Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 – 1928
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là: trình bày, giới thiệu có hệ thống về tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ (1923 – 1928) để từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng Nguyễn An Ninh. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 – 1928
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ------------------- LÊ NGỌC HIỂN VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH GIAI ĐOẠN 1923 – 1928 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2016 – X
- Hà Nội, 2020 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ------------------- LÊ NGỌC HIỂN VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH GIAI ĐOẠN 1923 – 1928 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2016 – X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH Hà Nội, 2020
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận ...................................................... 6 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................. 6 5. Ý nghĩa của khóa luận .............................................................................. 7 6. Kết cấu ...................................................................................................... 7 NỘI DUNG ................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ ........................................... 8 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ ................................................................................. 8 1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới ....................................................... 8 1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam .................................................... 9 1.2. Tiền đề hình thành tƣ tƣởng chính trị Nguyễn An Ninh ................... 13 1.2.1. Một số luận giải của tƣ tƣởng phƣơng Đông về dân chủ................ 13 1.2.2. Tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản .................................................................. 17 1.2.2.1. Dấu ấn dân chủ trong những Tân văn, Tân thư của học giả Trung Quốc – Nhật Bản ......................................................................................... 17 1.2.2.2. Tư tưởng Jean – Jacques Rousseau về dân chủ ............................ 18 1.2.2.3. Tư tưởng Mahatma Gandhi và Tôn Trung Sơn về dân chủ .......... 19 1.2.3. Tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa ............................................................... 21 1.2.3.1. Tư tưởng của Charles Rappoport và Jean Jaures về dân chủ ....... 21 1.2.3.2. Tư tưởng của Karl Marx và Vladimir Illyich Lenin về dân chủ .... 23 1.3. Nguyễn An Ninh – cuộc đời và sự nghiệp........................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN AN NINH ................................................................... 32
- 2.1. Quan niệm của Nguyễn An Ninh về hai nguyên tắc dân chủ ............ 32 2.1.1. Nguyên tắc tự quyết về tinh thần ....................................................... 32 2.1.2. Nguyên tắc dân chủ trong sự truy vấn bản chất kinh tế và chính trị 37 2.2. Vấn đề dân chủ trong tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh .............................. 42 2.2.1. Bản chất của vấn đề dân chủ ở thuộc địa ......................................... 42 2.2.2. Quan niệm về vai trò - vị trí của nhân dân........................................ 50 2.2.3. Bàn luận về cách mạng và thỏa hiệp................................................. 58 2.2.4. Luận về phương thức thực hành dân chủ......................................... 62 2.3. Giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ ....................................................................................................... 67 2.3.1. Giá trị nổi bật.................................................................................... 67 2.3.2. Hạn chế chủ yếu ................................................................................ 69 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 71 KẾT LUẬN ................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 77
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài: “Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh (giai đoạn 1923 – 1928)” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thanh Bình. Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả khóa luận tốt nghiệp Lê Ngọc Hiển
