Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
lượt xem 221
download
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005 - 2007 để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG ----------***---------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thúy Ngọc Lớp : A9 Khoá : K43 – KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Việt Hoa Hà Nội, 06/2008 1
- LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nhà nƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng nền kinh tế tri thức và xu hƣớng mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tƣ nhân phát triển. Song xu hƣớng này cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vƣơn lên vƣợt qua đƣợc những khó khăn, thách thức, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trƣờng. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thƣơng trƣờng cần phải nhanh chóng đổi mới, hoạt động có hiệu quả. Các nhà quản lý phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trƣờng, tìm kiếm và sử dụng những yếu tố sản xuất hiệu quả với chi phí thấp nhất, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trƣờng, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất. Các doanh nghiệp cần nắm đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng, mức độ và xu hƣớng tác động của từng nhân tố đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện đƣợc trên cơ sở phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thƣờng xuyên phân tích tình hình hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ thực trạng, từ đó nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu, những bất ổn một cách sớm nhất để có phƣơng án hành động phù hợp cho tƣơng lai, đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” 2
- Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005-2007 để thấy rõ xu hƣớng, tốc độ tăng trƣởng và thực trạng của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc vận dụng trong đề tài chủ yếu là phƣơng pháp phân tích, chi tiết, so sánh và tổng hợp số liệu thực tế từ những báo cáo tài chính, báo cáo thuyết minh, bản cáo bạch của công ty và các công ty đối thủ trong ngành. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong giai đoan 2005-2007 và so sánh với hoạt động sản xuất kinh doanh của ba công ty trong cùng ngành là Công ty cổ phần thủy sản Nam Việt, Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long. Đề tài còn bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh Chƣơng II: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang Chƣơng III: Một số biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang Bằng những hiểu biết của mình, cùng với kiến thức đã đƣợc trang bị trong quá trình học tập, em đã cố gắng hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Tuy nhiên do sự giới hạn trong kiến thức, đề tài không thể tránh khỏi những sai lầm và hạn chế. Vì vậy, em mong nhận đƣợc những nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô. 3
- CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Khái niệm Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tƣợng, sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con ngƣời. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình phân tích nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, những mục tiêu đặt ra, từ đó rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục. Quá trình phân tích đƣợc tiến hành từ bƣớc khảo sát thực tế đến tƣ duy trừu tƣợng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hƣớng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hƣớng đó. Quá trình phân tích cũng nhƣ kết luận rút ra từ phân tích một trƣờng hợp cụ thể nào cũng đều thể hiện tính khoa học và tính nghệ thuật. Sự đúng đắn của nó đƣợc xác nhận bằng chính thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình phân tích con ngƣời phải nhận thức đƣợc thực tế khách quan với những quy luật của nó, phải có những hiểu biết đầy đủ và có nghệ thuật trong kinh doanh để đề ra những định hƣớng phù hợp với thực tế khách quan và đạt đƣợc hiệu quả trong thực tế. 2. Vai trò Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm một ví trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trƣớc tới nay. Tuy nhiên, trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa phát 4
