intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu đề xuất hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho cửa hàng Sepon 8s

Chia sẻ: Tomjerry010 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

86
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá và xây dựng thương hiệu và bán hàng trong môi trường trực tuyến đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh, tăng lượng khách hàng tiềm năng cũng như ổn định và giữ chân khách hàng truyền thống và ứng dụng thành công thương mại điện tử thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử có sẵn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu đề xuất hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho cửa hàng Sepon 8s

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CỬA HÀNG SEPON 8S BÙI DẠ QUỲNH NIÊN KHÓA: 2017-2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CỬA HÀNG SEPON 8S Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Bùi Dạ Quỳnh ThS. Phạm Phương Trung Lớp: K51 Thương mại điện tử Mã sinh viên: 17K4041077 Niên khóa: 2017-2021 Huế, tháng 01/2021 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trải qua thời gian thực tập và làm bài khóa luận, em đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ từ thầy cô, công ty thực tập. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn thực tập Thạc sĩ Phạm Phương Trung đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh nói riêng và Trường đại học Kinh tế Huế nói chung đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị. Em xin cảm ơn ông Lê Quang Nhật – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Cửa hàng Sepon 8S và em đặc biệt cảm ơn chị Nguyễn Thị Phương Chi – Cửa hàng trưởng cửa hàng Sepon 8S đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm Khóa luận. Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thành Khóa luận tuy nhiên Khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 01 năm 2020 Sinh viên Bùi Dạ Quỳnh 3
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC.................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài. .........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Kết cấu đề tài...........................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................5 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5 1.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử. ....................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm Thương mại điện tử ......................................................................5 1.1.1.2. Lịch sử hình thành Thương mại điện tử.........................................................7 1.1.1.3. Đặc điểm của Thương mại điện tử.................................................................7 1.1.1.4. Lợi ích của Thương mại điện tử...................................................................10 1.1.1.5. Hạn chế của Thương mại điện tử. ................................................................11 1.1.1.6. Các hình thức giao dịch của Thương mại điện tử. .......................................12 1.1.2. Tổng quan về hoạt động bán hàng đa kênh.....................................................13 1.1.2.1. Khái niệm bán hàng đa kênh – Omni Channel ............................................13 1.1.2.2. Lợi ích từ việc áp dụng Omni Channel – Bán hàng đa kênh trong kinh doanh .........................................................................................................................14 1.1.2.3. Hạn chế của việc áp dụng Omni Channel – Bán hàng đa kênh trong kinh doanh .........................................................................................................................16 1.1.3. Tổng quan về hoạt động bán hàng trực tuyến. ................................................16 1.1.3.1. Khái niệm bán hàng trực tuyến. ...................................................................16 ii
  5. 1.1.3.2. Các mô hình bán hàng trực tuyến phổ biến tại Việt Nam............................17 1.1.3.3. Ưu điểm của bán hàng trực tuyến. ...............................................................18 1.1.3.4. Hạn chế của bán hàng trực tuyến. ................................................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................19 1.2.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới...................................19 1.2.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. ..................................20 1.2.3. Hoạt động giao dịch đặc sản, nông sản hiện nay ............................................24 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THUOQNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CỬA HÀNG SEPON 8S...............................................................................................................................25 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị và của hàng Sepon 8S – Đặc sản Quảng Trị ........................................................................25 2.1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị...........25 2.1.2. Tổng quan về cửa hàng Sepon 8S – Đặc sản Quảng Trị.................................28 2.1.2.1. Phân tích sản phẩm.......................................................................................31 2.1.2.2. Phân tích khách hàng. ..................................................................................33 2.1.2.3. Phân tích ma trận SWOT. ............................................................................33 2.1.2.4. Phân tích thị trường kinh doanh...................................................................35 2.2. Đánh giá các sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.................................37 2.2.1. Sàn thương mại điện tử Lazada Việt Nam. .....................................................38 2.2.2. Sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam......................................................39 2.2.2.1. Tổng quan về Shopee Việt Nam. .................................................................40 2.2.2.2. Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee Việt Nam. ...................................................................................................................................40 2.2.3. Sàn thương mại điện tử Sendo. .......................................................................42 2.2.3.1. Tổng quan về sàn TMĐT Sendo ..................................................................42 2.2.3.2. Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Sendo.................43 2.2.4. Sàn thương mại điện tử Tiki. ..........................................................................44 2.2.4.1. Tổng quan về sàn TMĐT Tiki .....................................................................44 2.2.4.2. Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Tiki ....................46 2.3. So sánh và lựa chọn sàn thương mại điện tử phù hợp với cửa hàng..................46 2.3.1. So sánh, đánh giá các sàn thương mại điện tử ................................................47 iii
  6. 2.3.1.1. Lượt truy cập website/tháng.........................................................................47 2.3.1.2. Sự đa dạng hàng hóa của sàn .......................................................................49 2.3.1.3. Chất lượng hàng hóa ....................................................................................49 2.3.1.4. Mức phí hoa hồng phải trả ...........................................................................50 2.3.1.5. Chất lượng dịch vụ, chăm sóc người bán hàng............................................50 2.3.1.6. Chương trình khuyến mãi cho khách hàng ..................................................51 2.3.1.7. Giao hàng .....................................................................................................51 2.3.1.8. Tính bảo mật thông tin .................................................................................52 2.3.2. Lựa chọn sàn thương mại điện tử phù hợp với cửa hàng................................52 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE ....................................................................54 3.1. Kế hoạch về sản phẩm........................................................................................54 3.2. Kế hoạch Marketing...........................................................................................54 3.2.1. Marketing online .............................................................................................54 3.2.2. Marketing trên Shopee: ...................................................................................56 3.3. Kế hoạch nhân sự ...............................................................................................58 3.3.1. Tổ chức nhân sự ..............................................................................................58 3.3.2. Chính sách quản lý nhân sự ............................................................................59 3.4. Kế hoạch tài chính..............................................................................................59 3.4.1. Dự kiến chi phí:...............................................................................................59 3.4.2. Dự kiến doanh thu ...........................................................................................60 3.5. Những rủi ro có thể gặp phải..............................................................................61 3.5.1. Những rủi ro có thể gặp phải...........................................................................61 3.5.2. Biện pháp phòng ngừa rủi ro...........................................................................62 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................63 1. Đối với Cơ quan Quản lý Nhà nước .....................................................................64 2. Đối với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ..................................................64 3. Đối với doanh nghiệp............................................................................................64 4. Đối với Trường Đại học Kinh tế Huế ...................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................66 iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A2A Administration – To - Giao dịch TMĐT giữa các cơ Administration quan quản lý với nhau. AEC Association for Electronic Hiệp hội TMĐT Commerce APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Cooperation – Thái Bình Dương B2B Business to Business Giao dịch TMĐT giữa DN với DN B2C Business to Consumer Giao dịch TMĐT giữa DN với cá nhân B2E Business to Employee DN cung cấp dịch vụ/thông tin/sản phẩm đến các nhân viên BEVH Hiệp hội Thương mại và đặt hàng qua thư điện tử C2B Consumer to Business Giao dịch TMĐT giữa khách hàng với doanh nghiệp C2C Consumer to Consumer Giao dịch TMĐT giữa khaxhs hàng với khách hàng CNTT Công nghệ thông tin COD Cash on Delivery DN Doanh nghiệp EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử EFT Electronic Fund Transfer Chuyển tiền điện tử ERP Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp E–commerce Giao dịch TMĐT transaction G2B Goverment to Business Giao dịch TMĐT giữa Chính phủ với doanh nghiệp v
  8. G2C Goverment to Consumer Giao dịch TMĐT giữa Chính phủ với cá nhân G2G Goverment to Goverment Giao dịch TMĐT giữa các Cơ quan Chính phủ với nhau GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội Intra business TMĐT trong nội bộ doanh nghiệp EC m - commerce Mobile commerce Thương mại di động OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development Kinh tế Omni Channel Mô hình bán hàng đa kênh TMĐT Thương mại điện tử UN/UNO United Nations Organization Liên Hiệp Quốc UNCITRAL United Nations Commission on Ủy ban Liên hợp quốc về Luật International Trade Law Thương mại quốc tế WTO World Trade Organnization Tổ chức Thương mại thế giới vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2017 – 2019 ............................................27 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Cửa hàng từ năm 2017-2019 ................30 Bảng 2.3: Phân tích ma trận SWOT..........................................................................34 Bảng 2.4: Phân tích ma trận PEST............................................................................35 Bảng 2.5: Phân tích phân khúc thị trường.................................................................36 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp điểm đánh giá các sàn thương mại điện tử qua tám tiêu chí theo thang điểm 10 ....................................................................................................52 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến.......................................................23 Hình 2.1: Trụ sở chính của Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị25 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Công ty.............................................................................26 Hình 2.3: Giao diện trang chủ của sàn thương mại điện tử Lazada..........................38 Hình 2.4: Giao diện trang chủ của sàn thương mại điện tử Shopee..........................40 Hình 2.5: Giao diện trang chủ sàn thương mại điện tử Sendo ..................................43 Hình 2.6: Giao diện trang chủ sàn thương mại điện tử Tiki .....................................45 Hình 2.7: Lượng truy cập Website hàng tháng của các sàn thương mại điện tử ......47 Hình 2.8: Top 10 ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất Việt Nam ...................................................................................................................................48 viii
  11. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành một lĩnh vực có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phát triển của TMĐT mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc quảng bá, mở rộng thị trường, đặc biệt là các mặt hàng nông sản mang đặc trưng của địa phương. Chính vì vậy, mọi doanh nghiệp trên thế giới nói chung và trên Việt Nam nói riêng đều rất quan tâm đến việc đẩy mạnh phát triển TMĐT. TMĐT vừa là công cụ, vừa là môi trường để phát triển kinh tế, xã hội. Thương mại điện tử đóng vai trò là kênh truyền thông và công cụ kinh doanh hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp, nó mang lại lợi thế không thể phủ nhận trong thế giới Internet. Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng mọi lúc, mọi nơi tại mọi thời điểm. Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao. Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng mà lại tiết kiệm được chi phí. Có được cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng. Đồng thời, tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước khách hàng; đây cũng là công cụ hiệu quả để thực hiện chiến dịch marketing online. Và đơn giản là nếu doanh nghiệp không áp dụng thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh của mình thì sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Sở dĩ vậy là vì theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020 thì doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam năm 2019 là 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. 42% dân số nước ta tham gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng đạt 25%. Lượng truy cập mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện tăng hơn 150%, số lượng khách hàng truy cập các sàn thương mại điện tử cũng tăng trưởng ấn tượng với khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top 3 khu vực Đông Nam Á, hoạt động giao dịch trên sàn thương mại điện tử đã và đang diễn ra rất sôi động cũng như phát triển vô cùng nhanh chóng. 1
  12. Đối với Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị là một doanh nghiệp lâu năm trên thị trường, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như khu nghỉ dưỡng, khách sạn, tour du lịch, chế biến cao su, tinh bột sắn, thức ăn chăn nuôi, phân vi sinh. Đặc biệt là chế biến, kinh doanh các mặt hàng nông sản tỉnh Quảng Trị như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Cùa, gạo huyết rồng, gạo Hải Lăng, Ớt, Cao chè lá vằng, trà gừng, trà gạo lứt. Song, độ bao phủ thị trường của các sản phẩm vẫn còn hạn chế vì công ty vẫn đang duy trì hình thức kinh doanh, bán hàng truyến thống; chủ yếu giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm qua các kênh như phân phối qua đại lý, mở showroom, tham gia hội chợ, gửi hàng ở các siêu thị, trung tâm thương mại… Trong khi đó, việc xuất hàng hóa thông qua kênh TMĐT vẫn “bỏ ngõ”. Do đó, vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm sao để doanh nghiệp có thể áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động bán hàng để có thể thu hút thêm một lượng khách hàng cá nhân tiềm năng và ngoài ra có thể tận dụng thương mại điện tử để quảng bá cho sản phẩm nông sản tỉnh Quảng Trị do công ty chế biến, kinh doanh và phân phối. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CỬA HÀNG SEPON 8S” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát:  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá và xây dựng thương hiệu và bán hàng trong môi trường trực tuyến đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh, tăng lượng khách hàng tiềm năng cũng như ổn định và giữ chân khách hàng truyền thống và ứng dụng thành công thương mại điện tử thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử có sẵn.  Thiết lập kênh bán hàng trực tuyến, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, và công ty đối tác tiềm năng, tạo cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các giao dịch giao dịch điện tử trên mạng 2
  13. internet. Việc ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí và mở rộng thị trường ra cả nước.  Đề xuất một số biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển TMĐT cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.  Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu lý thuyết về thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến. Nghiên cứu ưu điểm và nhược điểm của các sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Nghiên cứu và nắm rõ cách thức tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Chọn ra sàn thương mại điện tử phù hợp với sản phẩm của cửa hàng. Đề xuất kế hoạch kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: o Đề tài tập trung nghiên cứu vào các sàn thương mại điện tử phù hợp với sản phẩm nông sản của công ty cổ phần tổng công ty Thương mại Quảng Trị.  Phạm vi nghiên cứu của đề tài: o Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại cửa hàng SEPON 8S – Đặc sản Quảng Trị của công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị. o Về thời gian: Dữ liệu thu thập thực tế trong gia đoạn năm 2017-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu định tính: Được sử dụng ở thười kỳ đầu của cuộc nghiên cứu nhằm thu thập các tài liệu tham khảo và các thông tin phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Tiếp theo, dùng kỹ thuật thảo luận, nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Giai đoạn được thực hiện thông qua phỏng vấn (thảo luận) nhân viên phụ trách hoạt động bán hàng của công ty về thực trạng bán hàng của công ty. 3
  14.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu sách liên quan đến đề tài, các sàn thương mại điện tử để đánh giá những ưu và nhược điểm, đồng thời kết hợp với những kiến thức đạt được trong quá trình thực tập để đưa ra lựa chọn sàn thương mại điện tửu nào phù hợp với sản phẩm của công ty. Thông tin thứ cấp: cung cấp những khái niệm, định hướng những vấn đề cần nghiên cứu trong thực tế. Thông tin sơ cấp: được thu thập thông qua các hình thức quan sát, thử nghiệm.  Phương pháp phân tích, đánh giá: dựa vào việc quan sát, phân tích, nhìn nhận vấn đề thực tế, áp dụng những kiến thức, công nghệ cần thiết, từ đó hoàn thiện đề tài.  Phương pháp tổng hợp: tổng hợp kiến thức và hoàn thiện khóa luận dựa trên những kiến thức cơ bản đã thu nhận được trong quá trình học tập và những tài liệu, kiến thức tích lũy được trong quá trình chủ dộng tìm kiếm tài liệu, học hỏi. 5. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Nghiên cứu đề xuất hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho cửa hàng Sepon 8S Chương 3: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee. Phần III: Kết luận và kiến nghị. 4
  15. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử 1.1.1.1. Khái niệm Thương mại điện tử Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực kinh doanh mà khi mới ra đời mang nhiều tên gọi khác nhau do cách hiểu, như: “thương mại trực tuyến/thương mại tại tuyến”, “thương mại điều khiển học”, “kinh doanh điện tử”, “thương mại không có giấy tờ” … Theo thời gian và sự phát triển, thuật ngữ “thương mại điện tử” (electronic commerce) ra đời, trở thành quy ước chung và được đưa vào văn bản pháp luật quốc tế. Một số khái niệm TMĐT được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín:  Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.  Theo Ủy ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet”. Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ TMĐT.  Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL): “Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương ti”ện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch”. Thông tin ở đây được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử (số liệu, văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh,… được thiết kế bằng máy tính điện 5
  16. tử). Và thương mại được hiểu là mọi vấn đề nảy sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng.  Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Thương mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hóa và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hóa có thể mã hóa bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng”.  Hiệp hội Thương mại điện tử (AEC): “TMĐT là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử”. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là TMĐT.  Theo Ủy ban Châu Âu: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình)”.  Liên hiệp quốc (UN/UNO): đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT phù hợp:  Phản ánh các bước TMĐT theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”.  Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước theo chiều dọc: “TMĐT bao gồm: + Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT + Thông điệp + Các quy tắc cơ bản (Luật) + Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (Nghị định) + Các ứng dụng (phần mềm)”. Nhìn chung, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu khái niệm TMĐT cơ bản như sau: “Thương mại điện tử - Electronic Commerce, là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa 6
  17. trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và World Wide Web” (Dương Tố Dung, 2005, tr.10). 1.1.1.2. Lịch sử hình thành Thương mại điện tử Về nguồn gốc, TMĐT bắt đầu vào những năm 60, khi dữ liệu được trao đổi lần đầu tiên bằng điện tử, tiền thân của sự hình thành nên TMĐT bắt đầu với EFT (Electronic Fund Transfer: chuyển tiền điện tử) giữa các tổ chức, tiếp theo là EDI (Electronic Data Interchange: trao đổi dữ liệu điện tử) – công nghệ được sử dụng để chuyển tài liệu, sao chép dữ liệu giữa các doanh nghiệp lớn. Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu vào những năm 1970, với việc sử dụng các công nghệ như EDI và EFT, TMĐT được xem là một điều kiện thuận lợi cho các giao dịch được thực hiện nhằm phục vụ cho các hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường. Trong những năm 90, TMĐT bao gồm các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), khai phá dữ liệu và kho dữ liệu. Tim Berners – Lee đã phát minh ra World Wide Web và chuyển mạng thông tin liên lạc thành một mạng lưới được trải dài toàn cầu gọi là Internet, nhờ vào hệ thống mạng thông tin ngày càng được cải thiện mà các doanh nghiệp đã không ngừng cố gắng, đưa các loại hình thức kinh doanh mới vào hoạt động nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Ở Việt Nam, Internet đã được giới thiệu vào năm 1997 và trở nên phổ biến vào năm 2000. Khái niệm TMĐT còn xa lạ và không quen thuộc với nhiều người trong những năm 2000 đến 2003. Kể từ năm 2004, TMĐT đân trở nên phổ biến hơn và người dùng đã có những bước tiếp cận dễ dàng hơn. Đến năm 2006, với những bước nhảy vọt, ngày càng phát triển về TMĐT, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. 1.1.1.3. Đặc điểm của Thương mại điện tử So với các hoạt dộng thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:  Các bên thực hiện giao dịch trong TMĐT không cần liên hệ, gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp với nhau và không cần phải biết nhau từ trước mà được thực hiện thông qua mạng. 7
  18. Trong thương mại truyền thống, các bên giao dịch cần phải gặp mặt, trao đổi thông tin trực tiếp với nhau thông qua các loại văn bản trên giấy, nhưng TMĐT hình thức giao dịch được trao đổi ngay trên hệ thống mạng internet. TMĐT cho phép mọi người trên toàn thế giới cùng tham gia, từ các vùng sâu vùng xa đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho phép tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội bình đẳng tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau nào. Bất kể ở đâu mọi người đều có thể áp dụng phương pháp TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình nhằm tối đa hóa công việc một cách tốt nhất. TMĐT là việc kinh doanh trên các phương tiện thiết bị điện tử nên nó sẽ chịu ảnh hưởng trước sự thay đổi công nghệ. Công nghệ càng phát triển, việc kinh doanh càng có lợi thế hơn, vấn đề cập nhật thông tin cho các bên sẽ nhanh hơn.  TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Không giống như thương mại truyền thống được thực hiện trong khuôn khổ của biên giới, TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân càng trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới có hiệu quả.  Không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy, mà có thể thực hiện ngay trên giao dịch hệ thống của mình. Trong TMĐT, giao dịch được tiến hành nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng được tối đa mọi nguồn lực, và các giao dịch được tiến hành trên hệ thống nên không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, không phân biệt nhà cung cấp là lớn hay nhỏ.  Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ thể, một trong số đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Trong TMĐT, ngoài các đối tượng tham gia vào các quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống là bên mua và bên bán, đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…họ là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng và 8
  19. cơ quan thẩm định có trách nhiệm truyền và lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT và đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.  Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, trong khi đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Các trang web khá phổ biến hiện nay như Google đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin trực tuyến. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua một số loại hàng trực tuyến mà trước đây được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn một chút so với đi đến cửa hàng để thực hiện quá trình mua hàng. Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang chạy đua áp dụng cách bán hàng trực tuyến thông qua các trang web, các sàn thương mại điện tử, bằng cách đưa thông tin và hình ảnh sản phẩm lên website, lên các trang TMĐT để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn, nhằm nhanh chóng tiếp cận với khách hàng, đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian ngắn nhất, đồng thời tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư, phục vụ nhu cầu mở rộng thị trường.  Phụ thuộc vào công nghệ và trình độ CNTT của người sử dụng. TMĐT chỉ có thể được triển khai thực tế và một cách có hiệu quả khi có một cơ sở hạ tầng CNTT đủ trình độ, đủ tiêu chuẩn và đủ kinh nghiệm từ người sử dụng, việc kinh doanh của mỗi người chỉ có thể đạt hiệu quả nếu họ có kiến thức và am hiểu vững mạnh về TMĐT, biết áp dụng vào thực tế để đạt kết quả tốt nhất. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm hai khía cạnh: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người thực tế có thể tiếp cận được).  Phụ thuộc vào mức độ số hóa. Trong nền kinh tế kỹ thuật số, thông tin được mã hóa dưới dạng bit, một lượng lớn thông tin có thể được nén và truyền đi với tốc độ ánh sáng. Nền kinh tế kỹ thuật số càng phát triển, các doanh nghiệp càng thuận lợi trong việc tiếp cận với khách hàng và kinh doanh các sản phẩm tung ra thị trường một cách nhanh chóng. 9
  20. 1.1.1.4. Lợi ích của Thương mại điện tử  Đối với doanh nghiệp Theo hình thức kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và phải mất rất nhiều chi phí trong sản xuất như các chi phí về tờ giấy, in ấn, hoạt động gửi văn bản theo hình thức truyền thống… Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường kinh doanh, quy mô hoạt động, tìm kiếm đến khách hàng và việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn trên phạm vi rộng lớn và giảm tương đối đáng kể các chi phí kể trên. Có thể định nghĩa, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng của họ hơn. Với tên gọi là chiến lược kéo, nhà cung cấp có thể lôi kéo khách hàng về với mình nhờ có thể đáp ứng tối đa các yêu cầu và phục vụ khách hàng 24/7/365. Qua đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược, chính sách cá biệt để tạo ra sự tin tưởng, quan hệ gắn kết với khách hàng của họ. Trong đó ví dụ về sự thành công rõ rất dễ dàng nhận thấy đó là Dell Computer Corp. Nhờ đơn giản hơn trong việc đưa ra thông tin đến với khách hàng, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian trong khâu đưa sản phẩm vào thị trường. Khả năng kết hợp giữa các nhà kinh doanh có thể làm tăng hiệu quả sản xuất, giảm tối đa thời gian đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Đưa ra nhanh chóng các thông tin, chi tiết sản phẩm đến người tiêu dùng giúp họ có thể cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác về sản phẩm. Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch.  Đối với người tiêu dùng Theo kiểu kinh doanh thương mại điện tử thì người dùng có thể thoải mái tự do về không gian lẫn thời gian, họ sẽ dễ dàng mua sắm ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào nếu họ có trong tay một thiết bị smartphone có kết nối internet. Đây chính là một điểm nổi bật của thương mại điện tử đối với người dùng. Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp, doanh nghiệp hơn, từ đó sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ mà họ có nhu cầu. Việc tiếp cận được nhiều 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2