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và khích lệ tôi trong quá trình học tập và kiên định trong việc tìm hiểu, nghiên cứu cũng như thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, tập thể cán bộ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đặc biệt, lời cảm ơn của tôi xin được tri ân tới các thầy cô trong khoa Triết học - những người thầy người cô đã gợi mở, hướng dẫn, động viên và trao đổi những ý kiến khoa học quý báu trong quá trình học tập, rèn luyện để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong nỗ lực nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Lê Ngọc Hiển
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề dân chủ (democracy’s problem) có lẽ là một trong những vấn đề gây nên những tác động đa chiều chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Từ xuất phát điểm trong môi trường của các cuộc thử nghiệm chính trị Hy Lạp – La Mã thời cổ đại, dân chủ trải qua quá trình vận động và phát triển mạnh mẽ với tư cách của một khái niệm tự thân được nhận thức bởi các cá nhân hoặc các cộng đồng cụ thể. Thậm chí, dân chủ cũng được xem xét trên phương diện của một vấn đề. Sự hiện tồn của con người luôn có xu hướng ngoại tại là phát triển qua từng giai đoạn , nhưng không vì vậy mà vấn đề dân chủ không được quan tâm. Trước những thách thức, xung đột có thể nảy sinh nguy cơ chi phối và thậm chí bần cùng hóa đời sống cá nhân cũng như đời sống cộng đồng. Viễn cảnh đó khiến con người cá nhân không còn có thể thuần túy mặc nhiên chấp nhận điều đó là tất yếu. Dân chủ không dừng lại ở phương thức tổ chức - điều chỉnh quyền lực của các cơ quan đại diện ý chí, nguyện vọng của cá nhân và xã hội mà còn là động lực tinh thần cho những thay đổi to lớn. Trong lịch sử tư tưởng lẫn lịch sử loài người, không ít những hiện tượng đại tự sự nhân danh giá trị văn minh, tiến bộ để áp đặt những cá nhân, quốc gia, dân tộc mà bị coi là trái với những giá trị đó. Sự kiện thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng ngày 01/09/1858 đánh dấu cùng một lúc tồn tại hai quá trình tiếp cận Việt Nam như một đối tượng mà chúng muốn tác động. Một bên là giới chính trị - quân sự nước Pháp tiến hành xâm lược, thực hiện quá trình “thực dân hóa” đối với Việt Nam. Đối nghịch hoàn toàn với “thực dân hóa” là cuộc đấu tranh giành độc lập – tự do trường kì của người Việt Nam. Đặc biệt hơn, vấn đề dân chủ lập tức được xác lập ngay trong phong trào chống thực dân ở Việt Nam. Vấn đề này càng trở nên quyết liệt hơn, khi nó bước sang những năm đầu thế kỉ XX. Với việc thế hệ trí thức Nho học khởi xướng Đông du – Duy tân (như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thành (tự Tiểu La), Tăng Bạt Hổ...),
- 2 những cảm quan sâu sắc về dân tộc tính và khát khao cải cách quốc gia đã phát triển phong trào chống thực dân đến giai đoạn vận động dân tộc – dân chủ những năm 1923 – 1928. Bằng các cách nhìn nhận và phương pháp khác nhau, những nhân vật như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Cao Văn Chánh, Trần Huy Liệu, Bùi Quang Chiêu,…phát động liên tiếp và không khoan nhượng các cuộc đấu tranh phản kháng lại không gian thuộc địa do thực dân Pháp áp đặt. Vấn đề dân chủ đã chính thức có vị trí không thể thay thế trong các hình thức biểu đạt chính kiến của giới trí thức Việt Nam (nói riêng) và quần chúng nhân dân Việt Nam (nói chung). Nguyễn An Ninh là nhà trí thức yêu nước, nhà báo và là nhà hoạt động cách mạng có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng và sự khát khao nồng nhiệt của một người con Việt Nam yêu nước, Nguyễn An Ninh đã có những tác động mạnh mẽ trong việc truyền bá những tri thức của nhân loại đến quần chúng nhân dân, khơi dậy tinh thần tranh đấu và giúp nhân dân thức tỉnh nghĩa vụ của mình trước những kiềm lực, áp bức của chế độ thuộc địa. Trong bối cảnh rối ren đầu thế kỷ XX, có không ít khó khăn và thách thức đã thành ngăn trở sự truyền bá, thẩm thấu sâu rộng của các nguồn tư tưởng Việt Nam đến đời sống vật chất – tinh thần con dân đất Việt. Những biến động to lớn của lịch sử dân tộc cũng như cả một giai đoạn đất nước gồng mình trong khói lửa chiến tranh đã làm khuất lấp đi phần nào những di sản tư tưởng của bậc tiền bối, để lại những khoảng trống trong nghiên cứu và kho tàng tư tưởng dân tộc. Nguyễn An Ninh cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Côn Đảo trong khi đất nước chưa được độc lập hoàn toàn, kho tàng sách vở và những tác phẩm ông để lại bấy giờ phải đối mặt với liên tiếp những thách thức nghiệt ngã của lịch sử. Có không ít những bài báo, bài viết của ông bị chế độ kiểm duyệt của thực dân Pháp cắt xén nhiều hoặc thậm chí bị đe dọa tịch thu. Đến ngày Nam Bộ bước vào cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (23/09/1945), gia đình
