Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam
lượt xem 55
download
Mục đích của khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam là nhằm nêu lên những điểm bất cập, hạn chế trong hệ thống pháp luật về BHĐC, từ đó thấy được sự những điểm yếu trong hệ thống pháp luật và trong hiệu quả quản lý nhà nước về BHĐC nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật BHĐC, đưa phương thức BHĐC trở về đúng với bản chất của nó tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT U PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM Ngành : Luật Kinh tế Chuyên ngành : Luật Tổ chức kinh doanh Niên khóa : 2012 2016 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG ĐỖ THANH NHÂN
- NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. LÊ THỊ PHÚC THỪA THIÊN HUẾ, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ KHÓA LUẬN HOÀNG ĐỖ THANH NHÂN 2
- Lời Cảm Ơn Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em đã nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiều mặt từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, Tiến sĩ Lê Thị Phúc người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai. Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là cha mẹ và người thân, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Thừa Thiên Huế, ngày 5 tháng 4 năm 2016 Sinh viên 4
- Hoàng Đỗ Thanh Nhân THỐNG KÊ TRÍCH DẪN Trang Tần suất STT Tác giả tài liệu trích dẫn Khóa luận trích dẫn 1. Bạch Hoàng (2016) 80 01 2. Bách khoa toàn thư mở (2016) 14 01 3. Báo điện tử của Bộ Thông tin và 68 01 Truyền thông (2016) 4. Báo điện tử đài truyền hình Việt 88 01 Nam (2015) 5. Báo điện tử đài truyền hình Việt 68 02 Nam (2016a) 6. Báo điện tử đài truyền hình Việt 78 01 Nam (2016b) 7. Báo điện tử VTV NEWS (2016) 78 01 8. Báo kinh doanh và pháp luật (2015) 61 01 9. Báo kinh doanh và pháp luật (2016) 82 01 10. Cổng thông tin điện tử kinh doanh 13 01 tài chính SAGA (2014) 11. Công ty TNHH Herbalife Việt 99 01 Nam 12. Cục quản lý cạnh tranh 71 01 13. Cục Quản lý cạnh tranh (2011) 72 01 14. Cục Quản lý cạnh tranh (2013) 73 01 15. Đào Minh Khoa (2014) 77 01 16. Đạt Lê (2016) 79 01 17. Đức – Thế (2015) 64 01 18. Đức Tuấn (2016) 79, 81 02 19. Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt 14, 23 02
- Nam 20. Hương Vũ (2013) 62 01 21. Huy Hoàng – Đức Dũng (2015) 62 01 22. Huyền Trân (2016) 76, 79 02 23. Lê Hoài Điệp (2014) 31, 33, 35 04 24. Ngọc Linh (2016) 59 01 25. Ngọc Mai – Sơn Nhung (2006) 22 01 26. Ngọc Tuyên (2016) 22, 24 02 27. Nguyễn Hòa (2016) 69 01 28. Phùng Bắc (2013) 77 01 29. Quang Lộc (2015) 65 01 30. Quyết Thắng (2012) 59 01 31. Sông Thu (2014) 88 01 32. T. Hòa (2013) 75 01 33. Thanh Tùng (2013) 63 01 34. Thu Huệ (2015) 85 01 35. Thi Hồng Hàn Ni (2014) 44, 64 02 36. Trung Kiên (2016) 69 01 37. TTCN (2014) 46 01 38. Võ Đan Mạch (2015) 92 01 39. Vũ Văn Tú (2014) 38 01 40. Xuân Hải (2014) 87 01 6
- MỤC LỤC 7
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCT: Bộ Công Thương BHĐC: Bán hàng đa cấp NTD: Người tiêu dùng SCT: Sở Công Thương STM: Sở Thương Mại VCA: VietNam Competition Authority Cục quản lý cạnh tranh WFDSA: World Federation of Direct Selling Associations Liên đoàn các hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới 8
- MỤC LỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ 9
- MỤC LỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong tình hình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế như hiện nay, đồng thời Việt Nam là nước có nền chính trị khá ổn định giúp cho đất nước phát triển bền vững. Vào thời điểm này, có rất nhiều loại hình kinh doanh, phương thức kinh doanh hình thành trên thị trường Việt Nam. Kinh doanh theo mạng hay kinh 10
- doanh đa cấp là một trong số phương thức kinh doanh triển vọng tại thị trường Việt Nam những năm gần đây. Phương thức này hình thành đầu tiên trên thế giới ở Mỹ vào những năm 1920 và sau đó lang rộng ra các nước Anh, Đức, Canada, Nhật Bản,…Ở Việt Nam, BHĐC manh nha xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 và sự xuất hiện của phương thức kinh doanh này đã ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế xã hội của đất nước theo những hướng khác nhau. Mặc dù, bản chất của phương thức kinh doanh đa cấp là không xấu nhưng khi vào Việt Nam, một số đối tượng vì ham muốn lợi nhuận đã làm biến tướng nó khiến sự nhìn nhận về BHĐC bị lệch lạc. Việt Nam là một nước khá non trẻ về sự phát triển ngành công nghiệp BHĐC, kéo theo kinh nghiệm quản lý hoạt động này của các cơ quan ban ngành hết sức khiêm tốn làm cho sự phát triển của hoạt động BHĐC khá lộn xộn và thường theo hướng BHĐC bất chính. Để đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về bán hàng đa cấp đã dần hình thành: Luật Cạnh tranh 2004 1 được ban hành trong đó có những điều khoản quy định về bán hàng đa cấp, cùng với đó là Nghị định 110/2005/NĐCP2 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Thông tư 19/2005/TTBTM hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐCP3… Các văn bản trên đã góp phần quan trọng vào việc đưa hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, do được soạn 1 Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11, Hà Nội. 2 Chính phủ (2005), Nghị định số 110/2005/NĐCP ngày 24 tháng 8 năm 2005 nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội. 3 Bộ Thương mại (2005), Thông tư số 19/2005/TTBTM ngày 8/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110, Hà Nội. 11
- thảo lần đầu tiên cũng như chưa có kinh nghiệm quản lý thực tiễn nên nội dung Nghị định 110/2005/NĐCP, Thông tư 19/2005/TTBTM tới nay đã bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của phương thức kinh doanh này. Từ đó, Nghị định 42/2014/NĐCP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp4 và Thông tư 24/2014/TTBCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐCP5 được ban hành, là một tín hiệu tích cực trong công tác quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách thực tế rằng với kinh nghiệm 12 năm kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 ra đời, pháp luật về BHĐC còn gặp rất nhiều vướng mắt, nhận thức từ phía cơ quan quản lý chưa thực sự đầy đủ, kinh nghiệm quản lý nhà nước chưa nhiều. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, các công ty BHĐC bất chính đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của hàng trăm nghìn người dân, từ những người tri thức, những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở các cơ quan, doanh nghiệp, các sinh viên đại học cho đến những người dân vùng sâu vùng xa. Thực trạng đó làm nổi lên làn sóng bức xúc trong nhân dân, xuất hiện những ý kiến trái chiều về ngành kinh doanh này. Một số người cho rằng đây là ngành kinh doanh lừa đảo, gian dối, thậm chí còn cho rằng BHĐC không phù hợp với Việt Nam hay nên cấm tuyệt đối phương thức kinh doanh này ở nước ta. Một số người khác hiểu biết hơn thì cho rằng BHĐC là phương thức ưu việt. Tuy đã qua sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản điều chỉnh mới, nhưng khi nghiên cứu khoa học và trên thực tế xảy ra, một số quy định vẫn còn đang 4 Chính phủ (2014), Nghị định 42/2014/NĐCP ngày 14 tháng 05 năm 2014 nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội. 5 Bộ Công thương (2014), Thông tư 24/2014/TTBCT ngày 30/7/2014 hướng dẫn NĐ 42, Hà Nội. 12
- thiếu tính thực thi và khó khăn khi áp dụng vào thực tế. Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam” là hết sức có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn nói trên. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về BHĐC nói chung được rất nhiều nhà nghiên cứu Luật học quan tâm, trong đó đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam. Tất cả các công trình này đều đã nêu ra được bản chất pháp lý của BHĐC và BHĐC bất chính. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về BHĐC bao gồm: Luận văn Thạc sĩ "Một số vấn đề pháp lý về bán hàng đa cấp ở Việt Nam" của tác giả Đoàn Văn Bình (2006), Đại học Luật Hà Nội; Đề tài Tiến sĩ “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn (2008) do PGS.TS Nguyễn Như Phát hướng dẫn khoa học; Khóa luận tốt nghiệp "Một số nội dung pháp lý về bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh (2010), Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Những vấn đề pháp lý về hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2011), Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Bán hàng đa cấp bất chính theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam" của tác giả Nghiêm Xuân Tuyên (2011), Đại học Luật Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về Bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam” của tác giả Ninh Thị Minh Phương bảo vệ năm 2012 do TS. Bùi Nguyên Khánh hướng dẫn khoa học và một số bài báo, tạp chí chuyên ngành cũng như rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có đề cập đến vấn đề BHĐC. Luận văn này sẽ cố gắng đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của pháp luật về BHĐC, phân tích và đánh giá nó dựa trên các thực trạng về pháp luật BHĐC đồng thời rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn để đưa 13
- ra được định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn công tác quản lý trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Nêu lên những điểm bất cập, hạn chế trong hệ thống pháp luật về BHĐC, từ đó thấy được sự những điểm yếu trong hệ thống pháp luật và trong hiệu quả quản lý nhà nước về BHĐC nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật BHĐC, đưa phương thức BHĐC trở về đúng với bản chất của nó tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Từ mục đích nghiên cứu, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chung về BHĐC; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam để thấy những điểm còn hạn chế, chưa hợp lí; Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm, thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về BHĐC tại Việt Nam; đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động BHĐC. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Dựa trên mục đích và những nhiệm vụ đặt ra, khóa luận tốt nghiệp sẽ nghiên cứu những nội dung của pháp luật về BHĐC; thực trạng pháp luật về BHĐC và thực tiễn xử lý vi phạm tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề như đã nêu trên, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các vấn đề đã được đề cập. Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các quy định của pháp luật về BHĐC trong Bộ luật dân sự 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Nghị định 110/2005/NĐCP, Thông tư 19/2005/TTBCT, Nghị định 42/2014/NĐCP, Thông tư 24/2015/TTBCT, Nghị định số 120/2005/NĐCP6... Từ đó tìm hiểu thực tiễn 6 Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐCP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội. 14
- áp dụng các quy định pháp luật đồng thời nêu lên thực tiễn vi phạm và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp BHĐC những năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng tổng h ợp các phươ ng pháp nghiên cứ u khoa học bao gồm: Ph ươ ng pháp tổng hợp, phân tích, th ống kê, so sánh, điều tra khảo sát thực tiễn... Phương pháp tổng hợp và phân tích: Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về BHĐC và thực trạng pháp luật BHĐC ở Việt Nam. Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu khác liên quan đến đề tài. Phương pháp so sánh: So sánh việc áp dụng các quy định của pháp luật với thực trạng áp dụng pháp luật tại các doanh nghiệp BHĐC, so sánh các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản đã bị thay thế. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn: Nắm bắt những khó khăn, vướng mắt trong công tác quản lý nhà nước về BHĐC ở địa phương, những sai phạm thực tế mà các doanh nghiệp BHĐC vi phạm. 6. Kết cấu đề tài Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu ra thành ba phần gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Phần nội dung chính tác giả bố cục thành ba chương theo hướng đi từ những vấn đề chung mang tính khái quát đến những vấn đề cụ thể hơn từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật BHĐC. Bao gồm: Chương 1: Lý luận chung về pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng về pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam Chương 3: Đề xuất hoàn thiện pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn có danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, phụ lục, thống kê trích dẫn. 15
- B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BÁN HÀNG ĐA CẤP 1.1. Nguồn gốc của phương thức bán hàng đa cấp Kinh doanh đa cấp là ngành kinh doanh hiện đại với phương thức kinh doanh đa cấp hay còn gọi là kinh doanh theo mạng (Multi Level Marketing – MLM) đã ra đời và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 20, hứa hẹn là ngành kinh doanh triển vọng ở thế kỷ 21. Phương thức BHĐC gắng liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (18871973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế. Nhận thức được vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe, năm 1927 ông đã bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều vi chất có ích khác. 16
- Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng, mà sau này là nguyên lý cho sự phát triển thành một ngành kinh doanh tiên tiến. Renborg đề nghị những người bạn của mình giới thiệu sản phẩm của ông ấy cho những người quen của họ, nếu những người quen của bạn ông mua sản phẩm thì bạn của ông sẽ được hưởng hoa hồng từ việc bán sản phẩm đó. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn nảy ra ý tưởng là nếu người quen của bạn ông giới thiệu tiếp cho người khác thì bạn của ông vẫn lại nhận được hoa hồng. Với cách làm đó, thông tin của sản phẩm đã lan truyền nhanh chóng và rộng rãi. Doanh thu mang lại tăng lên ngoài sức tưởng tượng. Năm 1934, ông sáng lập ra công ty Vitamins California và nhờ phương pháp phân phối mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người phân phối sản phẩm, công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý, bán lẻ, kho bãi…) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao cao hơn. Đến năm 1940, Renborg đổi tên công ty thành Nutrilite Products theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những cộng tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra. Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng hóa của ông Renborg chính là khởi điểm của ngành kinh doanh theo mạng, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều 17
- tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của kinh doanh đa cấp và Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này7. Nhận thấy được tiềm năng của ngành kinh doanh này, Rich De Vos và Jay Van Andel (2 cộng tác viên của công ty) đã sáng lập ra công ty riêng của mình mang tên American Way Corporation, viết tắt là Amway và hiện nay Amway đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới trong ngành kinh doanh đa cấp với chi nhánh trên 80 quốc gia. Vào những năm đầu thuộc thập niên 70, kinh doanh đa cấp bắt đầu nhận được sự quan tâm cũng như sự phản đối quyết liệt từ dư luận. Năm 1975, trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những người phản đối kinh doanh đa cấp và quy kết nó với cái gọi là “hình tháp ảo” một hình thức kinh doanh bất hợp pháp bị cấm ở Hoa Kỳ. Với sự nhầm lẫn đó, công ty Amway đã phải theo đuổi vụ kiện kéo dài 4 năm (1975 – 1979). Cuối cùng Tòa án thương mại liên bang Hoa Kỳ cũng tuyên bố phương thức kinh doanh đa cấp mà Amway đang áp dụng không phải là mô hình “Kim thự tháp ảo” và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ vụ việc đó, những quy định đầu tiên của pháp luật về BHĐC ra đời, đánh dấu những bước thăng trầm của BHĐC. Theo nhiều tài liệu ghi nhận kinh doanh đa cấp trên thế giới đã trải qua ba thời kì như sau: Từ năm 1940 đến 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng ra đời tại Mỹ, đây là giai đoạn được gọi tên là thời kì thứ nhất thời kì hình thành phương thức BHĐC. Từ 19791990 là thời kỳ bùng nổ của kinh doanh theo mạng. Mỗi ngày chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty kinh doanh theo mạng tuyên bố thành lập 7 Cổng thông tin điện tử kinh doanh tài chính SAGA (2014), Lịch sử ngành bán hàng đa cấp, http://www.saga.vn/lichsunganhbanhangdacap~31827, truy cập 14/11/2014. 18
- với đủ loại sản phẩm và mô hình kinh doanh. Đây là thời kì thứ hai – thời kì hưng thịnh phát triển của phương thức BHĐC Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, kinh doanh theo mạng mang màu sắc mới, các nhà phân phối có thể đơn giản hoá công việc của mình nhờ vào điện thoại, internet... Ở giai đoạn này mà theo các chuyên gia gọi là thời kì thứ ba nhà phân phối giỏi phải là một nhà hùng biện và đi lại như con thoi giữa các mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu. Các công ty bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, CocaCola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp kinh doanh theo mạng để phân phối sản phẩm độc đáo của mình8. 1.2. Khái niệm bán hàng đa cấp Phương diện kinh tế học, BHĐC hay còn được gọi là Kinh doanh tiếp thị mạng lưới (tiếng Anh: Multilevel Marketing ) hoặc Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức marketing sản phẩm kinh doanh, bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty (hoặc qua một nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ9. Thông qua hệ thống người tham gia BHĐC, sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng trực tiếp bằng cách trao đổi, gặp gỡ và mua bán trực tiếp mà không phải qua bất kì khâu trung gian nào cả. Khách hàng cũng có thể mua hàng trực tiếp tại công ty hoặc người tham gia BHĐC bất kì mà không phải là đại lý hay 8 Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, Lịch sử ngành bán hàng đa cấp http://www.mlma.org.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=65:lchsnganhbanhangacp&catid=38&Itemid=77&lang=vi. 9 Bách khoa toàn thư mở (2016), Kinh doanh đa cấp, https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_doanh_ %C4%91a_c%E1%BA%A5p, truy cập ngày 25/2/2016. 19
- cửa hàng bán lẻ nào. Với phương thức marketing sản phẩm trực tiếp thậm chí là chào bán trực tiếp sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng là một phương thức hữu hiệu nhằm tăng tính tương tác giữa nhà phân phối và người tiêu dùng ngoài ra còn giúp tiết kiệm chi phí sân bãi, kho vận, quảng cáo,… do đó giá thành của sản phẩm sẽ giảm so với phương thức bán hàng truyền thống là thông qua các đại lý hay rất nhiều cửa hàng bán lẻ. Thay vào đó số tiền này sẽ đươc chuyển thành những khoản tiền thưởng cho các người tham gia BHĐC khi bán được sản phẩm, cải thiện chất lượng sản phẩm. Phương thức bán hàng này dựa trên đặt tính “dây chuyền” trong thông tin của con người, khi một người sử dụng loại sản phẩm này có hiệu quả, thì sẽ giới thiệu thông tin về sản phẩm đó cho người thân, bạn bè cùng biết. Người tham gia BHĐC không chỉ đơn thuần là nhà bán hàng mà còn chính là người tiêu dùng sản phẩm trong trường hợp này, họ sử dụng những kinh nghiệm của mình để tiếp thị cho sản phẩm. Từ đó đem về khách hàng cho công ty và cho chính bản thân của mình. Mỗi người tham gia BHĐC tuyến trên sẽ có những nhà phân phối tuyến dưới, việc quản lý nội bộ này sẽ thông qua một mã số. Phương diện khoa học pháp luật ở Việt Nam, BHĐC được định nghĩa tại khoản 11 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 như sau: Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia; c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về quảng cáo của Việt Nam một số bất cập và giải pháp
109 p | 742 | 131
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
72 p | 86 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 84 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 59 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn tại Công ty Cổ phần Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam
54 p | 24 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: Pháp luật về hàng hải và thực thi tại Cảng vụ Hải Phòng
53 p | 39 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
57 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về xử lí nợ xấu trong Ngân hàng thương mại - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Tân Yên, Bắc Giang
52 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
60 p | 12 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
65 p | 15 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về công ty TNHH hai thành viên trở lên và thực tiễn thực hiện pháp luật tại Công ty TNHH Vạn Hương
86 p | 16 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về chính quyền địa phương và thực tiễn tổ chức hoạt động tại phường An Biên quận Lê Chân Thành phố Hải Phòng
68 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về quản lý hộ tịch và thực tiễn quản lý hộ tịch tại UBND xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
78 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật Việt Nam về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp
63 p | 10 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
87 p | 13 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại theo Luật thương mại 2005
78 p | 22 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay
70 p | 23 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn