Khóa luận tốt nghiệp đại học<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Trong buổi kinh tế thị trường ngày nay, sự tồn tại và phát triển của một doanh<br />
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực:<br />
vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật , người lao động . Các yếu tố này có mối<br />
quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết<br />
bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép<br />
được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự<br />
có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .<br />
Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng<br />
cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức<br />
năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản<br />
trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên<br />
dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu<br />
không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết<br />
định đến sự thành bại của một doanh nghiệp<br />
Trong thời gian thời gian thực tập tại công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên<br />
Huế, qua nghiên cứu công tác quản trị nhân sự của công ty, tôi thấy công tác này được<br />
thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên nhìn vào thực tế tại công ty vẫn xảy ra tình trạng người<br />
lao động bỏ việc, chưa phát huy được tối đa nguồn nhân lực trong công ty, điều đó đã ảnh<br />
hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì cảm<br />
nhận được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản trị nhân sự đối với công ty<br />
cho nên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại<br />
công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế ”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đề tài đi sâu<br />
vào nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn<br />
nhân lực tại công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị<br />
nhân lực tại doanh nghiệp.<br />
<br />
SVTH: Trần Hữu Thắng – K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp đại học<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể:<br />
- Hệ thống hóa, bổ sung những lý thuyết về công tác quản trị nhân lực.<br />
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại Công<br />
Ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế.<br />
- Nhận dạng những yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại<br />
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Thừa Thiên Huế và qua đó đề xuất<br />
một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại doanh nghiệp .<br />
Câu hỏi nghiên cứu:<br />
- Những nhân tố chính nào ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại Công<br />
Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Thừa Thiên Huế ?<br />
- Yếu tố nào quyết định đến công tác quản trị nhân lực tại doanh nghiệp ?<br />
- Giải pháp nào giúp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại doanh nghiệp<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đội ngũ cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập<br />
Khẩu Và Đầu Tư Thừa Thiên Huế .<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2009-2011 từ các<br />
phòng ban của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Thừa Thiên Huế .<br />
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng<br />
bảng hỏi người lao động làm việc tại các phòng ban và các xưởng sản xuất tại Công<br />
Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Thừa Thiên Huế . Thời gian thu thập số liệu<br />
sơ cấp trong tháng 3 năm 2012.<br />
- Không gian: Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Thừa Thiên<br />
Huế 45 Nguyễn Huệ, Xí nghiệp may công nghiệp 93 An Dương Vương, May thêu<br />
Kimono tại tầng 3 siêu thị Thuận Thành 2.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài được thực hiên thông qua hai gian đoạn chính:<br />
(1) Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng hỏi<br />
(2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích số liệu thăm dò và kiểm<br />
định mô hình nghiên cứu<br />
<br />
SVTH: Trần Hữu Thắng – K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp đại học<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc<br />
<br />
Nghiên cứu định tính:<br />
- Tìm hiểu các nhân tố có ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại Công Ty<br />
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Thừa Thiên Huế dựa trên cơ sở nghiên cứu các<br />
vấn đề lý thuyết về quản trị nhân lực kết hợp với việc quan sát thực tế trong quá trình<br />
thực tập tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Thừa Thiên Huế .<br />
- Dữ liệu của nghiên cứu định tính được thu thập thông qua các dữ liệu thứ<br />
cấp và phương pháp phỏng vấn, kết quả được sử dụng trong phương pháp định lượng.<br />
Nghiên cứu định lượng:<br />
+ Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu th ập các thông tin về nội bộ doanh<br />
nghiệp từ phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán – tài chính, sách, báo, internet…<br />
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và<br />
phỏng vấn trực tiếp nhân viên (Điều tra nghiên cứu với bảng c âu hỏi được thiết kế sẵn)<br />
+ Thiết kế bảng hỏi: dựa vào kết quả thu thập từ nghiên cứu định tính, tiến hành<br />
thiết kế bảng câu hỏi để đo lường công tác quản trị nhân lực trong công ty.<br />
+ Kích cỡ mẫu: Nghiên cứu sử dụng công thức sau để tính kích cỡ mẫu:<br />
<br />
Z α/22 * p * q<br />
n =<br />
ư ư<br />
<br />
ε2<br />
<br />
Trong đó:<br />
n : kích cỡ mẫu<br />
Z2: là giá trị tương ứng với miền thống kê (1 - α )/2 tính từ trung tâm của miền<br />
phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy được chọn là 95%. Lúc đó Z= 1.96<br />
p: tỷ lệ những người đồng ý trả lời phỏng vấn<br />
q: (q=1-p) tỷ lệ những người không đồng ý trả lời phỏng vấn<br />
<br />
ε : sai số mẫu cho phép, ta chọn ε = 0,08<br />
Do đặc điểm p + q = 1 cho nên p*q lớn nhất là 0,25 khi p = q = 0,5. Có nghĩa là<br />
khi ta chọn p và q bằng 0.5 và trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì kích<br />
cở mẫu được chọn là lớn nhất.<br />
<br />
SVTH: Trần Hữu Thắng – K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp đại học<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc<br />
<br />
Vậy ta sẽ chọn p = q = 0, 5 để cỡ mẫu là lớn nhất nhằm đảm bảo tính đại diện<br />
của mẫu cho tổng thể. Ta thay p = q = 0.5 vào công thức trên :<br />
<br />
n =<br />
<br />
Z α/22 * p * q<br />
<br />
ε<br />
<br />
ư ư<br />
<br />
=<br />
<br />
2<br />
<br />
1,962 * 0,5 * 0,5<br />
<br />
ư<br />
<br />
= 150<br />
ư<br />
<br />
0.082<br />
<br />
Vậy kích cỡ mẫu được chọn là 150.<br />
+ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Trước hết tiến hành phân chia<br />
doanh nghiệp theo từng bộ phận phòng ban như bộ phận hành chính nhân sự, bộ phận tài<br />
chính kế toán, bộ phận sản xuất, bộ phận dự án kinh doanh… sau đó chọn ngẫu nhiên đơn<br />
giản các đơn vị của mẫu theo tỷ lệ số đơn vị đó chiếm trong tổng thể. Tổng thể người lao<br />
động trong công ty hiện tại là 907 người trừ đi ba n giám đốc là 3 người nên tổng thể<br />
nghiên cứu là 904 người phân theo các bộ phận. Căn cứ vào đây và số nhân viên ở mỗi bộ<br />
phận ta sẽ chọn được bao nhiêu đơn vị mẫu ở mỗi bộ phận cho đến khi đủ 150 mẫu.<br />
Bảng 1 : Bảng p hân phối chọn mẫu dự kiến thu được<br />
Bộ phận<br />
<br />
STT<br />
<br />
Số nhân<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
viên<br />
<br />
Quy mô mẫu<br />
<br />
May Kimono<br />
<br />
194<br />
<br />
21,46<br />
<br />
32<br />
<br />
Thêu Kimono<br />
<br />
72<br />
<br />
7,97<br />
<br />
12<br />
<br />
May CN1<br />
<br />
292<br />
<br />
32,3<br />
<br />
48<br />
<br />
May CN2<br />
<br />
329<br />
<br />
36,4<br />
<br />
55<br />
<br />
2<br />
<br />
Tài chính - kế toán<br />
<br />
6<br />
<br />
0,66<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
Hành chính - nhân sự<br />
<br />
6<br />
<br />
0,66<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Phòng dự án - kinh doanh<br />
<br />
5<br />
<br />
0,55<br />
<br />
1<br />
<br />
904<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
1<br />
<br />
Sản<br />
<br />
xuất<br />
<br />
Tổng<br />
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
<br />
Phương pháp xử lý dữ liệu với chương trình SPSS :<br />
- Phương pháp thống kê mô tả biến định tính, định lượng<br />
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và đá nh giá độ tin cậy<br />
Cronbach Alphaz.<br />
<br />
SVTH: Trần Hữu Thắng – K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp đại học<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc<br />
<br />
- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan<br />
- Phương pháp so sánh bằng cách kiểm định giả thuyết bằng nhau của các trung<br />
bình tổng t hể: One – Sample T-test.<br />
Phân tích nhân tố EFA: Là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút<br />
gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi<br />
là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung<br />
thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).<br />
Điều kiện dùng để phân tí ch nhân tố:<br />
KMO ≥ 0.5, Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig= 50% (Gerbing & Anderson, 1988)<br />
Factor Loading lớn nhất của mỗi Item phải >= 0.5 (Hair & ctg, 1998)<br />
Phương pháp trích Principal Component, phép quay Varimax<br />
Eigenvalues ≥ 1 (Garson, 2003)<br />
Đánh giá độ tin cậy của thang đo likert và loại các biến có hệ số tương quan<br />
biến tổng nhỏ hơn 0.3 bằng hệ số cronbach alpha. Hệ số α của cronbach Alpha là m ột<br />
phép kiểm định thống kê về mứ c độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương<br />
quan với nhau.<br />
- Đồng thời những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là<br />
biến rác và loại khỏi thang đo.<br />
Phương pháp phân tích hồi quy tương qua n: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến<br />
tính bội Linear regression để lượ ng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tuyển<br />
dụng. đào tạo – phát triển, quan hệ lao động, kiểm tra – đánh giá, kích thích – động<br />
viên. Mức độ phù hợp của mô hình hôi quy được đánh giá thông qua hệ số R 2 điều<br />
chỉnh, Kiểm định độ phù hợp của mô hình bằng h ồi quy F.<br />
<br />
Phương pháp so sánh bằng cách kiểm định giả thuyết bằng nhau của các<br />
trung bình tổng thể: One – Sample T-test:<br />
Phương pháp One sample t – test: để kiểm định các giá trị của thang đo các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu<br />
và đầu tư Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
SVTH: Trần Hữu Thắng – K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
5<br />
<br />