- 3 Nguyễn An Ninh và chính quyền cách mạng cố gắng bảo vệ kho tàng sách vở của ông, song do chiến tranh loạn lạc nên bị mất và thất lạc nhiều. Mặt khác, nguồn tư liệu lưu trữ trong và ngoài nước chưa thể tiếp cận và khai thác một cách đầy đủ, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xây dựng tầm nhìn bao quát về tư tưởng Nguyễn An Ninh cả về diễn trình hình thành những tư tưởng cũng như ý nghĩa và vai trò của chúng. Khóa luận “Vấn đề dân chủ trong tƣ tƣởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 – 1928” là một sự triển khai tìm tòi đối với những giá trị còn ít được đề cập trong tư tưởng Nguyễn An Ninh. Người viết hi vọng nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ bé làm sáng tỏ hơn vấn đề dân chủ trong tiến trình tư tưởng của Nguyễn An Ninh, từ đó giúp cho sự đánh giá khách quan về vai trò và đóng góp của ông đối với lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cũng như những giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Nguyễn An Ninh đối với thực tiến cuộc sống ngày nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có khá phong phú những số bài viết, tác phẩm, công trình nghiên cứu về Nguyễn An Ninh trên phương diện cuộc đời và sự nghiệp. Nhà nghiên cứu Nguyễn Q.Thắng (tên thật là Nguyễn Quyết Thắng) khi nghiên cứu về cuộc đời - sự nghiệp Nguyễn An Ninh đã tìm hiểu, phát hiện có một điểm đáng chú ý. Ông viết: “…nhà văn Dương Minh Đạt tự Lầu hư cấu đời ông (NAN) thành một tiểu thuyết “Anh hùng ba mặt” (Bí mật phi thường) 3 cuốn. Sách do Nhà in Xưa Nay của Nguyễn Háo Vĩnh xuất bản năm 1927” [30, tr. 15]. Tính đến nay, tiểu thuyết này là tác phẩm sớm nhất viết về cuộc đời Nguyễn An Ninh từ những ngày ông hoạt động cách mạng cho đến khi qua đời vào năm 1943. Nhà văn, nhà hoạt động xã hội Lê Văn Thử (1905 – 1969) cho ra đời cuốn sách Hội kín Nguyễn An Ninh vào năm 1949. Với tư cách là người hoạt động cùng Nguyễn An Ninh, ông đã trình bày cụ thể quá trình hoạt động của Nguyễn An Ninh trong phong trào Hội kín cùng một số gương mặt khác như Võ Công Tồn, Phan Văn Hùm… Tiếp đó phải kể đến thiên phóng sự 12
- 4 kỳ của nhà báo Nguyễn Ngọc Danh mang tên “Những ngày cuối cùng của nhà Cách mạng NGUYỄN AN NINH tại Côn Đảo” đã được đăng toàn văn trên báo Tiếng Dội Miền Nam từ ngày 15 đến ngày 30/8/1961. Thiên phóng sự thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ đối với sự dấn thân của Nguyễn An Ninh cho sự nghiệp cách mạng chống Pháp. Ngoài ra còn có thể kể đến cuốn Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh – thân thế và sự nghiệp của Phương Lan – Bùi Thế Mỹ (in năm 1971), chủ yếu tập trung mô tả tiểu sử của Nguyễn An Ninh. Đó là các bài viết, sách của các tác giả miền Nam những năm 1949 - 1971 về cuộc đời hoạt động Nguyễn An Ninh. Nhìn chung, các tác giả bày tỏ sự tôn vinh đối với tài năng, phẩm chất và đóng góp của ông. Ở miền Bắc trước 1975, những tư liệu về Nguyễn An Ninh dường như rất hạn chế, kéo theo đó là sự mâu thuẫn, không rõ ràng và thiên kiến trong những quan điểm về nhà tư tưởng này. Sau ngày thống nhất đất nước, việc nghiên cứu tư tưởng Nguyễn An Ninh mới có thêm cơ hội để triển khai một cách khoa học và khách quan hơn. Khởi đầu là tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (1975) của nhà sử học Trần Văn Giàu 1 . Ngày 15/09/1987, Hội thảo khoa học đầu tiên về Nguyễn An Ninh được tổ chức tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh (chủ trì bởi Ban Tuyên huấn Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh). Trước những ý kiến khác nhau về Nguyễn An Ninh, ông Dương Đình Thảo - Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu rằng “không ai bôi đỏ Nguyễn An Ninh nhưng không cho phép ai bôi đen Nguyễn An Ninh” [39, tr. 3]. Hội thảo đi đến việc ghi nhận những đóng góp to lớn của Nguyễn An Ninh đối với công cuộc giải phóng dân tộc. Từ sau Hội thảo, có rất nhiều bài viết, sách, tạp chí tập trung nghiên cứu và đưa ra những nhận định, quan điểm về Nguyễn An Ninh như: Nguyễn An 1 Tác phẩm của nhà sử học Trần Văn Giàu xuất bản năm 1975 – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, sau được tập hợp trong Tổng tập Trần Văn Giàu - tập 3 của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, năm 2008.
- 5 Ninh (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1988), Sự tiến hóa liên tục của Nguyễn An Ninh, một lãnh tụ cách mạng hùng biện (tác giả: Hà Huy Giáp, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1989), Nguyễn An Ninh nhà trí thức yêu nước (Tạp chí Xưa và Nay – 2003), Nguyễn An Ninh – Tôi chỉ làm cơn gió thổi (tác giả: Nguyễn Thị Minh, Nhà xuất bản Trẻ - 2005)… Về luận văn nghiên cứu tư tưởng Nguyễn An Ninh, có luận án của Phạm Thị Đoạt với đề tài Tìm hiểu một số tư tưởng của Nguyễn An Ninh về Phật giáo (1997), luận án của Lê Thị Mận với đề tài Tư tưởng Nguyễn An Ninh về văn hóa, chính trị và tôn giáo (2011),... Trong tác phẩm “Lịch sử triết học phương Đông” của tác giả Doãn Chính, Nguyễn An Ninh được ghi nhận với vai trò “đảm nhận xuất sắc cuộc đấu tranh trên diễn đàn báo chí, tư tưởng và diễn thuyết nhằm phê phán phong kiến, thực dân; tuyên truyền tư tưởng dân quyền” [4, tr. 1355] Sự ra đời của Nguyễn An Ninh – Tác phẩm và Nguyễn An Ninh - Qua hồi ức của những người thân vào tháng 6 năm 2009 là một điểm nhấn đặc biệt. Đây là thành quả nỗ lực to lớn của vợ chồng Nguyễn Sơn - Nguyễn Thị Minh (con rể và con gái của Nguyễn An Ninh) cùng với Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nhà xuất bản Văn học và các học giả và chuyên gia tiếng Pháp trong việc sưu tầm, xử lý, trực tiếp dịch thuật (vì phần lớn các bài viết của Nguyễn An Ninh đều viết bằng tiếng Pháp). Như lời mở đầu của Mai Quốc Liên (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học) trong cuốn Nguyễn An Ninh – Tác phẩm, “tác phẩm Nguyễn An Ninh, con người Nguyễn An Ninh, phản chiếu cả một giai đoạn đấu tranh bi tráng của cả đất nước, có phần bị mờ nhạt trong chúng ta” [22, tr. 8]. Từ đó, tác giả đi đến quan điểm rằng việc tìm đọc di sản tư tưởng Nguyễn An Ninh “là việc hết sức cần kíp lúc này của văn hóa, của khoa học xã hội và nhân văn, của chính trị - tư tưởng…” [22, tr. 11]. Nhìn qua tình hình nghiên cứu sơ bộ, tư tưởng Nguyễn An Ninh, xét về khía cạnh tiểu sử và sự nghiệp, được sự quan tâm của nhiều người, nhiều tác giả. Nhưng có một thực tế cần nhận thấy ở đây là mỗi tác giả có cách tiếp cận nghiên cứu về từng khía cạnh riêng rẽ. Mặt khác, vấn đề dân chủ trong quan
- 6 niệm chính trị của Nguyễn An Ninh chưa được khai thác trong những tác phẩm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng của ông. Nghiên cứu hi vọng đóng góp cách tiếp cận tư tưởng Nguyễn An Ninh trên phương diện tìm hiểu và ghi nhận vấn đề dân chủ là một trong những trọng tâm tư tưởng của Nguyễn An Ninh trong những năm 1923 – 1928. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục đích Trên cơ sở trình bày, giới thiệu có hệ thống về tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ (1923 – 1928) để từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng Nguyễn An Ninh. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt tới mục đích nghiên cứu, tác giả đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau: - Phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề cho sự hình thành vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh. - Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ. - Chỉ ra và phân tích những giá trị nổi bật và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng triết học chính trị về dân chủ của phương Tây và phương Đông. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- 7 Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật trong triết học Marx – Lenin và phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích – tổng hợp, lịch sử - cụ thể, khái quát hóa, trìu tượng hóa, v.v. 5. Ý nghĩa của khóa luận Thông qua quá trình nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ, khóa luận góp phần làm sáng tỏ hơn những nội dung trong tư tưởng ấy của ông cùng những giá trị và hạn chế của nó. Khóa luận có thể là tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Việt Nam đầu thế kỉ XX. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm có 02 chương, 06 tiết.
- 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ 1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới Lịch sử thế giới giai đoạn 1923 – 1928 đã chứng kiến những thay đổi to lớn, tập trung và ảnh hưởng mạnh nhất là lĩnh vực chính trị và lĩnh vực kinh tế. Sau khi trải qua giai đoạn Phát kiến địa lý (thế kỷ XV- thế kỷ XVI) và Cách mạng tư sản (thế kỷ XVII - thế kỷ XVIII), chủ nghĩa tư bản phương Tây bắt đầu chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, tiến tới xác lập hệ thống trên toàn thế giới với sự ra đời của các công ty độc quyền. Điều này, theo Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang, dẫn tới chính sách nhất quán của các nước lớn ở châu Âu: “trong nước thì khuyến khích kĩ nghệ, ngoài nước thì kiếm thuộc địa” [16, tr. 663]. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản châu Âu những năm 70 – 80 thế kỷ XIX (qua Cách mạng công nghiệp) không đồng bộ với những thay đổi xã hội theo hướng tự do, dân chủ. Mặt bằng chính sách của những nước thực dân châu Âu là đi xâm chiếm thuộc địa (để mở rộng thị trường), biến thuộc địa thành “một đất thực dân” và tiến hành “bóc lột các dân bản xứ (…) một cách triệt để” [16, tr. 664]. Từ sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), các phong trào cách mạng tự do – dân chủ xuất hiện các lực lượng ủng hộ chủ nghĩa xã hội và tư tưởng cách mạng cánh tả, bên cạnh phong trào của các đảng phái tự do truyền thống2. V.I.Lenin đã viết đây là thời kì “Châu Á thức tỉnh” bởi “hàng trăm triệu người bị áp bức, bị giam hãm tối tăm trong trạng thái trì trệ thời trung cổ, đã thức tỉnh và bước vào một cuộc sống mới, vào cuộc đấu tranh giành 2 Châu Âu có các cuộc cách mạng bùng nổ ở Phần Lan (1918), Hungary (10/1918), Đức (11/1918)... sau khi trật tự thế giới cũ đã tan vỡ khi Chiến tranh thế giới lần nhất kết thúc. Giai đoạn 1923 – 1928 ghi nhận làn sóng đấu tranh ở Mỹ (phong trào đấu tranh của công nhân do Đảng Cộng sản Mỹ, thành lập năm 1921, lãnh đạo), Argentina (cao trào bãi công năm 1919), Brazil (với Cách mạng Tenente 1924 do nhóm binh sĩ, sinh viên, công nhân lãnh đạo),….Châu Phi chứng kiến cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập (1918 – 1923), phong trào cải cách Hiến pháp ở Tunisia (1920 – 1922),…
- 9 những quyền sơ đẳng nhất của con người, giành dân chủ” [14, tr. 187]. Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919)3 ở Trung Quốc đã tạo nên hiệu ứng của một phong trào dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa tập hợp các nhóm chính trị - xã hội với nguyện vọng tự do – dân chủ - dân tộc. Thành công của chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1928)4 kết thúc thời kì quân phiệt Trung Hoa và phong trào Bất hợp tác (Swaraj) ở Ấn Độ (1919 – 1922)5 đã ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của Nguyễn An Ninh, khi hai quốc gia châu Á này đều giành được thành công trong quá trình đấu tranh dân tộc – dân chủ. Thắng lợi của Hồng quân Nga trong cuộc Nội chiến (1918 – 1922) và những thành quả đạt được của nước Nga Soviet sau chiến tranh (với Chính sách Kinh tế Mới – NEP do V.I.Lenin đề xuất) đã củng cố tiềm lực của nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới và thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Liên Xô, gây ảnh hưởng lớn tới các phong trào chính trị - xã hội đối với nhân loại cũng như các dân tộc thuộc địa. Hệ quả của những biến đổi to lớn của tình hình thế giới đầu thế kỷ XX đó là sự xuất hiện của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Á – Phi – Mỹ Latin trên vũ đài chính trị thế giới, tạo nên những dư chấn mạnh mẽ ngay trong lòng hệ thống thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Sự xuất hiện các luồng tư tưởng như chủ nghĩa Tam dân (do Tôn Trung Sơn đề xướng), chủ trương Bất bạo động (do Mahatma Gandhi đề xướng), chủ nghĩa xã hội (gia tăng ảnh hưởng từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917)… “đã tác động trực tiếp đến việc lựa chọn con đường cách mạng của các nhà tư tưởng chính trị ở Việt Nam, nhất là đầu thế kỷ XX” [8, tr. 1251]. 1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam 3 Cùng với sự kiện Ngũ Tứ của Trung Quốc là phong trào Tam Nhất (1/3/1919) ở bán đảo Triều Tiên, đưa cuộc đấu tranh giành độc lập của Triều Tiên sang giai đoạn mới. 4 Dưới sự lãnh đạo của chính phủ Quốc dân (nòng cốt là liên minh Quốc dân đảng – Đảng Cộng sản Trung Quốc), chiến tranh Bắc phạt diễn ra với quy mô lớn và xóa bỏ ảnh hưởng của các quân phiệt, thiết lập nền cộng hòa và ổn định tình hình Trung Quốc. 5 Phong trào Bất hợp tác được triển khai dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại và sự tham gia của các lực lượng xã hội khác. Trong đó có những nhóm nhà hoạt động cấp tiến ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trở thành tiền thân cho sự ra đời Đảng Cộng sản Ấn Độ năm 1925.
- 10 Từ khi thực dân Pháp và triều Nguyễn ký kết Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenôtre (1884), Việt Nam trở thành nước thuộc địa, chịu sự thống trị của thực dân Pháp. Nền chính trị độc lập, tự do của Việt Nam bị xâm hại bằng chế độ chia để trị. Học giả Nguyễn Xuân Thọ viết: “rất lâu trước khi người Pháp đến, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có nền tảng vững vàng. Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, có một dân tộc Việt Nam, hoàn toàn thuần nhất, chỉ nói một thứ tiếng như nhau, có phong tục tập quán như nhau. Nếu nhà cầm quyền Pháp đã chia đất nước ra làm ba “kỳ”, đó không chỉ vì tiện lợi về hành chánh, mà chủ yếu nhằm mục đích “chia để trị” [32, tr. 22]. Nếu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), xã hội Việt Nam xuất hiện “sự phân hóa xã hội sâu sắc và mạnh mẽ ở cả nông thôn lẫn thành thị” [13, tr. 136], kinh tế Việt Nam đã hình thành tính chất thuộc địa rõ rệt [13, tr. 152] thì cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi. Việc thực dân Pháp gia tăng tốc độ tiến hành khai thác nhanh để tận lực thu nguồn lợi mang về chính quốc khiến xã hội Việt Nam chứng kiến sự lớn mạnh về số lượng cũng như trình độ của công nhân, tư sản, tiểu tư sản,… đồng thời chứng kiến sự va chạm, mâu thuẫn giữa những di sản truyền thống và sự du nhập ồ ạt của văn hóa Pháp. Từ sau Thế chiến I (1918) đến năm 1928, tình hình Việt Nam diễn ra những diễn biến mới. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi. Với tốc độ tiến hành khai thác nhanh để tận lực thu nguồn lợi mang về chính quốc, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, mở rộng hệ giao thông - vận tải cũng như thiết lập hệ thống đồn điền, các cơ sở công nghiệp nhẹ,… nhiều hơn so với trước nhưng vẫn còn manh mún, rải rác, thậm chí còn lấn át và cạnh tranh những ngành nghề kinh tế truyền thống. Ngân hàng Đông Dương (tiếng Pháp: Banque de l'Indochine, viết tắt BIC) được chính phủ Pháp đẩy mạnh hoạt động và nguồn lực tài chính, giúp tư bản Pháp kiểm soát hoàn toàn thị trường
- 11 Đông Dương cũng như Việt Nam, gây khó dễ cho tư sản Việt Nam bằng những chính sách áp chế và tăng thuế lớn. Mối tương quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) đã nảy sinh những yếu tố mới. Xã hội Việt Nam chứng kiến sự lớn mạnh về số lượng cũng như trình độ của công nhân, tư sản, tiểu tư sản,… Sự hình thành đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế dẫn tới việc thúc đẩy vai trò lớn hơn của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trong mô hình kinh tế thuộc địa có yếu tố tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Với lực lượng hơn 221.050 người [13, tr. 306] và “tập trung tại các cơ sở kinh tế yết hầu của tư bản Pháp” [13, tr. 306], giai cấp công nhân Việt Nam từng bước khẳng định vai trò và khả năng của mình với tư cách là lực lượng lao động sản xuất của nền kinh tế thuộc địa và cũng là lực lượng có tiềm lực cách mạng cho các cuộc đấu tranh chống thực dân. Bên cạnh giai cấp tư sản với thế lực kinh tế mạnh gồm “ngành dệt, xay xát, sửa chữa cơ khí, mỏ than, đồn điền cao su” [13, tr. 304] tầng lớp tiểu tư sản của thời kì trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã phát triển cùng với sự mở mang của các đô thị với lực lượng tương đương 600.000 người vào năm 1929 [13, tr. 308 – 309] Những va chạm, mâu thuẫn giữa những di sản truyền thống và sự du nhập ồ ạt của văn hóa Pháp dẫn tới những xung đột ngày càng quyết liệt. Sự phân hóa xã hội trở nên sâu sắc: “địa chủ thì giàu lên nhanh chóng, còn đại đa số nông dân thì rơi vào cảnh nghèo đói, bần cùng” [13, tr. 311]. Nền giáo dục mà giới chức thực dân Pháp tổ chức ở Việt Nam không thể giấu được một thực tế đè nén lên mọi cơ hội tiếp nhận tri thức và thực hành của dân tộc Việt Nam: “hàng ngàn thanh niên bị một hệ thống nhà trường “bỏ rơi”; vào lúc cực thịnh hệ thống này chỉ thu nhận một phần tư (1/4) đến một nửa (1/2) số dân ở độ tuổi đi học (...) Sự liên kết tất cả những hiện tượng tiêu cực do SEC đưa vào đã làm cho nó mất đi, trong con mắt của dân chúng, tính chính đáng với
- 12 tư cách thiết chế sư phạm để cuối cùng chỉ được cảm nhận như công cụ thống trị trong tay người nước ngoài” [29, tr. 386] Chủ trương “Pháp - Việt đề huề” do Albert Sauraut đề xướng gây nên những luồng ý kiến khác nhau trong phong trào chính trị đương thời. Lực lượng quốc gia cải lương gồm Đảng Lập hiến (đại diện gồm Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long,…), Nguyễn Văn Vĩnh với chủ trương Trực trị, Phạm Quỳnh với chủ trương Quân chủ lập hiến,…có những mức độ nhất định đối với chủ trương này. Đối lập với xu hương quốc gia cải lương là xu hướng dân chủ cách mạng với sự xuất hiện của các trí thức Tây học trẻ tuổi như Trần Huy Liệu, Cao Văn Chánh, Nguyễn Văn Bá, Tôn Quang Phiệt, Bùi Công Trừng, Trần Hữu Độ,… Nhờ đó, môi trường chính trị Việt Nam không còn dừng ở mức độ của các tổ chức, phong trào được triển khai theo thể thức hoạt động bí mật như Duy tân hội, Việt Nam Quang phục hội hay lực lượng Hội kín ở miền Nam (tiêu biểu là Thiên Địa hội, với cuộc khởi nghĩa năm 1916). Ý thức xã hội của quần chúng nhân dân tại các đô thị và những khu vực cận biên đô thị phát triển mạnh mẽ, nhờ vai trò ngày càng tăng của hệ thống in ấn, truyền thông và lực lượng chính trị đối lập (gồm cả cách mạng lẫn ôn hòa) chống thực dân. Điều này dẫn tới quá trình ra đời, chuyển biến từ các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng Thanh niên (1926), Hội Hưng Nam, Tâm tâm xã, Tồn Việt thư xã,… đến sự ra đời của Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên (1925), Tân Việt Cách mạng đảng (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927). Bên cạnh đó, là sự hình thành, phát triển của phong trào công nhân đấu tranh theo khuynh hướng vô sản. Từ chỗ đấu tranh tự phát (trước Thế chiến I cho đến năm 1924), phong trào công nhân chuyển sang tự giác với thắng lợi của cuộc bãi công tại xưởng Ba Son (09/1925) và ngày càng phát triển với vị thế của lực lượng chính trị độc lập trong phong trào chống thực dân cho đến năm 1928. Tất cả các tổ chức, diễn biến nêu trên đều là một sự thách
- 13 thức đối với tính chất phi dân chủ, suy thoái nghiêm trọng của chế độ thuộc địa, của mô thức tồn tại xã hội hiện diện trên đất nước Việt Nam. Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã nô dịch các dân tộc nhược tiểu, biến vấn đề dân chủ thành nhu cầu cấp bách của nhân dân và mang tính sống còn đối với tầng lớp trí thức yêu nước ở các thuộc địa. Sự bùng nổ của các phong trào đấu tranh phản đế phản phong cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là minh chứng cho khát vọng tự do lớn lao này. Ở Việt Nam, sang tới đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp đã trở nên gay gắt. Vấn đề dân chủ mà trước hết và trên hết là hệ giá trị dân chủ cho dân tộc đã trở thành nguồn gốc cho sự bùng phát mạnh mẽ các phong trào đấu tranh với những con đường, phương thức khác nhau. Điều đó tác động lớn đến tư tưởng và hành động của các nhà yêu nước Việt Nam, trong đó không thể không kể đến Nguyễn An Ninh và tư tưởng của ông. Chàng trai trẻ Nguyễn An Ninh đã mang trong mình khát vọng tự do đó khi bước ra thế giới trong chuyến viễn du kiến thức của mình. Chính những điều mắt thấy tai nghe về tình hình thế giới và sự đối chiếu với thực tế cùng khổ của người dân thuộc địa đã đưa ông đến những nhận thức mới về vấn đề dân chủ, đặc biệt là về mối quan hệ giữa sự rao giảng dân chủ tư sản và hiện thực dân chủ ở xứ thuộc địa An Nam. 1.2. Tiền đề hình thành tƣ tƣởng chính trị Nguyễn An Ninh 1.2.1. Một số luận giải của tư tưởng phương Đông về dân chủ Giá trị dân chủ đã tồn tại và hiện diện trong chiều dài lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng cũng như lịch sử Việt Nam nói chung. Mặc dù phải đối diện một thực tế đầy khó khăn rằng thời gian hòa bình thật hiếm hoi khi so sánh với thời gian trải qua thời chiến, tự do là một phần không thể thiếu trong những di sản vật chất và tinh thần được xây dựng nên bởi nhiều thế hệ người Việt Nam, định hình nên dân tộc tính Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng như
- 14 vậy, những luận giải sơ lược của tư tưởng phương Đông về dân chủ đã có ảnh hưởng tới Nguyễn An Ninh sâu sắc. Thông qua tư liệu khảo cổ học, thần thoại và sử học, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Thục đánh giá ý thức đoàn thể dân tộc gắn với tính thiêng của tự nhiên (thông qua vật tổ và thờ thần linh) [33, tr. 41]. Nguyễn Đăng Thục đã Comment [L1]: Nguyễn Đăng Thục (1964). Tư tưởng Việt Nam – Tư tưởng triết học bình dân. Nhà sách Khai Trí. nhận định điểm đặc biệt trong cổ sử Việt Nam về sự hình thành ý chí dân tộc dẫn đến sự lựa chọn của quần chúng nhân dân đối với người mang trọng trách lãnh đạo. Điều quan trọng nhất là “người lãnh đạo ấy cũng phải coi thiên hạ quốc gia là của chung, chứ không phải của riêng một nhà, một họ” [33, tr. Comment [L2]: Nguyễn Đăng Thục (1964). Tư tưởng Việt Nam – Tư tưởng triết học bình dân. Nhà sách Khai Trí. 42]. Nhà sử học Phan Huy Lê cùng đồng nghiệp đã phân tích tính chia sẻ về giá trị chung thông qua hình ảnh người nữ, người nam khắc trên mặt trống đồng Đông Sơn cầm các loại nhạc cụ, nhảy múa cùng muông thú, đất trời đã “phản ánh cuộc sống hiện thực của con người mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, bằng một phong cách diễn tả sinh động (…) với những đường nét mang tính chất cách điệu, ước lệ, và với một bố cục cân xứng, hài hòa.” [17, tr. 166 – 167] Về một khía cạnh khác, yếu tố dân chủ trong lịch sử Việt Nam được xem xét theo cách tiếp cận kinh tế - xã hội. Trên cơ sở phân tích những chuyển biến lịch sử Việt Nam thời kì hậu khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Siêu đánh giá xã hội bấy giờ manh nha tinh thần dân chủ trong môi trường sinh hoạt – sản xuất ở các làng xã người Việt. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh dấu sự chấm dứt của một chính quyền độc lập ngắn ngủi, chưa kịp quy định các thành tố cấu tạo nên cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phù hợp. Điều này dẫn tới sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng sản xuất và những thửa ruộng đất biến thành ruộng đất công (gồm công điền và công thổ). Việc phân công lao động trong làng xã của người Việt đã dẫn tới sự bình đẳng cho cả người có tài sản hay không tài sản, khi được quy định rằng cả hai loại người này đều có “quyền hưởng hoa lợi như nhau bằng việc Comment [L3]: Lê Văn Siêu (2003). Việt Na văn minh sử - Lược khảo. Tập Thượng: Từ canh tác những ruộng đất ấy [27, tr. 202]. nguồn gốc đến thế kỉ thứ X. Nhà xuất bản La động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 384 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 330 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 208 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 112 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn