 Đánh giá của khách hàng đối với kênh youtube và trang fanpage của TTĐT âm nhạc Gia Bảo được xây dựng dựa trên mô hình AISAS. ..............................................55 2.3.4.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...........................................55 2.3.4.2 Sử dụng kiểm định One sample T-Test để kiểm tra mức độ đồng ý của khách hàng đối với các yếu tố triển khai truyền thông trực tuyến theo mô hình AISAS. .......56 2.3.5 Tác động của kênh truyền thông online đến hành vi nhận thức của khách hàng.64 2.4 Kết luận....................................................................................................................67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO ...........68 3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp............................................................................................68 3.1.1. Định hướng của trung tâm...................................................................................68 3.1.2. Thực trạng hoạt động truyền thông online tại trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo qua kết quả đánh giá của khách hàng.....................................................................68 3.2. Giải pháp.................................................................................................................70 3.2.1 Đề xuất về vấn đề quản lý ....................................................................................70 3.2.2 Đề xuất về vấn đề nguồn nhân lực .......................................................................70 3.2.3 Đề xuất về vấn đề xây dựng nội dung truyền thông.............................................71 3.2.4 Đề xuất về vấn đề cải thiện kênh truyền thông online Trang fanpage Gia Bảo Music & Arts Performing Academy - GBM&A ...........................................................71 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................73 1. Kết luận......................................................................................................................73 2. Kiến nghị ...................................................................................................................73 2.1 Đối với trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo ...........................................................73 2.2 Đối với công ty TNHH Gia Bảo..............................................................................74 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Các kênh digital marketing ..............................................................................11 Bảng 2: Sự khác nhau giữa Marketing online và Marketing truyền thống. ..................21 Bảng 3: Cơ sở vật chất của TTĐT âm nhạc Gia Bảo ....................................................30 Bảng 4: Tình hình kinh doanh của TTĐT âm nhạc Gia Bảo giai đoạn 2017-2018 ......34 Bảng 5: Chi phí marketing của TTĐT âm nhạc Gia Bảo giai đoạn 2017-2019............35 Bảng 6: Các hoạt động trên fanpage của TTĐT âm nhạc Gia Bảo ...............................37 Bảng 7: Các chương trình khuyến mãi gần đây. ...........................................................39 Bảng 8: Các video tải lên kênh Gia Bảo Entertainment................................................44 Bảng 9: Các tiêu chí đánh giá theo mô hình AISAS………………………………….44 Bảng 10: Đặc điểm mẫu nghiên cứu. ............................................................................47 Bảng 11: Đặc điểm mẫu khảo sát đối với đối tượng là phụ huynh học viên ................49 Bảng 12: Thống kê các khóa học đang tham gia, mục đích và thời gian tham gia các khóa học của đối tượng khảo sát. ..................................................................................50 Bảng 13: Thống kê mô tả các kênh truyền thông mà khách hàng biết đến trung tâm Gia Bảo.................................................................................................................................52 Bảng 14: Thống kê mô tả mục đích theo dõi trang fanpage/youtube của khách hàng .......53 Bảng 15: Thống kê mô tả mức độ quan tâm đối với các loại thông tin trên trang fanpage của công ty .......................................................................................................54 Bảng 16: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với nhóm biến trong mô hình AISAS......56 Bảng 17: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Attention – Sự thu hút . ………………………………………………………………………………………...57 Bảng 18:Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Interest – Sự hấp dẫn58 Bảng 19: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Search – Tìm kiếm ..60 Bảng 20: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Search – Tìm kiếm ..61 Bảng 21: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Share – chia sẻ.........63 Bảng 22: Mức độ hài lòng của học viên và phụ huynh học viên sau khi lựa chọn trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo (người)...........................................................................64 Bảng 23: Ý định của khách hàng sau khi học tại TTĐT âm nhạc Gia Bảo ..................65 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Mô hình truyền thông AIDA Marketing . ........................................................12 Hình 2: Mô hình AISAS................................................................................................14 Hình 3: Thống kê những mạng xã hội có số người dùng lớn nhất thế giới...................17 Hình 4: Các mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhất ở Việt Nam (%) ...........18 Hình 5: Số liệu thống kê tỷ lệ người sử dụng các thiết bị điện tử tại Việt Nam. .................. 22 Hình 6: Logo TTĐT âm nhạc Gia Bảo..........................................................................26 Hình 7: Cơ cấu tổ chức của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. ..................................................29 Hình 8: Trang fanpage của trung tâm âm nhạc Gia Bảo ...............................................37 Hình 9: Hình ảnh ngày hội trăng rằm............................................................................41 Hình 10: Ảnh đại diện của kênh ....................................................................................43 Hình 12: Trang Fanpage “Hack não 1500 từ tiếng Anh”..............................................72 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích NXB Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân DN Doanh nghiệp GBM&A: Gia Bảo Music & Arts TTĐT Trung tâm đào tạo SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại kinh tế số cùng với cuộc đua “cách mạng công nghiệp 4.0”, vai trò Internet ngày càng trở nên quan trọng đối với mọi hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia. Sự ra đời của Internet được coi là một trong những phát minh vĩ đại của con người, nó làm thay đổi cuộc sống nhân loại, kết nối con người trên khắp các châu lục, chính vì thế số người sử dụng Internet luôn tăng lên không ngừng và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo thống kê của VNETWORK- đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin đại chúng của Việt Nam, năm 2019 dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Chưa dừng lại đó, con số này vẫn tiếp tục tăng cho đến tháng 1 năm 2020 đạt 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam.Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn + 10,0%) kể từ năm 2019 tính đến năm 2020. Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh, truyền hình và đặc biệt là Internet đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Ở thời đại 4.0, thời đại mạng xã hội, truyền thông số và thương mại điện tử lên ngôi. Chính vì thế, sẽ là một bất lợi vô cùng lớn cho những người làm kinh doanh không biết tận dụng các giải pháp marketing online để mở rộng và chiếm lĩnh thị phần. Bill Gates, cựu CEO thành công nhất trong lịch sử Microsoft đã từng có một câu nói rất hay “Trong vòng 5-10 năm nữa nếu bạn không kinh doanh trên mạng thì tốt nhất đừng bao giờ kinh doanh nữa” ông nói điều này đã vào năm 2007 và câu nói đó đã thực sự có ý nghĩa tính đến thời điểm hiện tại. Sự tăng trưởng của công nghệ, đặc biệt là online, khiến khách hàng trở nên chủ động hơn. Khách hàng không còn thụ động ngồi chờ người làm Marketing hay nhà Quảng Cáo cung cấp thông tin đến họ nữa, mà họ chuyển sang thế chủ động, tự đi tìm kiếm, đọc và chia sẻ các thông tin về sản phẩm. Một con số đáng kinh ngạc tại Việt Nam khi chúng ta có tới hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tính tới tháng 1 năm 2020. Điều đó có nghĩa là mỗi người có thể sử dụng nhiều thiết bị di động khác nhau để luân phiên làm một số điều như: giải trí, công việc v.v Với nguồn pin trên thiết bị di động là giới hạn, trong khi tổng lượng thời gian họ sử dụng internet là quá nhiều trong ngày. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Đây là cơ hội vàng cho các trong nghiệp thực hiện các hoạt động marketing online để quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm và truyền tải thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả. Được thành lập vào năm 2016, Gia Bảo có vị thế là một trong những trung tâm uy tín trong lĩnh vực đào tạo âm nhạc cho thế hệ trẻ ở địa bàn thành phố Huế. Trong 5 năm hoạt động và phát triển trung tâm đã tiến hành các hoạt động truyền thông online nhằm quảng bá hình ảnh, thu hút học viên và đã đạt được kết quả đáng mong đợi khi mà số lượng học viên đã liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, công ty vẫn không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cũng như bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài ngay từ bước đầu đi vào hoạt động. Để tồn tại và phát triển thì việc cải thiện các kênh marketing online rất quan trọng, do đó đề tài “Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo” có ý nghĩa thiết thực đối với trung tâm để qua đó tìm ra các điểm hạn chế và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả truyền thông cho TTĐT âm nhạc Gia Bảo. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài có mục tiêu chung là phân tích hoạt động truyền thông của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo để tìm ra những hạn chế công ty gặp phải, từ đó đề ra những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả truyền thông cho công ty. Đề tài được giải quyết thông qua các mục tiêu cụ thể sau đây: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động Marketing Online. Thứ hai, phân tích thực trạng ứng dụng hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Thứ ba, đề xuất giải pháp giúp phát triển hoạt động truyền thông online và cải thiện chất lượng các kênh truyền thông online cho trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động truyền thông online và đánh giá các kênh truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo, Tầng 1, Nhà C6, The Manor Crown, 62 Tố Hữu TP Huế. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2017- 2019; số liệu sơ cấp được thu thập từ 20/10 đến 20/12/2020. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu được cung cấp bởi nhân sự của TTĐT âm nhạc Gia Bảo gồm: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức nhân sự, kêt quả hoạt động kinh doanh năm 2017-2019, số liệu về lao động, ngân sách chi cho hoạt động truyền thông online của công ty v.v Tiến hành thu thập kết quả thống kê các hoạt động online marketing qua các công cụ đang thực hiện hoạt động marketing online tại trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo như Facebook; Youtube về lượt tương tác, phản hồi của trung tâm trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11 và tháng 12 năm 2019. Ngoài ra, sẽ tìm hiểu và thu thập thêm thông tin liên quan thông qua báo chí, các trang web, v.v Dữ liệu sơ cấp Nghiên cứu định tính: Tổ chức phỏng vấn, thảo luận với nhân viên thực hiện hoạt động marketing online của trung tâm, nhân viên chăm sóc Fanpage của trung tâm để tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, tính chất của các hoạt động truyền thông qua Facebook và Youtube mà công ty đã triển khai trong thời gian qua. Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng nhằm điều tra, xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các kênh truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo liên quan đến việc truy cập, phản hồi của khách hàng, tạo ra sự tin tưởng và thu hút khách hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện các kênh truyền thông online của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. Cách thức điều tra: Khảo sát bằng bảng hỏi cho các đối tượng là khách hàng của TTĐT âm nhạc Gia Bảo bao gồm học viên của trung tâm và phụ huynh của các em nhỏ đã và đang là học viên của trung tâm. Đối với đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để tham khảo và phân tích phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập trước để làm cơ sở cho việc nghiên cứu cũng như cung cấp định hướng cho bài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu Phương pháp xác định kích cỡ mẫu Để tính kích cỡ mẫu, tác giả đã sử dụng công thức Cochran (1977) như sau: SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt ∝ . .( ) n= Ɛ Trong đó: n: Kích thước mẫu. ∝ : Giá trị giới hạn tương ứng độ tin cậy (1- α). Với mức ý nghĩa α= 0.05, độ tin cậy (1- α) = 0.95 nên ∝ = 1.96. p: Tỷ lệ tổng thể. Ɛ: Sai số mẫu cho phép, Ɛ=0.1 (Ɛ=10%) Để đảm bảo kích thước mẫu lớn nhất và được ước lượng có độ lớn an toàn nhất thì p*(1 – P) phải đạt cực đại. Do đó ta chọn p=0.5 thì (1-P) = 0.5, ta có số quan sát trong mẫu theo công thức là: . ∗ . ∗( . ) n= = 97 . Để đảm bảo cỡ mẫu khảo sát phù hợp để đưa vào phân tích, nghiên cứu tôi tiến hành hỏi ý kiến 20 đối tượng khảo sát thì chỉ có 17 người đồng ý khảo sát. Vậy tỷ lệ ước lượng đồng ý khảo sát là 85% vì vậy, tôi quyết định khảo sát 114 khách hàng. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người thực hiện khảo sát có khả năng gặp được đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Dựa trên phương pháp chọn mẫu ra những đối tượng thuận tiện cho việc khảo sát trong số những khách hàng của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Số liệu thu thập được tổng hợp theo phương pháp nhân tố thống kê nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Số liệu được xử lí, tính toán bằng phần mềm Excel và SPSS. Phương pháp phân tích 4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả Đề tài sử dụng các tham số như: Số bình quân, trung vị, mode, phương sai, độ lệch chuẩn để tóm tắt và mô tả dữ liệu nghiên cứu, đồng thời sử dụng giá trị kiểm định trung bình đối với các tiêu chí đánh giá trong mô hình nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 4.2.2 Đánh giá thang đo Một thang đo được xem là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩ là cho cùng một kết quả khi đo lặp lui lặp lại. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (Internal Consistency) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation). Hệ số hệ số Cronbach’s Alpha Mức hệ số hệ số Cronbach’s Alpha (Nguồn Hoàng Trọng, Chu Mộng Ngọc (2008), phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, trang 24): Từ 0.8 đến gần bằng 1 thang đo lường rất tốt. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8 thang đo lường sử dụng tốt. Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) Hệ số tương quan biến tổng là hệ số là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994) (4), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và bị loại bỏ khỏi thang đo. 4.2.3 Kiểm định One Sample T Test Kiểm định One-Sample T-Test là phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn phân tích mối liên hệ giữa giá trị trung bình của một tổng thể định lượng với một giá trị cụ thể xác định. Các bước khi thực hiện kiểm định One-Sample T-Test bao gồm: Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của biến tổng thể = giá trị cho trước” Bước 2: Lọc ra các trường hợp thỏa mãn các điều kiện (nếu có) của nhóm đối tượng tham gia kiểm định. Bước 3: Thực hiện kiểm định One-Sample T-Test Bước 4: Tìm giá trị Sig tương ứng với giá trị T-Test đã tính được. Bước 5: So sánh giá trị Sig với giá trị xác suất a Nếu Sig>a thì ta chấp nhận giả thuyết Ho Nếu Sig < a thì ta bác bỏ giả thuyết Ho SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 5. Quy trình nghiên cứu Xác định Cơ sở lí thuyết vấn đề và mô hình nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ Thiết lập bảng hỏi điều tra Khảo sát thử Khảo sát chính thức Phân tích, Kết luận, xử lí báo cáo 6. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 3 phần và 3 chương. Phần I: Phần mở đầu. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động marketing online. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Chương 2: Phân tích hoạt động marketing online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo. Chương 3: Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing online của trung tâm và cải thiện các kênh truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo. Phần III: Kết luận và kiến nghị. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về Marketing Online 1.1.1 Tổng quan về Digital Marketing 1.1.1.1 Khái niệm digital marketing Digital Marketing là một khái niệm khó định nghĩa chính xác vì vậy để định nghĩa khái niệm này chuẩn nhất nên dựa vào các định nghĩa từ các đơn vị chuyên môn. Dưới đây là một vài định nghĩa về Digital Marketing: Theo Vinahost, Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin – Asia Digital Marketing Association. Theo Accesstrade, Digital Marketing ( Tiếp thị kỹ thuật số) là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng nhận thức và quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Theo Admicro, Digital marketing (hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số), đây được coi là hình thức marketing phổ biến và hiệu quả mà mọi doanh nghiệp phải làm. Đây có thể hiểu là hoạt động quảng cáo cho sản phẩm/ thương hiệu, nhằm tác động đến nhận thức, quan tâm của khách hàng. Nói dễ hiểu hơn, Digital Marketing là các hoạt động marketing sản phẩm/dịch vụ mà có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, có tính tương tác cao có sử dụng công nghệ số (digital), kể cả TV, SMS, radio, billboard điện tử v.v để giữ chân khách hàng. 1.1.1.2 Vai trò của Digital Marketing Digital marketing có những vai trò sau đây: Thứ nhất, Digital Marketing có vai trò lớn đến tăng trưởng kinh doanh. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đang có sự chuyển giao từ quảng cáo truyền thống sang Digital Marketing. Đa phần các doanh nghiệp vẫn quảng cáo theo phương thức truyền thống và chưa đạt hiệu quả, cũng chính vì thế Digital Marketing ra đời và giải quyết những điều trên. Kevin O’Kane - Trưởng phòng SME Châu Á-Thái Bình Dương của Google nói rằng: ‘’Thị trường online đang là ‘’Bệ phóng tên lửa’’ giúp đẩy nhanh hiệu quả kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ.’’ SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Thứ hai, đối với doanh nghiệp. Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả doanh nghiệp. Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu của mình trên môi trường online. Không còn giống trước đây khi chỉ có các công ty lớn, đa quốc gia mới nắm bắt và ứng dụng Digital Marketing trong kinh doanh. Hiện nay, vai trò của Digital Marketing đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất quan trọng vì nó giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả và nâng cao kết quả kinh doanh được tốt hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp mới đều có lợi thế lớn khi quảng cáo trên môi trường trực tuyến. Lợi thế dễ thấy nhất là khả năng kết nối với khách hàng tự động mà không cần sử dụng cách nghe gọi truyền thống. Thứ ba, chi phí cho quảng cáo Digital Marketing tiết kiệm hơn so với cách truyền thống. Các doanh nghiệp khi quảng cáo bằng Digital Marketing chiếm ưu thế về vốn phải bỏ ra cho quảng cáo so với cách truyền thống. Theo báo cáo mới nhất về chi tiêu quảng cáo của Gartner chỉ ra rằng các doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 40% khi quảng cáo trên môi trường online. Báo cáo cũng chỉ ra 28% các doanh nghiệp được kiểm tra sẽ chuyển từ chi tiêu theo cách thông thường sang quảng cáo Digital Marketing. Theo HubSpot, môi trường online giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng (CPL) tốt hơn so với các cách tiếp thị khác. Thứ tư, Digital Marketing hướng đến mục tiêu và sự chuyển đổi. Một trong những vai trò của Digital Marketing là quảng bá thương hiệu và tiếp thị nó thông qua phương tiện truyền thông, chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành người mua hàng. Digital Marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và hướng mục tiêu chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm đến đo lường tỷ lệ bán hàng; người đăng ký; khách hàng tiềm năng, giao dịch,… Nếu không có tỷ lệ chuyển đổi tất cả hành động đo lường trên đều không có ý nghĩa và tất cả các nỗ lực quảng cáo của bạn sẽ bị lãng phí. Thứ năm, vai trò Digital Marketing trong việc đảm bảo doanh thu. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Bên cạnh các chuyển đổi tốt hơn thông qua quảng cáo Digital Marketing hiệu quả, vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh thu là điều quan trọng. Với việc nhắm mục tiêu rõ ràng, khách hàng tiềm năng cụ thể, chuyển đổi và tạo doanh thu,… Chính là điều mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng hệ thống Digital Marketing có lợi thế trong việc nâng cao kết quả kinh doanh gấp 3,3 lần. Tiếp thị trên môi trường online mở ra cánh cửa; tiếp cận mục tiêu tốt và mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Thứ sáu, vai trò của Digital Marketing cùng triển vọng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng chiến lược Digital Marketing hiệu quả sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn. Nó mang đến cơ hội kêu gọi hành động mua hàng của khách hàng ngay lập tức. Có nhiều chiến lược giúp bạn chuyển từ kêu gọi khách hàng đưa tới hành động mua hàng. Kêu gọi hành động mua hàng cho bạn biết họ thường làm gì khi đến website của bạn, họ có thể đọc bài blog, tải xuống một cái gì đó, đăng ký hoặc mua hàng. Digital Marketing cung cấp tất cả giải pháp để bạn lựa chọn và tìm ra cho mình giải pháp riêng để tiếp cận và khiến họ đưa ra quyết định mua hàng. Tóm lại, dù là B2B hay B2C; cả hai loại doanh nghiệp đều có thể sử dụng Digital Marketing theo nhiều cách khác nhau. Điều họ cần quan tâm là chiến lược Digital Marketing nào đạt hiệu quả. Tiếp thị trên môi trường online có nhiều cách khác nhau như SEO; trả tiền quảng cáo, thông qua công cụ tìm kiếm (SEM); mạng truyền thông xã hội; Content; SEO thương mại điện tử; Email Marketing; SMS, … Dù áp dụng theo cách nào thì vai trò của Digital Marketing đã trở thành trợ thủ đắc lực; giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. 1.1.1.3 Các kênh digital marketing Digital marketing có một số kênh và chúng có thể được tách thành 2 kênh riêng biệt đó là Online marketing (tiếp thị trực tuyến) và Offline marketing (tiếp thị ngoại tuyến). Sự khác biệt chính giữa hai là các kênh là Online Marketing chỉ dựa trên Internet trong khi các kênh Offline Marketing phải thực hiện với các thiết bị kỹ thuật số không nhất thiết phải kết nối với Internet (ví dụ bảng quảng cáo điện tử). SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Bảng 1: Các kênh digital marketing Online Marketing Offline Marketing Website Marketing Affiliate Marketing TV Marketing Search Engine Optimization Mobile Marketing SMS Marketing Pay-per-Click Advertising Video Marketing Radio Marketing Email Media Marketing Content Marketing Billboard Social Media Marketing Marketing (Nguồn: https://www.vietnetgroup ) 1.1.2 Tổng quan về marketing online 1.1.2.1 Khái niệm về marketing online Theo Mohammed và cộng sự (2001) cho rằng: “E-Marketing là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu của cả hai bên.” Theo Lewis (2015) cho rằng: “Marketing trực tuyến là bất kì công cụ, chiến lược hay phương pháp marketing nào có thể giúp khách hàng nhận diện được doanh nghiệp thông qua mạng Internet”. Nói tóm lại Marketing online (E-Marketing hay Marketing trực tuyến) là việc ứng dụng Internet và công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.1.2.2 Vai trò của marketing online Marketing Online đóng vai trò rất lớn trong việc bổ trợ hoạt động marketing của doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp không có hoạt động marketing online thì rất khó cạnh tranh với các đối thủ khác trên thương trường hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ số và các trang mạng xã hội, việc tận dụng Marketing Online sẽ giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng., từ đó giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thu hút sự quan tâm của khách hàng, làm gia tăng doanh số bán hàng và tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhờ Marketing Online các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể xây dựng, phát triển số lượng khách hàng trung thành một cách dễ dàng khi nhu cầu SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2