Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông
lượt xem 11
download
Mục đích của khóa luận là đi tìm hiểu về bối cảnh ra đời thiền phái Trúc Lâm, cũng như làm rõ một số vấn đề triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC --------------------------- PHẠM LINH NHI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X HÀ NỘI, 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC --------------------------- PHẠM LINH NHI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Lan HÀ NỘI, 2019
- Lời cám ơn Đề tài “Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm theo học chương trình cử nhân chuyên ngành Triết học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS.Lê Thị Lan thuộc Viện Triết học - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện khóa luận này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Triết học đã đóng góp những ý kiến quý báu cho khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và bài khóa luận này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày...tháng... năm 2019 Sinh viên Phạm Linh Nhi
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG .................................................... 7 1.1. Bối cảnh Phật giáo thời Trần ......................................................................... 7 1.1.1. Những chính sách buổi đầu của nhà Trần ................................................. 8 1.1.2. Vài nét về đời sống tư tưởng đời Trần ......................................................... 9 1.2. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành triết học triết học Phật giáo Trần Nhân Tông ...................................................................................................... 11 1.2.1. Trần Thái Tông – Trần Thánh Tông, hai vị Hoàng đế đầu đời Trần và những chủ trương đối với Phật giáo. ...................................................................... 12 1.2.2. Tinh thần siêu thoát của Tuệ Trung Thượng Sĩ. ...................................... 23 1.2.3. Trần Nhân Tông và việc khai sinh ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. ..... 25 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 29 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ QUAN NIỆM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CON ĐƯỜNG TU TẬP GIẢI THOÁT ................................. 30 2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về Phật, Phật tính, niết bàn. .................. 30 2.1.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật”................................................. 30 2.1.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật tính”. ........................................ 33 2.1.3. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “niết bàn”. .......................................... 40 2.2. Một số quan niệm về nhân sinh và con đường tu tập giải thoát của Trần Nhân Tông................................................................................................................ 43 2.2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về nhân sinh. ......................................... 43 2.2.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về con đường tu tập và giải thoát........... 47 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 55 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 58 1
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật công nghệ ngày nay, bên cạnh những thành tựu vĩ đại mà cả nhân loại đã đạt được trong nền văn minh vật chất thì những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, tôn giáo không hề bị xem nhẹ. Mà ngược lại nó ngày càng được coi trọng và quan tâm hơn. Cùng với thay đổi của xã hội, trong điều kiện lịch sử mới, các tôn giáo không ngừng thay đổi để ngày càng thích ứng và phù hợp hơn. Chính sự phát triển và giao lưu giữa các tôn giáo đã góp thêm phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa trong các lĩnh vực. Vì vậy, việc nghiên cứu về tôn giáo nói chung là không thể bỏ qua. Bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, hay nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức, bên cạnh những điểm mạnh mà công nghệ khoa học kỹ thuật đem lại thì đời sống tinh thần của con người trong xã hội lại ngày càng phải đối mặt với những áp lực, những khổ nạn mới như: sự phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh và xung đột, ô nhiễm môi trường, sự tha hóa về mặt đạo đức, lối sống... Để giúp con người giải thoát được những khổ nạn ấy, dường như chúng ta không thể không nhắc tới Phật giáo với những giá trị nhân bản trong việc giải thoát cho con người về mặt nhu cầu tâm linh, bù lấp khoảng trống và nỗi thất vọng trong lòng con người trong một thế giới vong thân. Với khả năng điều chỉnh sự cân bằng trong nội tâm, Phật giáo có thể giúp con người sống hài hòa, an vui hơn trong thực tại. Ngày nay, có một điều ngạc nhiên khi mà nhân loại, đặc biệt là các nước Phương Tây đang có trào lưu hướng về Châu Á, nhất là hướng về đạo Phật. Vì sao vậy? Điều này có thể lý giải một phần từ những giá trị nhân sinh của đạo đức Phật giáo. Hơn nữa, Phật giáo đã thực sự nhập thế trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, kể cả trong các hoạt động kinh tế, tưởng như rất xa lạ với giáo lý Phật giáo. Hơn thế, Phật giáo hiện đại không dạy con người ta xa rời cuộc sống để làm thần, làm thánh hay xuất gia để làm hòa thượng nơi chùa chiền, rừng xa mà hướng tới cải tạo xã hội, cải tạo thế giới bằng đạo đức, làm cho con người chúng ta ngày càng nhân văn hơn. 2
- Phật giáo du nhập vào Việt Nam ta từ khá sớm và đã nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa, trở thành một tôn giáo của dân tộc. Trải dài suốt lịch sử phát triển Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Các thiền sư Việt Nam, đặc biệt là dưới các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã tích cực khi đem tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho đất nước, cho dân tộc mà không hề cầu lợi, luôn giữ thái độ xuất thế. Phật giáo do vậy còn tạo nên những yếu tố quan trọng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Cho đến hiện nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về triết học Phật giáo, điển hình trong đó là Triết học Phật giáo Trần Nhân Tông có những đặc điểm và nội dung gì, tính hiện đại của triết học Trần Nhân Tông nằm ở vấn đề nào... ? Để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, cùng với sự say mê nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề trong triết học Phật giáo Trần Nhân Tông” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Là một tôn giáo – triết học lớn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, Phật giáo có một khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu tổng quan hay các khía cạnh khác nhau. Về khái niệm triết học Phật giáo cũng đã có nhiều bài viết, tiêu biểu là Đỗ Quang Hưng với “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa” (tạp chí Khoa học xã hội số 9/006, tr58-66). Trong đây, tác giả đã rất đề cao vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại và những thay đổi của Phật giáo nói chung cho phù hợp với thời đại. Từ đó, tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng nhấn mạnh, Phật giáo hiện nay là Phật giáo nhập thế. Khái niệm “nhập thế” được tác giả phân tích, chứng minh là không đồng nhất với khái niệm “thế tục hóa” của phương tây, xu hướng nhập thế của Phật giáo được tác giả phân tích, chứng minh là không đồng nhất với khái niệm “thế tục hóa” của phương Tây. Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc với “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam” (tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 8/2008, tr25-32) đã đi phân tích rất cụ thể về khái niệm nhập thế dưới góc độ chức năng, nhiệm vụ của 3
- tăng ni, Phật tử và đi đến kết luận: Phật giáo nhập thế là Phật giáo từ bi và đắc dụng. Sau đó, tác giả đi làm rõ tinh thần nhập thế của Phật giáo dân gian Việt Nam,... Nhắc đến Phật giáo Việt Nam nói chung cũng như triết học Phật giáo nói riêng , chúng ta không thể không nhắc tới Trần Nhân Tông. Ông đã kế thừa dòng chảy của những vị tiền bối đi trước và vận dụng linh hoạt nó vào tư tưởng Thiền giáo. Nghiên cứu về ông cũng như về tư tưởng Thiền học có khá nhiều công trình như sau: Tác giả Lê Mạnh Thát cũng có khá nhiều bài báo, bài nghiên cứu về Thiền học hay cũng như những bài viết về Trần Nhân Tông. Cụ thể là cuốn “Toàn tập Trần Nhân Tông” (Nxb Tp HCM, 2000), qua khái quát tổng hợp toàn bộ những tư tưởng và hành động của Trần Nhân Tông trong công cuộc dựng và giữ nước, đặc biệt tác giả đi nhấn mạnh vào tài khéo léo ứng dụng đạo Phật trong công cuộc trị quốc, an dân của Trần Nhân Tông. Ngoài ra Lê Mạnh Thát còn viết một số cuốn sách như cuốn “Trần Nhân Tông, con người và tác phẩm” (1999, Nxb Tp. HCM); bài viết “Một số vấn đề tư tưởng của Trần Nhân Tông” (ngày đăng: Thứ 7, ngày 10/8/2013);... Ở đây, tác giả đã đi nghiên cứu tìm hiểu về Trần Nhân Tông nói chung cũng như là triết học Phật giáo Trần Nhân Tông nói riêng. Tác giả Nguyễn Tài Thư với điển hình trong cuốn “Xu hướng nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông” (tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 11/2009, tr.13-20). Tư quá trình phân tích lập luận tác giả đi đến kết luận: Ở Trần Nhân Tông thể hiện rõ sự thống nhất hai mặt ở con người ông là con người của triều thần và con người của Phật tử. Tiếp đến là những công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tài Đông, trong “Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông” (Tạp chí triết học số 12/2008, tr 38- 46), tác giả đã đi làm rõ tư tưởng “tức tâm tức Phật” của Trần Nhân Tông. Từ đó đi phân tích và nhấn mạnh vào vai trò của Trần Nhân Tông trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và tinh thần cởi mở của ông trong việc kết hợp tam giáo, trong đó lấy Phật giáo làm xương sườn cho vận mệnh quốc gia. Tác giả cũng đi 4
- khẳng định, Thiền học ở Trần Nhân Tông không thoát ly cuộc sống mà lúc nào cũng thấm đẫm hơi thở của cuộc sống, tất cả vì nhân sinh. Cùng với đó là một số bài báo, như “Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông” của tác giả Nguyễn Tài Đông (Tạp chí triết học, số 12 (211), tháng 12 – 2008),... Tác giả Thích Chân Tuệ thì đã cho xuất bản hai cuốn “Cư trần lạc đạo” (Nhà xuất bản Tôn giáo PI2551 – DL 2007) để giới thiệu cho độc giả một khái khái lược và bao quát nhất về Trần Nhân Tông. Trong cuốn sách tác giả đã đi vào từng phần một như: An lạc hạnh phúc, Bát chánh đạo, Bát phong, Bất tuy phong biệt, chánh kiến và chánh tín,… hay ở tập II, tác giả đã giới thiệu cho độc giả về Chánh ngữ, Giác ngộ và giải thoát, hay là Làm sao gặp Phật?... Tác giả Nguyễn Hùng Hậu với “Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việ Nam thời Lý – Trần” (Viện nghiên cứu Tôn giáo Hà Nội, 1990, tr39-45). Tác giả đã đưa lăng kính thời kỳ Lý – Trần để nhìn nhận về tinh thần nhập thế của Trần Thánh Tông. Và cho độc giả thấy rõ , nhập thế là sự lựa chọn tích cực của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Lý – Trần nói riêng, trong đó Trần Nhân Tông là một nhân vật điển hình. Ngoài những tác giả đã nêu trên, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung, cũng như Phật giáo Trần Nhân Tông nói riêng. Một trong số đó có một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể như trong luận án của Bùi Huy Du “Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông” số 6222.80.01. Trong luận án này, tác giả đã đi nghiên cứu và hệ thống lại toàn bộ những tư tưởng triết học trọng tâm của Trần Nhân Tông như: thế giới quan trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông (tr 86-113), nhân sinh quan và triết lý đạo đức (tr.114-122). Hay Nguyễn Kim Sơn với “Cội nguồn triết học của tinh thần Thiền nhập thế Trần Nhân Tông”; Nguyễn Lang với Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2008); Đỗ Trung Lai với “Trần Nhân Tông, nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1/2008)... và rất rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết khác. 5
- Như vậy, cho đến nay đã có khá nhiều luận văn, luận án, cũng như các sách báo của các tác giả đi nghiên cứu về Phật giáo, Triết học Phật giáo nói chung, cũng như là triết học của Trần Nhân Tông nói riêng. Với giới hạn nhận thức của bản thân cũng như giới hạn của bước đầu nghiên cứu, khóa luận của tôi kế thừa và phát huy kết quả từ những công trình nghiên cứu đi trước, từ đó xây dựng nên “Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của khóa luận là đi tìm hiểu về bối cảnh ra đời thiền phái Trúc Lâm, cũng như làm rõ một số vấn đề triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông Để hoàn thành mục đích trên, khóa luận của tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: Làm rõ bối cảnh hình thành triết học Phật giáo Trần Nhân Tông Phân tích một số tư tưởng nổi bật triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông 4. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các tài liệu về bối cảnh Phật giáo Việt Nam thế kỷ XIII và các tác phẩm triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu văn bản... để lập luận. . 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, tiểu kết và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương và 4 tiết 6
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG 1.1. Bối cảnh Phật giáo thời Trần Bắt tay nghiên cứu vào Phật giáo mà bỏ qua Phật giáo thời Trần, thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn. Vì Phật giáo đời Trần là thời đại mà Phật giáo thật sự hoà nhập từ hình thức lẫn nội dung, yếu tố đưa đến thành công và những đặc sắc của đạo Phật. Đạo Phật thật sự đã được gieo mầm từ lâu và đã trải qua hàng bao thế kỷ, nó đã thích nghi với con người và phong tục Việt Nam, đến đời Trần là đỉnh cao để Phật giáo Việt Nam đơm hoa kết nụ sau thời gian dài được Việt Nam hóa. Phật giáo đã trở thành cốt tuỷ và hoà nhập với nền văn hóa dân tộc. Do đó nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư nguyện vọng của dân tộc Việt Nam ta. Khi chiến tranh chống ngoại xâm Nguyên Mông, đạo Phật là trí tuệ tập hợp những tâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết mọi người một lòng với ông Bụt từ bi và giáo lý thực tiễn không tách rời cuộc sống bằng thân, khẩu, ý. Đặc sắc của Phật giáo đời Trần là tính tích cực nhập thế, đạo không tách rời đời và đời cũng không thiếu vắng đạo, nó trở thành một hợp thể linh động, sáng tạo và diệu dụng trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói rằng các vị vua, các thiền sư đã sử dụng đúng tiềm năng của đạo Phật, khiến cho nó trở thành Phật giáo Việt Nam mà không phải Phật giáo Trung Hoa hay Ấn Độ từ cách nhìn, suy nghĩ cho đến hành động. 7
- 1.1.1. Những chính sách buổi đầu của nhà Trần Triều Lý1 tàn tạ và bất lực trong quản lý đất nước đã trở nên cần thiết phải được thay thế bằng một triều đại khác. Nhà Trần2 đã thay thế nhà Lý cai trị đất nước, ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và củng cố vương quyền của dòng họ Trần. Do vậy, các vua Trần đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của Đại Việt lúc bấy giờ, đồng thời đưa Đại Việt lên vị trí thành một cường quốc ở Đông Nam Á. Nhà Trần tuân theo qui luật phát triển của nhà nước quân chủ tập quyền. Ngay khi tập trung những quyền lực trong triều đã cho biên soạn một bộ luật mới, đó là bộ luật hình thư. Mở rộng đất đai về phía Nam và tiến hành ban cấp hàng loạt ruộng đất cho quí tộc và quan lại. Ngoài quí tộc họ Trần, các vị cao tăng của Phật giáo cũng được hưởng chế độ ban cấp này. Sự hậu đãi ấy đã dẫn đến sự xuất hiện của các tự viện lớn. Với những quyền lực to lớn về kinh tế, chính trị, quân sự… của quí tộc biểu hiện những yếu tố phân tán còn tồn tại trong xã hội đời Trần. Tuy nhiên, những yếu tố đó không những không gây ra tình trạng cát cứ chống lại chính quyền trung ương, mà về nhiều mặt còn làm tăng thêm sức mạnh cho triều đình. Sự củng cố quan hệ họ hàng, bà con trong hoàng tộc bằng lợi ích kinh tế có tác dụng thắt chặt tinh thần cố kết trong giai cấp thống trị. Điều đó cũng thể hiện rõ trong lời nói của Trần Thánh Tông với các tôn thất : “Thiên hạ là thiên hạ của Tổ tông, người nối nghiệp của Tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng phú quý. Tuy bên ngoài thì cả thiên hạ tôn thờ một người, nhưng bên trong thì ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui”3. 1 Triều nhà Lý: niên đại kéo dài từ 1009 - 1225 2 Triều nhà Trần: niên đại kéo dài từ 1225 - 1400 3 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Viện KHXHVN, Nxb KHXH, Hà Nội, 1998 8
- Những bước phát triển mới trong chính sách buổi đầu của nhà Trần không những củng cố thêm cơ sở vật chất của quốc gia phong kiến, mà còn có tác dụng quan trọng nâng cao đời sống của người dân và tăng thêm sức mạnh quốc phòng của đất nước. 1.1.2. Vài nét về đời sống tư tưởng đời Trần Theo như chúng ta đã biết, Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ và truyền sang các nước Đông Á theo hai đường đó là: phía bắc sang Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên; phía đông sang Miến Điện, Thái Lan, Indonexia và miền nam Đông Dương. Từ đó đã hình thành hai phái Phật giáo đại thừa và Phật giáo tiểu thừa. Trước tiên là Phật giáo đại thừa, Phật giáo đại thừa truyền sang nước ta vào khoảng đầu công nguyên và phát triển mạnh trong các thế kỷ VII, VIII, IX. Thời bấy giờ đã có những cao tăng người Việt xuất thân từ tầng lớp hào trưởng. Từ khi nhà nước dành độc lập, Phật giáo tiếp tục phát triển và được coi là quốc giáo. Trị vì từ năm 968 đến 97, Đinh Tiên Hoàng đã phân phẩm hàm cho nhà sư và cấp tự điền cho nhà chùa. Thời Tiền Lê, sư tăng ngày càng có vai trò quan trọng trong triều đình, được đặc biệt ưu đãi, thường giữ việc đi sứ hoặc tiếp sứ. Đến thời Lý, Phật giáo bước vào giai đoạn hưng thịnh nhất. Và cho đến thời Trần thì Phật giáo thời bấy giờ đã chi phối xã hội một cách mạnh mẽ. Bấy giờ, chùa chiền được dựng lên ở khắp nơi, từ kinh đô Thăng Long cho đến mọi miền của đất nước. Cũng bấy giờ số người xuất gia tu hành rất đông, trong số đó có cả những người trong hoàng tộc, thậm chí là cả hoàng đế. Trong hoàng tộc, nhiều người rất mộ Phật. Họ thường thỉnh các bậc cao tăng về tư dinh để được nghe giảng đạo. Phật giáo đời Trần đã có những đóng góp lớn lao, ưu điểm lớn nhất của Phật giáo là tinh thần khoan dung và tự do. Phật giáo không bao giờ chống đối và chỉ trích Nho giáo và Đạo giáo. Phật giáo đã để cho Nho giáo và Đạo giáo phát triển. Chính những Phật tử thuần thành nhất như Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã mở rộng Nho giáo. Năm 1253, Trần Thái Tông lập Quốc học viện ở kinh sư và tạc tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử, cùng vẽ tranh 72 vị tiền hiền để thờ cúng. Trần Thánh Tông 9
- đã cho hoàng đệ là Trần Ích Tắc mở trường dạy Nho học. Nhà Trần đãi kẻ sĩ một cách khoan dung, không hẹp hòi, hoà vị mà có lễ phép, cho nên nhân sĩ thời ấy ai cũng biết tự lập anh hào tuấn vì vượt ra ngoài lưu tục, làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với trời đất. Bấy giờ, cùng chung thời thịnh với Phật giáo là Đạo giáo. Đền miếu được dựng lên ở khắp nơi. Số lượng đạo sĩ cũng khá đông đảo. Trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước nhà, nhất là trong thời hùng mạnh của triều Trần, sau vị trí chi phối của Phật giáo chính là vị trí quan trọng của Đạo giáo. Tuy nhiên, gắn liền với sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo đến thế kỷ XIV, Nho giáo vươn lên lấn át ưu thế của Phật giáo. Với các thuyết “Thiên mệnh” “Chính danh”, Nho giáo khuyên người ta ở đời hãy chấp nhận danh phận của mình, trực tiếp bảo vệ trật tự quân chủ, biện hộ cho quyền áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Ở các thế kỷ X – XIV, Phật giáo ở Việt Nam đã phát triển cực thịnh. Trong khi Nho giáo chưa trở thành ý thức hệ chính thống của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, thì Phật giáo đã có tác dụng thống nhất nhân tâm tạo điều kiện cần thiết để củng cố và phát triển nhà nước quân chủ. Do vậy, Phật giáo ở các thế kỷ này có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sinh hoạt văn hoá đương thời và in dấu rõ nét trong văn học, nghệ thuật. Thế nhưng từ giữa thế kỷ XIV thì vị trí đó nó đã thay đổi hoàn toàn đó là Nho giáo đứng vị trí quan trọng nhất, kế đến là Phật giáo, sau cùng là Đạo giáo. Đến đầu thế kỷ XV, tình hình đó lại biến đổi nữa đó là từ đây trở đi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, còn Phật giáo và Đạo giáo tuy vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí là không hề thua kém trước đó nhưng đã lùi ra khỏi vũ đài chính trị, tư tưởng để phát triển ở trong lòng xã hội. Đây là nét mới trong đời sống tư tưởng của đời Trần. Có một số người cho rằng như thế là Phật suy, Đạo suy là không đúng. Bởi vì nó không còn có mặt trên vũ đài chính trị và tư tưởng. Sự phát triển của một tôn giáo không phải là tôn giáo đó có bao nhiêu người làm quan. Điều đáng nói trong đời sống tư tưởng là chủ nghĩa yêu nước lúc này là dòng chủ lưu nhưng đã góp phần làm cho chủ nghĩa yêu nước phát triển. Trong đó có cả sự cống hiến của nhà Phật. 10
- “Nhân loại vĩnh viễn mắc vào ba vấn đề cơ bản: Xung đột với thiên nhiên; Xung đột với tha nhân; Xung đột với chính mình” Bertrand Russell đã nhận xét Nhờ có đủ tài đức mà các vị vua Trần đã động viên được sự đoàn kết ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Do đó đã lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống quân xâm lược đạt đến thành công rực rỡ. Lịch sử cho chúng ta thấy, mỗi khi tổ quốc đứng trước những thử thách khắc nghiệt một mất một còn thì mọi người cùng đoàn kết bên nhau để bảo vệ sự sống còn của bản thân mình và sự tồn tại của quê hương xứ sở. Nhưng muốn thu phục được toàn dân thì các nhà lãnh đạo phải có thực tài thực đức. Đó là những yếu tố rất tiên quyết mà các vì vua đầu đời Trần đều có đủ. Nhờ vậy mà họ đã thành công. Theo đà của những cuộc chiến thắng, mọi người đều phấn khởi tinh thần, do đó đất nước phát huy được nhiều mặt tích cực, như nền kinh tế mở mang, pháp luật nghiêm minh, chính trị ổn định, võ bị vững chắc, ngoại giao thắng lợi, văn học khởi sắc, giáo dục được củng cố.v.v… Tất nhiên không loại trừ cơ hội thuận lợi nhất cho việc phát triển tôn giáo, đê cao và quảng bá chính pháp. Các nhà lãnh đạo quốc gia lúc bấy giờ vốn là những Phật tử thuần thành. Thế nên những chiến công chính nghĩa, vẻ vang của họ cũng có thể mặc nhiên xem như những thắng lợi của Phật giáo. Trong hoàn cảnh mà đất nước trên đà cường thịnh, dân chúng an cư, lạc nghiệp mọi người có điều kiện phát huy tài năng về nghề nghiệp của mình để kiến tạo một xã hội thanh bình, xây dựng tương lai tươi sáng, thì một tôn giáo mang bản chất nhập thế hành động như đạo Phật, hẳn nhiên được phát triển rực rỡ lúc bấy giờ. 1.2. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành triết học triết học Phật giáo Trần Nhân Tông Về danh nghĩa, tông Trúc Lâm ra đời năm 1229 khi Trần Nhân Tông xuất gia vào núi Yên Tử tu hành, thu nhận đồ đệ hình thành sơn môn Yên Tử. Thế nhưng trên thực tế, tư tưởng sơn môn Yên Tử phải kể từ khi Trần Thái Tông, Tuệ Trung thượng sĩ, hai tiền bối của Trần Nhân Tông.4 Cho nên nghiên cứu tư tưởng triết học 4 Trích trong “Triết học Phật giáo Việt Nam”, tr.415, PGS. Nguyễn Duy Hinh, Nxb.VHTT và Văn hóa Việt Nam 11
- thiền phái Trúc Lâm không thể không đề cập tới hai vị tiền bối đó. Dưới đây, dưới nghiên cứu của một bài khóa luận, tôi đề cập tới 3 vị: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung thượng sĩ là những người có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng Trần Nhân Tông. 1.2.1. Trần Thái Tông – Trần Thánh Tông, hai vị Hoàng đế đầu đời Trần và những chủ trương đối với Phật giáo. Trần Thái Tông chính là vị tiền bối đầu tiên mà Trần Nhân Tông chịu ảnh hưởng. Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, sinh năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ tám (1218) Triều Lý. Gia thế ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc,huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) ông cha làm nghề đánh cá. Nhờ có công dẹp loạn, họ Trần dần dần có thế lực từ đời Lý Cao Tông. Trần Cảnh mới có tám tuổi được Lý Chiêu Hoàng nhận làm chồng và truyền ngôi cho, lấy hiệu là Thái Tông. Thế là sự nghiệp nhà Lý đến đây đã chấm dứt. Lịch sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn nhà Trần. Năm Thái Tông lên 20 tuổi, Lý Chiêu Hoàng 19 tuổi đang là Hoàng hậu, bị Trần Thủ Độ ép Thái Tông giáng Chiêu Hoàng làm công chúa, lấy Thuận Thiên là vợ Trần Liễu (anh ruột Thái Tông) làm Hoàng Hậu. Lý do, vì Trần Thủ Độ nôn nóng Thái Tông có con để kế thừa, mà Chiêu Hoàng chậm con, Thuận Thiên đang mang thai. Trước khi Trần Thái Tông yên tâm ở ngôi báu trị vì đất nước, năm 1236, theo bài tựa “Thiền tông chỉ nam”, ông đã trốn lên Yên Tử gặp Quốc sư Trúc Lâm đại sa môn xin đi tu. Theo sách “Thiền uyển tập anh” thì vị Quốc sư này có thể là Viên Chứng, thế hệ nhà sư thứ hai tu ở Yên Tử. Trần Thái Tông đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiền trực tiếp từ vị quốc sư này. Theo lời khuyên của Quốc sư, Trần Thái Tông đã thuận lòng trở về kinh thành, vừa chuyên tâm cai trị đất nước, vừa gắng sức nghiên cứu Thiền họ. Sau khoảng 10 năm, ông đã viết cuốn “Thiền tông chỉ nam”. Sách này nay không còn mà chỉ còn bài tựa. Theo đó, ta biết được lời khuyên của Quốc sư và căn cứ vào hành trạng của Trần Thái tông, ta có thể đoán định rằng ông đã thấu triệt tôn chỉ Thiền tông trong lời khuyên này: “Trong núi vốn không có Phật. Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là Phật. nay nếu bệ 12
- hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm bên ngoài”5. Qua câu nói này có thể thấy những thành tựu tư tưởng Thiền Phật giáo thời Lý đã có ảnh hưởng lớn đến các vị trụ trì trên núi Yên Tử, chịu ảnh hưởng của thiền phái Vô Ngôn Thông, là phái thiền tập trung vào khái niệm tâm. Theo Thiền phái Vô Ngôn Thông thì Phật tức tâm, tâm tức Phật, khi người tu tập khiến cho cái tâm trở nên trong sạch, trở nên siêu việt trên mọi ý niệm, trở thành “tâm không” thì đó chính là lúc tâm đồng nhất với Phật. Lời của Quốc sư đã chỉ ra những yếu chỉ cơ bản của Thiền Vô Ngôn: 1-Phật tại tâm (lòng), 2-tu tập đến độ giữ cho tâm yên tĩnh, phẳng lặng , đạt tới “tâm không” mà thấu đạt mọi lẽ là đạt tới cảnh giới Phật, 3- Giác ngộ được chân lý đó là thành Phật. Với những chỉ dẫn này của Quốc sư, Trần Thái Tông đã trở về kinh thành và suy niệm, triển khai tư tưởng Thiền theo hai hướng: 1-tiếp tục triển khai tư tưởng “tâm không” như là bản thể, diệu tính, chân như của vạn vật và một số tư tưởng Thiền học khác mang tính lý luận siêu hình uyên áo; 2-hướng dẫn phương pháp tu tập Thiền để thanh lọc thân tâm, hướng tới giác ngộ. Tất thảy những tư tưởng đó đều có trong sách “Khoá hư lục”- sách tập hợp một số tác phẩm của ông còn lại đến ngày nay. Theo Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ thì Trần Thái Tông viết sách này sau khi nhường ngôi vào núi tu hành, trong khoảng từ năm 1258 đến năm 1277. “Khóa hư lục” gồm tất cả 3 quyển, trong đó “quyển Thượng” và “quyển Trung” và “quyển hạ”. Đầu tiên là Quyển thượng. Trong cuốn này nói về nghĩa “hư vô” và chỉ ra rằng, vì người ta không biết thân mình là hư vô nên mới chìm đắm ở bến mê, trôi dạt trong bể khổ và qua lại vòng luân hồi, lên xuống trong khoảng bốn núi, bốn núi nói ở đây là sinh, lão, bệnh, tử. Trong quyển thượng, tác giả cho rằng thân người là đáng trọng đáng quý, và chính vì thế nên phải biết trân trọng và giữ gìn. Ngoài ra ông cũng chỉ ra cho chúng ta biết về ba điều khó gặp của thân, đó là: thứ nhất, trong sáu đường (lục đạo) thì chỉ có con người là quý nhất; thế mà không được làm người 5 Tổng tập văn học Việt Nam.Sđd. Tập 2. Tr. 30 13
- mà rơi vào con đường khác - đó là điều khó gặp thứ nhất; điều khó gặp của thân thứ hai là được làm người nhưng lại sinh ở nơi mọi rợ… không được giớ nhân, không nhuần thánh hoá; điều khó gặp cuối cùng là tuy sinh ra ở đất nước văn minh nhưng sáu căn không đủ, bốn thể không toàn. Theo Trần Thái Tông, tuy “thân mệnh” là đáng trọng, nhưng cũng còn chưa trọng bằng cái đạo tối cao. Các bậc thánh nhân khinh thân mình mà trọng đạo.Muốn vượt vòng luân hồi lục đạo thì chỉ còn đường tắt nhất thừa (bồ tát). Nên tìm chính kiến; chớ tin tà sư. Hiểu rồi mới có lối vào; tu được mới hay thoát tục.Đó là mục đích của Trần Thái Tông muốn mọi người tích cực đi vào con đường tu hành để tránh sự mê lầm, để “trở về quê hương”, tức bản lai diện mục, kiến tính thành Phật. Sau “Quyển hạ” là “Quyển trung” gồm các bài kệ và các bài văn chúc hương buổi sáng, bài kệ dâng hương, bài kệ dâng hoa và bài văn khải bạch. Quyển hạ bắt đầu bằng bài kệ răn chúng chập tối, bài văn chúc hương chập tối, bài kệ dâng hương, bài kệ dâng hoa, bài văn khải bạch, rồi đến mấy bài sám hối về các tội thiệt căn, thân căn, ý căn, tương đương với ba buổi mặt trời lặn, nửa đêm và cuối đêm, mỗi bài sám hối cũng đều kèm theo những câu và những bài như ở quyển trung. Ông quan niệm bản thể là không, thế giới hiện tượng cũng là không, chẳng qua là do vọng niệm, do cái tâm chấp cảnh mà thành khởi niệm. Một trong những nét dặc thù của Trần Thái Tông là việc ông dùng hình ảnh “Quê hương” để diễn tả về cái Phật tính, Tự tính, nhằm khơi dậy tình cảm của con người trên con đường tu hành giác ngộ. Theo ông, con đường nhận thức được bản thể vốn không và đích cuối cùng là giải thoát, là sự từ bỏ vọng niệm, vọng tâm để đến với trạng thái vô niệm của tâm - đó là con đường nhận thức luận. Con đường ấy trải qua các bước trì giới, thiền định cuối cùng là giác ngộ. Tam học kết hợp với sám hối. Ông nhấn mạnh rằng, “muốn rửa thân và tâm mà không dùng lễ sám hối thì khác gì muốn tiện đi lại mà không dùng thuyền xe”. Sám hối là nhằm gột rửa sạch mọi nhơ bẩn để “khiến thân lòng trong trẻo, trụi sạch như trước, gió tắt sóng lặng …”. Trần Thái Tông đã lấy sáu căn chia sáu buổi, mỗi buổi làm lễ sám hối một căn. Gọi là lục thì sám hối. 14
- Khi bàn về “giới định tuệ” ông cho rằng, con đường của chư Phật chỉ có kinh Phật mà thôi. Những điều trong kinh không ngoài ba việc: Giới định tuệ. Giải thoát luận nói rằng, giới định tuệ là nói về con đường giải thoát.Giới nghĩa là uy nghi; định nghĩa là không loạn; tuệ nghĩa là hiểu biết. Giới là giai đoạn đầu; định là giai đoạn giữa; tuệ là giai đoạn cuối của thiện… Ngoài giới định tuệ, Trần Thái Tông còn bàn về niệm Phật. Mục đích của niệm Phật là nhằm khơi dậy nghiệp chính và dập tắt ba nghiệp chướng do thân, miệng và ý gây ra. Bài tựa Thiền tông chỉ nam với quan điểm “Phật không phân biệt Nam Bắc, ở đâu cũng có thể tu cầu; tính có cả trí ngu, tính nào cũng có thể giác ngộ”. Lời của Trúc Lâm đại sa môn đã làm cho ông thức tỉnh khi biết tâm trạng của ông muốn vào núi cầu Phật: Trong núi vốn không có Phật, chỉ có trong lòng. Lòng lặng mà biết, ấy là chân Phật. Ví bằng Bệ hạ giác ngộ lòng ấy, thì lập tức thành Phật, không cần phải nhọc cầu ở ngoài. Thấm nhuần điều đó, lại đọc kinh Kim Cương có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (Đừng bám vào gì mà để lòng vào, tức xem mọi vật đều là không hết mà đối với mọi vật đều là vô tâm), Trần Thái Tông bỗng nhiên giác ngộ. Tác phẩm “Khóa Hư Lục” của Trần Thánh Tông đã khẳng định rõ ràng bản thế của thế giới (Phật tính, chân như, v.v.) tất thảy đều là không. Đã vạch ra phương pháp đạt đạo (đi đến giác ngộ thông qua tu hành sám hối,…). Đây là một Khóa tác phẩm mang ý nghĩa lý luận sâu sắc cho thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được Tuệ Trung thượng sĩ (Trần Tung) và Trần Nhân Tông cũng như các thiền sư về sau phát triển thành hệ thống giáo lý quan trọng. Qua đây, ta có thể rút ra được một số tư tưởng Thiền học căn bản Thiền học của Trần Thái Tông đó là lấy tâm làm khái niệm căn bản để chỉ bản thể của thế giới. Trần Thái Tông kế thừa quan niệm bản thể thế giới là không của Thiền học thời Lý: “Nguyên lai, tứ đại vốn là không, ngũ uẩn cũng chẳng có. Từ không khởi ra hư vọng, từ hư vọng thành ra sắc tướng mà sắc tướng là từ cái chân không” 6. Bốn núi chót vót muôn khóm xanh, Hiểu ra thì tất cả là hư vô, vạn vật là không”7 Tổng tập văn học Việt Nam.Sđd. Nói rộng về bốn núi.Tập 2.Tr. 34. 6 Nt. Bài kệ về bốn núi. Tr. 35 7 15
- Bên cạnh khái niệm về tính không như trên, Trần Thái Tông còn đưa ra các khái niệm “chân tể”, “bản tính”, “chân tâm”. “bản tâm” để chỉ bản thể của thế giới: “Bản tính huyền ngưng, chân tâm trạm tịch, dứt tuyệt ý niệm về tròn khuyết, nếu không phải là người trí thì không truy cứu đến giềng mối của nó. Nó không hợp, không tan, không mất, không còn… Vì nó không phải hữu cũng không phải vô, không đạo cũng không tục, nó độc tồn, siêu nhiên, ngoài nó không có gì khác, vì vậy nó là tự tính kim cương8. Quan niệm chân tâm đồng nhất với tính không như trên của Trần Thái Tông có rất nhiều điểm đồng nhất với quan niệm về “đạo” của Lão Tử. Điều này cũng được ông thừa nhận khi tiếp tục quan điểm Thiền học thời Lý cho rằng mọi người đều có Phật tính, ai ai cũng có thể thành tựu được quá trình tu tập, đạt tới giác ngộ nếu nhận thức được Tâm không: “Nào biết bồ đề giác tính, ai nấy viên thành; hay đâu trí tuệ thiện căn, người người đều đủ. Chẳng cứ đại ẩn tiểu ẩn; đâu nền tại gia xuất gia.Chẳng nề tăng tục, chỉ cốt tỏ lòng; nào kể gái trai, cớ sao nề tướng?Người chưa hiểu chia bừa thành tam giáo; giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm”9. Từ quan niệm tâm không đồng nhất với Phật tính, đồng nhất với bản thể của vũ trụ, Trần Thái Tông đi tới những kiến giải nhận thức luận về thế giới sự vật hiện tượng bên ngoài. Lý giải sự xuất hiện của thế giới giả tượng, Trần Thái Tông cho rằng do niệm khởi, duyên hội, ngũ uẩn hợp thành. Chân tâm vốn như gương, do vọng niệm mà trở nên mờ tối, do đó mà có thế giới giả tượng: “Pháp tính như như, không vướng mảy may niệm lự. Chân tâm lặng lặng xưa nay vốn dứt bụi nhơ.Chỉ vì bị che lấp nên vọng duyên mới khởi, ảo thể hiện thành”10. Do vậy, cần phải làm cho chân tâm trở lại tĩnh lặng, trong sáng để dập tắt vọng duyên, có vậy mới thấy được chân tính, bản thể. 8 Trích theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nguyễn Tài Thư chủ biên.NXB KHXH.HÀ Nội. 1988. Tr. 219-220. Tổng tập văn học Việt Nam.Tập 2.Sđd. Rộng khuyên mọi người mở lòng bồ đề.Tr. 50. 9 10 Trích theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư chủ biên, NXB KHXH. Hà Nội. 1988. Tr. 220 16
- Tuân thủ nguyên lý căn bản của Thiền học “kiến tính thành Phật”. Ông cho rằng: “Người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính”11. Theo nguyên tắc Thiền học, Trần Thái Tông quan niệm, để kiến tính, thấy được bản tính Phật, thấy được chân tể, phải “cố thủ nội khán” (quay đầu nhìn vào bên trong), hướng vào tu tập nội tâm để thấy tính: “Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được rõ tính thành Phật”12. Như vậy, Trần Thái Tông tiếp tục xu hướng Thiền học Vô Ngôn Thông, chú trọng việc chiêm nghiệm tính không là bản thể vũ trụ, là chân tể của vạn vật.Khi quay đầu nhìn vào bên trong (nguyên tắc thanh lọc nội tâm), tu tập để cho tâm bình lặng, đạt tới trạng thái Tâm Không (dứt mọi niệm), là khi đó đã đạt tới cảnh giới Phật. Do vậy, Phật tại tâm, không cần tìm kiếm đâu xa. Càng tìm kiếm ở ngoại giới thì càng xa rời “quê hương”- xa rời Phật tính- bởi quá trình tìm kiếm ở ngoại giới đó sẽ bị lục căn, lục tặc (các giác quan) làm cho mê lầm: “Mũi quyện mùi thơm, lưỡi tham vị ngọt, Mắt mờ vì sắc đẹp, tai mê tiếng hát hay. Mãi mãi làm khách phong trần trôi dạt, Ngày càng xa quê hương muôn vạn dặm đường”13. Qua một số tư tưởng Thiền học căn bản của Trần Thái Tông nêu trong sách “Khoá hư lục” như trên, chúng ta thấy những tư tưởng này cuả ông một mặt là sự tiếp nối tư tưởng Thiền học của phái Vô Ngôn Thông dưới thời Lý, mặt khác là sự lý giải cụ thể hơn và sâu sắc hơn các nguyên lý tư tưởng mang tính siêu hình của Thiền học. Nhờ đó, người học đạo dễ dàng tiếp cận tới chân lý Thiền học hơn là những bài kệ súc tích mang tính yếu chỉ Thiền dưới thời Lý. Cũng do vậy mà Thiền học qua cách diễn giải của Trần Thái Tông trở nên gần gũi với nhận thức với người tu thiền và dân chúng. Đó là đặc trưng tư tưởng Thiền học của Trần Thái Tông. Tổng tập văn học Việt Nam.Tập 2.Sđd. Bàn về ngồi thiền. Tr.62. 11 Nt. Sđd. Rộng khuyên mọi người mở lòng bồ đề. Tr.48. 12 13 Nt. Sđd. Núi thứ nhất. Tr. 37. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn