intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế

Chia sẻ: Elysale25 Elysale25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

45
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài này là trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế để thấy rõ những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL của công ty

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ LÊ THỊ THÚY DIỄM Niên khóa: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thúy Diễm PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Lớp: K49B-QTKD Niên khóa: 2015-2019 Huế, tháng 1 năm 2018
  3. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến quý thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn, là người đã tận tình hướng dẫn cho em những hướng đi thích hợp và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý công ty cổ phần Dệt May Huế đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt, em xin cảm ơn chị Nguyễn Hồng Liên-Trưởng phòng Kế Hoạch-Xuất Nhập Khẩu May, anh Phạm Hồng Sơn, chị Nguyễn Thị Thúy Phó phòng Kế Hoạch-Xuất Nhập Khẩu May và các anh chị của Phòng Kế Hoạch-Xuất Nhập Khẩu May đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, phỏng vấn và thu thập số liệu, đồng thời luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em rất nhiều trong lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế... Do thời gian nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý công ty, quý thầy cô giáo và tất cả các bạn đóng góp những ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 1 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thúy Diễm
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. i MỤC LỤC .......................................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ.....................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC ĐỒ THỊ ....................................................................................................ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1 Mục tiêu tổng quát.....................................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2 3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................................3 4.2 Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................................3 5. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................4 6. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU .........................................................................................5 1. Lý thuyết về nguyên vật liệu .......................................................................................5 1.1 Khái niệm nguyên vật liệu.........................................................................................5 1.2 Phân loại nguyên vật liệu ..........................................................................................5 1.3 Vai trò của nguyên vật liệu........................................................................................6 1.4 Đặc điểm của nguyên vật liệu ...................................................................................7 ii SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 1.5 Lựa chọn, đảm bảo và tận dụng nguyên vật liệu.......................................................7 2. Lý thuyết quản trị cung ứng nguyên vật liệu...............................................................8 2.1 Khái niệm quản trị cung ứng nguyên vật liệu ...........................................................8 2.2 Vai trò quản trị cung ứng nguyên vật liệu .................................................................8 2.3. Nhiệm vụ của quản trị cung ứng nguyên vật liệu.....................................................9 2.4 Nội dung quản trị cung ứng nguyên vật liệu .............................................................9 2.4.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ......................................................9 2.4.2. Lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu ..............................................................11 2.4.3 Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu..........................................13 2.4.4 Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu ........................................................................14 2.4.5 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu .......................................................................19 2.4.6 Tổ chức quản lý kho nguyên vật liệu ...................................................................20 2.4.7 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu.........................................................................20 2.4.8 Thanh quyết toán nguyên vật liệu ........................................................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. ....23 1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế............................................................23 1.1 Giới thiệu chung về công ty ....................................................................................23 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...........................................................24 1.3 Các thành tích đạt được ...........................................................................................25 1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty...........................................................................27 1.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty .......................................................................28 1.6 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty.......................................................29 1.7 Tình hình nhân sự của công ty giai đoạn 2015-2017 ..............................................33 1.8 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ..........................................................37 2. Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế.........................................................................................................41 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế ..........................................................................41 2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty .......................................................41 iii SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu hàng may mặc của công ty .........................................47 2.1.3 Đặc điểm thị trường nguyên vật liệu hàng may mặc............................................51 2.2 Phần mềm BRAVO (ERP-VN) ...............................................................................52 2.3 Phân tích thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế .......................................................................................55 2.3.1 Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu......................................................55 2.3.2 Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu ........................................................................65 2.3.3. Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu .....................................................................75 2.3.4. Công tác cấp phát nguyên vật liệu.......................................................................81 2.3.5 Tổ chức kiểm tra và thanh khoản nguyên vật liệu................................................82 2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế .......................................................................................85 2.4.1. Những mặt tích cực .............................................................................................85 2.4.2 Những mặt hạn chế...............................................................................................89 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. .............................................................................................93 1. Định hướng phát triển của công ty ............................................................................93 2. Gỉai pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế ..........................................................................95 2.1 Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu.......................................95 2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức mua sắm nguyên vật liệu ...........................................97 2.3 Hoàn thiện công tác tiếp nhận nguyên vật liệu .......................................................99 2.4 Hoàn thiện hệ thống kho bãi của công ty ..............................................................100 2.5 Hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện phần mềm BRAVO ................................102 2.6 Nâng cao trình độ, kiến thức của cán bộ công nhân viên tại công ty....................103 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................105 1. Kết luận....................................................................................................................105 2. Kiến nghị .................................................................................................................106 2.1 Đối với công ty ......................................................................................................106 iv SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2.2 Đối với nhà nước ...................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................110 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................111 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................112 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................118 PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................119 PHỤ LỤC 5 .................................................................................................................121 PHỤ LỤC 6 .................................................................................................................122 PHỤ LỤC 7 .................................................................................................................123 PHỤ LỤC 8 .................................................................................................................124 PHỤ LỤC 9 .................................................................................................................126 PHỤ LỤC 10 ...............................................................................................................127 PHỤ LỤC 11 ...............................................................................................................128 PHỤ LỤC 12 ...............................................................................................................129 PHỤ LỤC 13 ...............................................................................................................129 PHỤ LỤC 14 ...............................................................................................................130 PHỤ LỤC 15 ...............................................................................................................130 PHỤ LỤC 16 ...............................................................................................................131 PHỤ LỤC 18 ...............................................................................................................133 v SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC HÌNH Hình 1. Nhập và theo dõi đơn hàng bán ......................................................................112 Hình 2. Lập phiếu giao nhiệm vụ ................................................................................113 Hình 3. Nhập định mức nguyên vật liệu......................................................................113 Hình 4. Chạy nhu cầu nguyên vật liệu. .......................................................................114 Hình 5. Đặt đơn hàng mua...........................................................................................114 Hình 6. Lệnh nhập hàng nguyên vật liệu.....................................................................115 Hình 7. Phiếu nhập khẩu .............................................................................................116 Hình 8. Nhập kho nguyên vật liệu...............................................................................116 Hình 9. Định mức vật liệu cuối cùng ..........................................................................117 Hình 10. Định mức nguyên liệu cuối cùng..................................................................117 Hình 11. Purchase order (PO) .....................................................................................118 Hình 12. Hóa đơn sơ khởi (PI) ....................................................................................122 Hình 13. Đề nghị nhập khẩu bằng TT .........................................................................123 Hình 14. Đơn đặt hàng ................................................................................................124 Hình 15. Hóa đơn giá tri gia tăng ................................................................................125 Hình 16. PaCking list ..................................................................................................126 Hình 17. INVOICE......................................................................................................127 Hình 18. Vận đơn đường biển .....................................................................................128 Hình 29. Kiểm tra lỗi ngoại quan ................................................................................129 Hình 20. Kiểm tra lỗi xiên canh ..................................................................................129 Hình 21. Kiểm tra trọng lượng ....................................................................................130 Hình 22. Kiểm tra màu sắc ..........................................................................................130 Hình 23. Phiếu nhập kho .............................................................................................132 Hình 24. Phiếu xuất kho ..............................................................................................133 vi SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của công ty .................................................................................... 30 Sơ đồ 2. Hệ thống tổ chức dữ liệu........................................................................................ 53 Sơ đồ 3. Quy trình kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho của công ty. ............................... 76 vii SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tình hình nhân sự của công ty năm 2015 – 2017 ............................................34 Bảng 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2015- 2017 ...............................................................................................................................38 Bảng 3. Tình hình hoạt động kinh doanh hàng may mặc của công ty năm 2015-2017 45 Bảng 4. Nguyên vật liệu hàng may mặc của công ty ....................................................48 Bảng 5. Số lượng một số nguyên vật liệu nhập khẩu năm 2015-2016..........................50 Bảng 6. Định mức vải đơn hàng PO#CO27 STYLE CGKR9064 ................................59 Bảng 7. Định mức nguyên vật liệu sử dụng cho đơn hàng PO#CO27 STYLE CGKR9064. ...................................................................................................................61 Bảng 8. Bảng tổng hợp nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng cho đơn hàng UG1242- SU1387-SU26503-SU26554 STYLE CGKBS917 .......................................................62 Bảng 9. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu nhập khẩu cho đơn hàng PO#CO27 STYLE CGKR9064 ....................................................................................................................65 Bảng 10. Danh mục nhà cung ứng nguyên liệu của công ty……... ..............................57 Bảng 11. Danh mục nhà cung ứng vật liệu của công ty……… ............................……58 Bảng 12. Vật liệu thường xuyên……………………………………….… ..............…58 Bảng 13. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu đơn hàng PO#SU27355-SU27356 STYLE CGW714 ........................................................................................................................72 Bảng 14. Bảng vật liệu đếm được và không đếm được.................................................79 Bảng 15. Thông báo tình hình kiểm tra chất lượng vải STYLE CGBF80F6................80 Bảng 16. Một số sai phạm trong lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu .....................90 Bảng 17. Các loại nhãn sử dụng cho đơn hàng STYLE CGKBS914 .........................111 Bảng 18. Định mức đã đăng kí Hải quan ....................................................................119 Bảng 19. Định mức chưa đăng kí hải quan năm 2018 của một số đơn hàng. .............120 Bảng 20. Nhu cầu thường xuyên tháng 7/2018 ...........................................................121 Bảng 21. Bảng AQL kiểm tra vật liệu.........................................................................131 viii SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2015. ........................................................................................................................................ 43 Đồ thị 2. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2016. ........................................................................................................................................ 43 Đồ thị 3. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2017. ........................................................................................................................................ 44 ix SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ALQ Chuẩn chất lượng chấp nhận BC Xác nhận đơn hàng BVMT Bảo vệ môi trường CBCNV Cán bộ công nhân viên ĐVT Đơn vị tính GĐĐH Giám đốc điều hành KHXNK Kế hoạch xuất nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu LC Thư tín dụng (Letter of Credit) NVL Nguyên vật liệu NVL Nguyên vật liệu PDM Tài liệu hướng dẫn quy cách may PI Hóa đơn sơ khởi (Proforma Invoice) PO Đơn đặt hàng (Purchase Order) P.TGD Phó tổng giám đốc QLCL Quản lý chất lượng TGD Tổng giám đốc TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TT Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) GTGT Thuế giá trị gia tăng XNK Xuất nhập khẩu x SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, không một quốc gia nào phát triển mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Và trong quá trình hội nhập đó, ngành dệt may càng chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế nước nhà được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, trong ba tháng đầu năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước tính đạt 7,62 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể khẳng định nghành dệt may đã góp phần lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên để đạt được thành quả đó, nghành dệt may đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là thách thức về nguyên vật liệu. Hiện nay, NVL không còn khan hiếm và không còn phải dự trữ nhiều như trước nữa nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để cung cấp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm nhất không gây ứ đọng vốn kinh doanh. Là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản, chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm nhưng NVL đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở vật chất tạo nên sản phẩm. NVL chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc quản lý và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Mà quản lý tốt NVL là điều kiện tiền đề cho việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy quá trình sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Chính vì thế mà các hoạt động liên quan đến quản trị cung ứng NVL ngày càng được quan tâm ở tầm vĩ mô và vi mô. Được thành lập từ năm 1988 đến nay, công ty cổ phần Dệt May Huế (Huegatex) được đánh giá là một đơn vị xuất sắc trong ngành dệt may cả nước, công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu hàng may mặc. NVL phục vụ cho hàng may mặc của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài và quá trình thực hiện lại được tiến hành qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được thực hiện bởi mỗi chuyên viên khác nhau nên việc đáp ứng nguyên vật liệu đầy đủ về số lượng, chủng loại, chất 1 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn lượng...cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tuc và hiệu quả là vô cùng khó khăn. Do vậy công tác quản trị cung ứng NVL đang là vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty. Việc quản lý và sử dụng tốt NVL sẽ mang lại nhiều lợi ích, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và tăng uy tín của công ty trên thị trường. Tuy nhiên trong thời gian thực tập ở công ty nhận thấy quá trình cung ứng NVL hàng may mặc của công ty vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ và còn gặp nhiều khó khăn, các khó khăn này đã gây ra các thiệt hại về tài chính, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như hệ lụy trong công tác cung ứng NVL hàng may mặc ở công ty cổ phần Dệt May Huế, nên em xin mạnh dạn chọn đề tài “Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát - Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế để thấy rõ những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL của công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị cung ứng NVL nhằm vận dụng vào việc hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng NVL của công ty. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. 2 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: đề tài tập trung tìm hiểu về thực trạng công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc của công ty. - Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Dệt May Huế. - Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu ở công ty cổ phần Dệt May Huế được tiến hành từ ngày 24/9/2018 – 30/12/2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Phỏng vấn: tiến hành thu thập dữ liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các CBCNV của công ty như chuyên viên cung ứng, chuyên viên đơn hàng, chuyên viên nhập khẩu, chuyên viên điều hành may, thủ kho...các vấn đề liên quan đến quá trình cung ứng NVL hàng may mặc của công ty. - Quan sát, lắng nghe: thông qua việc quan sát và lắng nghe trong quá trình được thực tập ở công ty từ đó ghi chép, đúc kết lại những kiến thức, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài khóa luận tốt nghiệp. - Nghiên cứu, tham khảo tài liệu: đọc, tham khảo các giáo trình do các giảng viên biên soạn, sách ở thư viện, các trang mạng, tạp chí và một số bài luận văn của khóa trước để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. - Để thực hiện khóa luận này em đã tiến hành thu thập số liệu, dữ liệu từ trang web của công ty http://huegatex.com.vn/ và từ các phòng ban như phòng KHXNK, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh, phòng QLCL… 4.2 Phương pháp xử lý số liệu - Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ những nguồn trên có thể là những dữ liệu thô, chưa qua xử lý, từ đó tiến hành xử lý bằng cách tổng hợp, phân tích, so sánh và thể hiện các số liệu đó trên bảng biểu, biểu đồ… để có cái nhìn tổng quát về hoạt động cung ứng NVL hàng mặc của công ty qua các năm và để phục vụ cho nội dung của đề tài nghiên cứu. 3 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 5. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị cung ứng nguyên vật liệu. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị. 6. Đóng góp của đề tài - Kết quả của quá trình phân tích và nghiên cứu đề tài “Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế” là cơ sở để công ty có thể thấy rõ những nhược điểm, thiếu sót cũng như khó khăn mà công ty đã và đang gặp phải. Từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm khắc phục những mặt hạn chế góp phần hoàn thiện công tác quản trị cung ứng NVL của công ty giúp cho công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn. 4 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU 1. Lý thuyết về nguyên vật liệu 1.1 Khái niệm nguyên vật liệu - Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích tác động vào nó. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động mà do lao động làm ra thì mới hình thành nguyên vật liệu (Giáo trình Kế toán tài chính, Chủ biên GS.TS Đặng Thị Loan). - Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh giá trị nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm dịch vụ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. 1.2 Phân loại nguyên vật liệu - Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và để có thể quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ thì cần thiết phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp (Giáo trình Kế toán tài chính, Chủ biên GS.TS Đặng Thị Loan).  Căn cứ vào nội dung và yêu cầu quản lý doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chia thành các loại hình như sau: + Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. + Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ cho quá trình lao động. 5 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. + Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... +Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.  Nếu căn cứ vào nguồn gốc, nguyên vật liệu có thể được chia thành các loại như sau: + Nguyên vật liệu mua ngoài: là loại vật liệu doanh nghiệp không tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. + Nguyên vật liệu tự gia công chế biến: là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. + Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến. + Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh. + Nguyên vật liệu do được cấp, biếu, tặng…  Nếu căn cứ vào tình hình sử dụng, nguyên vật liệu bao gồm: + Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp. + Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng. 1.3 Vai trò của nguyên vật liệu - NVL luôn là yếu tố cơ bản, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, là cơ sở tạo nên thành phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp. Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). - Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). 6 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). 1.4 Đặc điểm của nguyên vật liệu - Mọi loại nguyên vật liệu đều chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm. Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng nguyên vật liệu theo ý muốn của con người. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị toàn bộ của mọi loại nguyên vật liệu không bị mất đi mà kết tinh vào giá trị sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. - Các nguyên vật liệu khác nhau tham gia vào quá trình sản xuất ở những thời điểm khác nhau và với số lượng khác nhau. - Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất. 1.5 Lựa chọn, đảm bảo và tận dụng nguyên vật liệu  Lựa chọn nguyên vật liệu: - Là quá trình xác định, lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp với quá trình sản xuất. - Điều kiện cần: để sản xuất sản phẩm/dịch vụ, phù hợp công nghệ cần nguyên vật liệu đúng chủng loại, số và chất lượng. - Điều kiện đủ: Dù nguyên vật liệu do con người chế biến hoặc khai thác từ tự nhiên cũng đều có rất nhiều quy cách, cỡ loại khác nhau. Mặt khác, công nghệ kỹ thuật sản xuất cho phép con người có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế nhau.  Phải lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp.  Đảm bảo nguyên vật liệu: - Là quá trình sẵn sàng cung ứng các mức nguyên vật liệu theo yêu cầu của quá trình sản xuất vào các thời điểm khác nhau. 7 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Để tiến hành sản xuất doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau với số lượng, chất lượng, mẫu mã khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Vì thế, phải tiến hành dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Một vấn đề các nhà quản trị luôn quan tâm là làm thế nào để dự trữ mọi loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất ở mức tối ưu?  Tận dụng nguyên vật liệu: - Là phương thức nhằm sử dụng triệt để và hiệu quả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. - Trong nhiều trường hợp, giá trị nguyên vật liệu chiếm tổng giá trị cao trong tổng chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ với quy cách, kích cỡ rất khác nhau mà người sản xuất có thể tận dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu tận dụng nguyên vật liệu trong quá trình chế biến là vấn đề rất quan trọng. 2. Lý thuyết quản trị cung ứng nguyên vật liệu 2.1 Khái niệm quản trị cung ứng nguyên vật liệu - Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt động quản trị, xác định cầu và các chỉ tiêu dự trữ nguyên vật liệu, tổ chức mua sắm, vận chuyển và dự trữ hợp lý nhất nhằm đảm bảo luôn cung ứng đúng, đủ các loại nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp với hiệu quả cao nhất. - Quản trị nguyên vật liệu là các hoạt động liên quan tới việc quản lý dòng vật liệu vào, ra của doanh nghiệp. Đó là quá trình phân nhóm theo chức năng và quản lý theo chu kỳ hoàn thiện của dòng nguyên vật liệu, từ việc mua và kiểm soát bên trong các nguyên vật liệu sản xuất đến kế hoạch và kiểm soát công việc trong quá trình lưu chuyển của vật liệu đến công tác kho tàng vận chuyển và phân phối thành phẩm (PGS.PTS Nguyễn Kim Truy (Chủ biên), 1999, trang 120). 2.2 Vai trò quản trị cung ứng nguyên vật liệu + Quản trị nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất trên cơ sở có đúng chủng loại nơi nó cần và thời gian nó được yêu cầu, có tất cả chủng loại nguyên vật liệu khi doanh nghiệp cần tới, đảm bảo sự ăn khớp của dòng nguyên vật liệu để làm cho chúng có sẵn khi cần đến (Quantri.vn). 8 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1