Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến thanh khoản của ngân hàng, phân tích về thực trạng tình hình thanh khoản, rủi ro thanh khoản của NHTMCP Á Châu trong giai đoạn 2008-2012 đồng thời so sánh với các ngân hàng khác cùng giai đoạn để thấy được vị thế thanh khoản của ACB; đưa ra các kiến nghị, giải pháp để phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU SVTH : TRẦN NGỌC THIÊN TRANG MSSV : 0954030726 NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GVHD : TS. NGUYỄN VĂN THUẬN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo hƣớng dẫn – TS. Nguyễn Văn Thuận vì đã dành thời gian quý báu của mình để tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, ban lãnh đạo Chƣơng trình Đào tạo Đặc biệt cùng tất cả thầy cô đã giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm quý giá, giúp em có vốn kiến thức nền tảng để hoàn thành khóa luận và tự tin hơn khi bƣớc vào môi trƣờng thực tế. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu – Phòng giao dịch Phan Văn Trị đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Ngân hàng. Cảm ơn chị Nguyễn Thị Tuyết Thi đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian thực tập cũng nhƣ trong quá trình thu thập thông tin, số liệu, kiến thức thực tế để bài khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng ngƣời. Đồng kinh chúc các anh chị Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu – Phòng giao dịch Phan Văn Trị luôn dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 6 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Thiên Trang Trang i
- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Tp. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 6 năm 2013 Giảng viên hƣớng dẫn Trang ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A/A : Nhân viên đánh giá tài sản. ACB : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu. ACBA : Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu. ALCO : Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có. ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Bianfishco : Công ty Thủy sản Bình An. CA : Nhân viên phân tích tín dụng CN : Chi nhánh. CTG : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam. ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông. GTCT : Giấy tờ có giá. HĐQT : Hội đồng Quản trị. Loan CSR : Nhân viên dịch vụ tín dụng. KKH : Không kỳ hạn. NHTM : Ngân hàng Thƣơng mại NHTMCP : Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc. PGD : Phòng giao dịch. QLRR : Quản lý rủi ro. SCB : Ngân hàng Standard Chartered. STB : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín. TCBS : Giải pháp ngân hàng toàn diện TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng. TMNN : Thƣơng mại Nhà nƣớc TMCP : Thƣơng mại Cổ phần. UBQLRR : Ủy ban Quản lý Rủi ro. Trang iii
- V/v : Về việc. VCB : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam. Vinalines : Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Vinashin : Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới. Trang iv
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ................................................................................................. ix CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................1 1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................2 1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3 1.3 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................3 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................3 1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI.................................................................................................4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN.................................... 5 2.1 KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN .....................................................................5 2.1.1 Khái niệm thanh khoản ....................................................................................5 2.1.2 Cung – cầu thanh khoản ..................................................................................5 2.1.3 Trạng thái thanh khoản (Net Liquidity Position).............................................6 2.2 RỦI RO THANH KHOẢN ....................................................................................7 2.2.1 Khái niệm.........................................................................................................7 2.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản: .........................................................8 2.3. CHIẾN LƢỢC QUẢN TRỊ THANH KHOẢN ....................................................9 2.3.1 Quy tắc quản trị thanh khoản: ..........................................................................9 2.3.2 Chiến lƣợc quản trị thanh khoản: ..................................................................10 2.3.3 Mô hình quản trị rủi ro thanh khoản ..............................................................10 2.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐO LƢỜNG RỦI RO THANH KHOẢN ...................12 2.4.1 Vốn điều lệ .....................................................................................................12 2.4.2 Hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Tỷ số Cooke) ............................................12 Trang v
- 2.4.3 Hệ số giới hạn huy động vốn H1 ....................................................................13 2.4.4 Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có với tổng tài sản có H2 ..........................................13 2.4.5 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3..........................................................................14 2.4.6 Chỉ số năng lực cho vay H4 ...........................................................................14 2.4.7 Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng H5 ............................................................14 2.4.8 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 .............................................................15 2.4.9 Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng H7 .................................15 2.4.10 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD)/Tiền gửi khách hàng H8 .........15 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ............................................................................................................................... 16 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ..........................................16 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................16 3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu ..............................19 3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với NHTMCP Á Châu ..........................................21 3.2 THỰC TRẠNG THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ........23 3.2.1 Vốn điều lệ .....................................................................................................23 3.2.2 Hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ...........................................................25 3.2.3 Hệ số giới hạn huy động vốn H1 ...................................................................26 3.2.4 Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có với tổng tài sản có H2 .........................................28 3.2.5 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3..........................................................................29 3.2.6. Chỉ số năng lực cho vay H4 ..........................................................................30 3.2.7 Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng H5 .............................................................31 3.2.8 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 .............................................................32 3.2.9 Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng H7 .................................33 3.2.10 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)/ Tiền gửi khách hàng H8 ..............34 3.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.....................................................................................................................35 3.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro thanh khoản .................................................35 3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tại NHTMCP Á Châu ..................................36 3.3.3 Tổ chức quản lý thanh khoản tại NHTMCP Á Châu ....................................37 Trang vi
- 3.3.4 Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu. .......................38 3.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ........................................................................43 3.4.1 Những kết quả đạt đƣợc .................................................................................43 3.4.2. Những mặt còn hạn chế ................................................................................44 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU .................................................... 46 4.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ĐẾN NĂM 2015 .................................................................................................................46 4.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh.....................................................................................46 4.1.2 Định hƣớng phát triển ....................................................................................46 4.2 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU .........................................................................................................47 4.2.