intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

48
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả phục vụ đáp ứng nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm; đưa ra được những nhận xét, đánh giá hiệu quả và mức độ đáp ứng của của Trung tâm; đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  1. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh Lời cảm ơn! Với tấm lòng chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn cùng lời chúc tốt đẹp nhất đến PGS.TS Trần Thị Quý – Người đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo tôi trong quá trình học tập tại trường và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong, ngoài khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ thủ thư tại Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng với thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngắn cộng với trình độ và khả năng có hạn của một sinh viên chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Kính mong thầy cô giáo, các cán bộ thư viện, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm tới đề tài này đóng góp để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2012 Sinh viên Lê Thị Ngọc Anh K53 Thông tin – Thư viện 1 Trường ĐH KHXH&NV
  2. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. Từ viết tắt tiếng Việt STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1. CBGD Cán bộ giảng dạy 2. CBQL Cán bộ quản lý 3. CNTT Công nghệ thông tin 4. CSDL Cơ sở dữ liệu 5. ĐHSPHN Đại học Sƣ phạm Hà Nội 6. NDT Ngƣời dùng tin 7. TT – TV Thông tin – Thƣ viện 8. TT TT – TV Trung tâm Thông tin – Thƣ viện 2. Từ viết tắt tiếng Anh STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1. LIBOL Phần mềm quản trị thƣ viện tích hợp Cán bộ giảng dạy 2. OPAC Online Publich Access (Mục lục truy cập công cộng trực tuyến) K53 Thông tin – Thư viện 2 Trường ĐH KHXH&NV
  3. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại giáo dục đại học gắn liền với việc chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học. Đầu ra của hệ thống này là đội ngũ trí thức – nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội quốc gia. Một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng giáo dục đại học chính là khả năng cung cấp nguồn tin của các trung tâm thông tin – thư viện (TT – TV) và khả năng thúc đẩy việc tự học và tự nghiên cứu trong sinh viên ( Đào tạo theo phương thức tín chỉ). Bên cạnh đó, vấn đề đón đầu và tranh thủ các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới trong tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước ta cũng đặt ra cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam những thách thức đáng kể. Các trung tâm thông tin – thư viện phải luôn đổi mới cả chất lượng và số lượng, đặc biệt là tăng cường hiệu quả phục vụ nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin (NDT). Hệ thống thư viện phải được tin học hóa. Các trường nối mạng, liên kết khai thác tài liệu với nhau. Thường xuyên cập nhật các tài liệu mới; có biện pháp khuyến khích người học, giảng viên, cán bộ quản lý khai thác. Thống kê độc giả đến hằng năm trên tổng số người học và giảng viên của trường đạt tỉ lệ cao. Có quan hệ trao đổi, hợp tác, khai thác, sử dụng thông tin - tư liệu với các thư viện đại học lớn trên thế giới. Đảm bảo có đủ các chủng loại trang thiết bị và phương tiện học tập để hỗ trợ cho các hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng các yêu cầu của các ngành đào tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin. (Nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201017/20100423082431.aspx). Người dùng tin là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan thông tin – thư viện nào. Người dùng tin và nhu cầu tin của họ là cơ sở để định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của một cơ quan K53 Thông tin – Thư viện 1 Trường ĐH KHXH&NV
  4. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh thông tin – thư viện. Nghiên cứu nhu cầu thông tin để đáp ứng kịp thời đầy đủ và chính xác nhu cầu tin của người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trung tâm thông tin - thư viện nói chung và của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Gọi tắt là Trung tâm) nói riêng. Giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục hiện nay,Trung tâm luôn là môi trường quan trọng không thể thiếu để tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, sinh viên nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ cũng như để giải trí sau những giờ học căng thẳng. Với tầm quan trọng của mình, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhận thấy cần phải thay đổi nhận thức trong tiếp cận người dùng tin, cần tìm hiểu nhu cầu tin của họ để đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm. Do đó, trong những năm gần đây Trung tâm luôn luôn đổi mới và có nhiều thay đổi tích cực về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả phục vụ, luôn phấn đấu để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm. Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Tìm hiểu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả phục vụ đáp ứng nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm . Đưa ra được những nhận xét, đánh giá hiệu quả và mức độ đáp ứng của của Trung tâm. Đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm. K53 Thông tin – Thư viện 2 Trường ĐH KHXH&NV
  5. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh Nhiệm vụ  Cơ sở lý luận về nhu cầu tin và mức độ đáp ứng của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội  Tìm hiểu khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội  Đưa ra một số nhận xét và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận - Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Thư viện và Giáo dục - Đào tạo. - Dựa trên cơ sở lý luận của ngành Thư viện học và Thông tin học. - Tìm hiểu qua các đề tài nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin. * Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp: + Phương pháp khảo sát thực tế tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. + Phương pháp quan sát + Phương pháp tham khảo, thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau. K53 Thông tin – Thư viện 3 Trường ĐH KHXH&NV
  6. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh + Phương pháp điều tra nhu cầu tin bằng bảng hỏi. + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. 5. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài Đóng góp về mặt lý luận Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về người dùng tin và nhu cầu tin, mức độ đáp ứng nhu cầu trong hoạt động thông tin – thư viện nói chung và tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm nói riêng. Đóng góp về mặt thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin, tìm hiểu mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để xác định nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về nhu cầu tin và mức độ đáp ứng của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Chương 2. Thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Chương 3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. K53 Thông tin – Thư viện 4 Trường ĐH KHXH&NV
  7. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 1.1. Nội hàm các khái niệm 1.1.1. Khái niệm nhu cầu và nhu cầu tin  Khái niệm nhu cầu Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý nằm trong cấu trúc tâm lý chung của con người. Là đòi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất định, trong những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống và sự phát triển của con người. Ai cũng có những nhu cầu nhất định trong suốt cuộc đời mình, trong những thời điểm nhất định thì mỗi người lại có những nhu cầu khác nhau, tạo nên một hệ thống nhu cầu. Hệ thống nhu cầu của mỗi người luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và tác động của xã hội. Nhu cầu tồn tại trong mỗi người nhưng tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, tuổi tác, nghề nghiệp… mà nhu cầu nào quan trọng, cấp thiết định hướng và chi phối các nhu cầu khác. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê Nin cho rằng: Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất định, trong những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống và sự phát triển của con người. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “ Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan các đòi hỏi về vật chất, tinh thần, xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì. Nhu cầu hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Mức độ nhu cầu và phương thức thỏa mãn nhu cầu về cơ bản phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, trước hết là trình độ phát triển kinh tế” K53 Thông tin – Thư viện 5 Trường ĐH KHXH&NV
  8. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh  Khái niệm nhu cầu tin Theo quan điểm của tâm lý học Mác xít, có thể coi nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người( cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Khi đòi hỏi thông tin trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xuất hiện. Nhu cầu tin là một dạng của nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người. Nhu cầu nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con người. Thông tin về đối tượng hoạt động, về môi trường và phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của con người. Bất cứ hoạt động nào muốn có kết quả tốt đẹp cần phải có thông tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp bao nhiêu thì nhu cầu được cung cấp thông tin càng cao bấy nhiêu. Có thể nói, nhu cầu tin là yếu tố quan trọng để tạo nên động cơ của hoạt động thông tin và thư viện. Vì thế có thể coi nhu cầu tin là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin. Nhu cầu tin có vai trò định hướng cho hoạt động thông tin – thư viện, đồng thời luôn biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt ảnh hưởng của môi trường sống và nghề nghiệp của người dùng tin. Nhu cầu tin còn phản ánh sự cần thiết thông tin của một cá nhân, tập thể trong quá trình thực hiện một hoạt động nào đó. Nhu cầu tin có thể thay đổi tùy theo công việc và nhiệm vụ mà người dùng tin phải thực hiện. Vì thế nắm vững nhu cầu tin sẽ góp phần định hướng công tác xây dựng và phát triển nguồn tin, nâng cao chất lượng phục vụ. Trong thông tin học, người ta chia nhu cầu tin ra thành ba nhóm chủ yếu, đó là: Nhu cầu tin cá nhân, nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng. Nhu cầu tin cá nhân là sự phản ánh một phần cụ thể của nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng. Nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng không tồn tại bên ngoài hoặc bên cạnh nhu cầu tin cá nhân. K53 Thông tin – Thư viện 6 Trường ĐH KHXH&NV
  9. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh Như vậy, từ những quan điểm nêu trên có thể thấy rằng: Nhu cầu tin là loại nhu cầu tinh thần đặc biệt mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người và là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các nhu cầu tin của người dùng tin thường nảy sinh khi họ nắm bắt được những kết quả của một lĩnh vực mà họ tâm, khi họ cần nắm bắt được các thông tin dữ kiện, những số liệu, phương pháp cần cho công việc của họ. Các nhu cầu tin này thay đổi tùy theo bản chất công việc và nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành. 1.1.2. Khái niệm yêu cầu tin và sở thích tin  Yêu cầu tin Yêu cầu tin là sự thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản một phần nhu cầu tin của NDT đối với hệ thống thông tin tại thời điểm nhất định. Hay nói cách khác đi, yêu cầu tin là sự biểu hiện cụ thể của nhu cầu tin dưới dạng một loại thông tin nhất định. Trong công tác phục vụ thông tin, chu trình “ Nhu cầu tin – Yêu cầu tin” xảy ra hai trường hợp: - Nhu cầu tin trùng khớp với yêu cầu tin. Nghĩa là người dùng tin có khả năng diễn đạt yêu cầu tin trong nhu cầu tin. - Yêu cầu tin chỉ phản ánh một phần. Nghĩa là người dùng tin không có khả năng diễn đạt hết nhu cầu tin của mình. Thường trong trường hợp này người dùng tin phải nhờ sự hỗ trợ của cán bộ. - Trong nhiều trường hợp, nhu cầu tin của người dùng tin cụ thể thường được thể hiện qua các yêu cầu tin cụ thể. Có 4 loại yêu cầu tin chủ yếu: + Thư mục: Yêu cầu cung cấp chỉ dẫn các tài liệu về một vấn đề nào đó + Tài liệu: Yêu cầu liên quan đến nội dung tài liệu + Dữ kiện: Yêu cầu cung cấp những số liệu về những dữ kiện cụ thể + Kỹ thuật: yêu cầu tư vấn, môi giới… K53 Thông tin – Thư viện 7 Trường ĐH KHXH&NV
  10. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh  Sở thích tin Là nhu cầu tin được biểu thị dưới sắc thái tình cảm tức là hứng thú với một loại thông tin nào đó. Sở thích tin là nhu cầu tin thể hiện qua ý thức chủ quan của con người. Nhu cầu tin và sở thích tin có sự tương đồng nhưng không thống nhất. Quá trình chuyển hóa nhu cầu tin thành sở thích tin có sự chế định của ý thức chủ quan của mỗi cá nhân. Sở thích tin là nhu cầu tin được biểu thị dưới sắc thái tình cảm. sở thích tin có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và sử dụng thông tin của người dùng tin. Sở thích tin có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và sử dụng thông tin của người dùng tin. Sở thích tin có tác dụng định hướng qua trình tìm kiếm và là chất xúc tác nâng cao hiệu quả lĩnh hội thông tin cho mỗi chủ thể. Trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan của mỗi con người mối quan hệ giữa nhu cầu tin và sở thích tin cũng có thể xảy ra hai trường hợp: + Nhu cầu tin trùng với sở thích tin + Sở thích tin chỉ trùng một phần với nhu cầu tin Như vậy, có thể thấy rằng: Con người có sở thích tin chắc chắn sẽ có nhu cầu tin, nhưng con người có nhu cầu tin chưa chắc đã có sở thích tin. 1.1.3. Khái niệm người dùng tin Người dùng tin là khái niệm phổ biến thay cho khách hàng, bạn đọc. Người dùng tin là cá nhân, nhóm cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức sử dụng tài liệu và các dịch vụ của thư viện nhằm mục đích học tập nghiên cứu hoặc giải trí. Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. Người dùng tin là người có nhu cầu tin và chủ thể nhu cầu tin. Người dùng tin trước hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin. Người dùng tin là một thực thể xã hội, nhu cầu tin của họ nảy sinh và tồn tại trong quá trình họ thực hiện các hoạt động sống và các quan hệ xã hội khác. K53 Thông tin – Thư viện 8 Trường ĐH KHXH&NV
  11. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu. Người dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng sản sinh ra thông tin mới. Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin. Người dùng tin luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin. Người dùng tin tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Trong hoạt động Thông tin – Thư viện, chính sách bổ sung phụ thuộc vào yêu cầu của người dùng tin. 1.1.4. Khái niệm mức độ đáp ứng nhu cầu tin Hoạt động TT – TV có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh nguồn thông tin gia tăng mạnh mẽ như hiện nay. Nó không những phục vụ nhu cầu tra cứu của các nhà khoa học, những người quan tâm mà còn đảm nhiệm vai trò lưu trữ và bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc và thế giới. Ở các thư viện nói chung, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng thì việc nghiên cứu nhu cầu tin và đáp ứng nhu cầu tin của NDT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhờ đó nó thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm và việc đáp ứng nhu cầu tin sẽ trở nên dễ dàng, phục vụ sẽ hiệu quả hơn Mức độ đáp ứng nhu cầu TT – TV được hiểu là việc thỏa mãn nhu cầu, yêu cầu thông tin của người dùng tin tại trung tâm, thư viện đó tới đâu và phương thức thỏa mãn như thế nào? khả năng đáp ứng thông tin và nhu cầu sử dụng thông tin của NDT là bao nhiêu? Ở mỗi trung tâm, thư viện thì mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin là khác nhau. Tùy vào hiệu quả hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực thông tin, đội ngũ cán bộ, các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện…mà các thư viện có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng tin tới đâu, có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin hay chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tin và không thỏa mãn được nhu cầu tin của NDT. K53 Thông tin – Thư viện 9 Trường ĐH KHXH&NV
  12. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin 1.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội Nhu cầu tin được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển của nền kinh tế và xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội thể hiện trên hai phương diện cụ thể là chế độ chính trị - xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phong phú thì nhu cầu tin ngày càng phong phú, đa dạng, đòi hỏi ngày một cao hơn. Tài liệu điện tử ngày càng phổ biến, thay thế tài liệu truyền thống, mạng internet và công nghệ thông tin ngày càng phổ biến…bên cạnh đó sản xuất phát triển làm cho đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao đã ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sống và nhu cầu tin của con người. Các thông tin được cung cấp phải chuyên sâu hơn, rộng hơn, bao quát hơn. Để đáp ứng nhu cầu tin này đòi hỏi người cung cấp thông tin phải có trình độ chuyên môn sâu, kỹ thuật cao và hiểu biết rộng, am hiểu và tinh thông nhiều vấn đề. Xã hội ngày càng phát triển, nhiều vấn đề mới nảy sinh, nhiều lĩnh vực mới và nhiều người quan tâm và họ sẽ cần nhiều thông tin liên quan tới các lĩnh vực đó, nhu cầu tin từ đó sẽ phát sinh theo và cần được đáp ứng những thông tin cụ thể và thiết thực, kịp thời. Xã hội phát triển, các quan hệ xã hội lành mạnh, hài hòa, chế độ dân chủ cũng góp phần làm cho con người sống thoải mái, tự do hơn, phong phú hơn, kích thích nhu cầu tin phát triển. 1.2.2. Yếu tố nghề nghiệp Hoạt động lao động, nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo trong một giai đoạn rất dài của cuộc đời, từ khi con người đến tuổi lao động đến lúc già yếu không đi làm được nữa. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người mà lao động còn giúp con người trở nên minh mẫn, sáng tạo, năng động, thông minh, tiến hóa hơn. Vì vậy tính chất hoạt động lao động nghề K53 Thông tin – Thư viện 10 Trường ĐH KHXH&NV
  13. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh nghiệp ảnh hưởng lớn tới xu thế phát triển của con người, ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống và hệ thống nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu tin. Nghề nghiệp là một từ dùng để chỉ những hoạt động lao động khác nhau của mỗi người khác nhau. Mỗi người thì có mỗi lĩnh vực lao động khác nhau hay nói cách khác mỗi người có những nghề nghiệp khác nhau. Ở những nghề nghiệp khác nhau thì họ lại có những nhu cầu, yêu cầu tin khác nhau phù hợp với lĩnh vực, nghề nghiệp của họ. Nghề nghiệp khác nhau thì nhu cầu thông tin, tập quán, thói quen sử dụng thông tin của họ cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: Nếu người dùng tin đó là giáo viên thì nhu cầu tin của họ sẽ thiên nhiều về lĩnh vực giáo dục, các tài liệu giảng dạy, nghiên cứu. Người dùng tin là kỹ sư thì nhu cầu tin của họ chủ yếu là các tài liệu về kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Người dùng tin là bác sỹ thì nhu cầu tin của họ chủ yếu là các tài liệu về y học,… 1.2.3. Trình độ học vấn Trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tin của người dùng tin. Người hiểu biết càng cao thì nhu cầu đọc, nhu cầu tin càng lớn, càng sâu rộng. Người có học vấn thấp thường có nhu cầu tin đơn giản hơn, thông tin ít hơn, thông tin cung cấp cần dễ hiểu và có nội dung đơn giản hơn. 1.2.4. Yếu tố lứa tuổi Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con người có những đặc điểm tâm sinh lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối. Tâm lý học phân chia cuộc đời con người thành bốn giai đoạn lứa tuổi tương ứng những hoạt động chủ đạo có tính chất khác nhau: giai đoạn trước tuổi học, giai đoạn học tập, giai đoạn tham gia lao động sản xuất, giai đoạn nghỉ lao động. Các đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng khá rõ rệt đến nhu cầu tin, nội dung và phương thức thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Tuổi tác có ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức của con người, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin. Tuổi tác càng cao thì nhu cầu tin K53 Thông tin – Thư viện 11 Trường ĐH KHXH&NV
  14. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh chủ yếu về chuyên sâu hơn, người dùng tin trẻ thường có nhu cầu tin mang tính khám phá khoa học, nhiều thông tin hơn. 1.2.5. Yếu tố giới tính Đặc điểm giới tính được hình thành bởi các yếu tố: cấu trúc sinh lý, năng lực, tâm lý... Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến nhu cầu tin của con người. Ở nam giới có tính cách mạnh mẽ, tự tin, phóng khoáng, thích cái mới và tìm tòi cái mới, có đầu óc sáng tạo, tư duy logic…nên nhu cầu tin của họ cũng khác với nữ giới có tính cách mềm mại, dịu dàng, không thích sự xê dịch, tính cách bảo thủ hơn… Các đặc điểm giới tính cũng được biểu thị trong sắc thái nội dung và cách thức thỏa mãn nhu cầu tin của mỗi người. 1.2.6. Yếu tố sở thích cá nhân Sự tác động của môi trường, xã hội, hoàn cảnh sống đến mỗi người là không giống nhau. Mỗi người đều có những nhu cầu, sở thích, tính cách khác nhau, không ai giống nhau, do đó nhu cầu tin của mỗi người cũng khác nhau. Sở thích cá nhân khác nhau nên nhu cầu nói chung và nhu cầu tin là khác nhau. 1.3. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học 1.3.1. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (gọi tắt là Trường hay ĐHSPHN) chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục. Song quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường lại được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng, đó là ngày 10 tháng 10 năm 1945, tức là chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Văn khoa Trung học. Một một năm sau đó, ngày 8 tháng 10 năm K53 Thông tin – Thư viện 12 Trường ĐH KHXH&NV
  15. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 194/SL thành lập ngành học Sư phạm, đào tạo giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc. Sự kiện thành lập Ban Đại học Văn khoa - tổ chức tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của ngành sư phạm cách mạng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục. Sau này, nhà trường còn có vinh dự được hai lần đón Bác về thăm (năm 1960 và năm 1964). Lời căn dặn của Người đã trở thành niềm tự hào và mục tiêu phấn đấu không biết mệt mỏi của lớp lớp các thế hệ cán bộ và sinh viên Nhà trường trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Người nói: "Làm thế nào để Nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước” và "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không được đăng trên báo, không được thưởng Huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Trong quá trình phát triển, dù đã nhiều lần đổi tên: Trường Sư phạm Cao cấp, Trường ĐHSP Hà Nội 1, Trường ĐHSP-ĐHQG Hà Nội và Trường ĐHSP Hà Nội như ngày nay, Nhà trường vẫn luôn đứng ở vị trí là trường ĐHSP đầu ngành, trọng điểm, cái nôi, cái máy cái của ngành sư phạm cả nước. Hàng chục vạn giáo viên các cấp, các chuyên gia giáo dục, trong đó có nhiều nhà hoạt động chính trị có uy tín, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, mà tên tuổi của họ mãi làm rạng danh nền học vấn nước nhà. Đó là các giáo sư Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Lân hay nhà văn Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ Phạm Tiến Duật … tất cả đã cống hiến và trưởng thành từ mái trường này. Nhiều giảng viên của Trường là những chuyên gia đầu ngành có uy tín không chỉ trong K53 Thông tin – Thư viện 13 Trường ĐH KHXH&NV
  16. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh nước, mà cả trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, trường đã có 70 giảng viên được phong học hàm Giáo sư, hơn 350 Phó Giáo sư, 33 Nhà giáo Nhân dân và 118 Nhà giáo Ưu tú. Không chỉ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, sự cống hiến của Nhà trường còn thể hiện trong những năm tháng đấu tranh quật cường của đất nước. Trong kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, ĐHSPHN là một trong những cái nôi của “Phong trào Ba sẵn sàng”; là nơi hàng nghìn sinh viên và cán bộ ưu tú đã "xếp bút nghiên lên đường ra trận”, hàng trăm giáo viên và sinh viên đã “vượt Trường Sơn” vào miền Nam xây dựng nền giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng. Trải qua hơn 60 năm thành lập, Trường ĐHSPHN luôn là Trường trọng điểm của nền giáo dục đào tạo, nền Đại học Việt Nam; đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm, là Trung tâm lớn về đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học tạo nên nhiều nhân tài , nhiều nhà khoa học danh tiếng không chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới. Với những thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1961, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1962, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1981, Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 1986, Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1996, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001 và danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kì đổi mới năm 2004. Năm 2010 trường ĐHSP Hà Nội đã được đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ tổ quốc. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trường Dưới sự điều hành của Ban giám hiệu, Đảng ủy Trường ĐHSPHN hiện có 23 khoa đào tạo và 2 bộ môn trực thuộc, bao gồm các khoa: Toán - Tin, Công nghệ Thông tin, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Sư phạm Kĩ thuật, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Việt Nam học, Giáo dục Chính trị, Tâm lí - Giáo dục, Quản lí Giáo dục, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Giáo K53 Thông tin – Thư viện 14 Trường ĐH KHXH&NV
  17. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh dục Quốc phòng, Giáo dục Đặc biệt, Sư phạm Âm nhạc - Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Khoa Triếc học, Khoa Công tác Xã hội; các Bộ môn Tiếng Nga và bộ môn Tiếng Trung Quốc. Trường có 2 trường THPT trực thuộc: Trường THPT Chuyên và Trường THPT Nguyễn Tất Thành; có 2 viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Sư phạm và Viện Khoa học Xã hội; hơn 20 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHCN và khoa học giáo dục trực thuộc. Nhà trường có đội ngũ giảng viên hùng hậu với trên 1.300 cán bộ; trong đó cán bộ, giảng dạy, nghiên cứu của Trường có nhiều người có học hàm Giáo sư, phó giáo sư, học vị Tiến sĩ khoa học…Nhà trường luôn chú trọng đến bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận để đáp ứng những nhu cầu mới. Nhà trường với thế mạnh về đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu có thể xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình chất lượng cao phục vụ yêu cầu đào tạo của Trường và cung cấp cho ngành sư phạm. Nhà trường rất chú trọng chương trình đổi mới và phương pháp dạy và học, sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình sử dụng và quản lý. Đến nay, Nhà trường đã đào tạo được hơn 81.000 cử nhân khoa học, hơn 9.000 thạc sỹ và trên 830 tiến sĩ. Nhà trường hiện nay còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn. Trường có quan hệ hợp tác với hơn 100 trường đại học và các tổ chức giáo dục thuộc 34 quốc gia trên thế giới. 1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của Trường Trường ĐHSPHN là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm, là trung tâm lớn nhất về đào tạo giáo viên, nghiên cứu khoa học - đặc biệt là khoa học giáo dục của cả nước. Sứ mạng của Trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học và trên đại học, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội; NCKH cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến; cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Trường có vai trò nòng cốt cho hệ K53 Thông tin – Thư viện 15 Trường ĐH KHXH&NV
  18. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục, phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục. 1.4. Trung tâm Thông tin – Thư viện với nhiệm vụ chính trị của Trường 1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội luôn gắn với quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường 60 năm qua. Khi mới thành lập Thư viện mới chỉ là một tổ chuyên môn phục vụ đào tạo, vốn tài liệu nghèo nàn , thiếu thốn. Từ sau năm 1975, hòa bình lặp lại đất nước bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế. Thời gian này Thư viện cũng phát triển nhanh chóng với các tài liệu đa dạng, số lượng cán bộ có chuyên môn tăng lên, cơ sở vật chất được cải thiện, đầy đủ hơn. Năm 1999 Đại học Sư phạm Hà Nội tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện trường cũng tách ra, từ đây Thư viện có tên chính thức là Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2004, Trung tâm đã có một cơ ngơi khang trang là tòa nhà 4 tầng khép kín đã hoàn thành và đi vào sử dụng với 5000m2, trang thiết bị hiện đại với đội ngũ cán bộ đa số được đào tạo đúng chuyên ngành, có năng lực đáp ứng cơ bản cho yêu cầu hoạt động của Trung tâm. Với lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường ĐHSPHN đã và đang khẳng định mình về mọi mặt, đã trở thành một trong những trung tâm thông tin – thư viện đại học lớn, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tin, đặc biệt là nhu cầu giáo dục đào tạo của nhà trường nói riêng và của cả nước nói chung. 1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, Trường ĐHSPHN luôn là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên lớn nhất cả nước, là lực lượng K53 Thông tin – Thư viện 16 Trường ĐH KHXH&NV
  19. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh quan trọng, không thể thiếu trong việc truyền bá những tri thức cho các thế hệ. Đặc biệt Trung tâm có chức năng nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chức năng - Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường ĐHSPHN có chức năng tổ chức, quản lý, thu thập, bổ sung, xử lý, thông báo và thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên trong toàn trường. - Nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực và phát triển con người toàn diện trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Chia sẻ nguồn tài liệu đối với các trường đại học khác phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập và nghiên cứu của cán bộ, sinh viên, giảng viên trong và ngoài Nhà trường. Nhiệm vụ + Tham mưu, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho Ban giám hiệu về công tác thông tin tư liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu, phát triển trong từng giai đoạn của Nhà trường. + Thu thập, bổ sung, xử lý và cung cấp tài liệu, thông tin về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và các khoa học khác nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài Nhà trường. + Tổ chức sắp xếp, lưu trữ, lưu chiểu thông tin, ấn phẩm do Nhà trường xuất bản, các tài liệu nội sinh, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường và các cơ quan khác. + Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu tra cứu và phổ biến thông tin. + Nghiên cứu khoa học thông tin thư viện, ứng dụng thành tựu kỹ thuật mới vào việc xử lý và phục vụ nhu cầu của bạn đọc. + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý Thông tin Thư viện của các cán bộ thư viện và kỹ năng, thao tác sử dụng thư viện của người dùng tin . K53 Thông tin – Thư viện 17 Trường ĐH KHXH&NV
  20. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ngọc Anh + Duy trì và phát triển các mối quan hệ nhằm trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan TT – TV của các trường Đại học, các Tổ chức khoa học trong và ngoài nước như Liên hiệp Thư viện Việt Nam, Liên hiệp Thư viện quốc tế… + Xây dựng quy chế hoạt động, các nội quy của Trung tâm nhằm quản lý tốt vốn tài liệu. + Đảm bảo cung cấp thông tin cho NDT một cách đầy đủ, chính xác, đúng đối tượng, điều tra, đánh giá đúng nhu cầu thông tin của cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên trong trường. Từ đó có thể tổ chức và hoàn thiện hoạt động, tạo điều kiện để cung cấp thông tin một cách chính xác, phù hợp với nhu cầu tin của NDT. 1.4.3. Cơ cấu tổ chức BAN GIÁM ĐỐC TỔ TỔ MƯỢN TỔ ĐỌC TỔ NGHIÊP VỤ TIN HỌC P. Bổ sung P. Giáo trình P. Đọc sách P. Máy (Kho đóng) chủ P. Biên mục P. Mượn TL Phòng tham khảo P. Tra cứu Internet 1 (Kho mở) P. Làm thẻ Phòng P. Đọc Báo, Internet 2 TỔ BẢO VỆ tạp chí, LA VÀ VỆ SINH (Kho đóng) Phòng Multimedi P. Đọc Báo, a tạp chí (Kho đóng) Bộ máy tổ chức của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng ĐHSPHN K53 Thông tin – Thư viện 18 Trường ĐH KHXH&NV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2