
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5
lượt xem 1
download

Khóa luận tốt nghiệp đại học "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5; Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong tổ chức dạy học phân môn Địa lí lớp 5; Thực nghiệm sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT ---------- ĐẶNG THỊ HẠ UYÊN TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 Sinh viên thực hiện ĐẶNG THỊ HẠ UYÊN MSSV: 2115010578 CHUYÊN NGÀNH: GD TIỂU HỌC KHÓA 2015 – 2019 Cán bộ hướng dẫn Th.S LÊ THỊ BÌNH Mã CB: 106 Quảng Nam, tháng 5 năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường Đại học cũng như tại trường Tiểu học. Lời đầu tiên, bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo, Thạc sĩ Lê Thị Bình, giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non. Nhờ sự giúp đỡ tận tình, những lời góp ý đầy chân thành, động viên, nhắc nhở của cô trong suốt quá trình thực hiện khóa luận là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này theo đúng thời gian quy định. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non và Nghệ thuật trường Đại học Quảng Nam đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập ở trường, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và các thầy cô giáo khối lớp 3, 4, 5 cùng các HSthân yêu của khối lớp 5. Đặc biệt là các cô Phan Thị Tuấn, Lê Thị Kim Cúc, Hồ Minh Hương và thầy Trần Thanh Tiên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, điều tra sư phạm và thu thập những số liệu cần thiết để hoàn thành bài khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết sức mình nhưng với khả năng có hạn của bản thân, tôi chắc rằng đề tài của mình vẫn còn nhiều thiếu sót cần được bổ sung và chỉnh sửa. Tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô giáo cũng như ý kiến đóng góp của các bạn quan tâm để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Hạ Uyên
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của cô giáo - thạc sĩ Lê Thị Bình. Kết quả được trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì được trích dẫn rõ ràng. Có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Quảng Nam, ngày 15 tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận Đặng Thị Hạ Uyên
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu GD Giáo dục GD & ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa
- DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc GD 22 ứng phó với BĐKH cho HS tiểu học Bảng 1.2. Ý kiến của GV về môn học có nhiều khả năng tích 22 hợp GD ứng phó với BĐKH Bảng 1.3. Chia sẻ của GV về việc thực hiện GD ứng phó với 23 BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí 5 Bảng 1.4. Phương pháp GV sử dụng khi tích hợp GD ứng phó 24 với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí 5 Bảng 1.5. Khó khăn của GV khi tích hợp GD ứng phó với 24 BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí 5 Bảng 1.6. Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc tích hợp GD 25 ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 Bảng 1.7. Ý kiến đánh giá của GV về các nội dung cần tích hợp 26 GD ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 Bảng 1.8. Thái độ của GV đối với việc tham gia tích hợp GD 27 ứng phó với BĐKH cho HS Bảng 1.9. Nhận thức của HS về các thuật ngữ liên quan đến 28 BĐKH Bảng 1.10. Nhận thức của HS về hậu quả do BĐKH gây ra đối 28 với gia đình và địa phương trong các năm qua Bảng 1.11. Nhận thức của HS về nguyên nhân chủ yếu gây 29 BĐKH hiện nay Bảng 1.12. Ứng xử của HS khi đối mặt với thiên tai 31 Bảng 1.13. Mong muốn của HS về việc bồi dưỡng kiến thức về 32 BĐKH Bảng 3.1. Nhận biết của HS về biểu hiện của BĐKH 77 Bảng 3.2. Nhận biết của HS về nguyên nhân chính làm lớp 78 băng ở Nam Cực tan nhanh
- Bảng 3.3. Nhận biết của HS về hậu quả của việc băng ở Nam 79 Cực tan nhanh Bảng 3.4. Nhận thức của HS đối với các vấn đề BĐKH và ứng 81 phó với BĐKH Bảng 3.5. Nhận biết lục địa Ôxtraylia thuộc châu lục nào 82 Bảng 3.6. Nhận biết châu lục có số dân ít nhất trong các châu 82 lục có dân sinh sống Bảng 3.7. Nhận biết đặc điểm nổi bật ở châu Nam Cực 83 Bảng 3.8. Mức độ hứng thú của HS trong tiết học địa lí 84
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1. Các môn học có nhiều khả năng tích hợp GD ứng 23 phó với BĐKH Biểu đồ 1.2. Mức độ thực hiện tích hợp GD ứng phó với 24 BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí 5 của GV Biểu đồ 1.3. Khó khăn của GV khi tích hợp GD ứng phó với 25 BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 Biểu đồ 1.4. Nhận thức của HS về hậu quả do BĐKH gây ra đối 29 với gia đình và địa phương trong các năm qua. Biểu đồ 1.5. Nhận thức của HS về nguyên nhân chủ yếu gây ra BĐKH toàn cầu hiện nay 30 30 Biểu đồ 1.6. Tâm trạng của HS khi đối mặt với thiên tai 31 Biểu đồ 3.1. Nhận thức của HS về biểu hiện của BĐKH 78 Biểu đồ 3.2. Nhận biết của HS về nguyên nhân chính làm lớp 79 băng ở Nam Cực tan nhanh Biểu đồ 3.3. Nhận biết của HS về hậu quả của việc băng ở 80 Nam Cực tan nhanh Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ HS nhận thức đúng về BĐKH và ứng phó 81 với BĐKH Biểu đồ 3.5. Nhận biết châu lục nào có số dân ít nhất trong các 83 châu lục có dân sinh sống Biểu đồ 3.6. Nhận biết đặc điểm nổi bật ở châu Nam Cực 84 Biểu đồ 3.7. Mức độ hứng thú của HS trong tiết học 85
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3 7. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 4 8.Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 6 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn địa lí lớp 5 ...................................................................... 6 1.1. Cơ sở lí luận của việc tích hợp GD ứng phó BĐKH trong dạy học phân môn địa lí lớp 5 .............................................................................................................. 6 1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 6 1.1.2. Một số vấn đề về BĐKH .............................................................................. 9 1.1.3. Một số vấn đề về tích hợp GD BĐKH trong phân môn Địa lí lớp 5 ......... 14 1.1.4. Đặc điểm sinh lí, nhận thức của HS lớp 5.................................................. 16 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 ........................................................................................... 18 1.2.1. Đặc điểm chương trình dạy học Địa lí lớp 5 .............................................. 18 1.2.2. Thực trạng tích hợp GD ứng phó BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 ...................................................................................................................... 20 Tiểu kết chương 1................................................................................................. 32 Chương 2. Tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong tổ chức dạy học phân môn địa lí lớp 5 .................................................................................................................. 34 2.1. Cơ sở và nguyên tắc tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5. .................................................................................................. 34
- 2.2. Tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong tổ chức dạy học phân môn Địa lí lớp 5. ........................................................................................................................... 37 2.2.1. Xây dựng nội dung và xác định các mức độ tích hợp GD ứng phó BĐKH vào các bài học Địa lí lớp 5 .................................................................................. 37 2.2.2. Tổ chức dạy học tích hợp nội dung GD ứng phó với BĐKH ................... 53 2.2.2.1. Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH. ............................................................................................. 53 2.2.2.2. Tổ chức dạy học tích hợp nội dung GD ứng phó với BĐKH trong các hoạt động dạy học phân môn Địa lí lớp 5. ........................................................... 60 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 71 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 72 3.1. Mô tả thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 72 3.2. Tổ chức thực nghiệm sự phạm ...................................................................... 73 3.3. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 80 Tiểu kết chương 3................................................................................................. 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 94
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới hiện đại, là mối đe dọa đến mục tiêu phát triển bền vững và tương lai của toàn nhân loại. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở nước ta đã tăng khoảng 0,5 - 0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Đặc biệt trong thời gian gần đây, dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. Theo đánh giá của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường năm 2015, thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam thuộc loại lớn trên thế giới. Mỗi năm làm chết khoảng 500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2% GDP cả nước, thành quả kinh tế trong 5-10 năm có thể bị biến mất chỉ trong một vụ thiên tai. Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra, ngày 31/10/2017 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1670/QĐ-TTg). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên, Bộ GD và Đào tạo đưa Quyết định 2161/ QĐ- BGDĐT, trong đó yêu cầu đưa nội dung giáo dục (GD) ứng phó với BĐKH vào trong chương trình của các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng tích hợp trong tổng thể kiến thức của một số môn học. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích, nội dung của GD BĐKH hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc GD ứng phó với BĐKH ở cấp tiểu học còn hạn chế. Phần lớn GV chưa chú trọng tích hợp GD ứng phó với BĐKH vào các môn học hoặc việc tiến hành tích hợp còn gặp nhiều khó khăn về nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất,… Điều đó dẫn đến, đa số HS tiểu học chưa nhận thức được những vấn đề liên quan, cũng khi các kỹ năng ứng phó với BĐKH, thậm chí còn trở thành gánh nặng. 1
- Từ những lí do trên và để góp phần vào việc xây dựng hệ thống tài liệu cho công tác dạy học tích hợp GD ứng phó với BĐKH cho HS, chúng tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5”, một mặt thực hiện tốt đề án của Bộ, mặt khác giúp HS nâng cao hiểu biết, hình thành kỹ năng thích nghi và giảm nhẹ những tác động của BĐKH. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số kế hoạch tích hợp GD ứng phó BĐKH trong tổ chức dạy học phân môn Địa lí lớp 5, từ đó, trang bị kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng ứng phó với BĐKH cho HS. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tích hợp GD ứng phó BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phân môn Địa Lí lớp 5. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề tích hợp GD ứng phó BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 Nghiên cứu cở sở thực tiễn của vấn đề tích hợp GD ứng phó BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 Đề xuất kế hoạch tích hợp GD ứng phó BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5. Thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài như các luận văn, luận án, báo cáo khoa học, các bài báo,… chúng tôi có sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn những vấn đề liên quan trực tiếp đến BĐKH như tích hợp GD ứng phó với BĐKH, phương pháp 2
- dạy học, đặc điểm tâm sinh lí – nhận thức của HS lớp 5,… để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp điều tra Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 và kết quả thực nghiệm 5.2.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát: Quan sát, dự giờ các tiết dạy để tìm hiểu quy trình, cách dạy, phương pháp của GV và hoạt động học tập của HS. 5.2.3. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm sư phạm khẳng định các biện pháp đã đề xuất để tích hợp GD BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5. 5.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: hỏi những người có kiến thức chuyên sâu, các GV bộ môn, GV chủ nhiệm,…để đánh giá tính cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả của các phương pháp tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5. 5.2.5. Phương pháp thống kê toán học Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí thông tin, hỗ trợ cho việc phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu thực trạng tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 và kết quả thực nghiệm. 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến vấn đề GD ứng phó với BĐKH cho HS, điển hình như: Tài liệu hướng dẫn dạy và học ứng phó với BĐKH, bản quyền thuộc về Live & Learn và Plan tại Việt Nam, 2012. Tài liệu này góp phần xây dựng những trường học, cộng đồng an toàn mà tại đó trẻ em cùng thầy cô giáo, người dân hiểu, ý thức về rủi ro thiên tai, biết cách và có khả năng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi tác động tiêu cực của thiên tai nhằm thích ứng với BĐKH. 3
- Đào Ngọc Bích (2013), “Tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh thông qua chương trình Địa lí trung học cơ sở”, Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Lê Thị Thu Phương (2014), “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở Tiểu học theo quan điểm tích hợp”, Luận văn thạc sĩ- Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Xuân Diệu, (2014), “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học qua môn Địa Lí lớp 4,5”, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Nguyễn Thị Hoa, ( 2015), Trường Đại học Vinh với luận văn thạc sĩ “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học phân môn Địa lí cho học sinh lớp 4”, đề tài nghiên cứu hoa học GD, đã bàn về nội dung GD BĐKH và một số biện pháp tích hợp nội dung GD ứng phó với BĐKH thông qua phân môn Địa lí lớp 4. Lê Thị Triều, (2017), “Giáo dục ứng phó với thiên tai trong dạy học phân môn Địa lí lớp 4”, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Quảng Nam. Ngoài ra, ở nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Philippin, Anh, Pháp,… đều chú trọng đến việc GD ý thức ứng phó với BĐKH cho học thông qua nhiều môn học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những thiên tai phổ biến tại các nước đó như: động đất, sóng thần, núi lửa…. Qua những nghiên cứu trên cho thấy GD ứng phó với BĐKH đang là một trong những vấn đề đang được chú ý nhất hiện nay. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào vấn đề tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH cho HS thông qua phân môn Địa lí lớp 5. Góp phần nâng cao nhận thức của các em về những nguy cơ, thách thức của BĐKH cũng như hình thành các kỹ năng phòng ngừa, giảm nhẹ và thích nghi với những thiên tai do BĐKH gây ra. 7. Đóng góp của đề tài Đề tài đã xây dựng được những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GD ứng phó với BĐKH vào dạy học phân môn Đia lí lớp 5 Tiểu học. 4
- Đề tài đã xác định được các nội dung có thể tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5. Từ đó đưa ra một số kế hoạch để tích hợp tốt kiến thức về BĐKH vào dạy học phân môn Địa lí lớp 5 cho HS. Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu tham khảo, cung cấp những kiến thức về BĐKH, tích hợp GD ứng phó với BĐKH cho GV dạy phân môn Địa lí tại các trường Tiểu học. 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Tích hợp GD ứng phó với BĐKH trong tổ chức dạy học phân môn Địa lí lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5 Chương 2: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong tổ chức dạy học phân môn Địa lí lớp 5 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5
- B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 1.1. Cơ sở lí luận của việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học phân môn địa lí lớp 5 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khí hậu Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.” Trong Từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về BĐKH (IPCC) định nghĩa: “Khí hậu trong nghĩa hẹp là thời tiết trung bình, hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu.” Theo định nghĩa chính thức của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thì “Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó”. Như vậy, có thể hiểu khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết diễn ra trong một khu vực rộng lớn, trong một thời gian lâu dài và ít có những biến động lớn. Nói một cách khác nếu các dạng thời tiết ở một nơi nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, năm này qua năm khác sẽ hình thành nên đặc điểm có tính quy luật của khí hậu tại nơi đó. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, nghĩa là nước ta thường xuyên có nhiệt độ trung bình hàng năm cao (dao động từ 21oC đến 6
- 27oC) và lượng mưa trung bình hàng năm lớn (khoảng từ 1500 đến 2000mm), đồng thời có sự thay đổi theo mùa. 1.1.1.2. Biến đổi khí hậu Trong bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì “Biến đổi khí hậu được hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu.” Theo Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) của Liên hiệp quốc thì “Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay là biến đổi của khí hậu được quy trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người, làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được”. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.” Như vậy, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trang thái khí hậu trung bình hoặc dao động của khí hậu trong một thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. Biến đổi khí hậu diễn ra trên quy mô toàn cầu, không có sự hạn chế, ràng buộc nào về không gian, thời gian và đặc biệt gây bất lợi cho thiên nhiên và con người trên Trái Đất. 1.1.1.3. Ứng phó với BĐKH Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu” 7
- Theo Tài liệu tập huấn GV trung học cơ sở về GD ứng phó với BĐKH của Bộ GD và ĐT (2018), “Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người làm giảm mức độ, cường độ phát thải nhà kính và tăng bề hấp thụ, với mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại trong đời sống và sản xuất”. Như vậy, có thể hiểu, ứng phó với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh của con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường đang thay đổi để thích ứng và tăng cường thực hiện các hành động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu các tác động từ BĐKH gây ra. 1.1.1.4. Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu * Khái niệm giáo dục Theo giáo trình GD đại cương (PSG. TS Nguyễn Văn Hộ và PGS. TS Hà Thị Đức): “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt; một quá trình, trong đó: Dưới tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm, học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người công dân tương lai” [17]. Như vậy, trong quá trình GD, GV giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động GD đối với HS, còn người HS không phải chỉ tiếp thu ảnh hưởng, tác động từ phía GV mà chính bản thân họ cũng thường xuyên tiến hành hoạt động cá nhân, chủ động tự GD để từng bước hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình. * Khái niệm giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu Theo Tài liệu tập huấn GV trung học cơ sở về GD ứng phó với BĐKH của Bộ GD và ĐT (2018), thì “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung của giáo dục, với mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Giúp học sinh có được các kỹ năng cần thiết để giảm nhẹ và thích ứng với 8
- hiện tượng biến đổi khí hậu ở địa phương, để mỗi học sinh có ý thức tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu ngay tại nơi các em sinh sống” [2]. Như vậy, GD ứng phó với BĐKH là quá trình GD về nhận thức và cả hành động để người được GD có thể tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra. 1.1.1.5. Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu * Khái niệm dạy học tích hợp Tích hợp có nghĩa là sự lồng ghép các nội dung cần thiết có liên quan với nhau thành một tổng thể. Theo nghĩa thông thường, dạy học tích hợp là một quá trình dạy học, trong đó có sự liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc của một vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch bài dạy. Như vậy, trong dạy học tích hợp người GV tiến hành đưa những vấn đề về nội dung của một hoặc nhiều môn học vào một môn học khác; trong đó, HS phải huy động nội dung kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng mới, rèn luyện được những năng lực cần thiết. * Khái niệm tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu Tích hợp GD ứng phó BĐKH là sự lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào nội dung các môn học trong trường học để trở thành nội dung hoàn chỉnh, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm đáp ứng mục tiêu GD ở từng cấp học. Thông qua quá trình học tập một hoặc nhiều môn học có các kiến thức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến BĐKH và ứng phó với BĐKH, HS được hoàn thiện những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng, thái độ và năng lực hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH. 1.1.2. Một số vấn đề về biến đổi khí hậu 1.1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu * Nhiệt độ tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên 9
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên: từ năm 1850 đến nay, nhiệt độ trung bình đã tăng 0.74°C, trong đó nhiệt độ tại hai cực của Trái Đất tăng gấp hai lần so với số liệu trung bình toàn cầu. Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO, 2018), nhiệt độ tháng Ba năm 2017 được ghi nhận là cao nhất trong lịch sử tính từ năm 1880, mặc dù không có sự "góp mặt" của El Nino, ở mức nhiệt trung bình là gần 1 độ C. [22]. Theo các dự báo của các nhà khoa học cho thấy đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng 2 – 4.5°C so với cuối thế kỉ XX. Trái Đất sẽ nóng lên khá rõ rệt [22]. * Mực nước biển dâng cao Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương. Trong thế kỉ XX, trung bình mực nước biển châu Á dâng cao 2,44 mm/năm, chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3.1 mm/năm. Dự báo trong thế kỉ XXI, mực nước biển dâng cao từ 2,8 – 4,3 mm/năm [9]. Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1995 – 2014) tương đương với tốc độ dâng lên của mực nước biển ở các đại dương trên thế giới. Dự báo đến giữa thế kỉ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm 30 cm và đến cuối thế kỉ XXI mực nước biển có thể dâng lên 75 cm so với thời kỳ 1980 – 1999 [10]. 10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục tiểu học: Dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề Vật chất và Năng lượng trong môn Khoa học 4
116 p |
4 |
4
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng phương pháp quy nạp toán học vào giải một số dạng toán ở trường trung học phổ thông
67 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng nguyên lí khởi đầu cực trị và nguyên lí Dirichlet để giải các bài toán thi học sinh giỏi Trung học phổ thông
52 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tích vô hướng của hai vector và ứng dụng
43 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Sử dụng thơ, truyện thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non
112 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã sử dụng tại trường Đại học Quảng Nam
66 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học lớp 4
156 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Lý thuyết kiến tạo và ứng dụng dạy học chương phương trình hệ phương trình – Đại số 10
98 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Yếu tố thực tiễn trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ở Việt Nam và xây dựng tình huống tăng cường yếu tố thực tiễn trong dạy học Đại số - Giải Tích ở trường THPT
78 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động có chủ đích ở trường mầm non
85 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hoàng Hải NB
130 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm: Ứng dụng của phương pháp quy nạp toán học trong giải toán ở trường trung học phổ thông
82 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Trang
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột thiết kế kế hoạch dạy học môn Khoa học lớp 5
136 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May Áo cưới thời trang chuyên nghiệp
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hải Nam
140 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục mầm non: Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
94 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng Xuân Cương
119 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