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức phù hợp ...............................................................47 4.2.2 Đa dạng hóa và quản lý tốt tài sản có, tài sản nợ...........................................47 4.2.3 Thực hiện cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp ............................48 4.2.4 Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, khe hở lãi suất...............49 4.2.5 Tăng cƣờng công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô .............................49 4.2.6 Xây dựng và tuân thủ chính sách quản lý thanh khoản .................................50 4.2.7 Tăng cƣờng sự hợp tác, liên kết thống nhất với các NHTM .........................50 4.2.8 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản...........................50 4.2.9 Xây dựng niềm tin, uy tín đối với khách hàng ..............................................51 4.2.10 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin ......................................................51 4.3 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................52 4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ .........................................................................52 4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ........................................................52 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 55 DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................................ 56 Trang vii
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của ACB qua các năm .............................................23 Biểu đồ 3.1: Mức dƣ nợ tín dụng của ngân hàng qua các năm .....................................19 Biểu đồ 3.2: Mức huy động vốn của ACB qua các năm ...............................................20 Biểu đồ 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB ..................................................20 Biểu đồ 3.4: Vốn điều lệ của ACB qua các năm ...........................................................24 Biểu đồ 3.5: Vốn điều lệ của các ngân hàng .................................................................25 Biểu đồ 3.6: Hệ số CAR của ACB qua các năm ...........................................................26 Biểu đồ 3.7: Hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng ..............................................26 Biểu đồ 3.8: Hệ số giới hạn huy động vốn của ACB qua các năm ...............................27 Biểu đồ 3.9: Hệ số giới hạn huy động vốn của các ngân hàng......................................27 Biểu đồ 3.10: Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có của ACB ..........................28 Biểu đồ 3.11: Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và t ổng tài sản có .........................................28 Biểu đồ 3.12: Hệ số trạng thái tiền mặt của ACB qua các năm ....................................29 Biểu đồ 3.13: Hệ số trạng thái tiền mặt của các ngân hàng ..........................................30 Biểu đồ 3.14: Chỉ số năng lực cho vay của ACB qua các năm .....................................30 Biểu đồ 3.15: Chỉ số năng lực cho vay của các ngân hàng ...........................................31 Biểu đồ 3.16: Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng của ACB qua các năm ......................31 Biểu đồ 3.17: Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng của các ngân hàng.............................32 Biểu đồ 3.18: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của ACB qua các năm .......................32 Biểu đồ 3.19: Chỉ số chứng khoán thanh khoản các ngân hàng ....................................33 Biểu đồ 3.20: Chỉ H7 của ACB qua các năm .................................................................33 Biểu đồ 3.21: Chỉ số H7 của các ngân hàng ..................................................................34 Biểu đồ 3.22: Chỉ số H8 của ACB qua các năm ............................................................34 Biểu đồ 3.22: Chỉ số H8 của các ngân hàng ..................................................................35 Biểu đồ 3.23: Tỷ trọng nợ xấu và nợ cần chú ý của ACB.............................................39 Trang viii
- DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Ba vị thế tính thanh khoản cơ bản ...................................................................7 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của ACB ........................................................................................... 18 Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức Khối Quản lý rủi ro ......................................................................... 36 Sơ đồ 3.3: Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng ACB .............................. 38 Trang ix
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM tại NHNN, quy định trần tăng trƣởng tín dụng, quy định tỷ trọng tối đa dƣ nợ lĩnh vực phi sản xuất,… nhằm ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên chính sách này đã khiến không ít các ngân hàng phải rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản, nhất là các NHTM có quy mô nhỏ, phải đi vay mƣợn thị trƣờng liên ngân hàng và huy động nguồn vốn với lãi suất cao để thu hút nguồn vốn ngƣời dân, dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, có những lúc, lãi suất tối đa lên đến 21%/năm. Tuy nhiên, với việc hàng loạt các nƣớc trên thế giới hạ lãi suất cơ bản để đối phó với suy thoái, NHNN đã điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng dễ dàng. Vào năm 2010, nền kinh tế tiếp tục diễn biến khá phức tạp, lạm phát tăng 11,75%, vƣợt xa chỉ tiêu dự báo cũng nhƣ điều chỉnh, chính sách tiền tệ điều hành theo hƣớng giảm cung tiền và hạn chế tín dụng; lãi suất duy trì ở mức cao, cuộc đua lãi suất đột ngột bùng phát vào thời điểm cuối năm, lãi suât cho vay trên thị trƣờng liên ngân hàng liên tục tăng, lên trên mức 12%/năm, thậm chí lãi suất qua đêm cũng lên đến 10%. Các ngân hàng thƣờng xuyên đẩy lãi suất huy động tất cả các kỳ hạn lên sát trần huy động tối đa là 10,5%. Lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn. Thậm chí, có trƣờng hợp các ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng lớn về lãi suất để huy động đƣợc nguồn vốn nhiều hơn. Đến cuối năm, tình hình tƣơng đối ổn định hơn khi NHNN thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng đồng loạt các lãi suất chính, rút bớt kỳ hạn và nâng cao lãi suất chào mua trên thị trƣờng mở. Trong năm này còn có hai sự kiện nổi bật khác là việc nợ xấu của hệ thống ngân hàng có khả năng gia tăng do nợ nần của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và NHNN ban hành Thông tƣ 13 nhằm quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD. Năm 2012, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị - xã hội trái ngƣợc nhau. NHNN vừa phải thắt chặt chính sách tiền tệ để làm giảm lạm phát, giảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng nóng, đảm bảo thanh khoản cho cả hệ thống; vừa phải bơm thêm vốn tín dụng với lãi suất hợp lý để giảm bớt tình trạng khó khăn tài chính, đình đốn của nhiều doanh nghiệp. Trần lãi suất huy động vẫn đƣợc áp đặt và liên tục bị hạ với mức độ nhanh chƣa từng có. Một số ngân hàng thừa vốn, phải cạnh tranh cho vay với lãi suất thấp hoặc đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ; trong khi có những ngân hàng khó khăn thanh khoản, phải “xé rào” để huy động vốn lãi suất cao hơn quy định. Các quy định về chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, quản lý chặt chẽ việc sản xuất và lƣu thông vàng miếng và đóng trạng thái vàng đã tạo thêm nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng. Trƣớc kia, có SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận nhiều ngân hàng huy động vàng với lãi suất thấp, rồi bán đi lấy tiền đồng về cho vay với lãi suất cao. Nay phải dừng huy động vàng, có nghĩa là những ngân hàng này đã thiếu đi một nguồn vốn lớn, đó là chƣa tính đến nhiều ngân hàng đang có trạng thái vàng âm do lƣợng bán và mua thời gian trƣớc đây chƣa đƣợc bổ sung cho cân bằng. Điều này làm cho thanh khoản của các ngân hàng bị ảnh hƣởng. Trong thời gian vừa qua, trƣớc những tác động tiêu cực từ những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và các chính sách của Nhà nƣớc làm cho thanh khoản của hệ thống các NHTM bị ảnh hƣởng, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng và tác động xấu đến nền kinh tế và thị trƣờng tiền tệ. Vấn đề thanh khoản đã trở thành một vấn đề mang tính thời sự, không chỉ là nỗi lo của ban lãnh đạo ngân hàng mà đây còn thu hút mối quan tâm của cả ngƣời dân. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho tình hình thanh khoản luôn bị lặp đi lặp lại trong suốt thời gian qua? Trên cơ sở là một sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, đƣợc học và cung cấp các kiến thức về tình hình kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng và bản thân đã trải qua 3 tháng thực tập tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu – Phòng giao dịch Phan Văn Trị, khóa luận đề cập đến vấn đề “Phân tích tình hình thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu”. 1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu Để có thể giải quyết đƣợc những vấn đề cần nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ quan trọng của đề tài nghiên cứu này là đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau: - Thế nào là thanh khoản và rủi ro thanh khoản? Nhũng nguyên nhân nào gây ra rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng nhƣ thế nào? Điều này sẽ đƣợc làm rõ ở chƣơng 2. - Sự cố rủi ro thanh khoản một lần nữa lại xảy ra với NH TMCP Á Châu. Có phải chăng ACB là Ngân hàng luôn tồn tại rủi ro thanh khoản hay không? Liệu rủi ro này vẫn còn tồn tại phải chăng là do các chỉ tiêu trên hệ thống chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản của Ngân hàng còn yếu kém? Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau sự cố thanh khoản vào cuối tháng 8/2012, tình hình thanh khoản của Ngân hàng ACB nhƣ thế nào? Câu hỏi này sẽ đƣợc giải quyết trong chƣơng 3. - Thanh khoản là một vấn đề quan trọng, quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất cứ tổ chức kinh tế nào chứ không riêng một mình NHTMCP Á Châu. Vậy làm thế nào để phòng ngừa rủi ro thanh khoản xảy ra? Câu hỏi này sẽ đƣợc trả lời ở chƣơng 4. SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản của Ngân hàng. - Phân tích về thực trạng tình hình thanh khoản, rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu trong giai đoạn 2008 – 2012, đồng thời so sánh với một số ngân hàng khác trong cùng giai đoạn để thấy đƣợc vị thế thanh khoản của ACB. Qua đó, đánh giá những kết quả mà ngân hàng đã đạt đƣợc, những mặt còn yếu kém của ACB. - Đƣa ra các kiến nghị, giải pháp để phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu. 1.3 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Do hạn chế là sinh viên thực tập tại NHTMCP Á Châu nên khóa luận tập trung vào việc phân tích tình hình thanh khoản và các rủi ro thanh khoản của NHTMCP Á Châu trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012, dựa trên các báo cáo tài chính và báo cáo thƣờng niên của ngân hàng ACB đƣợc công bố trên website của Ngân hàng. Qua đó, dùng hệ thống chỉ tiêu tài chính để nhận diện vấn đề thanh khoản của Ngân hàng. Từ đó, đánh giá và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phòng tránh rủi ro thanh khoản phù hợp với tình hình hiện tại của Ngân hàng trong những năm tới. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện tiếp cận với số liệu còn hạn chế, nên đề tài chỉ xoay quanh và nhìn nhận dựa trên số liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên đƣợc công bố của ngân hàng ACB trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 để làm phạm vi nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp. 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung của chuyên đề đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh – đối chiếu, tổng hợp,…. Cụ thể: - Trên cơ sở của nội dung đề tài đặt ra, thực hiện thu thập số liệu thông qua báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính kết hợp với bảng thuyết minh của Ngân hàng ACB và các NHTMCP lớn nhƣ Sacombank, Vietcombank, Vietinbank trong giai đoạn 2008 – 2012. - Tổng hợp dữ liệu từ báo cáo tài chính vào Excel. Từ đó, tính toán các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản dựa trên những số liệu đó. Qua đó, thực hiện so sánh tuyệt đối, tƣơng đối trong giai đoạn 2008 đến 2012 và so sánh, đối chiếu với các ngân hàng khác để đƣa ra các phân tích, đánh giá về tình hình thanh khoản thực tế của Ngân hàng ACB, những kết quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế. SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận - Tham khảo các quy định, văn bản của Nhà nƣớc, của Ngân hàng ACB và các giáo trình tài liệu, tạp chí từ cơ quan ban ngành; các đề tài nghiên cứu có liên quan và dùng logic để giải thích, lý giải một số vấn đề để phục vụ thêm cho nội dung nghiên cứu. 1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Bố cục của khóa luận “Phân tích tình hình thanh khoản của NHTMCP Á Châu đƣợc trình bày thành bốn chƣơng với kết cấu đƣợc xây dựng gồm: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết về thanh khoản và rủi ro thanh khoản. Chƣơng 3: Thực trạng tình hình thanh khoản tại NHTMCP Á Châu. Chƣơng 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu. SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN 2.1.1 Khái niệm thanh khoản a. Tính thanh khoản của tài sản Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), dƣới góc độ tài sản, thanh khoản là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản đƣợc đo bằng thời gian và chi phí (khả năng giảm giá của tài sản) và ngƣợc lại. Tiêu chí đo lƣờng tính thanh khoản của tài sản bao gồm: có sẵn số lƣợng để mua hoặc bán (the right amount is available); có sẵn thị trƣờng giao dịch (at the right location); có sẵn thời gian giao dịch (at the right time) và chi phí giao dịch hợp lý (at the right price). Một tài sản đƣợc coi là có tính thanh khoản cao nếu chuyển tài sản đó thành tiền mất thời gian ngắn và chi phí thấp. Ngƣợc lại, một tài sản mất nhiều thời gian hoặc chi phí cao để chuyển thành tiền thì đƣợc coi là có tính thanh khoản thấp. b. Tính thanh khoản của ngân hàng Theo Joel Bessis (1999), thanh khoản của ngân hàng là khả năng có đủ tiền mặt để cho vay và xử lý những yêu cầu rút tiền ký gửi ở một chi phí vừa phải trong một khung thời gian hợp lý. Còn theo Nguyễn Văn Tiến (2010), là khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh nhƣ chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác. Tính thanh khoản của một ngân hàng đƣợc tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản mà ngân hàng đó nắm giữ và tính thanh khoản của nguồn (từ tài sản hiện có và nguốn vốn có thể huy động mới). Tính thanh khoản của ngân hàng đƣợc xem nhƣ khả năng tức thời nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Một ngân hàng đƣợc coi là thanh khoản tốt nếu có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh mới một chi phí hợp lý đúng vào thời điểm khách hàng hoặc khi đối tác có nhu cầu. 2.1.2 Cung – cầu thanh khoản a. Nguồn cung về thanh khoản Nguyễn Văn Tiến (2010) cho rằng cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để ngân hàng sử dụng. Cung thanh khoản bao gồm các tài sản hiện có và khả năng huy động mới của ngân hàng. Trong đó, nguồn cung quan trọng nhất là nguồn tiền gửi bổ sung của khách hàng, tiếp đến là các khoản tín dụng đƣợc hoàn trả và doanh thu từ dịch vụ. - Cung thanh khoản phát sinh từ tài sản có bao gồm: tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền; các khoản tín dụng của các TCTD, TCKT và cá nhân đến hạn hoàn trả; SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận chứng khoán do chính phủ phát hành; các tài sản có tính thanh khoản khác nhƣ các khoản tiền mà ngân hàng đem cho vay trên thị trƣờng tiền tệ, các khoản phải thu đến hạn, các khoản tạm ứng,…… - Cung thanh khoản phát sinh từ tài sản nợ gồm: tiền gửi huy động từ TCKT, cá nhân; phát hành giấy tờ có giá; đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng; vay cầm cố, chiết khấu NHNN; nhận tiền gửi từ Kho bạc Nhà nƣớc; nhận tiền gửi, vay các TCTD khác. - Cung thanh khoản phát sinh từ khoản mục ngoại bảng nhƣ các sản phẩm phái sinh thông dụng hiện nay nhƣ hợp đồng mua bán kỳ hạn trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ, quyền chọn trong giao dịch ngoại tệ, các hối phiếu của bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu đƣợc ngân hàng nƣớc ngoài chấp nhận,…. b. Nguồn cầu thanh khoản Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), cầu thanh khoản là số tiền ngân hàng có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn. Cầu thanh khoản cũng phát sinh từ tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. Trong đó, bộ phận cầu thanh khoản chủ yếu là khách hàng rút tiền gửi và cấp tín dụng cho khách hàng. - Cầu thanh khoản phát sinh từ tài sản nợ gồm: nhu cầu rút tiền gửi của Kho bạc Nhà nƣớc; nhu cầu rút tiền gửi của các TCTD; nhu cầu rút tiền gửi KKH của dân cƣ và TCKT; nhu cầu rút tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, rút tiền gửi trƣớc hạn của TCKT, dân cƣ; khoản vay NHNN, TCTD khác đến hạn; nhận vốn cho vay đồng tài trợ đến hạn; vốn huy động dƣới hình thức phát hành các GTCG đến kỳ hạn; các tài sản nợ khác nhƣ : khoản phải trả, thanh toán các chi phí hoạt động nhƣ tiền lƣơng và các chế độ trợ cấp, mua sắm tài sản, chi phí sử dụng dịch vụ của các tổ chức khác, trả thuế, trả cổ tức cho các loại cổ phiếu mà ngân hàng phát hành và chi trả các nghĩa vụ tài chính khác. - Cầu thanh khoản phát sinh từ tài sản có gồm: dự trữ bắt buộc, các cam kết cho vay, các khoản cho vay đƣợc cam kết trong tƣơng lai,…. - Cầu thanh khoản phát sinh từ khoản mục ngoại bảng gồm các cam kết mua kỳ hạn trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ. 2.1.3 Trạng thái thanh khoản (Net Liquidity Position) Theo Joel Bessis (1999), trạng thái thanh khoản là chênh lệch giữa số dƣ của tài sản có và tài sản nợ của một danh mục đầu tƣ ngân hàng trong khoảng thời gian xác định. NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản NLP > 0: Khi cung thanh khoản vƣợt quá cầu thanh khoản, ngân hàng đang ở trạng thái thặng dƣ thanh khoản. Nhà quản trị cần phải cân nhắc đầu tƣ số vốn thặng dƣ nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả, lợi nhuận tới khi số vốn này đƣợc sử dụng, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tƣơng lai. NLP < 0: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản, ngân hàng đang ở trong tình trạng thâm hụt khả năng thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định sử dụng nguồn tài trợ và chi phí nào để đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản. SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận NLP = 0: Ngân hàng ở trong trạng thái cân bằng thanh khoản, cung thanh khoản bằng với cầu thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế. Hình 2.1: Ba vị thế tính thanh khoản cơ bản Số dƣ Số dƣ Số dƣ Tài sản Tài sản Nợ Nợ Nợ Tài sản Thời gian Thời gian Thời gian a) Cân bằng b) Thâm hụt c) Dƣ thừa Nguồn: Joel Bessis (1999). 2.2 RỦI RO THANH KHOẢN 2.2.1 Khái niệm a. Rủi ro Theo quan điểm truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con ngƣời. Hay theo Joel Bessis (1999), rủi ro là những bất trắc có thể dẫn tới thua lỗ hoặc thiệt hại về lợi nhuận. Theo quan điểm trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc. Rủi ro vừa có thể mang đến cho con ngƣời những tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhƣng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ không ngờ. Thông qua việc nghiên cứu và nhận dạng rủi ro, ta có thể tìm ra đƣợc những biện pháp phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực và tận dụng phát huy những mặt tích cực do rủi ro mang tới. b. Rủi ro thanh khoản Theo định nghĩa của Ủy ban thanh tra ngân hàng Basel, rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính. Khi đó, ngân hàng không thể có đƣợc đủ số vốn khả dụng để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình hoặc thực hiện với chi phí cao các nghĩa vụ tài chính, các cam kết tài chính đối với khách hàng hoặc đối tác khi đến hạn ở bất cứ thời điểm và bất cứ loại đồng tiền nào. Thanh khoản là nhu cầu thiết yếu của bất cứ tổ chức nào. Tuy vậy, nhu cầu thanh khoản của TCTD nhƣ ngân hàng là cấp thiết hơn cả. Vì TCTD có những cam kết phải thanh toán theo yêu cầu của nhiều loại hình tiền gửi và tín dụng (nhƣ tiền gửi KKH, tiền gửi tiết kiệm, tín dụng thƣ, cam kết tín dụng,…). Khả năng quản lý rủi ro thanh khoản yếu kém có thể khiến cho ngân hàng không thể đáp ứng yêu cầu rút tiền SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận gửi của khách hàng hoặc giải ngân tín dụng. Nếu trƣờng hợp này xảy ra thì lợi nhuận, uy tín và tín dụng của ngân hàng sẽ bị ảnh hƣởng, ngân hàng mất khả năng thanh toán. 2.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản: Theo công văn số 1318/NVQĐ – QLRR.12 ngày 15/9/2012 v/v ban hành Chính sách QLRR thanh khoản của NHTMCP Á Châu, nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản đƣợc chia thành 2 yếu tố chính. a. Do các yếu tố bên ngoài ngân hàng (market – wide risk) - Khủng hoảng kinh tế xảy ra làm tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đối tác, dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán khi đến hạn. Khi một ngân hàng xảy ra tình trạng mất thanh khoản sẽ gây ra tâm lý xấu cho khách hàng, mất lòng tin vào sự an toàn của ngân hàng, ngƣời dân đồng loạt rút tiền ở các ngân hàng trong cùng một khoản thời điểm. Điều này sẽ gây ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra trên diện rộng. - Sự thay đổi của lãi suất tác động không chỉ đến ngƣời gửi tiền mà cả ngƣời vay vốn. Lãi suất giảm làm cho những ngƣời gửi tiền tại ngân hàng rút vốn nhằm đầu tƣ vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; trong khi đó những ngƣời đi vay lại muốn vay nhiều hơn vì lãi suất thấp. Điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến thanh khoản của ngân hàng. - Tăng trƣởng tín dụng quá nóng so với tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tốc độ huy động. Cùng với cơ cấu đầu tƣ chƣa hợp lý, chủ yếu tập trung đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản với mục đích chạy theo lợi nhuận sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro khi thị trƣờng này đóng băng, dẫn đến mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và có của ngân hàng. Điều này tạo ra rủi ro thanh khoản cao đối với NHTM. - Với điều kiện thông tin chƣa minh bạch, bất cân xứng, nhiều khách hàng đã rút tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, hay rút tiền để tích trữ vàng, ngoại tệ đã làm cho thị trƣờng nội và ngoại tệ trở nên bất ổn, gây khó khăn cho việc dùng các công cụ thị trƣờng để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng. b. Do nội tại ngân hàng (bank – specific risk) - Ngân hàng huy động/vay mƣợn các khoản tiền gửi của các cá nhân và định chế tài chính khác trong ngắn hạn; sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tƣ để cho vay với thời gian dài hơn. Vì vậy đã gây ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; dòng tiền thu về từ tài sản đầu tƣ thấp hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn. - Ngân hàng tập trung tín dụng trung và dài hạn và nguồn vốn huy động KKH vào một số nhóm khách hàng lớn. Khi họ bất ngờ rút lƣợng tiền lớn, sẽ buộc ngân hàng phải đi vay thêm để bổ sung hoặc bán bớt tài sản. Do bán gấp nên khi huy động ngân hàng phải chịu lãi suất cao, hoặc phải bán tài sản với giá thấp hơn so với giá thực tế trên thị trƣờng. Điều này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Hoặc khi có những biến cố xảy ra đến nhóm khách hàng này cũng sẽ làm ảnh hƣởng đến uy tín, lợi nhuận và trạng thái thanh khoản của ngân hàng. SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận - Sự phát triển của các công cụ phái sinh khiến cho rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng cũng ngày càng gia tăng. Khi các nghĩa vụ thanh toán xảy ra nhƣ cam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản và ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, khi khách hàng chuyển dịch mạnh từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác làm cho ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng, dẫn đến thiếu hụt lƣợng lớn loại tiền tệ đó. - Ngân hàng có chiến lƣợc QLRR thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả, các chứng khoán đang nắm giữ có tính thanh khoản thấp, nguồn vốn dự trữ của ngân hàng không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi trả tại thời điểm đó, thiếu các công cụ quản lý hữu hiệu, yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, Có;……. - Công tác dự báo và phân tích thị trƣờng của ngân hàng còn yếu và nhiều hạn chế. Các NHTM thƣờng dựa dẫm vào cơ chế nhà nƣớc, trong khi những ngân hàng nƣớc ngoài thì lại thƣờng xuyên nghiên cứu, dự báo các diễn biến của thị trƣờng để dự phòng, điều chỉnh vốn thanh khoản một cách hợp lý, tránh đƣợc tình thế bị động trƣớc những biến đổi/tác động của thị trƣờng. 2.3. CHIẾN LƢỢC QUẢN TRỊ THANH KHOẢN 2.3.1 Quy tắc quản trị thanh khoản: - Quy tắc 1: Duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động của phòng nguồn vốn và phòng tín dụng (bao gồm cả phòng đầu tƣ); trên cơ sở đó phối hợp hoạt động của các phòng này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý thanh khoản của ngân hàng. - Quy tắc 2: Nhà quản trị thanh khoản phải đƣợc biết trƣớc khi nào các khách hàng lớn có kế hoạch rút tiền gửi, sử dụng hạn mức tín dụng hay bổ sung tiền gửi,… để có thể đƣa ra những kế hoạch đón đầu, chủ động trong xử lý các trạng thái thâm hụt hay thặng dƣ thanh khoản phát sinh đột biến một cách hiệu quả. - Quy tắc 3:Nhà quản trị thanh khoản phải biết chắc chắn và rõ ràng về các mục tiêu và những ƣu tiên trong quản lý thanh khoản của ngân hàng. Theo truyền thống, trạng thái thanh khoản đƣợc xem là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng trong phân bổ và sử dụng nguồn vốn. Nguyên nhân là do ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc hoàn toàn việc phân bổ sử dụng vốn của hình. Còn ngày nay, nhìn chung quản trị thanh khoản không còn đƣợc xem là mục tiêu ƣu tiên hàng đầu, mà chỉ có chức năng hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh của ngân hàng là cấp tín dụng và các dịch vụ thu phí. Lúc này, nhiệm vụ của nhà quản lý thanh khoản là tìm kiếm đủ nguồn vốn để tài trợ cho các khoản tín dụng mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. - Quy tắc 4: Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải đƣợc phân tích liên tục nhằm giảm thiểu trƣờng hợp thặng dƣ hay thâm hụt về thanh khoản; tránh thu nhập của ngân hàng bị tổn thất, chịu chi phí cao trong việc bán hay vay mƣợn tài sản. SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 2.3.2 Chiến lƣợc quản trị thanh khoản: a. Dựa trên tài sản có Chiến lƣợc truyền thống này đòi hỏi dự trữ thanh khoản dƣới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao nhƣ tiền mặt, các khoản tƣơng đƣơng tiền, các tài sản có tính thanh khoản phổ biến nhƣ trái phiếu kho bạc, các khoản vay NHNN, trái phiếu, tiền gửi tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, chứng khoán của cơ quan chính phủ,…. Khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện, ngân hàng bán các tài sản dự trữ để lấy tiền, đáp ứng đủ cho nhu cầu thanh khoản, chuyển đổi các tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. Với việc dựa vào tài sản có, ngân hàng có thể hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình mà không bị lệ thuộc vào các đối tƣợng khác. Tuy nhiên chiến lƣợc này cũng làm ngân hàng chịu khá nhiều chi phí khi bán tài sản đã đầu tƣ, tài sản bị giảm giá so với giá thực trên thị trƣờng,… b. Dựa vào tài sản nợ Nguồn vay mƣợn thanh khoản chủ yếu của ngân hàng là chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn, tiền vay NHNN, hợp đồng mua lại, hợp đồng chiết khấu,… Với chiến lƣợc này, ngân hàng phải chịu phụ thuộc khá nhiều vào thị trƣờng tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nếu một ngân hàng vay mƣợn quá nhiều thì sẽ bị đáng giá kém trong khả năng tự chủ tài chính, làm ảnh hƣởng xấu đến tâm lý của những khách hàng của ngân hàng này, dẫn đến uy tín và lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút. c. Dựa vào cả tài sản và nguồn vốn Bằng cách kết hợp cả tài sản và nguồn vốn, chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng có thể dung hòa những hạn chế của hai chiến lƣợc trên. Các nhu cầu thanh khoản hằng ngày sẽ đƣợc đáp ứng bằng tài sản dự trữ nhƣ tiền mặt, tiền gửi tại các ngân hàng khác, các khoản tƣơng đƣơng tiền,…; những nhu cầu thanh khoản theo tính chất thời vụ, sẽ đƣợc tài trợ bằng những thỏa thuận trƣớc về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác; còn các nhu cầu thanh khoản đột ngột, không thể dự đoán trƣớc đƣợc thì sẽ đƣợc đáp ứng từ việc vay mƣợn vốn trên thị trƣờng tiền tệ. 2.3.3 Mô hình quản trị rủi ro thanh khoản a. Mô hình PEARLS Mô hình PEARLS là hệ thống đƣợc thiết kế để giám sát hiệu quả hoạt động tài chính cho riêng đối với các tổ chức nhận tiền gửi và đƣợc Hiệp hội tín dụng quốc tế (WOCCU) nghiên cứu làm mô hình giám sát từ cuối những năm 1980. Hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn giám sát theo mô hình PEARLS: - P (Protection) - Chỉ tiêu đảm bảo an toàn: Mục tiêu của chỉ tiêu này nhằm đảm bảo khả năng an toàn cho ngƣời gửi tiền. Những khoản trích lập dự phòng rủi ro là hàng rào bảo vệ đầu tiên trƣớc những rủi ro có thể xảy ra. Những khoản dự phòng này rất cần thiết, đặc biệt khi có dấu hiệu khoản vay không có khả năng thu hồi, bởi vậy các tổ chức tài chính phải để lại một phần thu nhập để trích lập dự phòng rủi ro. SVTH: Trần Ngọc Thiên Trang Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
115 p | 1696 | 368
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Toyta và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam
100 p | 1481 | 347
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý
97 p | 736 | 213
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
89 p | 526 | 139
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
91 p | 454 | 132
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam
94 p | 365 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Linh Phương - Trần Thu Trang
12 p | 197 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP cho công ty cổ phần công nghệ SAPO
44 p | 57 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần quốc tế ZOMA
63 p | 53 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng cho Công ty Cổ phần Phần mềm quản trị doanh nghiệp Cybersoft
74 p | 62 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Zenco Việt Nam
53 p | 63 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lí khách hàng tại Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ
71 p | 25 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần in Quảng Bình
97 p | 146 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
80 p | 37 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích môi trường và định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Nhập khẩu và Thương mại Minh Tuyết (Đức Minh sport)
70 p | 25 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và phát triển công nghệ quốc tế Langmaster
64 p | 11 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
70 p | 23 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các tỷ số tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành viên Tiến Quân
96 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn