intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

118
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO nhằm khái quát về sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO. Đề xuất những giải pháp để phát triển hàng dệt may xuất nhập khẩu Việt Nam vào Mỹ trong trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ HẬU WTO Sinh viên thực hiện : Đặng Thu Trang Lớp : Anh 15 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Loan Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM .............................................................................................................. 4 1.1. Quá trình phát triển ngành Dệt May Việt Nam ............................... 4 1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam .............. 6 1.2.1. Tình hình sản xuất .......................................................................... 6 1.2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................. 6 1.2.1.2. Công nghệ ................................................................................ 9 1.2.1.3. Lao động ................................................................................ 11 1.2.1.4. Nguồn vốn .............................................................................. 13 1.2.1.5. Chính sách và pháp luật ......................................................... 15 1.2.2. Tình hình xuất khẩu ...................................................................... 17 1.2.2.1. Qui mô xuất khẩu ................................................................... 17 1.2.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu .................................................... 20 1.2.2.3. Giá cả và chất lượng .............................................................. 23 1.2.2.4. Thị trường xuất khẩu .............................................................. 23 1.3. Môi trƣờng pháp lý cho các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu của Việt Nam theo qui định về Dệt May của WTO ...................................... 25 1.3.1. Hiệp định ngắn hạn về hàng dệt và bông ...................................... 25 1.3.2. Hiệp định dài hạn về hàng dệt và bông ......................................... 25 1.3.3. Hiệp định đa sợi (MFA) ............................................................... 25 1.3.4. Hiệp định Dệt May (ATC) ............................................................ 26 1.4. Sự cần thiết phải phát triển Dệt May xuất khẩu Việt Nam hậu WTO ........................................................................................................ 28 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG MỸ HẬU WTO ............................................ 30
  3. 2.1. Tổng quan về thị trƣờng Mỹ ............................................................ 30 2.1.1. Khái quát ...................................................................................... 30 2.1.2. Đặc điểm thị trường...................................................................... 31 2.1.2.1. Qui mô thị trường ................................................................... 31 2.1.2.2. Mức chi tiêu ........................................................................... 32 2.1.2.3. Xu hướng tiêu dùng ................................................................ 34 2.1.3. Môi trường pháp lý ....................................................................... 36 2.1.3.1. Hệ thống hài hòa thuế quan (HTS) ......................................... 36 2.1.3.2. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).............................................. 36 2.1.3.3. Luật bồi thường thương mại ................................................... 37 2.1.4. Hệ thống phân phối ...................................................................... 38 2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ hậu WTO ................................................................................................. 39 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu .................................................................... 39 2.2.2. Hình thức xuất khẩu ..................................................................... 41 2.2.3. Phương thức xuất khẩu ................................................................. 41 2.3. Thuận lợi và khó khăn ..................................................................... 42 2.3.1. Thuận lợi ...................................................................................... 42 2.3.1.1. Chủ quan ................................................................................ 42 2.3.1.2. Khách quan ............................................................................ 43 2.3.2. Khó khăn ...................................................................................... 48 2.3.2.1. Chủ quan ................................................................................ 48 2.3.2.2. Khách quan ............................................................................ 52 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG MỸ HẬU WTO .................................. 63 3.1. Định hƣớng phát triển Dệt May Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ hậu WTO ........................................................................................................ 63
  4. 3.1.1. Giải pháp cho ngành dệt: .............................................................. 65 3.1.2. Giải pháp cho ngành may ............................................................. 67 3.2. Giải pháp phát triển Dệt May xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ ................................................................................................ 69 3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước .......................................................... 69 3.2.1.1. Cải thiện hệ thống chính sách pháp luật Nhà nước ................ 69 3.2.1.2. Hỗ trợ doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu ................................ 72 3.2.1.3. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam .............. 73 3.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp .............................................. 76 3.2.2.1. Tăng cường biện pháp liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam ............................................................................... 76 3.2.2.2. Tăng cường xúc tiến thương mại: ........................................... 77 3.2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn an toàn sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn của Mỹ ............................................................................................................ 82 3.2.2.4. Đảm bảo các yếu tố của quá trình sản xuất: nguyên phụ liệu – nguồn nhân lực – công nghệ ............................................................... 83 3.2.2.5. Giảm tỷ trọng hàng gia công, tăng dần tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp ............................................................................................................ 86 3.2.2.6. Tham gia chuỗi giá trị Dệt May toàn cầu ............................... 86 KẾT LUẬN ................................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 89 PHỤ LỤC.................................................................................................... 93
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT Tổ chức Thương mại WTO World Trade Organization thế giới General Agreement on Hiệp định chung về GATT Tariffs and Trade Thuế quan và Mậu dịch MFN Most favoured nation Qui chế Tối huệ quốc Permanent Normal Trade Qui chế Thương mại PNTR Relations bình thường vĩnh viễn Short-term agreement Hiệp định ngắn hạn về STA regarding international in hàng dệt và bông cotton, textiles Long-term agreement Hiệp định dài hạn về LTA regarding international in hàng dệt và bông cotton, textiles MFA Multifiber agreement Hiệp định đa sợi Agreement on Textiles and ATC Hiệp định dệt may Clothing SA 8000 Tiêu chuẩn trách nhiệm Social Accountability 8000 xã hội Wordwide Responsible Chương trình trách WRAP Apparel Producers nhiệm toàn cầu Hệ thống hài hòa HTS Harmonized Tariff Schedule thuế quan CVD Counterveiling Duty Luật thuế bù giá
  6. EU European Union Liên minh Châu Âu Consumer Product Ủy ban An toàn sản CPSC Safety Commission phẩm tiêu dùng Mỹ Vietnam National Textile Tập đoàn Dệt may Vinatex and Garment Corporation Việt Nam Vietnam Textile and Hiệp hội Dệt may Vitas Apparel Association Việt Nam Hội đồng Thương mại FTC Federal Trade Commission liên bang Official development Hỗ trợ phát triển ODA assistance chính thức
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Năng lực sản xuất của ngành Dệt May Việt Nam năm 2009 ........... 6 Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu của Dệt May Việt Nam theo thị trường ...... 19 Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam theo sản phẩm ............. 20 Bảng 1.4. Chương trình nhất thể hóa hàng Dệt May ..................................... 27 Bảng 2.1. Qui mô thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Mỹ .................... 31 Bảng 2.2. Thay đổi trong đơn vị mua sắm hàng Dệt May ở Mỹ ................... 34 Bảng 2.3. Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng Internet để mua sắm quần áo ........ 35 Bảng 2.4. Tỷ trọng chi phí do hạn ngạch gây ra trong tổng chi phí xuất khẩu ..................................................................................................................... 44 Bảng 2.5. Đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May theo năm ......................... 47 Bảng 2.6. Thuế suất hàng Dệt May vào Mỹ.................................................. 48 Biểu đồ 1.1. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May Việt Nam trong giai đoạn năm 2000 – 2009 ........................................................... 7 Biểu đồ 1.2. FDI vào ngành Dệt May: số dự án và số vốn đầu tư trong 1988 - 2008 ............................................................................................................. 14 Biểu đồ 1.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May của Việt Nam qua các năm ..................................................................................................................... 18 Biểu đồ 1.4. Kim ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam theo sản phẩm ......... 22 Biểu đồ 2.1. Mức độ yêu thích mua sắm hàng may mặc và số lần mua sắm hàng may mặc một năm của người tiêu dùng trên thế giới, năm 2006 .......... 33 Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam sang Mỹ .......... 39
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngành Dệt May luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Đảng và Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát là “Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”. Hiện nay, triển vọng của ngành Dệt May đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuối năm 2007, lần đầu tiên Việt Nam lọt vào đứng thứ 10 trong số các nước xuất khẩu Dệt May lớn trên thế giới. Là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của hàng Dệt May Việt Nam, Mỹ là thị trường tiềm năng nhất trong thời gian gần đây. Hàng Dệt May Việt Nam đã có vị trí quan trọng tại Mỹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu vào đây vẫn còn ít so với năng lực xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời, Dệt May Việt Nam vẫn có nhiều khả năng gia tăng xuất khẩu vào thị trường lớn đã có nền móng và thế mạnh này. Vì thế, việc đẩy mạnh xúc tiến vào thị trường Mỹ, tiếp cận với các nhà nhập khẩu vẫn là cần thiết với các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam hiện nay. Từ sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007, hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ được đối xử bình đẳng theo Qui chế Tối huệ quốc như những quốc gia thành viên xuất khẩu khác nên các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam có tiềm năng thâm nhập sâu rộng hơn vào Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp không ít những trở ngại từ những rào cản pháp luật, kỹ thuật và những biện pháp tự vệ 1
  9. mà Mỹ áp dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn của hàng Dệt May xuất khẩu nước ta vào thị trường lớn nhất thế giới này phải đặt lên hàng đầu, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển hơn nữa mặt hàng này vào Mỹ. Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “Phát triển Dệt May xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO” 2. Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu tình hình nói chung về sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam vào Mỹ, đề tài đưa ra: - Khái quát về sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam; - Phân tích những thuận lợi và khó khăn của hàng Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO; - Đề xuất những giải pháp để phát triển hàng Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu Dệt May Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Hoạt động xuất khẩu Dệt May Việt Nam. + Thời gian: Từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2
  10. Để thu thập thông tin nhằm đưa ra các giải pháp, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, mục lục và phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương: - Chương 1 : Tổng quan về Dệt May xuất khẩu của Việt Nam - Chương 2: Thực trạng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO - Chương 3: Giải pháp phát triển Dệt May xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO. Trong thời gian hoàn thành khóa luận, do những hạn chế về thời gian, sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn – PGS.TS. Đỗ Thị Loan đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. 3
  11. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1.1. Quá trình phát triển ngành Dệt May Việt Nam Là một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời, lịch sử phát triển của ngành Dệt May gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội người Việt. Quá trình phát triển từ sản xuất thủ công lên sản xuất công nghiệp chỉ diễn ra khi có sự chuyển giao công nghệ từ Châu Âu. Ngành công nghiệp Dệt May nước ta bắt đầu phát triển với sự ra đời của nhà máy dệt Nam Định năm 1889. Kể từ đó, quá trình phát triển thành công ngành Dệt May cho đến khi ngành trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước như hiện nay có thể được chia làm bốn giai đoạn như sau. Trước năm 1975, ngành sản xuất Dệt May có qui mô nhỏ bé trong nền kinh tế quốc dân. Ngành chỉ sản xuất sản phẩm Dệt May phục vụ khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước theo chương trình kinh tế tập trung vào sản xuất hàng thiết yếu cho đời sống mà không phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Thời gian này có một số nhà máy mới được xây dựng như nhà máy dệt 8-3, nhà máy dệt Vĩnh Phú, nhà máy may Thăng Long, nhà máy may Chiến Thắng và nhà máy may Đáp Cầu. Các làng nghề truyền thống được khuyến khích phát triển. Từ năm 1975 đến năm 1991, ngành công nghiệp tiếp tục hướng vào mục tiêu chính là hàng tiêu dùng nội địa và sản xuất với công nghệ lạc hậu, máy móc trang thiết bị cũ. Vào giữa những năm 80, ngành Dệt May cũng gặp phải một số vấn đề khó khăn như doanh nghiệp hoạt động trì trệ do chỉ sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch, chưa chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nên sản xuất nội địa khủng hoảng và thiếu hiệu quả. Xuất khẩu sản phẩm Dệt May trong giai đoạn này chỉ đạt vài trăm triệu USD và được thực 4
  12. hiện trong khuôn khổ các nghị định được ký kết với một số nước Đông Âu. Sản phẩm Dệt May được xuất khẩu đầu tiên sang các nước thuộc khối kinh tế Comecon vào năm 1976 và xuất khẩu sang các nước Liên Xô cũ qua các hợp đồng gia công. Từ năm 1991 đến năm 2007, công cuộc đổi mới kinh tế đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Dệt May. Tham gia vào ngành công nghiệp này không chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công nghệ được đổi mới tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, thị trường xuất khẩu mở rộng như Mỹ, EU và Nhật Bản. Trong giai đoạn này, ngành Dệt May đã khẳng định vị trí quan trọng trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của cả nước. Từ năm 2007 đến nay, sự phát triển của ngành Dệt May nước ta đánh dấu bước ngoặt lớn với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo qui định của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, ngành Dệt May bước sang giai đoạn mới khi được tham gia vào thị trường thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa các nền kinh tế. Sản phẩm Dệt May xuất khẩu được nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nước ngoài do những thuận lợi mà hội nhập quốc tế mang lại, đồng thời, sản phẩm Dệt May nội địa gặp nhiều cạnh tranh gay gắt hơn từ các nước xuất khẩu khác. Mặc dù không nằm ngoài những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007, ngành Dệt May, đặc biệt là Dệt May xuất khẩu vẫn được chú trọng phát triển trở thành ngành xuất khẩu hàng đầu của cả nước trong thời gian tới. Như vậy, ngành công nghiệp Dệt May nước ta đã trải qua nhiều biến động để đạt được những thành quả như hiện nay. Nhìn chung, sự thay đổi, phát triển ở mỗi giai đoạn đã bộc lộ những điểm mạnh, điểm yếu của toàn 5
  13. ngành. Đó là cơ sở để ta phân tích những thuận lợi, khó khăn khách quan và chủ quan của ngành công nghiệp Dệt May, đặc biệt là Dệt May xuất khẩu để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho ngành này cho những phát triển tiềm năng trong tương lai. 1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất 1.2.1.1. Nguyên liệu Với tốc độ tăng trưởng trung bình là 20%/ năm, kim ngạch xuất khẩu của hàng Dệt May chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ngành công nghiệp Dệt May chứng tỏ là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năng lực sản xuất của ngành có thể thấy qua bảng sau: Bảng 1.1. Năng lực sản xuất của ngành Dệt May Việt Nam năm 2009 Số Doanh Năng lực sản Lĩnh vực Số máy móc nghiệp xuất 1. Tăng Cán bông 60.000 tấn Sợi 145 3.789.000 350.000 tấn 2. Không thay đổi Dệt 401 21.800 1.000 triệu m2 Dệt kim 105 3.800 200.000 tấn Không dệt 7 5.000 tấn Hoàn tất 94 1.109 700 triệu m2 3. Giảm May mặc 2.424 918.700 2.400 triệu m2 Khăn bông có 62.000 tấn vòng tuyết (Nguồn: Số liệu thống kê – Hiệp hội Dệt May Việt Nam) 6
  14. Tuy nhiên, một trong những áp lực của ngành Dệt May hiện nay là chưa tự tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất nên còn phụ thuộc vào phụ liệu nhập khẩu. Mỗi năm ngành may mặc trong nước cần khoảng 2 tỉ mét vuông vải nhưng vải sản xuất trong nước mới chỉ đạt khoảng 700 triệu mét vuông/năm. Do đó, nguyên liệu phục vụ cho ngành chủ yếu được nhập khẩu tới 90% từ các nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và các nước Đông Nam Á nên mặc dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ thu về lại thấp, chiếm khoảng 35-38% tổng kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của nước ta thể hiện qua bảng sau: Biểu đồ 1.1. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May Việt Nam trong giai đoạn năm 2000 – 2009 Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Số liệu thống kê – Hiệp hội Dệt May Việt Nam) Theo số liệu thống kê của biểu đồ 1.1, từ năm 2000 đến năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt tăng dần và tăng gấp gần 7
  15. 3 lần, từ 2,096 tỷ USD lên đến 7,064 tỷ USD. Có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu vải phục vụ may xuất khẩu là lớn nhất và tăng dần, tiếp đến là phụ liệu nhưng có xu hướng giảm dần. Kim ngạch nhập khẩu bông, sợi duy trì tương đối ổn định. Từ đó có thể thấy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành may xuất khẩu và dệt may xuất khẩu Việt Nam dần chủ động về phụ liệu. Ngoài ra, năm 2008, xuất khẩu Dệt May đạt 9,1 tỷ USD, nhưng nhập khẩu các nguyên phụ liệu như vải, sợi, cúc, chỉ, khoá kéo... lên tới 7,064 tỷ USD. Điều này cho thấy ngành Dệt May xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng nhưng bỏ xa ngành dệt và sản xuất nguyên liệu. Vì vậy, vấn đề nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp chủ lực này của nước ta vẫn là một trở ngại lớn. Nguyên nhân của khó khăn trong khâu sản xuất nguyên phụ liệu này xuất phát từ sự yếu kém của ngành dệt và ngành công nghiệp phụ trợ, chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành may và chưa tương xứng nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy ngành dệt và ngành may chưa thực sự liên kết chặt chẽ. Đây là vấn đề nan giải vì không chỉ nhập khẩu phần lớn nguyên liệu cho ngành may, bản thân ngành dệt cũng hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung cấp bên ngoài khi nhập khẩu đến 95% nguyên liệu bông, 100% hóa chất và máy móc thiết bị. Đó mới là về mặt số lượng, ngay cả chất lượng, ngành dệt cũng không đáp ứng được yêu cầu của ngành may xuất khẩu. Tuy nhiên, gần đây, vấn đề nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May đã có dấu hiệu tích cực. Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành Dệt May đang tăng lên tại không ít doanh nghiệp khi đã tự cân đối được nguyên liệu trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay, Việt Nam đã chủ động đưa ra 8 dự án để kêu gọi các nhà đầu tư để phát triển ngành dệt ở một số khu công nghiệp ở Đồng bằng Bắc bộ, duyên hải miền trung và Đông 8
  16. Nam Bộ1. Tháng 4/2009, nguyên liệu vải dệt từ sợi bông ước đạt 22,1 triệu m2, tăng 10,7% so với tháng 3, tính chung 4 tháng ước đạt 66,5 triệu m2, chỉ bằng 76,3% cùng kỳ (3 tháng chỉ bằng 66,9% so với cùng kỳ) 2. Như vậy, sản xuất nguyên phụ liệu bắt đầu chuyển biến. Nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu Dệt May trong năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008. Nhập khẩu vải đạt 4,17 tỷ USD (giảm 6,4%), nguyên phụ liệu đạt 1,081 tỷ USD (giảm 20%), trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu không giảm, chứng tỏ ngành Dệt May đã tạo ra giá trị tăng thêm nhiều hơn trước. Mặc dù vậy, nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May vẫn còn là vấn đề nan giải của ngành Dệt May Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa hiện nay. Ngành công nghiệp này sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các nước có nền công nghiệp phụ trợ Dệt May phát triển như Trung Quốc và Thái Lan. Vì thế, để đảm bảo năng lực cạnh tranh của mặt hàng Dệt May của Việt Nam trên thị trường toàn cầu trong thời gian tới, một chiến lược dài hạn và đồng bộ để phát triển ngành dệt và ngành may là rất cần thiết để phát huy tiềm lực sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam. 1.2.1.2. Công nghệ Đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị trong ngành Dệt May đã được các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đặt ra và thực hiện mạnh mẽ. Các dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản đã bắt đầu được đầu tư nâng cấp. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu đã lắp đặt dây chuyền công 1 Hải Châu (2007), Dệt may Việt Nam kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nguyên liệu, http://vietbao.vn/Kinh-te/Det-may-VN-keu-goi-dau-tu-vao-linh-vuc-nguyen-lieu/20671478/87/.html [truy cập ngày 20/02/2010] 2 Bộ Công Thương (2010), Ngành dệt may vẫn chưa hết khó khăn, http://www.vietnamtextile.org/ChiTietTinTuc.aspx?MaTinTuc=218&Matheloai=5 [truy cập ngày 25/02/2010] 9
  17. nghệ mới, đổi mới máy móc thiết bị, có những trang thiết bị ở một số doanh nghiệp lớn đã đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, sự mất cân đối giữa ngành may và ngành dệt thể hiện ngay cả ở các trang thiết bị. 3Công nghệ và thiết bị của ngành dệt may mới thay thế được 30% công nghệ và thiết bị hiện đại, còn lại 70% công nghệ, thiết bị đã sử dụng trên 20 năm và hầu như đã hết khấu hao. Trong số 30% công nghệ và thiết bị hiện đại có một số dây chuyền ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa trong điều khiển, tuy nhiên mới chỉ đạt hiệu suất 50 – 60%. Trong từng khâu cụ thể đang tồn tại thực trạng: thiết bị kéo sợi 70% ở trình độ trung bình và dưới trung bình, công nghệ và thiết bị kéo sợi Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới; công nghệ và thiết bị dệt thoi: với 15% là máy mới, 55% cần tu bổ cải tạo, và 30% cần thanh lý hoặc chuyển cho khu vực hợp tác xã và tư nhân cho thấy bức tranh công nghệ và thiết bị ngành dệt thoi Việt Nam đang ở mức dưới trung bình. Thiết bị công nghệ dệt kim: các thiết bị dệt kim gần đây chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức… nên tương đối hiện đại; Xử lý hoàn tất: thiết bị cũ đã sử dụng trên 35 năm cần thay thế chiếm tỷ trọng 35%, thiết bị đầu tư giai đoạn 1970 – 1985 cần khôi phục, thay thế dần c hiếm 30%; Thiết bị ngành may: các thiết bị may hầu hết là hiện đại tương đương các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Việc đổi mới máy móc, lắp đặt công nghệ hiện đại diễn ra khá chậm chạp ở ngành dệt, hầu hết trình độ công nghệ thấp, thiết bị cũ và lạc hậu.Từ đó đã làm cho thực trạng ngành Dệt May nước nhà có những tồn tại yếu kém về trang thiết bị. Như vậy, mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định về đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm Dệt May đã dần đáp ứng nhu cầu của thế giới và trong nước thì hiện trạng trình độ công nghệ còn thấp và mất cân đối là những trở ngại lớn để ngành Dệt May phát triển. 3 Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, tr.162-164. 10
  18. 1.2.1.3. Lao động Ngày nay, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp diễn ra ở hầu hết các ngành công nghiệp, ngành Dệt May đã được trang bị rất nhiều các trang thiết bị chuyên dụng, nhưng không vì thế mà làm giảm sút vai trò quan trọng của người lao động. Đặc biệt là đối với ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam, các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng còn thiếu nên một số các công đoạn như thiết kế, cắt, may mang tính thẩm mỹ và thể hiện sự khéo léo của một sản phẩm may thì rất cần có bàn tay của con người. Dệt May hiện nay là một trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất nước ta. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), toàn ngành có khoảng 2 triệu lao động đang làm việc trên tổng số 2.000 doanh nghiệp Dệt May, chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc4. Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam có những đặc thù sau5:  Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hoá của người lao chủ yếu là đã tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học. Đa số lao động trực tiếp của ngành tuổi đời còn rất trẻ nên sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động.  Lao động trong ngành Dệt May hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp tư nhân hay công ty cổ phần, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành Dệt May.  Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam hiện nay đang phân bổ theo các cụm công nghiệp Dệt May. Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành Dệt 4 Phong Cầm (2007), Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Lọt vào tốp 10 thế giới, http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=97746&ChannelID=3.html [truy cập ngày 02/02/2010] 5 Nguyễn Thị Bích Thu, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đến sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam. 11
  19. May và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm qua là Vùng Đông Nam Bộ (chiếm gần 62% lao động của toàn ngành) và Đồng bằng sông Hồng (hơn 22%). Các tỉnh thành tập trung nhiều lao động Dệt May là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định...  Mặc dù người lao động rất chăm chỉ, cần cù nhưng phần lớn chưa có tay nghề cao để đáp ứng thị hiếu cho các khách hàng khó tính, chưa có trình độ kỹ thuật cao để có thể vận dụng có hiệu quả các công nghệ may mặc hiện đại hơn. Tuy là ngành sử dụng nhiều nhân công nhưng tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 4%, là tỷ lệ tương đối thấp. Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầu hết cũng tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hai vùng này cũng tập trung hầu hết các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cấp độ đại học, cao đẳng của ngành. Còn lại phần lớn chưa có thói quen nghiên cứu để sáng tạo ra các sản phẩm thời trang theo kịp xu hướng trên thế giới, chưa tận dụng internet có hiệu quả việc để tạo lợi thế trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty và sản phẩm  Về năng suất lao động, cả kéo sợi, dệt thoi và may mặc của ta đều có năng suất lao động còn thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc - năng suất lao động bình quân của một lao động ngành may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10 quần thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áo hoặc 15 - 20 quần.  Đặc trưng của sản phẩm Dệt May là mang tính thời vụ, có những thời điểm tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều lao động nhưng cũng có những thời điểm trong năm lại thiếu các đơn đặt hàng nên việc chuyển biến lao động trong ngành diễn ra thường xuyên. Đặc biệt là thời điểm cuối năm và sau tết Nguyên Đán luôn diễn ra tình trạng thiếu lao động, thậm chí có những doanh nghiệp thiếu đến 40% nhân công. Hơn nữa, hiện nay, mối quan hệ giữa lao động và tiền lương rất phức tạp. Mức lương trung bình trong ngành khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, trong khi 12
  20. giá các mặt hàng tiêu dùng đang có chiều hướng tăng, đã khiến cho người lao động chưa thực sự chuyên tâm vào công việc. Họ có xu hướng đi làm các công việc khác và có thể kiếm được khoản tiền tương đương nên không thực sự có ý định làm việc lâu dài trong các nhà máy may. Vì thế, điều này đã trở thành nỗi lo thường trực cho các doanh nghiệp. Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, để đạt được một số mục tiêu tổng quát là: “Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”, ngành phải đạt được chỉ tiêu sử dụng đến 3 triệu lao động trong năm 2020 để có thể là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của đất nước. Như vậy, mặc dù nước ta nhìn chung có nguồn lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp, người lao động lại vốn tỉ mỉ, chịu khó nhưng việc khắc phục tình trạng những tồn tại về nhân công như nâng cao tay nghề và trình độ cho người lao động, nâng cao năng suất lao động cần được ưu tiên khắc phục để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát huy hết tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của ngành Dệt May trong thời gian tới. 1.2.1.4. Nguồn vốn Nguồn vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với sự mở rộng phát triển sản xuất của một ngành kinh tế. Nhìn chung, vốn đầu tư là toàn bộ giá trị nhân lực và tài lực được bỏ thêm vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định. Với mục tiêu là phát triển ngành dệt - may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách đúng đắn về vốn đầu tư cho ngành công 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1