intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty cổ phần Dệt may Huế

Chia sẻ: Elysale25 Elysale25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa các lí luận liên quan đến trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp công ty thực hiện tốt hơn công tác này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty cổ phần Dệt may Huế

  1. Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---- Đ ại KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ho ĐỀ TÀI: ̣c k ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY in CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ h tê ́H uê ́ Sinh Viên: NGUYỄN THỊ MỸ KHÓA HỌC: 2014 - 2018
  2. Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---- Đ ại KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ho ̣c k ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY in h CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ tê ́H uê ́ Sinh Viên: Giáo Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Thị Mỹ ThS. Lê Văn Phúc Lớp: K48 QTKD MSV : 14K4021357 Huế 4/2018
  3. Đại học Kinh tế Huế Trong quá trình thực tập và hoàn thành bân khóa luận tốt nghiệp Đäi học chuyên ngành QTKD Tổng Hợp, tôi xin gửi lời câm ơn đến: Đ Các thæy, cô giáo Khoa Quân trị kinh doanh Trường Đäi học Kinh tế ại Huế đã tận tình giâng däy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích. Kiến ho thức mà tôi học được không chî là nền tâng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu trong quá trình công tác. ̣c k Tôi xin bày tô lòng biết ơn såu sắc đến ThS. Lê Văn Phúc, người đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn in chînh khóa luận này. h Tôi cũng xin chån thành câm ơn đội ngũ cán bộ nhån viên công ty Cổ tê phæn Dệt May Huế đã giúp đỡ tận tình và täo điều kiện cho tôi tiến hành ́H điều tra và thu thập số liệu. uê Do thời gian và kiến thức còn hän chế nên trong quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh khôi những sai sót, kính mong sự góp ý xåy dựng của quý ́ thæy, cô giáo và các bän sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chån thành câm ơn! i
  4. Đại học Kinh tế Huế TÓM LƢỢC LUẬN VĂN Trong đề tài nghiên cứu “ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ” tác giả đã hệ thống hóa các lí luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các khái niệm, bản chất của nó và vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và đối với công nhân nói riêng. Để phục vụ cho nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố quan sát bao gồm: Đ - Giờ làm việc ại - Ttiền lương và phúc lợi ho - Quản lí trực tiếp - Tự do đoàn thể và thương lượng tập thể ̣c k - Sức khỏe và an toàn - Lao động bắt buộc. in Từ mô hình này tác giả đã thiết kế bảng hỏi với các biến quan sát để thu thập h mức độ cảm nhận của công nhân về công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với họ tê tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Qua đánh giá với các giá trị trung bình của các ́H biến quan sát đều trên 3.5 nhận thấy rằng tuy có một vài ý kiến chưa hài lòng nhưng nhìn chung công ty đã thực hiện khá tốt trách nhiệm xã hội đối với công nhân của uê mình. Cũng từ kết quả khảo sát cùng với sự quan sát của mình, tác giả đã mạnh dạn đề ́ xuất một số giải pháp để giúp công ty hoàn thiện hơn nữa trách nhiệm xã hội đối với công nhân. ii
  5. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSR : Corporate Social Responsibility EC : European Community WB : World Bank CEO : Chief Executive Officer GDP : Gross Domestic Product CPTPP : Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Đ FTA : Free trade agreement ại ASEAN : Association of South East Asian Nations ho AEC : ASEAN Economic Community ̣c k EU : European Union in FOB : Free On Board h ODM : Original design manufacturer tê CTM : Cut – Make -Trim ́H VITIC : Vietnam Industry and Trade Information Center uê CAGR : Compounded Annual Growth rate ́ ISO : International Organization for Standardization PE : Polyethylen PECO : Polyethylen Cotton KV : Kilovolt NICs : Newly Industrialized Country – các nước công nghiệp mới. iii
  6. Đại học Kinh tế Huế MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ..............................................................................6 Đ 1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..................................................................6 ại 1.1.1 Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .........................6 ho 1.1.2 Sự ra đời và phát triển của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................11 ̣c k 1.1.3. Các loại hành vi của doanh nghiệp trong thực hiện CSR ............................. 12 1.1.4. Vai trò của CSR ............................................................................................ 13 in 1.1.5. Lợi ích của việc thực hiện CSR đối với doanh nghiệp .................................17 h 1.2. Công nhân của doanh nghiệp ..............................................................................20 tê 1.3. Doanh nghiệp dệt may ........................................................................................21 ́H 1.3.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam .....................................22 uê 1.3.2. Vai trò của các doanh nghiệp dệt may .......................................................... 26 1.4. Các nghiên cứu có liên quan và mô hình nghiên cứu đề xuất ............................ 26 ́ 1.4.1. Các nghiên cứu có liên quan .........................................................................26 1.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất. .........................................................................28 1.5. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Dệt May ở Việt Nam. ...................................................................................................................30 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. ................................................34 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Dệt May Huế.....................................................34 iv
  7. Đại học Kinh tế Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ..................................................................34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. ............................................................ 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. ............................................................. 35 2.1.4. Tình hình lao động của công ty từ năm 2015 – 2017 ...................................36 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015 đến 2017 ..........37 2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Công ty Cổ phần Dệt May Huế ........................................................................................................ 40 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế thông qua kết quả khảo sát....................................................55 2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra ..................................................................................55 Đ 2.3.2. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại ại Công ty Cổ phần Dệt May Huế thông qua kết quả khảo sát ..................................60 ho 2.3.2.1. Đánh giá về giờ làm việc ........................................................................60 2.3.2.2. Tiền lương và phúc lợi ...........................................................................62 ̣c k 2.3.2.3. Lao động bắt buộc ..................................................................................64 in 2.3.3.4. Sức khỏe và an toàn................................................................................66 h 2.3.2.5. Tự do đoàn thể và quyền thương lượng tập thể .....................................69 2.3.2.6. Quản lí trực tiếp ......................................................................................71 tê 2.3.2.7. Đánh giá chung của công nhân về các chính sách trách nhiệm xã hội tại ́H Công ty Cổ phần Dệt May Huế ...........................................................................73 uê 2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân của ́ Công ty Cổ phần Dệt May Huế thông qua kết quả khảo sát ......................................74 2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 74 2.4.2. Hạn chế .........................................................................................................75 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ ....................................................................77 3.1. Cơ sở của việc đưa ra các giải pháp ....................................................................77 v
  8. Đại học Kinh tế Huế 3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế .....................................................77 3.2.1. Giải pháp về tiền lương và phúc lợi.............................................................. 78 3.2.2. Giải pháp về quản lí trực tiếp .......................................................................80 3.2.3. Giải pháp về tự do đoàn thể và thương lượng tập thể ..................................80 3.2.4 Giải pháp về sức khỏe và an toàn trong lao động ..........................................80 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................82 1. Kết luận ..................................................................................................................82 2. Kiến nghị ................................................................................................................83 2.1. Đối với cơ quan quản lí ...................................................................................83 Đ 2.2. Đối với công ty ................................................................................................ 83 ại 3. Hạn chế của đề tài. .............................................................................................. 84 ho TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 85 ̣c k PHỤ LỤC in h tê ́H uê ́ vi
  9. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sự phát triển của các cách tiếp cận CSR.......................................................11 Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty từ năm 2015 – 2017 ...................................36 Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2015 – 2017 ....................38 Bảng 2.3: Tổng quan về đối tượng điều tra ...................................................................55 Bảng 2.4: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Giờ làm việc” ...................................61 Bảng 2.5: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Tiền lương và phúc lợi” ...................63 Bảng 2.6: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Lao động bắt buộc” .......................... 65 Bảng 2.7: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Sức khỏe và an toàn” .......................67 Đ Bảng 2.8: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Tự do đoàn thể và quyền thương ại lượng tập thể” ................................................................................................................70 ho Bảng 2.9: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Quản lí trực tiếp” ............................. 72 ̣c k Bảng 2.10: Kết quả thống kê mô tả đánh giá chung về các chính sách trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ..........................................................................73 in h tê ́H uê ́ vii
  10. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài .....................................................................29 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. .................................................................35 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tỉ lệ người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của các công ty là có cam kết hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường. ...........16 Đ Biểu đồ 1.2: Biểu đồ tỉ lệ người tiêu dùng kiểm tra bao bì sản phẩm để đảm bảo ại thương hiệu có thực hiện cam kết vì cộng đồng và môi trường của mình. ...................17 Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế ........39 ho từ 2015 – 2017 ...............................................................................................................39 ̣c k Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính ...................................................56 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu đối tượng điều tra theo độ tuổi .....................................................56 in Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đối tượng điều tra theo kinh nghiệm làm việc .............................. 57 h Biểu đồ 2.5: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thu nhập hàng tháng ................................ 58 tê Biểu đồ 2.6: Hình thức biết đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động ................59 ́H của công ty .....................................................................................................................59 uê Biểu đồ 2.7: Đánh giá của công nhân về “Giờ làm việc”..............................................60 Biểu đồ 2.8: Đánh giá của nhân viên về “Tiền lương và phúc lợi”............................... 62 ́ Biểu đồ 2.9: Đánh giá của công nhân về “Lao động bắt buộc” ....................................64 Biểu đồ 2.10: Đánh giá của công nhân về “Sức khỏe và an toàn” ................................ 66 Biểu đồ 2.11: Đánh giá của công nhân về “Tự do đoàn thể và quyền .......................... 69 thương lượng tập thể” ....................................................................................................69 Biểu đồ 2.12: Đánh giá của công nhân về “Quản lí trực tiếp” ......................................71 viii
  11. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân là một vấn đề tuy không mới nhưng vẫn là chủ đề nóng hiện nay. Từ năm 1986 khi nước ta đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế đã chuyển biến nhất định. Sự ra đời của các doanh nghiệp sản xuất, các khu công nghiệp đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế đáng kể và hơn hết đó là giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước. Tuy vậy hiện nay đời sống người lao động đặc biệt là các công nhân hầu hết còn nhiều khó khăn. Một phần là do các doanh nghiệp trong nước Đ phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng chi trả lương cho công nhân không ại được cao. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp chỉ để ý lợi ích của mình, vì lợi ho ích riêng mà họ lợi dụng sự thiếu thông tin và hiểu biết của công nhân không chú trọng ̣c k hoặc nghiêm trọng hơn đó là xâm hại đến lợi ích chính đáng của công nhân. Điển hình nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội dài hạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi in của công nhân. Theo thống kê của Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam, năm 2017 có 50 doanh h nghiệp nợ bảo hiểm xã hội đáp ứng cả hai tiêu chí “quá dài” và “quá nhiều” tuyển tê dụng nhưng không kí hợp đồng lao động với tổng số tiền nợ ước tính đến hết ngày ́H 30/04/2017 là 14.019 tỷ đồng bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Các vụ đình công, bãi công tập thể hàng năm cao đến từ công nhân cũng uê phần nào phản ánh sự vô trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với công nhân. Theo ́ thống kê từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, chỉ trong 10 ngày đầu tiên của tháng 1 năm 2018 cả nước đã có 5 cuộc đình công xảy ra. Trong năm 2017, cả nước đã có 314 cuộc đình công và ngừng việc tập thể, tăng 28 cuộc so với năm 2016. Hay vào đầu tháng 2/2018 lãnh đạo công ty Texwell vina đã bỏ về nước bỏ lại hàng ngàn công nhân viên với tổng số lương bị nợ lên đến 13,7 tỷ đồng, nợ Bảo hiểm Xã hội trên 17,5 tỷ đồng. Trong lúc đó nhiều doanh nghiệp được vinh danh là doanh nghiệp vì người lao động, hay đã đạt được các chứng chỉ về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là các doanh nghiệp được vinh danh, được chứng nhận đó có thật sự làm Khóa luận tốt nghiệp 1
  12. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc tốt công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của mình không? Họ đã làm tốt đến đâu? Làm sao để đánh giá được là họ làm tốt đến mức độ nào? Làm sao để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm xã hội đối với công nhân? Với mong muốn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó tác giả đã chọn hướng nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân. Qua tìm hiểu được biết Công ty Cổ Phần Dệt May Huế là công ty đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế với số lượng công nhân lớn. Công ty đã đạt được nhiều chứng nhận về trách nhiệm xã hội như chứng nhận Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc SA 8000 hay chứng nhận Sản xuất được công nhận toàn cầu WRAP trong sản xuất hàng may mặc. Công ty cũng nhiều năm Đ được phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam vinh danh danh hiệu doanh nghiệp ại vì người lao động. Do đó tác giả quyết định chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ho HUẾ” để làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu, đánh giá về công ̣c k tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân của công ty, tìm ra những mặt hiệu quả và hạn chế của công tác này và có những phương án giúp công ty nâng cao hơn in công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân của mình. h tê 2. Mục tiêu nghiên cứu ́H  Mục tiêu chung uê Trên cơ sở hệ thống hóa các lí luận liên quan đến trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm ́ xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp công ty thực hiện tốt hơn công tác này.  Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân. - Đánh giá công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đối với công nhân. Khóa luận tốt nghiệp 2
  13. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy công tác thực hiện trách nhiệm xã hội và nâng cao hiệu quả của các công tác này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Công ty Cổ phần Dệt May Huế. - Về thời gian: + Thời gian nghiên cứu số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017. Đ + Thời gian khảo sát số liệu sơ cấp: từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2018. ại 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ho 4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ̣c k  Về dữ liệu thứ cấp in Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn như bài báo khoa học, sách, các tiêu chuẩn, tài liệu của công ty,… về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và h trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân, từ đó so sánh, phân tích dữ tê liệu để làm cơ sở cho nghiên cứu. ́H  Về dữ liệu sơ cấp uê - Phương pháp quan sát trực tiếp ́ + Mục đích Bằng cách quan sát trực tiếp sẽ cho nhà nghiên cứu cái nhìn trực quan về môi trường làm việc trong công ty cũng như quan sát nhận thức và thái độ của công nhân, mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới,.. so sánh với những dữ liệu thu được từ khảo sát bảng hỏi để có kết quả chính xác hơn. + Cách thức thực hiện Quan sát cơ sở vật chất, điều kiện làm việc tại các xưởng sản xuất; tham quan các phòng ban như phòng y tế, bếp ăn; quan sát thái độ, mối quan hệ giữa các cấp quản lí với Khóa luận tốt nghiệp 3
  14. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc công nhân;… từ đó có những cái nhìn tổng quan về công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân của công ty Cổ phần Dệt May Huế và đưa ra ý kiến khách quan. - Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Để xác định các yếu tố trong công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại công ty cổ phần dệt may huế, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đó là tham khảo ý kiến lãnh đạo công ty. Từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu cho đề tài. Dựa trên mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo likert là chủ yếu với 19 biến quan sát được sử dụng. Để xác định mẫu khảo sát, tác giả sử dụng công thức sau: Đ ại n= ho Trong đó: n: cỡ mẫu ̣c k z: giá trị phân phối tương ứng độ tin cậy lựa chọn in p: ước tính tỷ lệ % của tổng thể h q = 1 – p: tê e: sai số cho phép ́H Theo đó, với: uê z = 1,96 ́ p = q = 0,5 e = 10% Cỡ mẫu khảo sát là n= = 96 Để tăng độ tin cậy tác giả tiến hành khảo sát với 150 phiếu khảo sát được phát ra. Sau khi khảo sát số phiếu hợp lệ thu được là 138 phiếu được sử dụng để nghiên cứu đề tài Khóa luận tốt nghiệp 4
  15. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Mẫu được chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng phỏng vấn, ở những nơi mà người điều tra có thể gặp được đối tượng. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý, thì người phỏng vấn có thể chuyển sang đối tượng điều tra khác. 4.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả về mẫu khảo sát: giới tính; tuổi; thời gian làm việc; thu nhập; biết đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào và mức độ hài lòng chung của công nhân về các chính sách thực hiện trách nhiệm xã hội đối với họ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 5. Kết cấu của đề tài Đ Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm 3 nội ại dung chính: ho - Chương 1: Cơ sở lí luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ̣c k công nhân - Chương 2: Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ in phần Dệt May Huế h Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác trách tê nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ́H uê ́ Khóa luận tốt nghiệp 5
  16. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN 1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiếng anh là Coporate Social Responsibility (CSR) bao hàm của ba khái niệm: trách nhiệm, xã hội, doanh nghiệp. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp manh nha xuất hiện từ những năm đầu của thế kỉ 20. Trong đó đáng chú ý là Bowen với cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của Đ doanh nhân” (1950) được coi là tiên phong trong cách tiếp cận trách nhiệm xã hội. ại Bowen đã định nghĩa CSR là “Nghĩa vụ của doanh nhân để theo đuổi các chính sách, ho ra các quyết định hoặc thực hiện chuỗi các hoạt động được xã hội mong đợi và nhận xét về mục tiêu và giá trị”. ̣c k Năm 1973, Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng đó là: “CSR là sự in quan tâm, phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn h những yêu cầu pháp lí, kinh tế, công nghệ”. tê Archie Carroll (1979) còn đưa ra một khái niệm rộng hơn: “CSR bao gồm sự ́H mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức uê tại thời điểm nhất định”. ́ Theo quan niệm của Cộng đồng Châu Âu, CSR là việc doanh nghiệp cân nhắc các yếu tố môi trường và xã hội trong các hoạt động kinh doanh của mình và trong quan hệ qua lại với các bên hữu quan dựa trên tinh thần tự nguyện (EC, 2003). Đến năm 2004, Matten và Moon lại cho ra một khái niệm mới về CSR, họ cho rằng “CSR là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bề vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”… Khóa luận tốt nghiệp 6
  17. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Một khái niệm nữa về trách nhiệm xã hội đến từ Hội động Doanh nghiệp thế giới về sự phát triển bền vững thì CSR là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lí và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung. Theo Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Nhìn chung có thể thấy dù cách diễn đạt và phạm vi ảnh hưởng của các khác Đ định nghĩa có khác nhau, tuy nhiên nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm ại chung là bên cạnh những lợi ích riêng của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật thì đều ho phải gắn với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. ̣c k Trong lời phát biểu tại Hội nghị doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhất trí với định nghĩa về CSR của Nhóm phát triển kinh in tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới, đó cũng là cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã h hội của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. tê Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong ́H và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về uê quyền công dân hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi ́ và thiện chí con người. Để hiểu rõ về bản chất của trách nhiệm xã hội thì cần tìm hiểu những từ ngữ cấu thành nên thuật ngữ này bao gồm trách nhiệm, xã hội, doanh nghiệp.  Về trách nhiệm. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ cùng được hiểu là “trách nhiệm”: responsibility” và “accountability”. Hai thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho nhau nhưng có một sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này. Với “responsibility”, trách nhiệm thường được hiểu là việc phải làm, là bổn phận, nghĩa vụ. Với “accountability”, thuật ngữ này rộng hơn “responsibility”. Theo đó, trách nhiệm không chỉ có nghĩa là những Khóa luận tốt nghiệp 7
  18. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc việc phải làm mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó. “Accountability” có thể hiểu là tổng hợp của Trách nhiệm (responsibility), khả năng biện minh và nghĩa vụ pháp lí. Trách nhiệm theo nghĩa là accountability thể hiện khả năng của một cá nhân hay tổ chức thừa nhận về những gì mình đã làm khi thực hiện một công việc nào đó, đồng thời nó còn bao hàm cả nghĩa vụ giải thích, báo cáo, thông tin, biện giải về những việc đó và những hệ quả cũng như việc sẵn sàng chịu sự đánh giá, phán xét hay thậm chí là trừng phạt cả về mặt pháp lí và đạo đức về những hệ quả đó. Theo quan điểm của Mác, trách nhiệm là phẩm chất xã hội của con người, được hình thành trong quan hệ giữa con người với con người mà cụ thể hơn là mối quan hệ Đ về lợi ích. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp giúp con người hoạt động, làm việc. ại Tuy nhiên trong cuộc sống, lợi ích của người này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của ho một hoặc nhiều người khác, hoặc của xã hội. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của xã hội thì các phương thức điều chỉnh lợi ích được hình thành và phát ̣c k triển. Một trong những phương thức đó chính là trách nhiệm. Đạo đức và pháp luật có thể coi là hai phương thức căn bản nhất điều chỉnh lợi ích của con người. Đặc trưng in của phương thức điều chỉnh bằng đạo đức đó là tính tự nguyện, còn pháp luật lại có h tính bắt buộc, cưỡng bức ở trong đó. Mặc dù có sự khác biệt nhưng dù là tự nguyện tê hay bắt buộc thì sự điều chỉnh lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội đều ́H dựa trên các yêu cầu của xã hội đối với con người. Các yêu cầu của xã hội được thể uê hiện tập trung dưới hình thức các chuẩn mực đạo đức hoặc các điều luật của pháp luật. Và do chính sự thực hiện các yêu cầu của xã hội mà trách nhiệm xã hội của con người ́ được sinh ra. Tương ứng với các yêu cầu đạo đức mà xã hội đòi hỏi ở con người đó là trách nhiệm đạo đức, tương ứng với các yêu cầu pháp luật là trách nhiệm pháp lí. Mặc dù khác biệt song không có sự đối lập tuyệt đối giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí bởi vì không có sự đối lập tuyệt đối giữa các yêu cầu đạo đức và yêu cầu pháp luật. Pháp luật hình thành trên nền tảng của đạo đức, là sự yêu cầu tối thiểu của xã hội đòi hỏi ở con người. Còn các yêu cầu đạo đức thì có biên độ rộng hơn, bao gồm yêu cầu tối thiểu và tối đa của xã hội. Các yêu cầu đạo đức và pháp luật trong điều kiện giới hạn có thể chuyển hóa cho nhau. Do vậy, trách nhiệm đạo đức có thể chuyển Khóa luận tốt nghiệp 8
  19. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc hóa thành trách nhiệm pháp lý và ngược lại.Giáo dục có thể giúp con người thực hiện một cách tự nguyện các trách nhiệm pháp lí để chuyển trá ch nhiệm pháp lý thành trách nhiệm đạo đức. Ngược lại, các trách nhiệm đạo đức có thể được làm thành các điều luật để chuyển thành trách nhiệm pháp lí. Từ những phân tích trên có thể thấy trách nhiệm không chỉ là bổn phận, nghĩa vụ mang tính pháp lí mà nó còn bao gồm cả trách nhiệm về sự giải thích, đạo đức ở trong đó. Do đó, mặc dù hiện nay tên gốc tiếng anh của trách nhiệm là “responsibility” nhưng theo sự phát triển của thời đại, trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ không chỉ dừng lại ở góc độ pháp lí. Trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp được đánh giá thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình với các chính sách vượt xa yêu cầu của pháp luật và kì Đ vọng của xã hội. ại  Về xã hội ho Cũng theo C.Mác, xã hội là một hình thái vận động cao nhất của thế giới vật ̣c k chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người để làm nền tảng. Mác nói: “Xã hội – cho dù nó có hình thức gì đi in nữa – là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người”. Con người là sản h phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình con người làm nên lịch sử, làm nên tê xã hội. Vì vậy, xã hội chính là bộ phận đặc thù được tách ra một cách hợp quy luật của tự ́H nhiên. Xã hội là hình thái cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hóa lâu dài và phức tạp. Xã hội là bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Tính đặc thù của xã hội được thể hiện đó uê là khác với phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức tác động lẫn nhau thì ́ xã hội có nhân tố hoạt động chính là con người có ý thức. Hành động của họ có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên.  Về doanh nghiệp Ngày nay có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp với mỗi nội dung và giá trị nhất định trong đó. Điều này phụ thuộc vào góc độ khác nhau của mỗi bên khi tiếp cận và phát biểu về doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp 9
  20. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Theo mục 7 điều 4 của bộ Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam thì: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Theo quan điểm phát triển, doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua thời lì nguy kịch và ngược lại, có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn do không vượt qua được. (D.Larua.A Caillat, 1992) Ngoài ra còn hàng loạt những định nghĩa khác về doanh nghiệp khi đứng dưới những góc nhìn khác nhau để xem xét nó. Từ “Corporate” trong tiếng Anh – Mỹ có nghĩa là doanh nghiệp nhưng thường Đ được dùng để ám chỉ những doanh nghiệp có quy mô lớn. Nếu hiểu theo nghĩa như ại vậy thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không bao gồm các doanh nghiệp vừa ho và nhỏ. Và đây sẽ là điều thiếu sót khi chúng ta quan niệm “doanh nghiệp” theo nghĩa ̣c k đó. Những cuộc tranh luận về trách nhiệm xã hội cũng được đặt ra đối với những loại tổ chức khác nhau như các tổ chức hành chính công, các hiệp hội. Dù xét theo quan in điểm nào đi nữa thì doanh nghiệp cũng là một thành phần không thể thiếu đóng vai trò h quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện nay. tê Như vậy, nếu xem xã hội như là một thực thể thì các doanh nghiệp chính là tế bào ́H của thực thể ấy và đóng vai trò cốt yếu trong sự phát triển của xã hội. Bởi vậy hoạt uê động của các doanh nghiệp có tác động qua lại đối với các thành phần khác trong xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động tốt cũng giống như các tế bào khỏe mạnh, ngược lại ́ hoạt động của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường, xã hội cũng giống như những tế bào ung thư dần dần hủy hoại cơ thể dẫn đến sự hủy diệt. Do đó, trong phạm vi hoạt động của mình, doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như xã hội để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và vững bền cho tương lai. Trách nhiệm ở đây như đã phân tích ở trên bao gồm cả trách nhiệm về mặt pháp lí – là những yêu cầu tối thiểu của xã hội đối với doanh nghiệp và trách nhiệm đạo đức. Xã hội là một phần của tụ nhiên, doanh nghiệp là một phần của xã hội và do đó, sự phát triển Khóa luận tốt nghiệp 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0