intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin, sự gắn kết với tổ chức của nhân viên công ty Scavi Huế

Chia sẻ: Elysale25 Elysale25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin, sự gắn kết với tổ chức của thành viên Công ty Scavi Huế. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp Công ty hoàn thiện trách nhiệm xã hội, nhằm tăng niềm tin, sự gắn kết cho nhân viên và góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin, sự gắn kết với tổ chức của nhân viên công ty Scavi Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- uê ́ ́H KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tê h in NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ̣c K CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NIỀM TIN, SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ ho CHỨC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY SCAVI HUẾ ại Đ ̀n g ươ Tr NGUYỄN THÁI THẮNG Khóa học: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- uê ́ ́H tê KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP h in ̣c K NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA ho DOANH NGHIỆP VÀ NIỀM TIN, SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA ại NHÂN VIÊN CÔNG TY SCAVI HUẾ Đ g Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: ̀n ươ Nguyễn Thái Thắng TS. Lê Thị Phương Thảo Tr Lớp : K49A Quản trị kinh doanh Niên khóa: 2015-2019 Huế, tháng 1 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Quản trị kinh doanh cùng toàn thể quý thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. TS. Lê Thị Phương Thảo - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Huế là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi bằng tất cả sự tận tình và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên uê ́ cứu và thực hiện luận văn. ́H Ban Giám đốc, các anh chị phòng Thương mại phụ trách nhóm khách hàng HBI tê tại Công ty Scavi Huế là nơi tôi đã thực tập trong ba tháng vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn anh Hoàng Lê Nhật Tuấn, chị Lê Thị Thu Thảo, chị Nguyễn Thị h in Thúy là những người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc, ̣c K giúp tôi có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận thực tế và thực hiện tốt luận văn này. Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn quan tâm, chia sẽ, động viên tôi trong ho suốt thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng rất nhiều nhưng do kiến thức có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong ại nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo và những người quan tâm để luận văn được Đ hoàn thiện hơn. ̀n g Xin chân thành cảm ơn! ươ Huế, ngày 02 tháng 01 năm 2019 Tr Sinh viên thực hiện Nguyễn Thái Thắng
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4 uê ́ 4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ...............................................................4 ́H 4.1.1 Ngiên cứu định tính ................................................................................................4 tê 4.1.2 Nghiên cứu định lượng...........................................................................................4 4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ...................................................................6 h 5. Kết cấu đề tài..............................................................................................................8 in PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................9 ̣c K CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, NIỀM TIN VÀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC.........................................................9 ho 1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................9 ại 1.1.1. Lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...............................................9 Đ 1.1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...............................................9 1.1.1.2 Các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................................10 g 1.1.1.3 Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..............13 ̀n ươ 1.1.2. Lý thuyết về niềm tin của nhân viên vào tổ chức................................................13 1.1.2.1 Khái niệm niềm tin vào tổ chức ........................................................................13 Tr 1.1.2.2 Các thành phần của niềm tin vào tổ chức..........................................................14 1.1.2.3 Vai trò của niềm tin vào tổ chức .......................................................................14 1.1.3. Lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức .............................................15 1.1.3.1 Khái niệm sự gắn kết của nhân viên với tổ chức...............................................15 1.1.3.2 Vai trò sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ....................................................16 1.1.4. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin, sự gắn kết với tổ chức của nhân viên..............................................................................................16
  5. 1.1.5. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa CSR, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức ...........................................................................................................................17 1.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị và thang đo ...........................................................19 1.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị.................................................................................19 1.2.2 Xây dựng thang đo ...............................................................................................20 1.2.2.1 Thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp................................................21 1.2.2.2 Thang đo niềm tin của nhân viên vào tổ chức...................................................22 1.2.2.3 Thang đo gắn kết với tổ chức ............................................................................23 uê ́ CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP VÀ NIỀM TIN, SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN ́H CÔNG TY SCAVI HUẾ................................................................................................24 tê 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .......................................................................24 h 2.1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Corèle International Scavi ..............................................24 in 2.1.2 Giới thiệu về Công ty Scavi Huế..........................................................................24 ̣c K 2.1.3 Tình hình lao động tại Scavi Huế .........................................................................26 2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Scavi Hsuế....................................................28 ho 2.1.5 Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của Scavi Huế trong giai đoạn 2015- 2017 ...............................................................................................................................29 ại 2.1.5.1 Trách nhiệm kinh tế...........................................................................................32 Đ 2.1.5.2 Trách nhiệm pháp lí...........................................................................................33 g 2.1.5.3 Trách nhiệm đạo đức .........................................................................................33 ̀n 2.1.5.4 Trách nhiệm thiện nguyện .................................................................................34 ươ 2.2. Kết quả nghiên cứu...............................................................................................31 Tr 2.2.1 Đặc điểm mẫu điều tra .......................................................................................31 2.2.1.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính .................................................................................32 2.2.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi...................................................................................32 2.2.1.3. Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân mỗi tháng ..............................................33 2.2.1.4. Cơ cấu mẫu theo thời gian công tác .................................................................33 2.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .........................................................................34 2.2.3 Phân tích nhân tố ..................................................................................................37 2.2.4 Kiểm định phân phối chuẩn..................................................................................44
  6. 2.2.5 Đánh giá của nhân viên về các khía cạnh của trách nhiệm xã hội ở Công ty Scavi Huế.................................................................................................................................45 2.2.5.1 Đánh giá trách nhiệm kinh tế của Công ty ........................................................45 2.2.5.2 Đánh giá về trách nhiệm pháp lý của Công ty ..................................................47 2.2.5.3 Đánh giá về trách nhiệm đạo đức của Công ty..................................................49 2.2.5.4 Đánh giá về trách nhiệm thiện nguyện của Công ty..........................................50 2.2.5.5 Đánh giá về niềm tin của nhân viên vào công ty Scavi Huế .............................52 2.2.5.6 Đánh giá về sự gắn kết với công ty Scavi Huế..................................................54 uê ́ 2.2.6 Đo lường mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, niềm tin và sự gắn kết .............57 2.2.6.1 Mô hình hồi quy 1 .............................................................................................57 ́H 2.2.6.2 Mô hình hồi quy 2 .............................................................................................62 tê CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO NIỀM TIN, h SỰ GẮN KẾT CỦA THÀNH VIÊN THÔNG QUA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI in TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ .....................................................................................66 ̣c K 3.1. Định hướng phát triển của Scavi ........................................................................66 3.2. Định hướng xây dựng, phát triển trách nhiệm xã hội và gia tăng niềm tin, sự ho gắn kết của nhân viên..................................................................................................67 3.3 Các giải pháp chủ yếu..............................................................................................67 ại 3.3.1. Nâng cao trách nhiệm pháp lí của công ty ..........................................................68 Đ 3.3.2. Nâng cao trách nhiệm đạo đức của công ty.........................................................69 g 3.3.3. Nâng cao trách nhiệm thiện nguyện của công ty.................................................70 ̀n 3.3.4. Nâng cao trách nhiệm kinh tế của công ty ..........................................................70 ươ 3.3.5 Một số giải pháp khác...........................................................................................71 Tr PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................72 1. Kết luận ....................................................................................................................72 2. Kiến nghị ..................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - CSR: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CBCNV: Cán bộ công nhân viên uê ́ ́H tê h in ̣c K ho ại Đ ̀n g ươ Tr
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Mô hình kim tự tháp của Carroll 10 Sơ đồ 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 20 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính 32 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi 32 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân 33 uê ́ Biểu đồ 2.4. Cơ cấu mẫu theo thời gian công tác 34 ́H Bảng 2.1. Tình hình lao động của Scavi Huế 2015-2017 26 tê Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh Scavi Huế 2015-2017 28 h Bảng 2.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu in 31 ̣c K Bảng 2.4. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố CSR 35 ho Bảng 2.5. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Niềm tin vào tổ chức 36 Bảng 2.6. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Gắn kết với tổ chức 36 ại Đ Bảng 2.7. Kết quả phân tích EFA lần 1 các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin g vào tổ chức của nhân viên 37 ̀n ươ Bảng 2.8. Kết quả phân tích EFA cụ thể đối với từng nhân tố thuộc trách nhiệm Tr xã hội ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên với tổ chức 39 Bảng 2.9. Kết quả kiểm định KMO Bartlett thang đo Niềm tin củavnhân viên vào tổ chức 41 Bảng 2.10. Kết quả phân tích EFA của nhân tố Niềm tin vào tổ chức 41 Bảng 2.11. Kết quả kiểm định KMO Bartlett’s Test của thang đo Sự gắn kết của nhân viên vào tổ chức 42
  9. Bảng 2.12. Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với nhân tố Gắn kết tổ chức 43 Bảng 2.13. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của các nhân tố 44 Bảng 2.14. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố Trách nhiệm kinh tế 45 Bảng 2.15. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố Trách nhiệm pháp lý 47 Bảng 2.16. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố Trách nhiệm đạo đức 49 Bảng 2.17. Đánh giá của nhân viên về Trách nhiệm thiện nguyện 51 uê ́ Bảng 2.18. Đánh giá về niềm tin của nhân viên vào tổ chức 52 ́H Bảng 2.19. Đánh giá về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức 54 tê Bảng 2.20. Kết quả tương quan giữa Niềm tin vào tổ chức với các biến độc lập 58 h Bảng 2.22. ANOVAa Mô hình 1 in 59 ̣c K Bảng 2.23. Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy Mô hình 1 60 ho Bảng 2.24. Kiểm định đa cộng tuyến Mô hình 1 60 Bảng 2.25. Kiểm định hệ số Beta trong Mô hình 1 61 ại Đ Bảng 2.26. Kiểm định hệ số tương quan Mô hình 2 63 g Bảng 2.27. Đánh giá độ tin cậy của mô hình 2 63 ̀n ươ Bảng 2.28. ANOVAa Mô hình 2 64 Tr Bảng 2.29. Kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy Mô hình 2 64 Bảng 2.30. Kiểm định đa cộng tuyến Mô hình 2 64 Bảng 2.31. Hệ số Beta trong mô hình 2 65
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài “Bảo đảm trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi của sự phát triển bền vững mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện”- ông Florian Beranek, cố vấn trưởng kỹ thuật của Dự án Unido (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc) đã phát biểu tại buổi hội thảo “Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững” do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu tổ chức ngày 21/11/2011 (Báo điện tử Bà Rịa Vũng uê ́ Tàu, 2011). Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã trao đổi với đại biểu ́H về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên cả 3 phương diện: Kinh tế, tê môi trường và xã hội. Các chuyên gia nhấn mạnh, doanh nghiệp cần coi việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một chiến lược dài hạn, cách tiếp cận chiến lược có vai trò ngày h in càng quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời chiếm được ̣c K lòng tin và sự tôn trọng của người tiêu dùng, đối tác nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. ho Hơn 60 năm trước (1953), vấn đề “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” (Corporate Social Responsibility-CSR) được Bowen (1953) đưa ra bàn luận và sau đó trở thành ại một chủ đề nóng của các nhà kinh doanh, các nhà nghiên cứu, của cộng đồng và của Đ xã hội. Qua quá trình phát triển về khái niệm và tính ứng dụng, trách nhiệm xã hội của g doanh nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới đã không còn là một khái niệm xa lạ. ̀n Tuy nhiên ở Việt Nam, CSR chỉ phổ biến ở các năm gần đây và hầu như chỉ có các ươ doanh nghiệp lớn quan tâm và bắt đầu triển khai. Ở hầu hết các doanh nghiệp này, Tr CSR được xem như là một trong những triết lý kinh doanh cơ bản và luôn đi cùng với chiến lược phát triển, góp phần quan trọng vào sự thành công vững chắc, giúp doanh nghiệp thực hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn đi đến sự thành công và phát triển bền vững cũng không thể không đặt niềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Nyhan, 2000; Yilmaz, 2008). SVTH: Nguyễn Thái Thắng 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo Như vậy, các doanh nghiệp khi muốn thành công và phát triển bền vững thì cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội để nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh và xây dựng một hình ảnh cho công chúng cũng như danh tiếng của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần có niềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên vì nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Khi đặt những vấn đề này chung với nhau trong một mối tương quan thì trách nhiệm xã hội có thể ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên ở một mức độ nào đó. Mặc dù nhận thức về vai trò của trách nhiệm xã hội tại Việt Nam gần đây tương uê ́ đối được các doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu nhưng số lượng các nghiên cứu sâu ́H về CSR vẫn chưa được thực hiện nhiều. Đặc biệt là các nghiên cứu về mối quan hệ, sự tác động của CSR đến niềm tin, sự gắn kết, động lực làm việc của nhân viên trong lĩnh tê vực sản xuất kinh doanh. Đây chính là một trong những khoảng trống nghiên cứu của lĩnh vực CSR tại Việt Nam. h in ̣c K Là một trong những phần then chốt nằm trong khu công nghiệp Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, bắt đầu đi vào hoạt động năm 2006, Công ty Scavi Huế là điển hình ho cho một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất, là một trục công nghiệp trọng điểm cao cấp trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn Scavi, chuyên cung ại cấp dịch vụ toàn diện về trang phục lót, đồ bơi và quần áo trẻ em. Với đặc thù là doanh Đ nghiệp chuyên về may mặc nên Scavi Huế có số lượng nhân viên rất lớn. Theo thống g kê đến hết tháng 7 năm 2018, Công ty Scavi Huế đã có tổng cộng hơn 6000 thành ̀n viên, con số này đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong việc quản trị nguồn nhân ươ sự mà quan trọng nhất là làm sao để giữ chân nhân sự giỏi, thắt chặt mối quan hệ đồng Tr thời nâng cao hơn nữa sự gắn kết giữa thành viên với công ty. Trong những năm qua, Scavi Huế đã có rất nhiều chính sách thiết thực để nâng cao sự gắn kết của nhân viên với công ty, và một trong những định hướng chiến lược hàng đầu mà Scavi Huế luôn chú trọng đó là đảm bảo và hoàn thiện chính sách về trách nhiệm xã hội. Thực tế cho thấy kể từ khi quan tâm hơn đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, hình ảnh của Scavi Huế đã được cải thiện đáng kể trong mắt nhân viên, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc có xu hướng giảm nhẹ qua các năm chứng tỏ sự gắn kết của nhân viên với công ty ngày một tăng lên. Tuy nhiên, một trong những trở ngại mà Scavi Huế đang gặp phải đó là công SVTH: Nguyễn Thái Thắng 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo nhân có trình độ dưới mức phổ thông chiếm tỷ trọng khá lớn, nhận thức của họ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có phần còn hạn chế. Do đó, Scavi Huế cần phải phổ biến hơn nữa hoạt động trách nhiệm xã hội của mình để từ đó tác động đến nhận thức của công nhân viên, xây dựng niềm tin của họ vào công ty, thắt chặt hơn nữa sự gắn kết giữa hai bên, đó tất nhiên không phải là điều đơn giản. Với mục đích muốn bổ sung, cung cấp cho giới học thuật cũng như giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nói chung và Scavi Huế nói riêng kết quả thực nghiệm về mối quan hệ này để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sự gắn kết của uê ́ nhân viên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin, sự gắn kết với tổ chức của nhân viên công ty ́H Scavi Huế”. tê 2. Mục tiêu nghiên cứu h - Mục tiêu chung: in ̣c K Đánh giá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin, sự gắn kết với tổ chức của thành viên Công ty Scavi Huế. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp ho Công ty hoàn thiện trách nhiệm xã hội, nhằm tăng niềm tin, sự gắn kết cho nhân viên và góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững. ại Đ - Mục tiêu cụ thể: g + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội, niềm tin ̀n ươ và sự gắn kết với tổ chức. + Phân tích, đánh giá mối tương quan giữa trách nhiệm xã hội và niềm tin, sự gắn Tr kết với tổ chức của nhân viên Scavi Huế thông qua các nhân tố đo lường trách nhiệm xã hội như thiện nguyện, đạo đức, pháp lý, kinh tế. + Đề xuất giải pháp để hoàn thiện trách nhiệm xã hội cũng như tạo niềm tin, sự gắn kết của nhân viên với Công ty Scavi Huế trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thái Thắng 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo - Đối tượng nghiên cứu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của nó đến niềm tin, sự gắn kết của các thành viên trong Scavi Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Công ty Scavi Huế. + Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015-2017, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 20/10/2018 đến 10/12/2018, giải pháp đề xuất đến năm 2025. uê ́ 4. Phương pháp nghiên cứu ́H 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu tê Nghiên cứu thực hiện thông qua hai bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. h 4.1.1 Nghiên cứu định tính in ̣c K Trong phạm vi nghiên cứu này, kỹ thuật nghiên cứu định tính được thực hiện là phỏng vấn tay đôi với quy mô mẫu là 3 nhân viên Scavi Huế có thâm niên làm việc tại ho công ty trên 5 năm để đánh giá sơ bộ về thang đo, góp ý và điều chỉnh thang đo, thiết ại lập bảng hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức sao cho các biến quan sát dễ hiểu, Đ phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp. g 4.1.2 Nghiên cứu định lượng ̀n ươ 4.1.2.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp Tr Dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập từ các nguồn khác nhau phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, bao gồm các nguồn như: - Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước. - Các đề tài khoa học có liên quan. - Giáo trình tham khảo. - Các trang web chuyên ngành, tạp chí khoa học,… SVTH: Nguyễn Thái Thắng 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo - Báo cáo số liệu thường niên, các tài liệu được cung cấp bởi các phòng ban của công ty Scavi Huế (bao gồm phòng hành chính-kế toán và bộ phận nhân sự). 4.1.2.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi với số lượng người tham gia nhiều (mẫu được chọn). Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các nhân viên Scavi Huế, những người chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động CSR của Scavi Huế. Từ cơ uê ́ sở lý thuyết đã tổng hợp, các biến quan sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 ́H điểm (từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý). Nội dung các biến quan sát trong hoạt động CSR được hiểu chỉnh cho phù hợp với đặc thù tại Công ty tê Scavi Huế. h in 4.1.2.3 Xác định cỡ mẫu và cách thức thu thập số liệu ̣c K Dựa theo nghiên cứu của Hair,Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến ho quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (Comrey, 1973; Roger, 2006). Theo đó, cỡ mẫu là n=5*m, với m là số biến ại quan sát của đề tài. Như vậy, đề tài sẽ chọn mẫu theo tỉ lệ 1:5, với bảng hỏi có 26 biến Đ quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 130. Tuy nhiên để đảm bảo thêm tính chính xác g cũng như đề phòng trường hợp có xuất hiện phiếu khảo sát không hợp lệ thì trong ̀n nghiên cứu này sẽ sử dụng cỡ mẫu là 150, đồng thời sẽ phân bổ lấy mẫu dựa trên tỉ lệ ươ nhân viên trong tương quan giữa các bộ phận để có cái nhìn tổng quát hơn. Tr Phương pháp thu thập số liệu được tiến hành bằng cách phát bảng hỏi điều tra chọn mẫu có chọn lọc nhằm thu được nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Cụ thể: - 50 phiếu được phát cho bộ phận gián tiếp bao gồm các nhân viên làm việc ở bộ phận thương mại, kế hoạch chiến lược, nhân sự,... - 50 phiếu được phát cho nhân viên ở các bộ phận khác nhau như bảo vệ, lễ tân, y tế, kỹ thuật, IT, kho cùng một số chuyền trưởng. SVTH: Nguyễn Thái Thắng 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo - 50 phiếu còn lại được phát ngẫu nhiên trên xe buýt đưa đón công nhân viên, đây là khoảng thời gian tốt nhất mà công nhân có thể thực hiện việc khảo sát bởi vì khi tới công ty họ phải làm việc liên tục để đạt được năng suất. 4.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 được tiến hành theo quy trình dưới đây: uê ́ 1. Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS. ́H 2. Nhập dữ liệu lần 1 trên phần mềm SPSS, sau đó kiểm tra lại lần 2. tê 3. Tiến hành các bước xử lý và phân tích số liệu. h Dữ liệu được xử lý qua các bước sau: in ̣c K - Làm sạch dữ liệu ho - Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát để đánh giá độ tin cậy của thang đo: Thang đo có độ tin cậy khi đáng kể khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn ại 0,6. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến điểm trung bình Đ của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương g quan của các biến với các biến khác trong thang đo càng cao. Theo Nunally & ̀n Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là ươ biến rác và bị loại ra khỏi mô hình. Tr - Phân tích nhân tố khám phá EFA: Là kĩ thuật được dùng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 và giá trị SVTH: Nguyễn Thái Thắng 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo Sig. nhỏ hơn 0.05 thì phân tích này mới thích hợp. Ngược lại, nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Có hai cách để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA: Một là nhân tố được xác định từ trước dựa vào ý đồ của nhà nghiên cứu và kết quả của các cuộc nghiên cứu trước. Nhà nghiên cứu xác định số nhân tố ở ô Number of factors. Hai là phân tích nhân tố với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là chỉ những nhân tố được trích ra có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. uê ́ - Phân tích hồi quy đa biến. ́H Y1 = B01 + B11 *X11 + B21 *X21 + B31 *X31 +…+ Bi1 *Xi1 tê Trong đó: h Y1 : Biến phụ thuộc in Xi1: Các biến độc lập ̣c K B01: Hằng số ho Bi1: Các hệ số hồi quy (i>0) ại Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), hệ số Tolerance lớn hơn Đ 0.1 và VIF nhỏ hơn 5 thì ít xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Mức độ phù hợp của mô g hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R điều chỉnh. ̀n ươ Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tr Cặp giả thiết: H0: Không có mối quan hệ nào giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. H1: Tồn tại mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Mức ý nghĩa kiểm định là α = 5%. Nguyên tắc chấp nhận giả thiết: SVTH: Nguyễn Thái Thắng 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo Nếu Sig. < 0.05: Bác bỏ giả thiết H0 Nếu Sig. > 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 Để kiểm tra tự tương quan của mô hình, ta tiến hành đánh giá giá trị D có được: 0
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo Chương 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và niềm tin, sự gắn kết với tổ chức của nhân viên với Công ty Scavi Huế. Chương 3: Định hướng, giải pháp giúp nâng cao niềm tin, sự gắn kết của nhân viên đối với Công ty Scavi Huế thông qua trách nhiệm xã hội. Phần III: Kết luận và kiến nghị. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU uê ́ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, NIỀM TIN VÀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC ́H 1.1 Cơ sở lý luận tê 1.1.1 Lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp h in 1.1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ̣c K Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) đang trở thành mối quan tâm của quốc tế, của mọi quốc gia, nói cách khác là sự quan tâm của ho thời đại. Ngày 31/1/1999 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi lãnh đạo các doanh nghiệp bàn về một công ước quốc tế có sứ ại mạng tập hợp các doanh nghiệp, các cơ quan công quyền, các tổ chức dân sự thông Đ qua những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định xã hội. Ngày g nay hàng vạn doanh nghiệp ở khắp các vùng trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế ̀n ươ về lao động, xã hội dân sự đã tham gia vào những công ước quốc tế nhằm phát triển các nguyên tắc liên quan đến quyền con người, lao động việc làm, môi trường, chống Tr tham nhũng. Dựa vào những hành động tập thể, các công ước quốc tế gắn kết việc vận động trách nhiệm dân sự của các doanh nghiệp trên thế giới tham gia vào tìm kiếm những phương pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra cho toàn cầu. Hiện nay có nhiều quan điểm về CSR, phụ thuộc vào đặc thù của mỗi loại hình doanh nghiệp hay cách nhìn nhận, đánh giá, tầm nhìn chiến lược của mỗi nhà quản trị. Tuy nhiên, nhìn chung thì đến nay có thể hệ thống lại một số quan điểm về CSR nổi bật sau đây: SVTH: Nguyễn Thái Thắng 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững đã đưa ra một định nghĩa về CSR, định nghĩa này được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. Đó là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm…” (World Business Council for Sustainable Development, 1982). Theo Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới: CSR là “Sự cam uê ́ kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những ́H hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng tê như phát triển chung của xã hội” (World Bank Group, 1984). h in Hay “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về ̣c K kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie.B Carroll, 1979). ho 1.1.1.2 Các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ại Carroll (1999) đã đưa ra mô hình kim tự tháp gồm 4 thành phần: Trách nhiệm kinh Đ tế (Economic Responsibilities); Trách nhiệm pháp lý (Legal Responsibility), Trách nhiệm đạo đức (Ethical Responsibilities) và Trách nhiệm từ thiện (Philanthropic ̀n g Responsibilities). ươ Tr SVTH: Nguyễn Thái Thắng 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thảo Hình 1.1 Mô hình kim tự tháp của Carroll a) Trách nhiệm kinh tế (Economic Responsibilities) Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội phát triển chuyên môn, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp những hàng hóa và dịch vụ chất lượng, đảm bảo về giá cả, thông tin, phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Tối đa uê ́ hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết trong CSR bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh ́H nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì vậy, chức tê năng kinh doanh luôn phải đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên h ý thức và trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. b) Trách nhiệm pháp lý in ̣c K Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải thực hiện ho đầy đủ những quy định về pháp lý do luật nhà nước quy định đối với các bên liên quan. Trách nhiệm pháp lý chính là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và ại xã hội, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công Đ bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR. ̀n g Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi ươ được chấp nhận. Với nhân viên, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp bao gồm cung cấp một môi trường lao động an toàn theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo bình Tr đẳng cho mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển, không hối lộ, không tham nhũng, mua chức quyền,… Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Trách nhiệm pháp lý bao gồm năm khía cạnh: + Điều tiết cạnh tranh. + Bảo vệ người tiêu dùng. + Bảo vệ môi trường. SVTH: Nguyễn Thái Thắng 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2