intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công nhân lao động Công ty Cổ phần Da giày Huế

Chia sẻ: Mucnang000 Mucnang000 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định, phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc của công nhân lao động tại công ty. Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân lao động tại Công ty Cổ phần Da giày Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của công nhân lao động Công ty Cổ phần Da giày Huế trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công nhân lao động Công ty Cổ phần Da giày Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ ế TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Hu KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH tế inh cK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP họ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG ại CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIÀY HUẾ gĐ ờn HOÀNG PHƯƠNG THẢO Trư Khóa học 2015 - 2019
  2. ế ĐẠI HỌC HUẾ Hu TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH tế inh cK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP họ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC ại LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIÀY HUẾ gĐ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ờn ThS. Nguyễn Ánh Dương Hoàng Phương Thảo Lớp: K49B – QTKD MSV: 15K4021158 Trư Huế, tháng 5 năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương LỜI CAM ĐOAN ế Hu Tôi xin cam đoan bản khóa luận tốt nghiệp có đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công nhân lao động Công ty Cổ phần Da giày Huế” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu phân tích trong khóa luận tốt nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết tế quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. inh Sinh viên thực hiện: cK Hoàng Phương Thảo họ ại gĐ ờn Trư SVTH: Hoàng Phương Thảo i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương LỜI CẢM ƠN ế Hu Với tình cảm chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn tế thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ inh lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Ánh Dương - người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban và các tổ công nhân của cK Công ty Cổ phần Da giày Huế đã tạo điều kiện và rất tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và đóng góp cho em những ý kiến quý báu để hoàn thành khóa luận. họ Do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự ại nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Anh, Chị trong Công ty Cổ phần Da Giày Huế luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc. gĐ Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập ờn Hoàng Phương Thảo Trư ii SVTH: Hoàng Phương Thảo ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương MỤC LỤC ế LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i Hu LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................ viii tế PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1 inh 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2 cK 3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 4.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................3 4.2 Phương pháp .............................................................................................................3 họ 4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................................4 4.4 Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu .....................................5 4.4.1 Phương pháp chọn mẫu ..........................................................................................5 ại 4.4.2 Phương pháp phân tích, xử lí số liệu ......................................................................6 5. Kết cấu đề tài .............................................................................................................10 gĐ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................11 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................................11 ờn 1.1.1 Lý luận chung về động lực làm việc và các vấn đề liên quan..............................11 1.1.1.1 Khái niệm động lực và tạo động lực .................................................................11 1.1.1.2 Sự cần thiết phải tạo động lực cho công nhân lao động....................................13 Trư 1.1.1.3 Lợi ích của việc tạo động lực làm việc .............................................................14 1.1.1.3.1 Đối với công nhân lao động............................................................................14 1.1.1.3.2 Đối với tổ chức ...............................................................................................14 SVTH: Hoàng Phương Thảo iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương 1.1.1.3.3 Đối với xã hội .................................................................................................15 ế 1.1.2 Một số học thuyết tạo động lực ............................................................................15 1.1.2.1 Học thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow (1943) ..............................15 Hu 1.1.2.2 Học thuyết Hai yếu tố của Fredeic Herzberg (1959).........................................16 1.1.2.3 Học thuyết tăng cường tích cực của Burrhus Frederic Skinner ........................17 1.1.2.4 Học thuyết kì vọng của Victor Vroom (1964) ..................................................18 tế 1.1.2.5 Học thuyết công bằng của J.Stacy Adam (1963) ..............................................18 1.1.3 Phân tích các yếu tố tạo động lực làm việc cho công nhân lao động...................19 1.1.3.1 Các yếu tố thuộc về bản thân công nhân lao động ............................................19 inh 1.1.3.2 Các yếu tố thuộc về tổ chức lao động................................................................20 1.1.3.2.1 Chính sách của tổ chức...................................................................................20 1.1.3.2.2 Môi trường làm việc .......................................................................................22 cK 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................24 1.2.1 Một số mô hình nghiên cứu liên quan .................................................................24 1.2.2 Thực tiễn công tác tạo động lực ở Việt Nam .......................................................26 họ 1.2.3 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Thừa Thiên Huế ............................27 1.2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................28 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM ại VIỆC CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIÀY HUẾ 31 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Da giày Huế..........................................................31 gĐ 2.1.1 Giới thiệu về công ty ............................................................................................31 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển........................................................................31 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, phương châm, triết lý của Công ty Cổ phần Da giày Huế ........................................................................................................................32 ờn 2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ........................................................................33 2.1.5 Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Da giày Huế giai đoạn 2016 – 2018 ...............34 2.1.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh........................................................................34 Trư 2.1.5.2 Tình hình lao động.............................................................................................36 2.2 Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho công nhân tại công ty..........................38 2.2.1 Chính sách của công ty.........................................................................................38 SVTH: Hoàng Phương Thảo iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương 2.2.1.1 Chính sách tiền lương........................................................................................38 ế 2.2.1.2 Chính sách tiền thưởng......................................................................................39 2.2.1.3 Phúc lợi..............................................................................................................40 Hu 2.2.1.4 Chính sách đào tạo và phát triển.......................................................................41 2.2.2 Môi trường làm việc .............................................................................................42 2.2.2.1 Điều kiện làm việc.............................................................................................42 tế 2.2.2.2 Công việc...........................................................................................................42 2.2.2.3 Quan hệ đồng nghiệp.........................................................................................42 2.2.2.4 Phong cách của người lãnh đạo .........................................................................42 inh 2.3 Kết quả nghiên cứu.................................................................................................43 2.3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..........................................................................43 2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo.......................................................................45 cK 2.3.3 Xác định các nhân tố tác động đến động lực làm việc bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................................................47 2.3.4 Xác định mức ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến động lực làm việc của họ công nhân lao động bằng phương pháp hồi quy tương quan ........................................52 2.3.4.1 Xây dựng mô hình hồi quy................................................................................52 2.3.4.2 Kiểm định hệ số tương quan.............................................................................53 ại 2.3.4.3 Kiểm định mô hình ...........................................................................................54 2.3.4.4 Kết quả phân tích hệ quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố.....57 gĐ 2.3.5 Đánh giá của công nhân lao động về các yếu tố tạo động lực làm việc tại Công ty Cổ phần Da giày Huế ....................................................................................................60 2.3.5.1 Đánh giá của công nhân về Phong cách lãnh đạo .............................................60 2.3.5.2 Đánh giá của công nhân lao động về Quan hệ đồng nghiệp .............................61 ờn 2.3.5.3 Đánh giá của công nhân lao động về Lương, thưởng và phúc lợi.....................62 2.3.5.4 Đánh giá của công nhân lao động về Chính sách đào tạo và phát triển ............63 2.3.5.5 Đánh giá của công nhân lao động về Điều kiện làm việc .................................65 Trư 2.3.5.6 Đánh giá của công nhân lao động về Công việc ...............................................66 2.3.5.7 Đánh giá của công nhân lao động về Động lực chung ......................................67 SVTH: Hoàng Phương Thảo v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương 2.3.6 Phân tích kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc của công nhân lao động ế Công ty Cổ phần Da giày Huế theo đặc điểm cá nhân..................................................68 2.3.6.1 Kiểm định Independent-Sample T Test về sự khác biệt trong đánh giá của công Hu nhân lao động về động lực làm việc theo Giới tính ......................................................68 2.3.6.2 Kiểm định One-Way Anova về sự khác biệt trong mức độ đánh giá của công nhân lao động về động lực làm việc theo các đặc điểm cá nhân khác ..........................69 tế 2.4 Đánh giá chung về động lực làm việc của công nhân lao động tại Công ty Cổ phần Da giày Huế ...................................................................................................................71 2.4.1 Kết quả..................................................................................................................71 inh 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................................71 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIÀY HUẾ ..................74 cK 3.1 Định hướng hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân lao động tại Công ty Cổ phần Da giày Huế (đến năm 2025) ............................................................74 3.1.1 Những định hướng chung của Công ty Cổ phần Da giày Huế.............................74 họ 3.1.2 Định hướng về vấn đề tạo động lực cho công nhân lao động tại Công ty Cổ phần Da giày Huế ...................................................................................................................74 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân lao động tại Công ty Cổ phần Da giày Huế.......................................................................................75 ại 3.2.1 Giải pháp về Lương, thưởng và phúc lợi..............................................................75 3.2.2 Giải pháp về Quan hệ đồng nghiệp ......................................................................76 gĐ 3.2.3 Giải pháp về Phong cách lãnh đạo .......................................................................76 3.2.4 Giải pháp về Chính sách đào tạo và phát triển .....................................................77 3.2.5 Giải pháp về Điều kiện làm việc ..........................................................................77 ờn 3.2.6 Giải pháp về Công việc ........................................................................................78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................79 1. Kết luận......................................................................................................................79 Trư 2. Kiến nghị ...................................................................................................................80 2.1 Đối với các cơ quan quản lí nhà nước ....................................................................80 2.2 Đối với Công ty Cổ phần Da giày Huế...................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81 SVTH: Hoàng Phương Thảo vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ế Hình 1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................................3 Hu Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu của Abby M.Brooks ......................................................25 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................28 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Da giày Huế........................................33 tế Hình 2.2 Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa .........................................55 Hình 2.3 Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu ..........................................................59 inh cK họ ại gĐ ờn Trư SVTH: Hoàng Phương Thảo vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ế Hu Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2018 ..35 Bảng 2.2 Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2016 - 2018.................................37 Bảng 2.3 Mẫu điều tra phân theo giới tính ....................................................................43 Bảng 2.4 Mẫu điều tra theo độ tuổi ...............................................................................43 tế Bảng 2.5 Mẫu điều tra phân theo trình độ học vấn .......................................................44 Bảng 2.6 Mẫu điều tra phân theo thâm niên làm việc ...................................................44 Bảng 2.7 Mẫu điều tra theo thu nhập hàng tháng..........................................................45 inh Bảng 2.8 Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm yếu tố ..............................................45 Bảng 2.9 Kiểm định hệ số KMO cho các biến độc lập .................................................47 Bảng 2.10 Ma trận xoay nhân tố ...................................................................................48 cK Bảng 2.11 Các nhân tố sau phép xoay nhân tố..............................................................50 Bảng 2.12 Kiểm định hệ số KMO cho biến phụ thuộc .................................................51 Bảng 2.13 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ..........................................................51 họ Bảng 2.14 Phân tích tương quan Pearson......................................................................53 Bảng 2.15 Tóm tắt mô hình ...........................................................................................54 Bảng 2.16 Phân tích ANOVA về sự phù hợp của mô hình hồi quy..............................54 ại Bảng 2.17 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...........................................................56 Bảng 2.18 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter ..............................................57 gĐ Bảng 2.19 Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của công nhân lao động về Phong cách lãnh đạo ........................................................................................60 Bảng 2.20 Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của công nhân lao động về Quan hệ đồng nghiệp .......................................................................................61 ờn Bảng 2.21 Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của công nhân lao động về Lương, thưởng và phúc lợi ..............................................................................62 Trư Bảng 2.22 Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của công nhân lao động về Chính sách đào tạo và phát triển......................................................................63 Bảng 2.23 Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của công nhân lao động về Điều kiện làm việc ...........................................................................................65 SVTH: Hoàng Phương Thảo viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Bảng 2.24 Kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của công nhân lao động về ế Công việc .......................................................................................................................66 Bảng 2.25 Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của công nhân lao Hu động về Động lực chung................................................................................................67 Bảng 2.26 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của công nhân lao động về động lực làm việc theo Giới tính ...................................................................................69 tế Bảng 2.27 Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất ....................................................69 Bảng 2.28 Kết quả kiểm định ANOVA tổng hợp .........................................................70 inh cK họ ại gĐ ờn Trư SVTH: Hoàng Phương Thảo ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ế 1 Lí do chọn đề tài Hu Trong nền kinh tế phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa đã dần trở thành một yếu tố tất yếu, mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh tế nghiệp, các công ty ngày càng gay gắt. Một công ty có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng, vận tải tốt nhưng thiếu lực lượng lao động làm việc có hiệu quả thì khó có thể tồn tại lâu dài và tạo được lợi thế cạnh tranh. inh Khi mà việc tiếp cận các tiến bộ khoa học - công nghệ không còn quá khó khăn, doanh nghiệp nào muốn giữ vị thế chủ động trong cạnh tranh thì nhất thiết phải thu hút và duy trì được nhân sự có trình độ cao, nắm được tri thức và biết sáng tạo trong công việc. cK Tình hình đó dẫn tới cuộc chiến “giành giật” nhân sự giỏi, lao động tay nghề cao giữa các doanh nghiệp, đây là cơ sở phát sinh sự chuyển dịch lao động ở các doanh nghiệp trong nước. Như vậy, ngoài việc tuyển mộ, tuyển dụng nguồn nhân lực có trình họ độ tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần phải biết cách làm thế nào để làm hài lòng công nhân lao động. Và một khi người công nhân cảm thấy hài lòng thì họ sẽ gắn bó với công ty hơn. Mặt khác, duy trì và nâng cao ại động lực làm việc của công nhân lao động sẽ tăng năng suất lao động, thái độ và tinh thần làm việc. gĐ Làm thế nào để khai thác tốt nguồn lực ấy để phục vụ phát triển công ty là một vấn đề lớn đặt ra cho các nhà quản trị. Để quản lí có hiệu quả nguồn nhân lực thì đầu tiên phải hiểu rõ về con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người. Vậy làm ờn thế nào để xây dựng được đội ngũ công nhân lao động ổn định cho công ty mình? Những yếu tố nào tạo động lực làm việc cho người công nhân? Làm thế nào để người công nhân giảm cảm giác nhàm chán, luôn nhiệt tình và hăng hái với công việc? Đây Trư là điều mà nhà quản trị luôn phải quan tâm và trăn trở. Việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến động lực làm việc của công nhân lao động có ý nghĩa quan trọng vì đây là cơ sở để cho các nhà quản lí khơi dậy SVTH: Hoàng Phương Thảo 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương động lực làm việc cho người công nhân, duy trì động lực này và giữ chân những cá ế nhân tài năng. Qua quá trình làm việc thực tế tại Công ty Cổ phần Da giày Huế, nghiên cứu hoạt Hu động quản trị nhân lực của công ty tôi nhận thấy các chính sách tạo động lực làm việc cho công nhân lao động vẫn còn chưa thực sự phù hợp. Tất cả nhu cầu của công nhân vẫn chưa được tìm hiểu và đáp ứng đầy đủ, chưa tạo được sự thỏa mãn với công việc. tế Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công nhân lao động Công ty Cổ phần Da giày Huế” làm đề tài nghiên cứu. inh 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công nhân lao động cK Công ty Cổ phần Da giày Huế. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lí luận và thực tiễn về động lực làm việc của người lao họ động nói chung và công nhân lao động nói riêng. - Xác định, phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc của công nhân lao động tại công ty. ại - Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân lao động tại Công ty Cổ phần Da giày Huế. gĐ - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của công nhân lao động Công ty Cổ phần Da giày Huế trong thời gian tới. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu ờn Động lực làm việc của công nhân lao động (chủ yếu là công nhân gia công) tại Công ty Cổ phần Da giày Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trư  Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Da giày Huế.  Phạm vi thời gian: SVTH: Hoàng Phương Thảo 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương - Dựa trên số liệu năm: 2016 - 2018. ế - Các kết quả điều tra, khảo sát được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 31/12/2018 đến ngày 21/04/2019. Hu - Các giải pháp đề xuất cho đến năm 2025. 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quy trình nghiên cứu tế Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lí thuyết Mô hình đề xuất Mô hình và inh cK Điều chỉnh Nghiên cứu sơ bộ thang đo họ Nghiên cứu chính thức ại Kiểm định thang đo gĐ Kiểm tra mô hình Tổng kết kết quả Kiểm tra lí thuyết Đưa ra đề xuất, giải pháp ờn Hình 1 Quy trình nghiên cứu 4.2 Phương pháp Trư Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. SVTH: Hoàng Phương Thảo 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương  Nghiên cứu định tính: Nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan ế sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Thông tin cần thu thập ở dạng định tính không thể đo lường, lượng hóa bằng các con số cụ thể và trả lời cho các câu hỏi: Hu Thế nào?, Tại sao?, Cái gì?. Các kỹ thuật được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu định tính: - Nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các sách báo, thư viện điện tử, các nghiên cứu tế liên quan đã được thực hiện ở Việt Nam và nước ngoài. Các nghiên cứu có thể có nội dung tương tự hoặc nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến sự hài lòng của công nhân lao động,… Từ đây xây dựng cơ sở lý thuyết và các câu hỏi khảo sát phục vụ cho inh nghiên cứu. - Quan sát: Thực hiện phương pháp quan sát phi cấu trúc, ghi chép lại những hành vi, biểu hiện liên quan đến nội dung nghiên cứu từ phía các công nhân lao động cK của công ty. - Phỏng vấn sâu: Kết hợp với nội dung được chuẩn bị trước, đưa ra các câu hỏi để lấy ý kiến một số công nhân lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần Da giày họ Huế nhằm điều tra về các yếu tố tác động đến động lực làm việc của họ. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. ại  Nghiên cứu định lượng: Tiến hành nghiên cứu nhằm thu thập thông tin ở dạng định lượng, có thể lượng hóa được thành con số cụ thể, phục vụ cho đo lường và gĐ phân tích các khái niệm nghiên cứu. Thông tin trả lời cho câu hỏi: Bao nhiêu? Kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này là điều tra cá nhân bằng bảng hỏi. - Tiến hành phát bảng hỏi cho các công nhân đang làm việc tại Công ty Cổ phần Da giày Huế nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về mức độ đồng ý đối với các yếu ờn tố tạo động lực trong công việc được đưa ra trong bảng hỏi. - Kết quả nghiên cứu phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu Trư Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn chính là nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp.  Dữ liệu thứ cấp SVTH: Hoàng Phương Thảo 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương  Những dữ liệu thứ cấp cần thu thập bao gồm các số liệu, thông tin liên quan ế đến Công ty Cổ phần Da giày Huế như doanh thu, số lượng lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất hạ tầng, cơ cấu tổ chức quản lí, các chính Hu sách tiền lương, phúc lợi,… trong những năm gần đây.  Sử dụng các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các giáo trình, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố. Ngoài ra, còn thu thập được rất tế nhiều thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu từ Internet, tuy nhiên chỉ sử dụng với mục đích tham khảo vì độ tin cậy không cao.  Dữ liệu sơ cấp inh Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua bảng câu hỏi. Dữ liệu sơ cấp cần thu thập bao gồm:  Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công nhân lao động tại công ty. cK  Mức độ tác động của các yếu tố tạo động lực làm việc của công nhân lao động tại công ty. Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần: họ  Phần 1: Mã số phiếu và lời giới thiệu.  Phần 2: Nội dung điều tra.  Phần 3: Thông tin cá nhân của công nhân lao động. ại Tất cả các biến quan sát trong các yếu tố tạo động lực làm việc cho công nhân đều được sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (1) là hoàn toàn không đồng ý đến (5) là hoàn gĐ toàn đồng ý. Ngoài ra bảng hỏi còn có sử dụng thang đo định danh, thứ bậc. 4.4 Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu 4.4.1 Phương pháp chọn mẫu  Kích thước mẫu: ờn - Dựa theo nghiên cứu của Hair  ctg (1998), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố: Trư n= 5*m Trong đó: n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu SVTH: Hoàng Phương Thảo 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương m: Tổng số biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu ế - Đối với phân tích hồi quy đa biến (Green, 1991), cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức: Hu n = 50 + 8*m Trong đó: n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu tế m: Số lượng biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu Đề tài có sử dụng cả hai phương pháp Phân tích nhân tố khám phá và Phân tích hồi quy đa biến, với tổng số biến quan sát bằng 30, số biến độc lập bằng 6, khi đó ta có: inh n = 5*30 =150 n = 50 + 8*6 = 98 Kết hợp hai phương phápp, ta được n = 150 thỏa mãn hai điều kiện trên, với cK độ tin cậy 95% và sai số cho phép là 5%.  Để hạn chế các rủi ro trong quá trình điều tra, tác giả tiến hành khảo sát 170 đối tượng. họ  Phương pháp chọn mẫu: Do động lực làm việc của lao động trực tiếp khác với lao động gián tiếp. Vì vậy, để đảm bảo tính tin cậy, đem lại kết quả nghiên cứu có độ chính xác cao, tác giả chỉ ại tiến hành điều tra khảo sát lực lượng công nhân lao động trực tiếp tại công ty. - Đề tài khảo sát công nhân lao động tại Công ty Cổ phần Da giày Huế. Tiếp cận gĐ và phát phiếu khảo sát cho công nhân lao động trong khoảng 15 phút đến 20 phút sau giờ ăn trưa. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để khảo sát công nhân lao động. - Việc phát phiếu khảo sát tiến hành trong vòng 10 ngày, đảm bảo đủ số lượng ờn mẫu khảo sát cần thiết. 4.4.2 Phương pháp phân tích, xử lí số liệu Trư Với tập dữ liệu sơ cấp thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu, ta tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 với các phương pháp sau: SVTH: Hoàng Phương Thảo 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương  Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics) ế Sử dụng biểu đồ để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra. Sử dụng thống kê và mô tả nghiên cứu theo các chỉ tiêu khác nhau nhằm cho thấy đặc điểm Hu của mẫu điều tra về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên làm việc, thu nhập hàng tháng.  Phân tích độ tin cậy (Hệ số Cronbach’s Alpha) tế Để xem xét kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Theo nhiều nhà nghiên cứu (Sekaren, 1992; Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) thì: 0,8 < = Cronbach’s Alpha < = 1: Thang đo tốt inh 0,7 < = Cronbach’s Alpha < = 0,8: Thang đo có thể sử dụng được 0,6 < = Cronbach’s Alpha < = 0,7: Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cK cứu. Trong nghiên cứu này Cronbach’s Alpha được chọn để chấp nhận độ tin cậy các thang đo lường là phải lớn hơn 0,6 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).  Phân tích nhân tố khám phá EFA họ Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) nhằm rút gọn một tập k biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập F (F < k) gồm ít các nhân tố hơn nhưng vẫn chứa đựng được hầu hết các nội dung của tập biến ban đầu. Cơ sở của ại việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). gĐ Theo Hair & ctg (1998), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:  Factor loading > 0,3 được xem là mức đạt tối thiểu.  Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng. ờn  Factor loading > = 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg cũng khuyên rằng, nếu chọn tiêu chí Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn Factor loading > 0,55; nếu cỡ Trư mẫu khoảng 50 thì thì Factor loading > 0,75. Dữ liệu dùng để phân tích nhân tố khám phá phải thỏa mãn các điều kiện sau: SVTH: Hoàng Phương Thảo 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương - Thứ nhất, hệ số tải nhân tố Factor loading lớn hơn 0,5. Nếu biến quan sát nào ế có hệ số tải nhân tố bé hơn 0,5 sẽ bị loại (Tabachnick & Fidell, 1989). - Thứ hai, hệ số KMO (Kaiser–Meyer-Olkin) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và bé hơn Hu hoặc bằng 1. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. - Thứ ba, đại lượng Barlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng tế để xem xét giả thuyết các biến có tương quan trong tổng thể. Nếu Sig. kiểm định này < = 0,05 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết quả phân tích EFA. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). inh - Thứ tư, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% và giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1988).  Phân tích hồi quy tương quan cK Hồi quy tương quan được xây dựng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp. Mô hình hồi quy tổng quát được viết như sau: họ Y = β0 + β1X1 + β2 X2 + β3X3 + … + βiXi + ei Trong đó: Y: Động lực làm việc của công nhân trong công ty ại Xi: Các biến độc lập βi: Các hệ số hồi quy ứng với các biến độc lập Xi gĐ β0: Hằng số ei: Các yếu tố khác ngoài các biến độc lập - Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2 điều chỉnh. Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy ờn tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. - Cặp giả thuyết nghiên cứu: H0: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Trư H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc - Độ tin cậy: 95%. - Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: SVTH: Hoàng Phương Thảo 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Nếu Sig. < = 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 ế Nếu Sig. > 0,05: Chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0  Kiểm định giá trị trung bình tổng thể One-Sample T Test Hu Kiểm định cho tất cả các phần tử của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc. - Giả thuyết kiểm định: H0: Giá trị trung bình của tổng thể bằng giá trị kiểm định tế H1: Giá trị trung bình của tổng thể khác giá trị kiểm định - Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: Nếu Sig. < = 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 inh Nếu Sig. > 0,05: Chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0  Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm nhân tố: Independent-Sample T Test và One-Way ANOVA cK Kiểm định Independent-Sample T Test: Áp dụng đối với trường hợp biến định tính có hai giá trị. Nếu Sig. Levene’s Test < 0,05 thì phương sai của hai nhóm là khác nhau, sử họ dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances not assumed. - Giá trị Sig. t-test < = 0,05 chúng ta kết luận: Có sự khác biệt về mức độ đánh giá của hai nhóm đối với biến phụ thuộc. ại - Giá trị Sig. t-test > 0,05 chúng ta kết luận: Không có sự khác biệt về mức độ đánh giá của hai nhóm đối với biến phụ thuộc. gĐ Nếu Sig. Levene’s Test > = 0,05 thì phương sai của hai nhóm là bằng nhau, sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances assumed: - Giá trị Sig. t-test < = 0,05 chúng ta kết luận: Có sự khác biệt về mức độ đánh giá của hai nhóm đối với biến phụ thuộc. ờn - Giá trị Sig. t-test > 0,05 chúng ta kết luận: Không có sự khác biệt về mức độ đánh giá của hai nhóm đối với biến phụ thuộc.  Kiểm định One-Way ANOVA: Áp dụng đối với biến định tính có nhiều hơn Trư hai giá trị. Kết quả kiểm định gồm 2 phần: SVTH: Hoàng Phương Thảo 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2