Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế
lượt xem 20
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế và từ đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HUẾ TRẦN THỊ LAN NIÊN KHÓA: 2017-2021
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Trần Thị Lan TS. Hoàng La Phương Hiền Lớp: K51B QTKD Mã SV: 17K4021117 Niên khóa: 2017 - 2021 Huế tháng 1/2021
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học kinh tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh, cảm ơn thầy cô đã hết lòng truyền đạt những kiến thức cần thiết và bổ ích cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo ngân hàng và các anh chị chuyên viên tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Huế, đặc biệt là với các anh chị phòng Dịch vụ Khách hàng đã dành thời gian hướng dẫn, tạo điều kiện cho em quan sát và thực hành những kĩ năng mà mình học được, cũng như cơ hội để cọ sát với thực tế. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng La Phương Hiền đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian báo cáo thực tập. Tuy nhiên, vì còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong các kỹ năng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong quá trình thực tập. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của anh chị và quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 01 năm 2020 Sinh viên thực hiện Trần Thị Lan
- MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ iv PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................3 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ..............................................................3 5. Kết cấu khóa luận ....................................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................................5 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại..................................................................5 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại............................................5 1.1.2. Ngân hàng thương mại là gì? ............................................................................6 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.............................................6 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ................................................................................6 1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn ..................................................................................7 1.1.3.3. Hoạt động khác...............................................................................................8 1.1.4. Chức năng của ngân hàng thương mại ..............................................................9
- 1.1.4.1. Chức năng trung gian .....................................................................................9 1.1.4.2. Chức năng trung gian thanh toán ...................................................................9 1.1.4.3. Chức năng tạo tiền........................................................................................10 1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại ...10 1.2.1. Khái niệm cho vay đối với khách hàng cá nhân..............................................10 1.2.2. Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân.....................................................11 1.2.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân............................................................13 1.2.4. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ...14 1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ........................................17 1.3. Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân..............................................17 1.3.1. Sự cần thiết của việc thúc đẩy hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân ............18 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.................18 1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính ...................................................................................18 1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng ................................................................................19 1.3.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô .........................................................................19 1.3.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng .......................................................................21 1.3.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu rủi ro .................................................................................22 1.4.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi...............................................................................25 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại........................................................................................................26 1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng ..................................................................26 1.3.3.2. Các nhân tố bên ngoài ..................................................................................28 Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ31 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế .............................31 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển .................................................31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ...........................32 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................32 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban......................................................34
- 2.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế .................................................................................................................35 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế từ năm 2017 đến 2019 .......................................................................................38 2.1.4.1. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn.......................................................38 2.1.4.2. Tình hình biến động kết quả kinh doanh......................................................43 2.2. Thực trạng cho vay tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 ...............................................................................................48 2.2.1. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế ...........................................................................................................48 2.2.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàngTMCP Quân đội.....49 2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng nhân của Ngân hàng Quân đội – chi nhánh Huế ...........................................................................................................52 2.2.3.1. Tình hình doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân ............................52 2.2.3.2.Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế56 2.2.3.3 Tình hình doanh số thu nợ khách hàng cá nhân giai đoạn 2017 – 2019.......59 2.2.3.4. Tỉ lệ nợ xấu trong tín dụng cá nhân giai đoạn 2017 – 2019 ........................62 2.2.3.5. Thời gian thu nợ bình quân ..........................................................................64 2.2.3.6.Vòng quay vốn tín dụng................................................................................65 2.3.Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế ...........................................................................................................65 2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................65 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................67 Những hạn chế ..........................................................................................................67 Nguyên nhân gây ra hạn chế .....................................................................................67 Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ..............................................................................................................70 3.1. Định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân..........................................70
- 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả tín dụng .....................................................71 3.2.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin ..........................................................71 3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng ..................................................................71 3.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ......................................................................72 3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ......................................................................72 3.2.5. Xử lý nợ xấu phòng ngừa rủi ro ......................................................................72 3.2.6. Tăng cường hoạt động marketing....................................................................73 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................75 3.1. Kết luận .............................................................................................................75 3.1.1. Kết quả đạt được của đề tài .............................................................................75 3.1.2. Hạn chế của đề tài ...........................................................................................75 3.1.3. Hướng phát triển của đề tài .............................................................................75 3.2. Kiến nghị............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CVTD : Cho vay tiêu dùng DN : Doanh nghiệp DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ DNCV : Dư nợ cho vay KH : Khách hàng KHCN : Khách hàng cá nhân MB : Ngân hàng Quân Đội MBBank Huế : Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại SXKD : Sản xuất kinh doanh TMCP : Thương mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng CBTD : Cán bộ tín dụng i
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế ...36 Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội –Chi nhánh Huế năm 2017 - 2019 ...............................................................................................40 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế năm 2017 – 2019 ....................................................................................47 Bảng 2.4: Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................55 Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................58 Bảng 2.6: Tình hình thu nợ KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019................................................................................................60 Bảng 2.7: Tỉ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................62 Bảng 2.8: Thời gian thu nợ bình quân của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................64 Bảng 2.9: Thời gian thu hồi vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017- 2019.................................................................................................65 ii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Tình hình lao động phân theo giới tính tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 .....................................................................37 Biểu đồ 2. 2: Doanh số cho vay KHCN phân theo thời hạn vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm 2017 - 2019 .................................................54 Biểu đồ 2. 3: Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm 2017 - 2019 .....................................................................................57 Biểu đồ 2. 4: Tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm 2017-2019 .................................................................................................................63 Biểu đồ 2. 5: Vòng quay vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2017 – 2019...64 Biểu đồ 2. 6: sự tăng trưởng của DSCV KHCN, doanh số thu nợ, tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội năm 2017 - 2019 ..............................................66 iii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại .............................16 Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế .................................................................................................................33 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Logo của Ngân hàng Quân Đội Việt Nam................................................32 iv
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng là tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế; là tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính-tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân. Sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO thì sức ép phát triển kinh tế ngày càng lớn và tạo ra nhiều thách thức cho các ngành, các lĩnh vực kinh doanh của đất nước và đặc biệt là ngành Ngân hàng – Tài chính với vai trò chủ lực huyết mạch đã đóng góp to lớn trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Do đó, các ngân hàng cần phải đẩy mạnh các chiến lược thúc đẩy sự phát triển. Tại các ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động vô cùng quan trọng mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Trước đây, ngân hàng chủ yếu hướng đến cho vay khách hàng doanh nghiệp nhưng tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu cá nhân cũng gia tăng và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Ở nước ta, với quy mô thị trường hơn 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hang thương mại nhằm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản và quản lý tốt hoạt động kinh doanh của mình cũng như thực hiện các hoạt động thanh toán hàng ngày. Hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân là một phần trong hoạt động bán lẻ của ngân hàng, nó tạo ra khoản thu nhập lớn và ổn định dựa trên số đông người sử dụng, nó khuếch trương hình ảnh Ngân hàng trong mắt người dân nhanh chóng và có sức lan tỏa mạnh góp phần vào sự phát triển bền vững, lâu dài của ngân hàng. Nhận thấy được các lợi ích đó nên các Ngân hàng thương mại đã và đang thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (gọi tắt là MBBank) – chi nhánh Huế đã không ngừng hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 1
- Tuy nhiên, thị trường cho vay khách hàng cá nhân ở Huế cũng đang phát triển nhưng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng vì đều nhận thấy đó là một miếng mồi lớn. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế và từ đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. - Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế. - Đối tượng khảo sát: khách hàng cá nhân đã và đang tham gia vào hoạt động cho vay tại ngân hàng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế. 2
- - Phạm vi thời gian: + Dữ liệu thứ cấp: để đảm bảo tính cập nhật của đề tài, dữ liệu thứ cấp giai đoạn năm 2017 - 2019 được thu thập. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp thu thập tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế gồm: + Tình hình lao động giai đoạn 2017 – 2019. + Tình hình tài sản nguồn vố giai đoạn 2017 – 2019. + Tình hình hoạt động kinh doanh giai doạn 2017 – 2019. + Tình hình doanh số cho vay KHCN giai đoạn 2017 – 2019. + Tình hình dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2017 – 2019. + Tình hình thu nợ KHCN giai đoạn 2017 – 2019. + Tỉ lệ nợ xấu cho vay KHCN giai đoạn 2017 – 2019. + Một số tài liệu khác liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng. Ngoài ra, còn có các thông tin về dịch vụ, chất lượng dịch vụ... thông qua internet, các giáo trình, sách, báo... và các khóa luận về các vấn đề liên quan tại thư viện Đại học Kinh tế Huế. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu Dữ liệu thứ cấp được xử lý qua phần mềm Microsoft Excel. Phương pháp xử lí số liệu: Từ các số liệu thu thập được tiến hành thống kê, tính toán, xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel. - Phương pháp phân tích: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm, phân tích các dữ liệu về các hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua, các dữ liệu thứ cấp khác. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp cho ngân hàng. 3
- - Phương pháp so sánh: Tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu của năm sau so với năm trước để đánh giá sự biến động, thay đổi trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế. - Sử dụng một số chỉ tiêu thống kê như tốc độ phát triển, số tuyệt đối, số tương đối để làm rõ sự biến động hoạt động cho vay khách hàng qua từng năm. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các thông tin đã thu được cũng như kết quả đã được xử lý để đánh giá, đưa ra kết quả chung cho vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu khóa luận Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Phần 3: Kết luận và đề nghị 4
- PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1.Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Tiền thân của các nghiệp vụ hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đúc tiền, đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán. Do yêu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn… nhiều người là nghề đổi tiền thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Dần dần do có uy tín, những người giữ hộ tiền bạc của các nhà buôn, thanh toán hộ và do tích luỹ được nhiều tiền họ kiêm luôn cả nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề Ngân hàng. Nghề ngân hàng thời kì đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay; nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi, cho nên các ngân hàng thời kì này gọi là Ngân hàng cho vay nặng lãi. Trong lịch sử phát triển, nghề ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Nghề này được phát triển từ thời thượng cổ đến thời kì trung cổ, nghề ngân hàng bị đình đốn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kì phục hưng, nghề này được phục hồi và phát triển khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng thêm, nhiều nghiệp vụ mới được áp dụng, như nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh cho vay và thanh toán... Một số tổ chức kinh doanh tiền xuất hiện trong thời kì này đã mang dáng dấp kiểu ngân hàng hiện đại, 5
- như Banco di barcelone thành lập năm 1401 và Bancodi Valencia thành lập năm 1409 ở Tây Ban Nha, Bancodi Realto thành lập năm 1587 ở Vơnidoq(Italia). Loại hình Ngân hàng hiện đại thực sự xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17, với việc thành lập những Ngân hàng: Ngân hàng Amxtécđam năm 1609 ở Hà Lan, Ngân hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, Ngân hàng Anh quốc năm 1694. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với xu thế quốc tế hoá và nhất thể hoá về kinh tế – tài chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hoàn chỉnh thêm một buớc, đồng thời trên phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức Ngân hàng quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực, bên cạnh Ngân hàng thương mại siêu quốc gia. Những ngân hàng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ giữa các nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. 1.1.2.Ngân hàng thương mại là gì? Theo nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. 1.1.3.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất. Với nguồn vốn tự có trong ngân hàng thì không thể đáp ứng tất cả các hoạt động của ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải huy động và tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi bên ngoài để mở rộng nguồn vốn kinh doanh của mình 6
- nhằm thực hiện các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng sẽ tạo uy tín của ngân hàng càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh. NHTM huy động vốn dưới các hình thức sau: Tiền gửi: tiền gửi của khách hàng là tài nguyên quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp - Tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư - Tiền gửi của các ngân hàng khác Nguồn đi vay - Vay từ NHNN - Vay từ các tổ chức tín dụng và NHTM khác - Vay trên thị trường vốn - Nguồn uỷ thác Một số hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN: như phát hành các loại giấy tờ có giá trị... 1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng thương mại là làm sao để sử dụng vốn hiệu quả nhất nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa từ số tiền đã huy động được và giảm tối đa rủi ro. Bởi vậy, việc cho vay hay đầu tư để sinh lời từ tiền đã huy động được là lẽ sống còn của ngân hàng thương mại. Hơn nữa, ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra các chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất. 7
- Các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng: - Cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của NHTM. Các loại cho vay có thể phân loại nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương thức hoàn trả. - Đầu tư: đi đôi với phát triển của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những nhu cầu khác nhau. Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏi ngân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ để cung cấp đầy đủ vốn cho nền kinh tế. Có 2 hình thức đầu tư chủ yếu là: + Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty khác. + Đầu tư vào các trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh dooanh của ngân hàng. - Cho thuê tài chính - Đầu tư tiền gửi vào các tổ chức tài chính khác - Dự trữ bắt buộc: dự trữ vốn nhằm đảm bảo an toàn về khả nnawng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do Trung ương đề ra. - Cơ chế quản lý vốn tập trung 1.1.3.3. Hoạt động khác Ngoài hai hoạt động cơ bản trên các ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động khác như: - Dịch vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hàng hoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. - Dịch vụ tư vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản... 8
- - Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền; cho thuê két sắt, bảo mật... 1.1.4.Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Chức năng trung gian Ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn với người có nhu cầu vay vốn. Đây cũng là chức năng quan trọng nhất của NHTM. NHTM dùng tiền gửi của người dư thừa vốn (người gửi) sau đó đem đi đầu tư hay cho người có nhu cầu vay, có thể nói NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Hoạt động này tạo ra lợi ích đối với các bên tham gia: Đối với người gửi tiền: họ thu lại một khoản lời từ số tiền nhàn rỗi tạm thời từ lãi suất tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng cũng đảm bảo cho sự an toàn đối với tiền gửi. Đối với người vay tiền: họ tiết kiệm một khoản thời gian lớn để tìm kiếm nguồn tiền để vay và họ có thể thỏa mãn được nhu cầu vay vốn phục vụ cho kinh doanh hay tiêu dùng hàng ngày. Đối với NHTM: có được một khoản lợi nhuận từ sự chênh lệch về lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Đối với nền kinh tế: thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì đảm bảo được nguồn vốn đảm bảo cho việc sản xuất và tái sản xuất liên tục. 1.1.4.2. Chức năng trung gian thanh toán Với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng dựa trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì để thực hiện thanh toán qua ngân hàng khách hàng phải gửi một số tiền trước đó. Khi khách hàng yêu cầu thanh toán, ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
101 p | 464 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng K.T.T
101 p | 30 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Dự án kinh doanh thu mua và chế biến của ngành hàng Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
74 p | 37 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
96 p | 27 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện các hoạt động marketing mix ở Công ty PepsiCo Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
83 p | 45 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị nguồn nhân lực Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Vĩnh Châu giai đoạn 2018-2020 (Thực trạng và giải pháp)
93 p | 47 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột trẻ em Vinamilk của người dân ở tỉnh Kiên Giang
93 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SX&TM Tân Hưng
91 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình quản trị nhân sự tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Năm Thu
79 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ và Địa ốc Đất Phương Nam giai đoạn 2013-2015
73 p | 26 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
77 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động marketing cho Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải chi nhánh Cần Thơ
80 p | 37 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
94 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Tắc – Tỉnh Hậu Giang
92 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
90 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Gò Quao
85 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng Thành phố Cần Thơ
86 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Lựa chọn kênh phân phối tôm sú trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
96 p | 15 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn