Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông triều, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 9
download
Khóa luận phân tích làm rõ những ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu những nội dung ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đưa ra đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đối với phong tục tang ma tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông triều, tỉnh Quảng Ninh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ------------ TRẦN THU HÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG PHONG TỤC TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TRIẾT HỌC HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA: QH-X-2014 Hà Nội, 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ------------ TRẦN THU HÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG PHONG TỤC TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TRIẾT HỌC HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA: QH-X-2014 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM HOÀNG GIANG Hà Nội, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông tin và số liệu được sử dụng là trung thực và ghi rõ nguồn gốc. Tác giả khóa luận Trần Thu Hà
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp về đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông triều, tỉnh Quảng Ninh” là một quá trình đòi hỏi sự dày công tìm tòi, khám phá, nghiên cứu tài liệu và thăm hỏi khảo sát tại chùa. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy TS. PHẠM HOÀNG GIANG – giảng viên khoa Triết học trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – người đã hướng dẫn, tạo điều kiện cung cấp cho em những tư liệu và ý kiến đóng góp quý báu. Tuy nhiên do những hạn chế về cả mặt thời gian và kiến thức, bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong quý thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trần Thu Hà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ NGHI LỄ TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH .................. 6 1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và tình hình Phật giáo tại xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 6 1.1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam ........................................... 6 1.1.2 Tình hình Phật giáo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .......... 12 1.2 Mối liên hệ giữa quan niệm về cái chết của Phật giáo và phong tục tang ma của người Việt .................................................................................. 15 1.3 Nghi lễ phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 18 1.3.1 Nguồn gốc và bản chất của phong tục tang ma ............................... 18 1.3.2 Một số đặc điểm nghi lễ phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh............................................................................................ 23 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG PHONG TỤC TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH ....................................................................................... 30 2.1 Nội dung ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 30 2.1.1 Ảnh hưởng đến hình thức tổ chức tang lễ ........................................ 30 2.1.2 Ảnh hưởng của Tăng Ni và cư sĩ Phật tử trong đám tang ............... 34 2.1.3 Ảnh hưởng đến việc lập bàn thờ Phật trong tang lễ ........................ 39 2.1.4 Ảnh hưởng của Kinh Phật dùng trong phong tục tang ma .............. 42
- 2.1.5 Ảnh hưởng đến việc làm lễ cầu siêu cho người quá cố ................... 45 2.2.6 Ảnh hưởng đến nghi lễ cúng dường, bố thí, từ thiện sau tang ma ... 50 2.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh từ góc độ triết học ............................ 54 2.2.1 Thế giới quan.................................................................................... 54 2.2.2 Nhân sinh quan................................................................................. 57 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 60 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 64 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 67
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Qua hàng nghìn năm, tư tưởng Phật giáo đã du nhập, truyền bá và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nước ta. Đông Triều là một vùng đất cổ, xưa gọi là An Sinh, là trung tâm Phật giáo đời Lý Trần, là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền mang bản sắc Phật giáo riêng của Việt Nam do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Những nền tảng Phật giáo đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán của người dân nơi đây, trong đó phải kể đến những ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma. Con người sinh ra, lớn lên, học hành, đỗ đạt, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái rồi cũng có ngày trút hơi thở cuối cùng, xa rời cuộc đời. Có người chôn sau mấy thước đất, có người trở thành một nắm tro tàn, cát bụi lại trở về với cát bụi. Họ sống một cuộc sống bình thường như mọi người cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, để lại niềm thương tiếc cho những người còn sống. Theo thời gian, tang ma là một trong số rất nhiều các phong tục tập quán chịu ảnh hưởng của tôn giáo, trong đó chiếm phần lớn là Phật giáo. Khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã gạt bỏ phần triết lý xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc sống trần thế hằng ngày. Những quan điểm về đạo hiếu, lòng từ bi, bác ái, về linh hồn, thuyết luân hồi, nghiệp báo… đã trở nên rất phù hợp với lối sống nông thôn, tình làng nghĩa xóm của người Việt thông qua những nghi thức tiễn đưa một con người về nơi an nghỉ cuối cùng. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân thị xã Đông Triều ngày càng được nâng cao. Tang ma cùng những nghi thức của nó càng được coi trọng, đó là nơi thể hiện tấm lòng, sự tận tụy của người sống đối với người đã khuất. Nhìn dưới góc độ văn hoá, phong tục tang ma là một hiện tượng văn hoá xã hội phản ánh đặc trưng văn hoá tộc 1
- người. Xét về mặt khoa học, nghiên cứu tang ma là hướng tiếp cận để tìm hiểu những giá trị văn hoá truyền thống tộc người, góp phần vào quá trình giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên khảo riêng về sự kết nối giữa Phật giáo và phong tục tang ma của người dân địa phương nơi đây. Nghiên cứu tang ma của người dân Đông Triều là một hướng tiếp cận nghiên cứu nhằm làm rõ những nét độc đáo, những giá trị văn hóa – xã hội truyền thống của người Việt và những biến đổi trong tang ma dưới tác động của tôn giáo và quá trình giao lưu văn hóa. Trong bối cảnh hầu hết các chùa ở Việt Nam đều theo Tịnh Độ Tông và các tín đồ có niềm tin Phật giáo đều mong muốn có nghi lễ cầu nguyện của Phật giáo trong lễ tang của người thân, người viết xin được đề cập về “Ảnh hưởng Phật giáo trong phong tục tang ma của người dân thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” làm đối tượng để khảo cứu, qua đó nhận định được mức độ ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tâm linh của người dân địa phương. Nghiên cứu tang ma của người dân thị xã Đông Triều vừa góp phần bảo lưu văn hóa tộc người truyền thống vừa góp phần giúp cho các cán bộ quản lý văn hóa, các cơ quan chức năng tiếp tục bảo tồn những giá trị tốt đẹp của phong tục tang ma cũng như có những biện pháp thích hợp trong việc quản lý tôn giáo, tín ngưỡng, hoạch định các chính sách đối với cộng đồng dân cư. 2. Tình hình nghiên cứu Phật giáo là một tôn giáo lớn nhất nước ta do vậy đã luôn được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu các công trình tiêu biểu như: “Phật giáo nguyên thuỷ đến thế kỉ XIII” của Trần Văn Giáp; “Việt Nam Phật giáo sử học” của Thích Mật Thể; “Phật giáo Việt Nam” của nhiều tác giả do giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, hay “Lược sử Phật giáo Việt Nam” của Thượng toạ Thích Minh Tuệ… các công trình này đã tổng kết khái quát tiến trình lịch sử Phật giáo tại Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về Phật 2
- Giáo ở Việt Nam như: “Tư tưởng Phật Giáo” của Nguyễn Duy Hinh đã đi sâu nghiên cứu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Đặc điểm Phật giáo Việt Nam được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản địa có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập. Còn nhiều tác giả như Thiền sư Đinh Lực và Cư sĩ Nhất Tâm trong công trình “Phật giáo Việt Nam và Thế giới” đã mô tả Phật giáo và những vấn đề cơ bản của Phật, Pháp, Thiền. Tôn giáo hiện hành và sự ảnh hưởng của nó tới văn hoá, kinh tế, chính trị của các quốc gia, các dân tộc. Tuy có các cách tiếp cận và sự cảm nhận khác nhau nhưng các tác phẩm trên đã khám phá rất cặn kẽ và rành mạch về Phật giáo thế giới cũng như Phật giáo Việt Nam – một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm và không phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu và vẫn thường xuyên được bản địa hóa để trở thành một phần tâm linh của dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu về phong tục tang ma có các công tình tiêu biểu như: Ngô Bạch (2011) “Tục ma chay cưới hỏi”; Nguyệt Hạ (2005) “Phong tục hôn lễ tang lễ tế lễ Việt Nam”; Hoàng Tuấn Phổ (2010)“Nguồn gốc – ý nghĩa tang lễ người Việt”; Nhất Thanh (2016)“Đất lề quê thói”; Đào Duy Anh (2010)“Việt Nam văn hóa sử cương”; Toan Ánh (2005) “Tín ngưỡng Việt Nam”; Hoàng Quốc hải (2005) “Văn hóa phong tục”; Phan Kế Bính (2011) “Việt Nam phong tục”... Những tác phẩm này đã nghiên cứu các vấn đề phong tục, tập quán nói chung và phong tục tang ma nói riêng. Các cuốn sách đã chỉ ra nguồn gốc, sự hình thành các nghi lễ và ý nghĩa của chúng còn lại cho đến ngày nay, khẳng định sự phong phú đa dạng của nền văn hóa nước ta. Ở đây, các cuốn sách đã nhắc tới sự có mặt của Phật giáo trong tang lễ, song chỉ xuất hiện với tư cách yếu tố tôn giáo đan xen vào phong tục tập quán và nền văn hóa bản địa, mà chưa phải là một công trình nghiên cứu chuyên sâu. 3
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian Việt Nam có các công trình tiêu biểu như: Trần Quốc Vượng (2003) với “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm”; Nguyễn Đăng Duy (1999) với cuốn sách “Phật giáo với văn hóa Việt Nam”; Nguyễn Bá Hoàn (2007) với cuốn sách “Phật giáo và cuộc sống: Chân dung và đối thoại”… Liên quan đến đề tài khóa luận, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu và cụ thể về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tang ma của người Việt dưới góc độ tôn giáo, triết học. Là một người dân Đông Triều, tôi muốn đi sâu nghiên cứu để làm rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo tới phong tục tang ma tại địa phương mình qua một số biểu hiện cụ thể: Hình thức tổ chức, thực hành tang lễ; Sự xuất hiện của yếu tố Phật giáo như Tăng Ni Phật tử, bàn thờ Phật, kinh Phật, lễ cầu siêu, nghi lễ cúng dường … Qua đó, nêu lên ý nghĩa triết học về thế giới quan cũng như nhân sinh quan của Phật giáo với phong tục tang ma. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Khóa luận phân tích làm rõ những ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ: Một là, khái quát về Phật giáo ở Việt Nam và nghi lễ tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Hai là, nghiên cứu những nội dung ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ba là, đưa ra đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đối với phong tục tang ma tại địa phương. 4
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Những ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Khoá luận nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày nay (cụ thể là nghiên cứu chủ yếu tại địa bàn thị xã Đông Triều và một số chùa trên địa bàn như chùa Kỉnh, chùa Linh Ứng, chùa Tế, chùa Chạo Hà, chùa Đồn Sơn, chùa Thiên Trúc…) 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp: phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống – cấu trúc, phương pháp liệt kê, phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn… Ngoài ra, khoá luận có tham khảo một số công trình nghiên cứu của các học giả liên quan đến các vấn đề có trong đề tài này. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận gồm có 2 chương và 5 tiết. 5
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ NGHI LỄ TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và tình hình Phật giáo tại xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 1.1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học – tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha) (khoảng 563 – 483 TCN), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya. Vị thái tử này đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương giả, nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàng cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tất Đạt Đa ngộ rõ căn nguyên sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”. Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm tinh thần trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo lý nhà Phật tuy có nhiều tông phái khác nhau, nhưng tựu trung những điểm được đề cập sau đây vẫn là những nền tảng cơ bản. Thế giới, vũ trụ, theo quan niệm Phật giáo, là luôn vận động, biến đổi, các biến đổi diễn ra nhanh như chớp mắt, và thế giới thì không có trước, không có sau, vô thủy, vô chung. Đó cũng chính là lẽ vô thường, tức không có gì là tồn tại cố định, mà có đó, mất đó. Con người cũng thuộc dòng chảy không ngừng đó, nên không gì là bản thân ta cả, tức vô ngã. Những biến đổi này, nói theo ngôn 6
- ngữ hiện đại, là do tự thân vận động, không xuất phát từ bên ngoài, mà từ lẽ nhân duyên, theo luật nhân quả, nghiệp báo. Tùy thuộc vào nghiệp báo mà biến đổi của các sinh linh diễn ra trong cõi phàm và siêu phàm, hoán chuyển từ cõi này sang cõi kia, đó là luân hồi. Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho rằng đời là bể khổ, và nguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử, là những ham muốn nhục dục, xuất phát từ sự che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), làm cho ta cố chấp trong việc phân biệt cái ta và cái khác ta, dẫn đến thái độ “ngã chấp”, trọng cái ta, khiến con người ta vô minh. Muốn thoát khỏi bể khổ thì phải diệt dục, nhẫn nhục, từ bi, hỉ xả, hy sinh, đi theo con đường của bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định. Những giáo lý mang nặng tính triết lý, đạo đức này đã có một ảnh hưởng sâu rộng lên phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam ta. Đạo Phật được truyền ra ngoài biên giới rất sớm theo hai hướng chính: Một về phương Nam, hình thành nên phái Nam Tông (Phật giáo Tiểu Thừa), một về phương Bắc hình thành nên phái Bắc Tông (Phật giáo Đại Thừa). Tiểu Thừa hay Đại Thừa được coi như những cỗ xe đưa chúng sinh đến nơi thanh tịnh, đến giải thoát, nhưng nếu Tiểu Thừa như “cỗ xe nhỏ”, ngụ ý chỉ chở một người thì Đại Thừa như “cỗ xe lớn”, ngụ ý chở nhiều người. Tuy công năng của Phật giáo Tiểu Thừa và Phật giáo Đại Thừa có sự khác nhau nhưng cả hai phái đều tôn trọng những tư tưởng cơ bản về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã có được sự giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo gió mùa tây nam mà đi về đông. Họ đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp đường biển (đường gia vị) hay đường bộ (con đường Tơ lụa qua 7
- thảo nguyên) vào trong nội địa Trung Hoa. Trong khi đợi gió mùa đông bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Bắc Ninh). Du nhập vào nước ta, Phật giáo đã dung hòa được với hệ tư tưởng, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, vì vậy nó nhanh chóng tìm được chỗ đứng và có những ảnh hưởng nhất định với đời sống văn hóa tinh thần nước ta. Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành “Bụt” [16,27] từ đó chữ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Phật giáo nam truyền được địa phương hóa, Bụt được dân gian hóa coi như một vị thần cứu giúp người tốt. Sau này, vào thế kỷ thứ IV – V, do ảnh hưởng của Phật giáo nhà Hán, Trung Quốc mà từ “Bụt” bị thay thế dần bởi từ “Phật”. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành “Phật đà”, “Phật đồ” rồi được rút gọn thành “Phật”. Vào thế kỷ II, sự thâm nhập của Phật giáo đã ở vào một giai đoạn mới, hình thành tăng đoàn, công việc hành đạo từ đó mà cũng đi vào tổ chức, các tăng sĩ bắt đầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng đã được xây cất. Ở thế kỷ này, sự hành đạo cũng gặp một ít trở ngại từ phía những người ủng hộ Khổng, Lão. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản được ảnh hưởng của Phật giáo vì nó đã thâm nhập vào dân gian. Tinh thần hòa đồng giáo lý là nét nổi bật trong sự du nhập và định hình Phật giáo Giao Châu trong thế kỷ thứ hai này. Phật giáo thâm nhập vào đây một cách êm thấm, không có sự chống đối của tín ngưỡng dân gian. Tuy Phật giáo cũng phải có một ít nỗ lực trước giới cai trị Hán tộc, nhưng không bằng sự phản kháng, mà bằng sự hòa đồng. Điều này xuất phát từ tinh thần cởi mở của Phật 8
- học, và Phật tử thì sẵn sàng học hỏi, đối thoại với những tư tưởng khác. Kết quả của tinh thần này là không những đã sử dụng được từ ngữ Nho, Lão để truyền bá Phật giáo, mà còn làm cho nghững người theo Khổng, Lão thấy được chiều sâu của Phật học. Sang thế kỷ V – VI, lại có thêm luồng Phật giáo đại thừa Bắc Tông từ Trung Quốc tràn vào. Vào thế kỷ thứ VI, nước ta là một quốc gia có sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo. Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông. Tuy nhiên, khi truyền vào nước ta thì không có sự tách biệt rạch ròi, mà là sự tổng hợp các tông phái cùng với phong tục tập quán, tín ngưỡng bản địa, vì vậy không có tông phái nào là thuần khiết. Thiền Tông lấy thiền định làm pháp tu (tu thiền: yên lặng mà suy nghĩ) chủ trương của Thiền Tông là không câu nệ vào sách vở mà chủ yếu dựa vào thiền định để giác ngộ Phật tính cho mình. Thiền Tông quan niệm Phật tại tâm, Phật có ở mọi nơi, giáo lý của Thiền Tông gần gũi với chúng sinh, làm cho con người tin vào mình, tin vào công lao tu dưỡng để thành công trong công việc tiếp nhận chân lý. Ngoài ra, Thiền Tông còn có một số yếu tố khác dễ thu hút nhiều người theo như lấy việc phục vụ xã hội làm điều kiện tu hành, chấp nhận sự bần khổ và xem lao động cũng là cách tu chân chính. Quan niệm như vậy đã làm cho Thiền Tông dễ dàng đi sâu vào tầng lớp quần chúng lao động. Tịnh Độ Tông do nhà sư Tuệ Viễn sáng lập ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ IV, Tông phái này chủ trương thờ Tam Bảo (A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí) và niệm Phật, dựa vào Phật lực để giải thoát là chủ yếu, chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khỏi đau khổ, đó là việc hướng họ đến một cõi niết bàn cụ thể, gọi là cõi Tịnh Độ. Đây là tông phái mang tính phổ quát, dân giã nên thu hút đông đảo tín đồ, tông phái này có những nét gần gũi với người dân lao động. Với trình độ tư duy có hạn, người dân không hiểu được sự cao siêu của giáo lý Phật giáo, bằng tấm lòng thành kính, họ mong được 9
- Phật chứng giám để phù hộ, che chở, giúp đỡ họ có được sức mạnh, niềm tin để có thể chiến thắng được những trở ngại trong cuộc sống. Mật Tông (Chân Ngôn Tông) do một nhà sư Ấn Độ khai lập khoảng thế kỷ thứ II sau Công Nguyên. Mật Tông được hình thành trên nền tảng tư tưởng của Phật giáo Đại Thừa, nhưng cách tổ chức, tu tập lại mang màu sắc của Ấn Độ giáo, có tính chất huyền bí, nặng về ẩn chú phù phép, lễ thức thờ phụng tương đối phức tạp. Mật Tông đề cao vai trò của người xuất gia tu hành. Phật giáo Mật Tông đáp ứng được nhu cầu tâm linh luôn đặt niềm tin vào sự che chở của thánh thần, cầu mong có những bùa phép để chế ngự ma quỷ, đem lại yên bình cho cuộc sống của người dân nước ta lúc đó. Đây là phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí để thu hút tín đồ và mau chóng hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật… Tới thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh. Những người thâm thúy về đạo Phật như Từ Đạo Hạnh, Khổng Lộ, Mẫn Giá, Lư Ân đều là những bậc danh nho. Chùa chiền được xây tại khắp trong nước, dân chúng tô tượng, đúc chuông, sùng bái đức Phật Thích Ca. Sang thời Hậu – Lê, nhà nước lấy Nho giáo làm chủ đạo tinh thần nên Phật giáo dần suy giảm. Nói vậy không phải đạo Phật không còn ảnh hưởng với dân chúng nữa, đạo Phật vẫn được dân chúng theo và tin nhưng song song với đạo Phật là đạo Nho và đạo Lão. Trong thời kỳ này, tại miền Bắc, thuộc ảnh hưởng của Chúa Trịnh, đạo Phật đi vào con đường suy giảm, thì ở miền Trung, thuộc ảnh hưởng của chúa Nguyễn, Phật giáo lại bắt đầu thịnh đạt. Chính chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ vào năm 1601 tại Thuận Hóa. Khi Pháp sang đô hộ Việt Nam, Phật giáo đi vào chỗ suy kém. Người Pháp đã tận tình nâng đỡ Công giáo nên chèn ép đạo Phật. Đi vào chỗ suy kém, nhưng Phật giáo không bao giờ bị diệt vong tại Việt Nam vì tín đồ đạo Phật, mặc mọi hoàn cảnh hình thức bên ngoài, luôn luôn tin ở đạo, vì đạo càng bị chèn ép thì lòng tin tưởng của tín đồ lại càng mạnh mẽ hơn. Vào những thập niên đầu thế kỷ 10
- XX, do ảnh hưởng phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới, Phật giáo Việt Nam cũng chuyển mình phục hưng, khởi đầu từ các đô thị miền Nam rồi miền Trung với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu. Cho đến năm 1964, các hội đoàn Phật giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất dưới một mái nhà chung là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và sau 17 năm hoạt động giáo hội này đã ngưng mọi sinh hoạt vào năm 1981. Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất vào năm 1975, năm 1981 chín tổ chức Phật giáo trong cả nước đã tổ chức đại hội, thống nhất làm một và lấy danh hiệu là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Cho tới ngày nay, nhân dân một phần lớn theo đạo Phật, và bất cứ ở đâu trong thời bình, ta cũng được nghe thấy tiếng chuông chùa văng vẳng thu không lúc tinh sương cũng như buổi chiều tà. Mỗi làng, mỗi xóm đều có ít nhất một ngôi chùa. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2009, có 6.802.318 tín đồ Phật giáo [37], còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường… [38] Phật giáo Ấn Độ và nhiều nước khác không chủ trương nhập thế mà là một tôn giáo xuất thế. Trong lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng có thời kỳ như vậy, nhưng nhìn chung, Phật giáo nước ta là Phật giáo nhập thế. Phật giáo xuất thế nhấn mạnh “đời là bể khổ” và con đường thoát khỏi bể khổ là tu tập kiên trì để đạt tới cõi Niết bàn không còn đau khổ và bất công. Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh nguyên nhân của nỗi khổ là do chính con người và xã hội nên Phật giáo Việt Nam thường coi việc đạo chính là cuộc đời. Con đường thoát khổ là con đường đấu tranh diệt ác, tu nhân tích đức thành người lương thiện và khuyến khích con người làm việc thiện dưới nhiều hình thức phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. 11
- Dù Phật giáo bị thăng trầm, truân chuyên theo vận nước, nhưng Phật giáo đã hoà vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc, đã đồng cam cộng khổ với dân tộc, cùng dân tộc đi qua bao khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy qua những thời đại cực thịnh của đất nước đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh như thời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần v.v... Tuy quyện mình vào lòng dân tộc nhưng giáo lý chứa đựng trong ba tạng kinh điển của Phật giáo vẫn giữ được vẻ tinh khiết vốn có của nó và dòng thiền Trúc Lâm đã được khôi phục vào cuối thế kỷ thứ XX, tiếp nối mạng mạch của lịch sử Phật giáo Việt Nam. 1.1.2 Tình hình Phật giáo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Đông Triều – Triều đình phía Đông, tên gọi địa danh này được đặt từ đời vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369), xưa kia gọi là An Sinh – là quê gốc của nhà Trần – một trong những triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Việt Nam. Nếu Kinh đô Thăng Long và Thiên Trường Nam Định là hai trung tâm chính trị, thì Đông Triều là một trung tâm văn hóa đặc sắc của nhà Trần với những chùa tháp nổi tiếng, là nơi nhiều vị quốc sư tu hành đắc đạo. Đông Triều có các dấu tích chùa, tháp độc đáo qua suốt các thời kỳ Lý – Trần – Lê, đóng góp to lớn vào việc khai sinh, hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – tông phái Phật giáo Việt Nam duy nhất, phát triển thành công nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông (1258 – 1368) khai sáng với ba Thiền sư kiệt xuất là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Vua Trần Nhân Tông học Phật qua sự hướng dẫn của Tuệ Trung Thượng Sĩ, một Thiền sư cư sĩ nổi tiếng đời Trần. Sau khi xuất gia, vào năm 1299, với đạo hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, Ngài lên tu ở núi Yên Tử (nay thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) và tại đây, lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền Việt Nam 12
- đầu tiên, mang tính chất độc lập Việt Nam với sự kết hợp hài hòa của Phật giáo Ấn – Hoa. Lập ra Thiền phái Trúc Lâm này, Trần Nhân Tông đã thống nhất được ba Thiền phái tồn tại trước đó là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, đồng thời thu toàn bộ Giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. [30,16]. Nối tiếp Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa (Đồng Kiên Cương, 1284 – 1330). Qua hơn hai mươi năm lãnh đạo, Pháp Loa đã cho sang khắc bộ Đại Tạng kinh với hơn 5.000 quyển, xây dựng hàng trăm ngôi chùa như Báo Ân, Quỳnh Lâm, Thanh Mai và trực tiếp giảng dạy giáo lý, có tới ba nghìn đệ tử đến cầu pháp và đắc pháp. Ông để lại các tác phẩm khuyên người xuất gia chăm lo việc tu đạo, khuyên mọi người hiểu sâu con đường tu thiền chân chính bằng việc học giới luật, thiền định và trí tuệ, chỉ rõ cách học cần sáng tỏ. Người cuối cùng trong số ba vị tổ Trúc Lâm là Huyền Quang (Lý Đạo Tái, 1254 – 1334), hơn Pháp Loa tròn ba mươi tuổi nhưng lại tu hành muộn hơn, từng làm quan trong triều đình rồi mới từ chức đi tu. Nhìn chung Thiền Phái Trúc Lâm là một dòng Thiền tổng hợp được ba yếu tố đặc thù của xã hội. Trần Nhân Tông đại diện cho quý tộc, Pháp Loa đại diện cho nông dân và Huyền Quang đại diện cho Nho sĩ. Sự Tổng hợp đó đã tạo nên nét đặc thù của Thiền phái Trúc Lâm mà các Thiền phái trước đó không có được, kể từ đó, đạo Phật đi vào xã hội với tinh thần nhập thế cụ thể, giáo hội tổ chức chặt chẽ, củng cố tinh thần đạo pháp và dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh. Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không những mang ý nghĩa rất lớn về tính tự chủ của dân tộc ta từ kinh tế, chính trị, văn hóa mà đến cả tôn giáo cũng không bị lệ thuộc vào các dòng thiền trước ảnh hưởng từ Trung Hoa. Từ mô hình tổ chức đến nội dung tu tập hành trì thể hiện bản sắc dân tộc của nước Đại Việt. Nằm trên địa bàn thị xã Đông Triều, gắn với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là khu di tích lịch sử nhà Trần với quần thể khu lăng mộ, nơi thờ 13
- cúng và dấu tích những ngôi chùa, tháp, am… được xem là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thời bấy giờ. Trên đất Đông Triều hiện nay có ba di tích chùa nổi tiếng liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tông phái Trúc Lâm là chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên và đặc biệt là am và chùa Ngoạ Vân. Chùa Quỳnh là ngôi chùa hoàng gia to lớn, do Quốc sư Nguyễn Minh Không xây dựng dưới thời vua Lý Thần Tông (1116 – 1138). Đến thời Trần, dưới sự trụ trì của Pháp Loa, chùa đã trở thành một trung tâm truyền bá bậc nhất của Thiền phái Trúc Lâm, cho xây dựng thành Quỳnh Lâm viện, làm nơi giảng kinh, đào tạo các đệ tử, in kinh Phật truyền bá đi các nơi. Nhiều vua Trần và các vương hầu quý tộc, danh sĩ thường đến chùa và cúng ruộng đất hay tiền của cho chùa. Sư Pháp Loa còn cho đúc nhiều tượng, trong đó có tượng Di Lặc nổi tiếng, là một trong “An Nam tứ đại khí”. Đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh vào xâm chiếm nước ta, chúng tàn phá tự viện Quỳnh Lâm, tượng Di Lặc để đúc súng. Đó là lý do vì sao tu viện Quỳnh Lâm to lớn dưới thời Trần nay chỉ còn là những phế tích nằm sâu dưới lòng đất. Vào thế kỷ XVI – XVIII, cùng với sự phục hồi của Phật giáo, chùa được đại trùng tu và tiếp tục giữ vai trò là trung tâm Phật giáo của xứ Đông. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, thiền sư Chân Nguyên chọn chùa Quỳnh Lâm là nơi khởi xuất việc khôi phục lại dòng Thiền Trúc Lâm. Tiếp nối sự nghiệp đó, đệ tử của Ngài Chân Nguyên là Thiền sư Như Hiện đã tiếp tục xây dựng, tôn tạo trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm. Năm 1730, dưới sự hỗ trợ của triều đình Lê – Trịnh mà trực tiếp là chúa Trịnh Giang, toàn bộ chùa đã được xây dựng lại. Triều đình đã huy động đinh tráng của các huyện Đông Triều, Chí Linh và Thủy Đường trong nhiều năm để tham gia xây dựng. Trong thế kỷ XX, chùa bị nhiều tai họa, nhất là vụ cháy chùa năm 1910, vụ máy bay quân Pháp ném bom năm 1947. Từ năm 1997, huyện Đông Triều đã thường xuyên cho trùng tu lại chùa như hiện nay. [30,34-35] Chùa Hồ Thiên (cõi Tiên an lạc) nằm trên núi Trù Phong được Pháp Loa cho xây dựng vào năm 1327. Theo tương truyền Hồ Thiên là nơi các vị cao tăng 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Quan niệm về tự do của Immanuel Kant
53 p | 91 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Quan niệm của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”
61 p | 79 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Giải thoát luận trong Phật giáo nguyên thủy và chủ nghĩa hiện sinh của J.P. Sartre: Những điểm tương đồng và khác biệt
70 p | 49 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud
75 p | 86 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Nhận diện lễ hội truyền thống Việt Nam thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng
86 p | 80 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Tư tưởng về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước của các nhà triết học phương Tây cận – hiện đại và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay
71 p | 60 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tư tưởng đạo đức học trong Phân tâm học của S. Freud
75 p | 58 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Vai trò của tư duy trong việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
62 p | 68 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên
103 p | 69 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Hiện tượng học Edmund Husserl dưới góc nhìn của Trần Đức Thảo
73 p | 62 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Diễn giải của Berdyaev về tư tưởng triết học của Dostoevsky trong tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky”
47 p | 50 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông
62 p | 62 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
72 p | 44 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tư tưởng triết học giáo dục đại học của Wilhelm Von Humboldt
54 p | 44 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
79 p | 72 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở Mai Châu – Hòa Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay
60 p | 47 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 – 1928
87 p | 52 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn