intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ thực trạng việc Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay, hiểu được quá trình nhận nuôi con nuôi cần những thủ tục gì, và cần có những giải pháp nào để giảm bớt thực trạng hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁP LUẬT VỀ NHẬN NUÔI CON NUÔI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngát Lớp : Luật 20A Mã sinh viên : 2005LHOA052 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Lê Ngọc Hƣng Hà Nội, tháng 5 năm 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Em tên Nguyễn Thị Ngát – sinh viên lớp Luật 20A, khoa Nhà nước và Pháp luật. Em xin cam đoan bài khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu độc lập của em dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Ngọc Hưng. Các nội dung nghiên cứu và các số liệu được sử dụng để phân tích trong bài khoá luận tốt nghiệp đều có nguồn gốc rõ ràng, được công bố theo đúng quy định và được trích dẫn nguồn trong mục tài liệu tham khảo. Kết quả của đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu có bất cứ vấn đề liên quan đến gian lận trong bài khoá luận tốt nghiệp này, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với mọi hình thức kỷ luật theo quy định của nhà trường. Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2024 TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN Nguyễn Thị Ngát
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu trường Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Nhà nước và Pháp luật đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp đề tài: "Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay". Em đặc biệt biết ơn ThS. Lê Ngọc Hưng - giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, người đã tận tình dìu dắt, truyền đạt kiến thức và dành nhiều thời gian cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khoá luận. Nhờ sự hướng dẫn tận tâm của thầy, em đã có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy/cô giáo trong Khoa Nhà nước và Pháp luật, những người đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Nhờ sự dạy dỗ của các thầy/cô, em đã có được nền tảng kiến thức vững chắc để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện bài khoá luận. Nhờ có gia đình và bạn bè, em đã có thêm động lực để vượt qua những khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Em ý thức được rằng, bài khóa luận tốt nghiệp này vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được những góp ý quý báu của thầy/cô và các bạn để hoàn thiện hơn nữa. Cuối cùng, em xin kính chúc Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Nhà nước và Pháp luật, các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm thi, thầy/cô giáo đã kèm cặp em trong suốt 4 năm học vừa qua, dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2024 TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN Nguyễn Thị Ngát
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ được viết tắt 01 NCN Nuôi con nuôi 02 UBND Uỷ ban nhân dân 03 BLDS Bộ luật Dân sự
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thể hiện kết quả đăng ký nuôi con nuôi trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2021-2023 (vụ việc) .............................................................. 42
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................ 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ....................................................... 5 7. Kết cấu của bài khoá luận tốt nghiệp .................................................... 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ NHẬN NUÔI CON NUÔI ................................................................................................................ 7 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về nuôi con nuôi và các khái niệm có liên quan ........... 7 1.1.2. Tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi ............................... 10 1.1.3. Mục đích và nguyên tắc trong việc nhận nuôi con nuôi ............... 11 1.1.3.1. Mục đích của việc nhận nuôi con nuôi ...................................... 11 1.1.3.2. Nguyên tắc trong việc nhận nuôi con nuôi ................................ 12 1.2. Pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay .................. 14 1.2.1. Lịch sử phát triển của pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam ................................................................................................ 14 1.2.2. Các quy định chính trong pháp luật về nhận nuôi con nuôi ......... 16 1.2.2.1. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi con nuôi ... 16 1.2.2.2. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được nhận làm con nuôi . 20 1.2.3. Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi .................................... 22 1.2.4. Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi............................................. 23
  7. 1.2.4.1. Lập và nộp hồ sơ nuôi con nuôi: ................................................ 23 1.2.4.2. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi :......................................... 29 1.2.5. Chấm dứt nuôi con nuôi ................................................................ 35 1.2.5.1. Căn cứ để chấm dứt quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi ................................................................................................... 35 1.2.5.2. Các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi .......................................................................................................... 37 1.2.5.3. Hệ quả phát sinh khi chấm dứt việc nuôi con nuôi.................... 37 Tiểu kết chương 1.................................................................................... 39 CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHẬN NUÔI CON NUÔI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................... 40 2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại Việt Nam ....... 40 2.1.1. Tình hình nhận nuôi con nuôi trên cả nước hiện nay ................... 40 2.1.2. Vụ việc nhận con nuôi cụ thể ........................................................ 43 2.2. Kết quả đạt được khi thực hiện pháp luật về nhận nuôi con nuôi ... 47 2.2.1. Những kết quả đã đạt được ........................................................... 47 2.2.2. Nguyên nhân để đạt được những kết quả ..................................... 48 2.3. Các thách thức, vấn đề đặt ra và nguyên nhân................................. 49 2.3.1. Các thách thức và vấn đề đặt ra .................................................... 49 2.3.2. Nguyên nhân hình thành nên các vấn đề ...................................... 53 2.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................... 54 2.4.1. Định hướng của nhà nước về việc nhận nuôi con nuôi ................ 54 2.4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 55 2.4.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nhận nuôi con nuôi ... 55 Tiểu kết chương 2.................................................................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 63
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nhu cầu nhận nuôi con nuôi ngày càng tăng cao tại Việt Nam và từ trước tới nay, nuôi con nuôi luôn là một vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm và theo dõi sát sao. Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển, khoa học và lĩnh vực y tế ngày càng hoàn thiện, giới trẻ dễ dàng xa ngã và từ đó là biết bao nhiêu trẻ em ra đời không có được vòng tay của bố mẹ. Việc nuôi con nuôi là một việc vừa giúp các cặp đôi hiếm muộn có thể có những đứa con vừa là thể hiện sự nhân đạo của con người. Pháp luật về nhận nuôi con nuôi không chỉ là cơ sở cho những mảnh đời không may mắn tìm thấy nhau, chắp cánh cho những tương lai tốt đẹp, còn là cơ sở ngăn chặn những nguy cơ mua bán, xâm hại trẻ em của những hành vi lợi dụng việc nhận nuôi. Em thấy đây là một việc hết sức ý nghĩa giúp chính các cặp cha mẹ có đứa con của mình cũng như giúp chính những em bé bất hạnh có được hơi ấm từ vòng tay người thân. Đó là lí do em lựa chọn đề tài:” Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho bài khoá luận tốt nghiệp của em. Pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam đã có những thay đổi mới trong những năm gần đây. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình và thủ tục nhận nuôi con nuôi, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay” là một đề tài rất rộng và trong những năm gần đây, đề tài này đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Do tính chuyên sâu và phức tạp của vấn đề và mà đề tài này thường được nhắc đến thông qua các bài báo bên cạnh đó cũng đã đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu rất ấn tượng trên các diễn đàn pháp lý hay các bài khoá 1
  9. luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,… các công trình nghiên cứu đó có thể kể đến như: Luận văn thạc sĩ “Đăng ký việc nuôi con nuôi và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” (2020) của tác giả Quách Minh An, trường Đại học Luật Hà Nội. Chuyên đề có nội dung chủ yếu tìm hiểu về các quy định trong pháp luật nhận nuôi con nuôi theo đó là thực tiễn tại thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại một địa phương cụ thể là trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Trong luận văn, tác giả đã đưa ra được những kết quả đã đạt được và những bất cập để rút ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại địa phương và trên cả nước. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế “Nuôi con nuôi trong nước theo pháp luật Việt Nam”(2017) của tác giả Trần Ngọc Thuỳ Trang, khoa Luật trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp xoay quanh các vấn đề liên quan đến pháp luật về nhận nuôi con nuôi trong nước ở nước ta từ khái niệm, quy định của pháp luật về nhận nuôi con nuôi đến thực tiễn áp dụng tại địa phương nơi tác giả thực tập và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhận nuôi con nuôi trong nước. Các công trình nghiên cứu đều đưa ra được các khía cạnh về nhận nuôi con nuôi, đẩy mạnh nghiên cứu về mặt lý luận chung của vấn đề nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn chưa đi vào nghiên cứu sâu trên các phương diện, chỉ tập trung trên một vấn đề nhận nuôi con nuôi trong nước hoặc nhận nuôi con nuôi nước ngoài. Theo đó, bài khoá luận tốt nghiệp “Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay” là một nội dung nghiên cứu tổng thể các vấn đề chung một cách toàn diện. Đặc biệt bài khoá luận là việc trình bày thực tiễn pháp luật về nhận nuôi con nuôi trên địa bàn cả nước chứ không riêng tại từng địa phương, vừa phù hợp với đề tài của bài khoá luận, vừa giúp ta hiểu rõ vấn đề về pháp luật nhận nuôi con nuôi trên 2
  10. địa bàn cả nước hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng việc Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay, hiểu được quá trình nhận nuôi con nuôi cần những thủ tục gì, và cần có những giải pháp nào để giảm bớt thực trạng hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhằm thực hiện các mục đích nêu trên, khoá luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về nhận nuôi con nuôi: khái niệm về nuôi con nuôi và các khái niệm liên quan, tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi + Nghiên cứu pháp luật về Nhận nuôi con nuôi từ quy định, điều kiện đến trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi,… thông qua tìm hiểu Luật Nhận nuôi con nuôi 2010 và các Nghị định, Thông tư có liên quan, các luận văn nghiên cứu,… + Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thông qua các số liệu, văn bản cụ thể,… + Đưa ra định hướng của nhà nước về việc nhận nuôi con nuôi và giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh vấn đề pháp luật về Nhận nuôi con nuôi trong gia đoạn hiện nay tại Việt Nam. Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi: Bao gồm thủ tục nhận nuôi con nuôi, điều kiện nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi,... 3
  11. Giải pháp hoàn thiện pháp lý liên quan đến nuôi con nuôi: Bao gồm vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, tài sản của trẻ em được nhận làm con nuôi,... 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Dưới góc độ tiếp cận Luật Nuôi con nuôi 2010, bài khoá luận tập trung đi nghiên cứu, khai thác sâu vào các vấn đề quan trọng của pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay. Sau đó, đưa ra thực tiễn về tình hình thực thi pháp luật nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhận nuôi con nuôi Về không gian: trong phạm vi toàn quốc Về thời gian: tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của pháp luật về nhận nuôi qua các giai đoạn phong kiến, trước cách mạng tháng 8, và từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, nhưng tập trung chủ yếu vào pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam giai đoạn hiện nay. Các số liệu, thống kê và bản án cụ thể trong giai đoạn từ 2020 đến 2023. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, những phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu, rà soát tài liệu: Phân tích các tài liệu liên quan như: Luật Nuôi con nuôi, văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Nuôi con nuôi, các bài báo cáo, bài báo,… Phỏng vấn người nhận con nuôi, trẻ em được nhận làm con nuôi, cán bộ cơ quan chức năng,… - Phương pháp thu thập, rà soát số liệu: Thu thập số liệu thống kê về việc nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam nói chung và cụ thể tại một số nơi tại Việt Nam nói riêng. Phân tích số liệu thống kê để đưa ra kết luận. 4
  12. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 6.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Giúp bảo vệ quyền trẻ em, nghiên cứu giúp đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về nhận nuôi con nuôi, từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Giảm thiểu tình trạng trẻ em mồ côi bằng cách nghiên cứu có thể đề xuất giải pháp thúc đẩy việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp, góp phần giảm thiểu tình trạng trẻ em mồ côi. Hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng phương pháp cung cấp thông tin và kiến thức về quy trình, thủ tục nhận nuôi con nuôi, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có thêm cơ hội được làm cha mẹ. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, xác định những bất cập, thiếu sót trong quy định pháp luật về nhận nuôi con nuôi, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật. 6.2. Ý nghĩa về mặt khoa học: Bổ sung kiến thức mới, nghiên cứu cung cấp những thông tin, số liệu và kiến thức mới về thực trạng nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam. Đóng góp cho lý luận pháp luật, làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật liên quan đến nhận nuôi con nuôi, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học pháp luật. 6.3. Ý nghĩa về mặt xã hội: Nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi, góp phần xóa bỏ những định kiến và rào cản xã hội. Thúc đẩy, khuyến khích lòng nhân ái, sự chung tay góp sức của cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em. Giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề, cung cấp cho sinh viên cơ hội thực hành pháp luật và hiểu biết thực tế về lĩnh vực nhận nuôi con nuôi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực pháp luật. 5
  13. Nhìn chung, nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về mặt thực tiễn, khoa học và xã hội. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho xã hội. 7. Kết cấu của bài khoá luận tốt nghiệp Bài khoá luận tốt nghiệp gồm có: Lời mở đầu, hai chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về nhận nuôi con nuôi Chương 2: Tình hình thực hiện pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay. 6
  14. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ NHẬN NUÔI CON NUÔI Nhận nuôi con nuôi là một quá trình đặc biệt trong đời sống gia đình, trong đó một người hoặc một cặp vợ chồng chấp nhận chăm sóc và nuôi dưỡng một trẻ em mà không phải là con ruột của mình. Hành động nhận nuôi con nuôi mang lại sự tình yêu, sự chăm sóc và một môi trường gia đình ổn định cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có gia đình ruột thịt để chăm sóc. Nhận nuôi con nuôi mang lại nhiều lợi ích cho cả trẻ em và người nhận nuôi. Đối với trẻ em, nhận nuôi con nuôi cung cấp một môi trường gia đình ổn định, tình yêu thương và chăm sóc tận tâm. Nó giúp trẻ em phát triển về mặt vật chất, tinh thần và xã hội. Đồng thời, nhận nuôi cũng mang lại niềm hy vọng và cơ hội tốt hơn cho tương lai của trẻ. Với người nhận nuôi, quá trình nhận nuôi con nuôi mang lại niềm vui, sự trọn vẹn và ý nghĩa gia đình. Nó cho phép họ chia sẻ tình yêu và sẻ chia trách nhiệm với trẻ em, và mang lại sự hài lòng và đáng tự hào. Nhận nuôi con nuôi cũng có thể giúp người nhận nuôi trải nghiệm sự phát triển và trưởng thành từ quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về nuôi con nuôi và các khái niệm có liên quan Nhận nuôi con nuôi đã xuất hiện và phổ biến tại nước ta từ khá lâu trước đây, theo thời gian, nhận thức và suy nghĩ của người dân ngày càng tiến bộ, những phong tục cổ hủ cho rằng: “Con cái phải chính do bản thân sinh ra” dường như đã không còn. Ngày nay, vì những lí do ngoại lực tác động như: môi trường, thức ăn, đất, nước, ô nhiễm,… hoặc do nhận thức của người trẻ hay do tâm sinh lý cơ thể của mỗi người mà cơ thể không tự sinh đẻ thì việc lựa chọn nhận nuôi con nuôi là một việc hoàn toàn đúng đắn, vừa giúp họ có 7
  15. được những đứa con của bản thân, vừa là hành động nhân đạo giúp những đứa trẻ không nơi nương tựa có được mái ấm của riêng mình. Những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng hay vì những lí do khác nhau mà cha mẹ chúng phải từ bỏ, gửi chúng tại những nơi như cô nhi viện, hay thậm chí là ngoài đường đã không còn xa lạ tại Việt Nam hiện nay. Hiện nay, các trang mạng thông tin xã hội, Internet ngày càng phát triển cho ta thấy được những trường hợp em bé bị bỏ rơi ngày càng xuất hiện nhiều. Trường hợp thực tế: Hai em bé sơ sinh bị bỏ rơi trong Chùa Chông ở tỉnh Hải Dương vào đúng hôm mồng 6 tết, khi các sư thầy trong chùa bắt gặp, hai em vẫn đang trong tình trạng rây rốn còn đỏ hỏn, cả 2 em bé đều rất kháu khỉnh. Đó là hai trong số rất nhiều các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi từ khi vừa lọt lòng, chưa kể là các trường hợp trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi vì các lí do khác nhau khác. Trước khi đi vào nghiên cứu sâu về đề tài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay thì chúng ta cùng đi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về nuôi con nuôi. Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa những người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi” Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010: “Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.” “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.” Hai khoản đã quy định về hai chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi có thể là những cặp vợ chồng có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp cũng có thể là những người nam hoặc nữ độc thân có đầy đủ những quy định 8
  16. mà pháp luật Việt Nam đặt ra, đủ điều kiện cho việc nhận nuôi con nuôi, có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc không có quốc tịch Việt Nam. “Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.” ( Theo Khoản 4 Điều 3 Luật NCN 2010). Việc nhận nuôi con nuôi trong nước chỉ được thực hiện giữa các công dân có chung quốc tịch Việt Nam, giữa người nhận nuôi mang quốc tịch Việt Nam và thường trú trong nước nhận trẻ em thường trú trong nước hoặc có quốc tịch Việt Nam. Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.” Điều khoản này nói lên việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện giữa người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi khi một trong hai là công dân mang quốc tịch nước khác, hoặc hai bên đều là người nước ngoài nhưng đàn thường trú tại Việt Nam, hoặc cả hai bên đều mang quốc tịch Việt Nam nhưng một bên lại đang thường trú tại nước ngoài. Từ những khái niệm trên, có thể nhận định rằng nuôi con nuôi là quá trình chấp nhận và chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục một đứa trẻ không phải là con ruột của mình nhưng được coi là con của mình từ góc độ tình cảm và trách nhiệm phụ huynh, đây là việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ con lâu dài, bền vững giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi thông qua việc đăng ký nhận con nuôi tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đủ điều kiện để thực hiện việc xác lập nhận cha, mẹ con nuôi theo quy định hiện hành của pháp luật. Việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ con căn cứ vào sự kiện nuôi dưỡng này sẽ hình thành, làm phát sinh nên các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên cha, mẹ nuôi và người được nhận làm con nuôi kể cả đối với nhận nuôi con nuôi trong nước hay nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 9
  17. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi Hiện nay, tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi ngày càng được thể hiện rõ. Nuôi con nuôi là một hành động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm, yêu thương và trách nhiệm của cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa. Việc nhận nuôi con nuôi mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả trẻ em, gia đình và xã hội. Đối với trẻ em: Trẻ em được sống trong gia đình mới, được cha mẹ nuôi chăm sóc, yêu thương, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội. Trẻ em được học tập, rèn luyện theo chương trình giáo dục phổ thông, được trang bị kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập cộng đồng. Trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền lợi về y tế, bảo hiểm xã hội, tài sản,... Như con đẻ của người nhận nuôi. Nuôi con nuôi giúp trẻ em có cơ hội phát triển tốt đẹp hơn, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đối với gia đình: Nuôi con nuôi giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có được con, có được niềm vui làm cha mẹ và xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Nuôi con nuôi giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo bầu không khí ấm áp, yêu thương và hạnh phúc. Nuôi con nuôi còn giúp truyền tải giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, như lòng nhân ái, sự quan tâm, yêu thương đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đối với xã hội: Việc nhận nuôi con nuôi góp phần giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở bảo trợ xã hội, tạo điều kiện cho trẻ em có môi trường sống tốt đẹp hơn, được hưởng sự chăm sóc, giáo dục đầy đủ và phát triển toàn diện. Nuôi con nuôi giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội, tăng cường sự gắn kết cộng đồng, tạo sự đồng lòng, chung tay góp sức của mọi người trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Nuôi con nuôi còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt 10
  18. Nam, thể hiện lòng nhân ái, sự quan tâm, yêu thương đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, việc nuôi con nuôi cũng cần được thực hiện một cách cẩn trọng, có trách nhiệm: Người nhận nuôi cần có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, đạo đức, nhà ở để nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hợp pháp, phù hợp với đạo đức xã hội và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Cần đảm bảo quyền lợi của con nuôi, không phân biệt đối xử với con nuôi và con đẻ. Nuôi con nuôi là một hành động cao đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng để tạo điều kiện cho việc nuôi con nuôi được thực hiện một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền trẻ em và xây dựng xã hội văn minh. 1.1.3. Mục đích và nguyên tắc trong việc nhận nuôi con nuôi 1.1.3.1. Mục đích của việc nhận nuôi con nuôi Xuất phát từ chính tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi mà ta có thể hiểu được mục đích của việc nhận nuôi con nuôi ra sao. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập mối quan hệ cha, mẹ con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”. Việc nuôi con nuôi có thể hướng tới những mục đích khác nhau trong từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử và được điều chỉnh bằng pháp luật theo ý chí của giai cấp thống trị. Trong thời kì phong kiến, việc nhận nuôi con nuôi là nhằm mục đích đảm bảo sự kế tục trong việc thờ cúng tổ tiên, củng cố lợi ích của gia đình gia trưởng, nhằm có thêm người làm mà không phải trả tiền công, hoặc để khuếch trương quyền thế của gia đình phong kiến. Khi những giá trị tiến bộ của nhân loại ngày càng trở thành giá trị phổ biến, được các 11
  19. quốc gia thừa nhận, thì mục đích của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận. Mục đích của việc nuôi con nuôi từ chỗ “tìm một đứa trẻ cho gia đình” đã chuyển thành “tìm một gia đình cho đứa trẻ” và điều đó đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lí quốc tế về nuôi con nuôi, tạo thành khung pháp lí chung điều chỉnh việc nuôi con nuôi trong phạm vi quốc tế và quốc gia. Tất cả các điều luật về nuôi con nuôi được đưa ra nhằm mục đích cao cả đó là tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao giá trị quan trọng về lợi ích của trẻ em được nhận nuôi. Đặt mục đích là có lợi ích tốt nhất, cơ hội được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh, được chăm sóc, giáo dục và không chịu sự phân biệt cho trẻ em được nhận nuôi lên hàng đầu. 1.1.3.2. Nguyên tắc trong việc nhận nuôi con nuôi Việc nhận nuôi con nuôi cũng phải dựa trên những nguyên tắc chung được quy định của pháp luật đảm bảo phù hợp với các chính sách mà Nhà nước đề ra và đảm bảo lợi ích, quyền lợi tốt nhất cho trẻ em được nhận nuôi. Căn cứ pháp lý theo Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi: Thứ nhất, tại Khoản 1 có nêu rõ: “Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.” Nghĩa là, thực chất việc nuôi con nuôi là tìm cho trẻ em một gia đình mới thay thế để trẻ có thể tiếp tục được chăm sóc, việc tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc được coi là nguyên tắc quan trọng nhất có thể giúp đứa trẻ đỡ bỡ ngỡ khi bước vào cuộc sống với một gia đình mới, giúp trẻ dần dần thích nghi và cảm nhận được tình thương từ gia đình mới mà không khiến đứa trẻ bị đột ngột thay đổi môi trường gia đình mới mà tự cách biệt. Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 5 Luật này có nêu lên thứ tự đối tượng được ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện theo quy định. Thứ tự như sau: 12
  20. + Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; + Công dân Việt Nam thường trú trong nước; + Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài. Trên đây là những đối tượng cơ bản chịu tác động của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng trong có có pháp luật về nhận nuôi con nuôi. Họ chịu sự chi phối bởi pháp luật Việt Nam, và theo thứ tự ta có thể thấy rằng, sự ưu tiên về mối quan hệ, môi trường gia đình gốc được đặt lên hàng đầu. Hàng đầu tiên là dành cho những người có mỗi quan hệ gần gũi, thân thiết nhất với trẻ em được nhận nuôi (khi không có cha, mẹ bên cạnh) có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam ưu tiên môi trường sống gần gũi cho trẻ em là trước tiên. “Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con tốt nhất.” (Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010). Sau khi xét về môi trường gia đình gốc, pháp luật Việt Nam xét tiếp đến điều kiện nuôi dưỡng, khả năng chăm sóc giáo dục con cái để có thể quyết định người nuôi dưỡng đứa trẻ, thể hiện việc đặt lợi ích của người được nhận làm con nuôi luôn là mối quan tâm hàng đầu của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, “Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.” (Theo Khoản 2 Điều 4 Luật NCN 2010). Khi có sự việc nhận nuôi con nuôi xảy ra, người nhận nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người con nuôi, không phân biệt con ruột con nuôi, tạo môi trường giáo dục, chăm sóc và yêu thương con nuôi như con đẻ, và ngược lại, người được nhận làm con nuôi cũng phải biết ơn, chăm sóc bố mẹ nuôi như bố mẹ đẻ và nhận 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2