- huy đầy đủ tác dụng bởi các doanh nghiệp hoạt động trong sự đùm bọc che chở của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc quyết định từ khâu sản xuất, đảm bảo nguyên vật liệu, giá cả đến địa chỉ tiêu thụ sản phẩm. Nếu hoạt động thua lỗ đã có Nhà nƣớc lo, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm vẫn ung dung tồn tại. Trong điều kiện đó, kết quả sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc đánh giá đúng đắn, hiện tƣợng lời giả lỗ thật thƣờng xuyên xảy ra. Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trƣờng, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trƣờng, đủ sức cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trƣờng xung quanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất hoạt động kinh doanh. Những điều đó chứng tỏ rằng việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết và càng có vị trí quan trọng hơn khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một hoạt động kinh doanh mới. Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và dự đoán về điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh hiệu quả. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ đƣợc tiến hành sau mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trƣớc khi tiến hành kinh doanh nhƣ phân tích các dự án và tính khả thi, các kế hoạch và các bản thuyết minh, phân tích dự toán, phân tích các luận chứng kinh tế kỹ thuật… Chính hình thức phân 5
- tích này sẽ giúp các nhà đầu tƣ quyết định hƣớng đầu tƣ và các dự án đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ cũng quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý, đến khả năng thực hiện bổn phận trong việc vay mƣợn, nợ nần và các trách nhiệm khác. Nói tóm lại, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là điều hết sức quan trọng đối với mọi doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng, và chỉ ra hƣớng phát triển của doanh nghiệp. 3. Nội dung Trong phân tích, kết quả kinh doanh đƣợc biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh nhƣ: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận… Tuy nhiên, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh luôn đƣợc phân tích trong mối quan hệ với các điều kiện của quá trình kinh doanh nhƣ: lao động, vật tƣ, tiền vốn. Khi phân tích cần hiểu rõ ranh giới giữa chỉ tiêu số lƣợng và chỉ tiêu chất lƣợng. Tùy mục đích phân tích, cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tƣơng đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh. Chỉ tiêu tƣơng đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các quan hệ kết qủa, quan hệ tỷ lệ và xu hƣớng… Chỉ tiêu bình quân phản ánh trình độ phổ biến của các hiện tƣợng. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Khi phân tích, kết quả sản xuất kinh doanh biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế dƣới sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình định tính, cần phải lƣợng hóa các chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến 6
- động nhất định. Để thực hiện đƣợc công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phƣơng pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. II. PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Phƣơng pháp 1.1. Phương pháp luận Một môn khoa học ra đời bao giờ cũng có đối tƣợng nghiên cứu riêng và phƣơng pháp nghiên cứu thích ứng với đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chính là quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phƣơng pháp luận của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cách nhận thức đối với việc nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ biện chứng với các sự kiện, các hiện tƣợng kinh tế bao quanh. Cơ sở phƣơng pháp luận của phân tích này là phép duy vật biện chứng của Các Mác và Ănghen. Ngoài ra cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh doanh còn là các môn học về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học chuyên ngành. Khi nghiên cứu một hiện tƣợng, một quá trình kinh tế nào đó cần nắm đƣợc những đặc trƣng kinh tế chung nhất, đồng thời phải nắm đƣợc đặc điểm ngành của nơi mà đối tƣợng đó đƣợc hình thành và phát triển. 1.2. Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tƣợng kinh tế, cũng nhƣ sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán ứng dụng, hình thành nên các phƣơng pháp tính toán kỹ thuật đƣợc sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. Để đạt đƣợc mục đích của phân tích, có thể sử dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhau. Mỗi phƣơng pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải có trình độ vận dụng một cách thành thạo mới đạt đƣợc mục đích 7
- đặt ra. Sau đây là một số phƣơng pháp tính toán kỹ thuật thƣờng dùng phân tích hoạt động kinh doanh. 1.2.1. Phương pháp chi tiết Đây là phƣơng pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hƣớng khác nhau. Thông thƣờng, trong phân tích phƣơng pháp chi tiết đƣợc thực hiện theo những hƣớng sau: Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt đƣợc. Đây là biện pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả hoạt động kinh doanh. Chi tiết theo thời gian: Kết quả sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thƣờng không đồng đều. Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta đánh giá đƣợc xu hƣớng, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. Chi tiết theo địa điểm: Kết quả sản xuất kinh doanh đƣợc thực hiện bởi các phân xƣởng, tổ, đội sản xuất hay các cửa hàng, trạm, trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp. Phân tích chi tiết theo địa điểm, giúp đánh giá kết quả việc thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau cho các bộ phận để đánh giá mức khoán đã hợp lý chƣa và thực hiện các mức khoán nhƣ thế nào. Cũng thông qua việc thực hiện mức khoán mà phát hiện các bộ phận tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tƣ, lao động, tiền vốn trong kinh doanh. Chi tiết theo địa điểm còn đƣợc hiểu là theo từng vị trí khác 8
- nhau trong tiêu thụ sản phẩm nhƣ theo từng vùng, theo từng địa phƣơng, từng loại thị trƣờng. Toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp từ các địa điểm trên. 1.2.2. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp sử dụng lâu đời phổ biến nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, cùng tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp đƣợc những nét chung, tách ra đƣợc những nét riêng của các hiện tƣợng đƣợc so sánh trên cơ sở đó đánh giá đƣợc các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, để tìm ra các giải pháp quản lý tối ƣu trong mỗi trƣờng hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản nhƣ xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. Số gốc để so sánh tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định để so sánh và do đó có nhiều dạng so sánh khác nhau. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch, so trong phƣơng án giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra. So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trƣớc ( năm trƣớc, quý trƣớc, tháng trƣớc) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của hiện tƣợng. So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kỳ của thời gian trƣớc giúp ta nghiên cứu nhịp điệu thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian. So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá đƣợc mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. 9
- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tƣơng đƣơng, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá đƣợc mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp. So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu… giúp ta biết đƣợc khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phƣơng án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn đƣợc phƣơng án tối ƣu. 1.2.3. Phương pháp liên hoàn (phương pháp số chênh lệch) Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ví dụ chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi hai yếu tố là khối lƣợng bán hàng và giá bán hàng hóa. Cho nên thông qua phƣơng pháp thay thế liên hoàn cho phép các nhà phân tích nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính đƣợc với trị số của chỉ tiêu khi chƣa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nhân tố đó. Nguyên tắc sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn: - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hƣởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. - Sắp xếp các nhân tố ảnh hƣởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: Nhân tố lƣợng thay thế trƣớc, nhân tố chất lƣợng thay thế sau. Nhân tố khối lƣợng thay thế trƣớng, nhân tố trọng lƣợng thay thế sau Nhân tố ban đầu thay thế trƣớc, nhân tố thứ phát thay thế sau. 10
- - Xác định ảnh hƣởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bƣớc trƣớc để tính mức độ ảnh hƣởng và cố định các nhân tố còn lại. 2. Các chỉ tiêu 2.1. Các yếu tố sản xuất kinh doanh Các yếu tố sản xuất kinh doanh bao gồm: lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu. Các yếu tố này phải đƣợc sử dụng cân đối, hài hòa trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản xuất thấp, do vậy hiệu quả kinh doanh mới cao đƣợc. Nếu việc tổ chức quản lý không tốt, không đồng bộ, mất cân đối giữa các yếu tố sẽ dẫn đến kết quả sản xuất bị hạn chế ở nơi mất cân đối đó và ảnh hƣởng đến hiệu quả nói chung. 2.1.1. Lao động Số lƣợng và chất lƣợng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Về số lƣợng, đòi hỏi phải có số lƣợng công nhân viên thích ứng với cơ cấu hợp lý, tỷ lệ lao động gián tiếp vừa phải và phải dành phần chủ yếu cho lao động trực tiếp. Về chất lƣợng, cần chú ý bậc thợ bình quân của từng loại thợ và số lƣợng loại thợ bậc cao và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên quản lý. Do vậy, khi phân tích cần đƣa ra các chỉ tiêu về số lƣợng và chất lƣợng lao động. Về số lƣợng, cần xem xét lƣợng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng số, cơ cấu lao động của công ty thay đổi nhƣ thế nào qua các kỳ. Để đánh giá chất lƣợng lao động thì cần liên hệ với quy mô sản xuất, từ đó biết đƣợc năng suất lao động và mức độ hiệu quả trong việc quản lý lao động của công ty. 2.1.2. Tài sản cố định: Tài sản cố định ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ: Tài sản cố định hữu hình 11
- Tài sản cố định vô hình Tài sản cố định thuê tài chính Nội dung phân tích ở đây chỉ đề cập đến tài sản cố định hữu hình, tài sản chủ yếu có tính chất vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Các hệ số phân tích tình hình trang bị tài sản cố định Hệ số tăng (giảm) tài sản cố định dùng để đánh giá quy mô tài sản cố định thay đổi trong kỳ. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể. Nếu giá trị tài sản tăng trong kỳ là tài sản cố định mới và giảm trong kỳ là tài sản cố định cũ, lạc hậu thì tài sản cố định của doanh nghiệp đƣợc đổi mới, tiên tiến. Khi sử dụng chỉ số này cần xem xét đến chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số tăng Giá trị TSCĐ tăng ( giảm) trong kỳ ( giảm) tài sản cố định = Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số hao mòn tài sản cho biết tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định. Hệ số này càng tiến gần đến 1 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã đƣợc khấu hao gần hết, trở nên lạc hậu và doanh nghiệp sắp phải thay mới. Ngƣợc lại, hệ số này thấp chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp mới đƣợc trang bị và có khả năng là hiện đại, tiên tiến. Hệ số hao mòn tài Giá trị hao mòn của TSCĐ sản cố định = Nguyên giá của TSCĐ Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định Trang bị tài sản cố định là bƣớc đầu quan trọng nhằm đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, nhƣng sử dụng tài sản cố định sao cho hiệu quả mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Vì thế, nhà phân tích cần phải phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định một cách toàn diện về số lƣợng, thời gian và công suất sử dụng. 12
- Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng tài sản cố định là hiệu suất sử dụng tài cố định. Hiệu suất sử dụng Doanh thu tài sản cố định = Nguyên giá TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết, 1 đồng nguyên giá tài sản cố định làm ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, đem lại doanh thu cao. 2.1.3. Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất. Việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và có chất lƣợng là điệu kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất. Đảm bảo nguyên vật liệu nhƣ thế nào thì việc tạo ra sản phẩm cũng nhƣ thế. Số lƣợng, chất lƣợng, tính đồng bộ của sản phẩm phụ thuộc trƣớc tiên vào số lƣợng, chất lƣợng và tính đồng bộ trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Tiến độ sản xuất, nhịp điệu sản xuất phụ thuộc vào tính kịp thời và nhịp điệu trong việc đảm bảo nguyên vật liệu. Ngoài ra việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, giá thành sản phẩm cao hay thấp, hiệu quả kinh doanh nhƣ thế nào cũng phụ thuộc vào việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. 2.2. Chi phí hoạt động kinh doanh 2.2.1. Tổng chi phí Chỉ tiêu tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Tổng chi phí bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí cố định và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.2.2. Các khoản mục chi phí chi tiết Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nhƣ chi phí khấu hao, chi phí dụng cụ sản 13
- xuất… Đây là những chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất, hình thành nên giá thành sản phẩm. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp là những chi phí khả biến, còn chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. Tỷ trọng giá vốn hàng bán cho biết trong 1 đồng doanh thu thì chi phí sản xuất trực tiếp ra sản phẩm chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ chi phí sản xuất trực tiếp thấp và sản phẩm có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỷ trọng giá Giá vốn hàng bán vốn hàng bán = Doanh thu Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm… Chi phí này bao gồm các tiểu khoản: Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu bao bì Chi phí dụng cụ đồ dùng Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Tỷ trọng chi Chi phí bán hàng phí bán bàng = Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết để tạo 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải chi bao nhiêu cho việc bán hàng, đƣa sản phẩm tới tay ngƣời mua. Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hiệu quả các chi phí liên quan đến việc bán hàng. 14
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các tiểu khỏan mục sau: Chi phí nhân viên quản lý Chi phí vật liệu quản lý Chi phí đồ dùng văn phòng Chi phí khấu hao tài sản cố định Thuế, phí và lệ phí Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dự phòng Chi phí bằng tiền khác Tỷ trọng chi phí quản Chi phí quản lý lý doanh nghiệp = Doanh thu Tỷ trọng này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải chi ra bao nhiêu cho việc quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể vận hành một cách đồng bộ. Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tập trung, gọn nhẹ và hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này lớn thì có thể bộ máy quản lý của công ty quá cồng kềnh, bị phân tán. Chi phí tài chính là những khoản chi phí cho việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay, lỗ do chênh lệch tỷ giá và các chi phí bằng tiền khác. Tỷ trọng chi phí tài chính cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải trả bao nhiêu tiền lãi cho bên cung cấp vốn nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi vay, với chi phí sử dụng vốn thấp. 15
- Tỷ trọng chi Chi phí tài chính phí tài chính = Doanh thu 2.3. Phân tích tài sản và vốn hoạt động của doanh nghiệp 2.3.1. Tài sản Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ phƣơng tiện vật chất và phi vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Việc phân tích tài sản của doanh nghiệp giúp đánh giá xem liệu việc sử dụng nguồn vốn để phân bổ vào các loại tài sản của doanh nghiệp có cân bằng hay không. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lƣu động và tài sản dài hạn. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản lƣu động đƣợc sử dụng một lần trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn tổ chức kỳ kinh doanh mới thì phải mua sắm lại toàn bộ tài sản lƣu động trừ một phần tƣ liệu lao động. Sau mỗi lần sử dụng, tài sản lƣu động bị thay đổi hình dạng ban đầu. Trị giá tài sản lƣu động hạch toán hết một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, vào chi phí hàng hóa, sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Tốc độ luân chuyển của tài sản lƣu động nhanh hơn nhiều so với tài sản cố định. Tài sản lƣu động bao gồm: Tiền và tƣơng đƣơng tiền, đầu tƣ tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, phải thu và tài sản lƣu động khác. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định là những tài sản có thời gian sử dụng dài, tham gia nhiều lần vào kỳ hoạt động kinh doanh mà vẫn giữ nguyên đƣợc hình thái hiện vật ban đầu. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dƣới dạng: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Chi phí sử dụng tài sản cố định hạch toán vào chi phí kinh doanh sản phẩm dƣới dạng khấu hao tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định đƣợc chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm hàng 16
- hóa. Thời gian luân chuyển của tài sản cố định đƣợc đo bằng thời gian sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và đầu tƣ tài chính dài hạn. 2.3.2. Nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu gồm có vốn góp của các cổ đông, lợi nhuận giữ lại. Nợ gồm có nợ ngắn hạn và dài hạn. Việc phân tích nguồn vốn huy động giúp nhà phân tích biết đƣợc nguồn tài trợ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp là từ nội bộ hay từ bên ngoài. 2.3.3. Phân tích các chỉ số tài chính Khả năng luân chuyển vốn kinh doanh Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh phản ánh thời gian vốn kinh doanh đƣa vào hoạt động kinh đƣợc thể hiện bằng 2 chỉ tiêu: số vòng luân chuyển và số ngày luân chuyển. Trong phạm vi đề tài này, các chỉ tiêu trên áp dụng để tính tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển phải thu và tốc độ luân chuyển vốn cố định. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một bộ phần tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thƣờng và liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm… Vòng quay Giá vốn hàng bán hàng tồn kho = Tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, hàng tồn kho bình quân đƣợc bán trong kỳ bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hàng tồn kho đƣợc quay vòng nhanh và lƣợng hàng tồn kho là ít. Khi phân tích cần so sánh với chỉ tiêu 17
- của ngành hoặc các doanh nghiệp trong ngành. Nếu chỉ tiêu quá cao, có thể do công ty không trữ đủ hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất đƣợc tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này thấp, cũng có thể là một dấu hiệu chứng tỏ hàng tồn kho nhiều và trong tƣơng lai doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản giảm. Thời gian tồn 360 = kho bình quân Vòng quay tồn kho Thời gian tồn kho bình quân đo lƣờng số ngày hàng hóa nằm trong kho trƣớc khi bán ra. Tƣơng tự nhƣ vòng quay hàng tồn kho, khi phân tích chỉ tiêu này cũng cần so sánh với các doanh nghiệp trong ngành có quy mô tƣơng đƣơng. Chỉ tiêu này cao quá hoặc thấp quá đều không tốt. Tốc độ luân chuyển phải thu: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và đƣợc xác định bởi công thức sau: Vòng quay Doanh thu thuần phải thu = Nợ phải thu bình quân Số vòng quay phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi giữa các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp trong một kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ chuyển đổi phải thu sang tiền của doanh nghiệp là nhanh. Khi phân tích hai chỉ tiêu này cần so sánh với chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Nếu chỉ tiêu này quá thấp, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng nhiều ở phải thu, doanh nghiệp không thu đƣợc tiền về từ việc tiêu thụ sản phẩm và trong tƣơng lai có thể doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản giảm do phải thu bị coi là nợ khó đòi. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì doanh nghiệp có thể bỏ lỡ việc tăng doanh thu khi sử dụng 18
- chính sách tín dụng thắt chặt, không cung cấp tín dụng bán hàng cho khách hàng. Thời gian thu 360 hồi phải thu = Vòng quay phải thu Thời gian thu hồi phải thu cho biết số ngày mà doanh nghiệp thu đƣợc tiền về từ khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền của doanh nghiệp là nhanh. Khi phân tích chỉ tiêu này cũng so sánh với chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong ngành. Tốc độ luân chuyển vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận tƣ liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của công ty. Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tƣ vào tài sản cố định của công ty. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thƣờng đƣợc thẩm định và đánh giá rất thận trọng. Để đánh giá về tình hình luân chuyển vốn cố định, ta dựa vào các chỉ tiêu sau: Vòng quay Doanh thu = vốn cố định TSCĐ bình quân Vòng quay vốn cố định cho biết một đồng chi cho tài sản cố định thì sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là cao. Tốc độ này càng cao thì doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh. Khả năng thanh toán Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác đƣợc 19
- khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tỷ trọng phải Giá trị phải thu thu = Tài sản lƣu động Tỷ trọng phải thu cho biết khoản phải thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trong tổng tài sản lƣu động. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không. Vốn luân chuyển phản ánh phần tài sản ngắn hạn đƣợc tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn. Vốn luân chuyển càng lớn càng phản ánh khả năng chi trả cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả. Vốn luân chuyển = Tài sản lƣu động – Nợ ngắn hạn Ba chỉ tiêu thƣờng dùng để đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của một doanh nghiệp là hệ số thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền mặt. Hệ số thanh toán hiện hành đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn phải trả. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lƣu động đối với nợ ngắn hạn. Nếu giá trị của hệ số lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trả nợ mà không cần tới khoản vay mƣợn thêm. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt. Hệ số thanh Tài sản lƣu động toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc phải thu để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
115 p | 1696 | 368
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Toyta và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam
100 p | 1481 | 347
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý
97 p | 736 | 213
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
89 p | 525 | 139
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
91 p | 454 | 132
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty tăng trưởng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
112 p | 687 | 117
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm hạt giống bắp lai của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam
90 p | 560 | 109
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam
94 p | 365 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Linh Phương - Trần Thu Trang
12 p | 197 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành
64 p | 134 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần quốc tế ZOMA
63 p | 53 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP cho công ty cổ phần công nghệ SAPO
44 p | 57 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng cho Công ty Cổ phần Phần mềm quản trị doanh nghiệp Cybersoft
74 p | 62 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Zenco Việt Nam
53 p | 62 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lí khách hàng tại Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ
71 p | 25 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần in Quảng Bình
97 p | 146 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích môi trường và định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Nhập khẩu và Thương mại Minh Tuyết (Đức Minh sport)
70 p | 25 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và phát triển công nghệ quốc tế Langmaster
64 p | 11 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn