intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phản ứng mannich với sự có mặt của L- prolinamide

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

116
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận "Phản ứng mannich với sự có mặt của L-prolinamide" trình bày về các nội dung: Tổng quan về proline, prolinamide, phản ứng mannich; qui trình thực nghiệm điều chế L-prolinamide, ứng dụng L-prolinamide trong phản ứng mannich; kết quả thực nghiệm. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phản ứng mannich với sự có mặt của L- prolinamide

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> KHOA HÓA HỌC<br /> ===<br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> PHẢN ỨNG MANNICH VỚI SỰ CÓ MẶT CỦA<br /> L-PROLINAMIDE<br /> <br /> GVHD: TS. Lê Tín Thanh<br /> Sinh viên: Phạm Dương Thanh Sang<br /> MSSV: K38.106.107<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Trong những năm tháng được học tập và rèn luyện dưới sự chỉ bảo của những thầy<br /> cô trong khoa Hóa học, trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, bản thân em<br /> đã nhận được rất nhiều kiến thức và các kĩ năng cần thiết để tự tìm tòi và phát triển bản<br /> thân.<br /> Em xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Tín Thanh, cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo<br /> điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện cho đến lúc hoàn thành khóa luận tốt<br /> nghiệp. Khóa luận này là một bước tiến có ý nghĩa trong quá trình học tập và nghiên cứu<br /> của em mà cô là người đã chỉ dẫn cho em những bước đi đầu tiên.<br /> Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, tập thể quý thầy cô và các bạn sinh viên khoa<br /> Hóa học đã hỗ trợ cho em trong những năm tháng học tập trên giảng đường đại học và<br /> thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.<br /> Tuy nhiên, do kinh nghiệm chưa thật sự dày dặn cùng thời gian có hạn và hạn chế<br /> về mặt vật chất nên khóa luận này không thể tránh khỏi một vài sai sót mong nhận được<br /> sự thông cảm và góp ý từ phía quý thầy cô và mọi người.<br /> Em xin chân thành cám ơn !<br /> Tp Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 5 năm 2016.<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................1<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..........................................................................................................................2<br /> <br /> 1.1. Proline ................................................................................................................................... 2<br /> 1.1.1. Giới thiệu......................................................................................................................................2<br /> 1.1.2. Khả năng xúc tác của L-proline trong tổng hợp hữu cơ ...............................................................2<br /> <br /> 1.2. Prolinamide ........................................................................................................................... 5<br /> 1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................................................5<br /> 1.2.2. Khả năng xúc tác của prolinamide trong tổng hợp hữu cơ...........................................................5<br /> <br /> 1.3. Phản ứng Mannich ................................................................................................................ 7<br /> 1.3.1. Khái niệm phản ứng Mannich............................................................................................ 7<br /> I.3.2. Phản ứng Mannich với các xúc tác dị thể .....................................................................................8<br /> 1.3.3. Phản ứng Mannich với xúc tác hữu cơ .........................................................................................9<br /> CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .................................................................................................................. 12<br /> <br /> 2.1. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị .................................................................................................. 12<br /> 2.1.1.Dụng cụ ...................................................................................................................................... 12<br /> 2.1.2. Hóa chất .................................................................................................................................... 12<br /> 2.1.3. Thiết bị ...................................................................................................................................... 13<br /> <br /> 2.2. Quy trình thực nghiệm ........................................................................................................ 13<br /> 2.2.1. Điều chế L-prolinamide ............................................................................................................. 13<br /> 2.2.2. Ứng dụng L-prolinamide trong phản ứng Mannich .................................................................. 14<br /> CHƯƠNG III: KẾT QUẢ – THẢO LUẬN ................................................................................................ 16<br /> <br /> 3.1. Tổng hợp L-prolinamide ..................................................................................................... 16<br /> 3.1.1. Tổng hợp N-Boc-L-prolinamide ................................................................................................ 16<br /> III.1.2. Tổng hợp Tổng hợp pyrrolidine-2-carboxylic acid phenylamide trifluoroacetate (50a),<br /> pyrrolidine-2-carboxylic acid (4’-chlorophenyl)-amide trifluoroacetate (50b) và pyrrolidine-2carboxylic acid (4’-methylphenyl)-amide trifluoroacetate (50c) ........................................................ 19<br /> <br /> 3.2. Ứng dụng L-prolinamide trong phản ứng Mannich ............................................................ 21<br /> CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 25<br /> <br /> 4.1 Kết luận ................................................................................................................................ 25<br /> 4.2 Kiến nghị.............................................................................................................................. 25<br /> Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................................... 26<br /> <br /> PHỤ LỤC .................................................................................................................................................... 30<br /> <br /> DANH MỤC CÁC HÌNH<br /> HÌNH<br /> Hình 1. Phổ H-NMR của (S)-tert-butyl 2-(phenylcarbamoyl)pyrrolidine-1carboxylate 49a.<br /> Hình 2. Phổ 1H-NMR của pyrrolidine-2-carboxylic acid phenylamide<br /> trifluoroacetate 50a.<br /> 1<br /> <br /> TRANG<br /> 17<br /> 20<br /> <br /> DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU<br /> BẢNG<br /> <br /> TRANG<br /> Bảng 1. Dụng cụ<br /> 12<br /> Bảng 2. Hóa chất<br /> 12<br /> Bảng 3. Dung môi giải ly<br /> 14<br /> Bảng 4. Hiệu suất tổng hợp các dẫn xuất N-Boc-L-prolinamide.<br /> 16<br /> 1<br /> Bảng 5: Số liệu phổ H-NMR (δ, ppm và J, Hz) của các hợp chất 49a-c 18<br /> Bảng 6: Số liệu phổ IR (KBr,cm-1) của các hợp chất 49b-c<br /> 19<br /> 1<br /> Bảng 7: Số liệu phổ H-NMR (CDCl 3 , δ, ppm và J, Hz) của các hợp<br /> 21<br /> chất 50a-c<br /> Bảng 8: Kết quả tổng hợp 1,3-diphenyl-3-(phenylamino)propan-1-one 21<br /> 51 sử dụng xúc tác 50a-c<br /> Bảng 9: Số liệu phổ 1H-NMR (dung môi CDCl 3 ) (δ, ppm và J, Hz) của 22<br /> 51<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Xúc tác hữu cơ với ưu điểm ít độc hại hơn so với các xúc tác kim loại nặng, điều<br /> kiện phản ứng êm dịu và cho độ chọn lọc lập thể cao được xem như là một trong những<br /> hướng nghiên cứu triển vọng trong tổng hợp hữu cơ và có khả năng lớn được áp dụng vào<br /> thực tiễn nhất là đối với các ngành sản xuất dược phẩm, hóa mỹ phẩm phục vụ cho con<br /> người.<br /> Trong những năm gần đây L-proline và các dẫn xuất amide của nó được sử dụng<br /> khá phổ biến như là một xúc tác hữu cơ cho các phản ứng tổng hợp tạo được sản phẩm<br /> với hiệu suất và độ tinh khiết đối quang cao được chứng minh thông qua hàng loạt các<br /> công trình nghiên cứu trên phản ứng aldol hóa và một vài phản ứng khác. Trong các phản<br /> ứng tổng hợp hữu cơ tạo liên kết C-C và C-N thì Mannich là một trong những phản ứng<br /> được sử dụng khá phổ biến. Khả năng xúc tác của L-proline trên phản ứng này đã nhận<br /> được sự quan tâm của khá nhiều các nhà nghiên cứu hóa học. Tuy nhiên các công trình<br /> công bố về việc ứng dụng các prolinamide để xúc tác cho phản ứng Mannich chưa thật sự<br /> rộng lớn.<br /> Nhằm mục đích khảo sát thêm về khả năng xúc tác của prolinamide lên phản ứng<br /> Mannich, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Tín Thanh, chúng tôi chọn đề tài “Phản ứng<br /> Mannich với sự có mặt của L-prolinamide”.<br /> <br /> Page 1<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0