intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Elysanguyen12 Elysanguyen12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

61
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xúc tiến du lịch tâm linh. Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế

  1. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Huế, sau ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế ”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, các anh chị trong đơn vị thực tập. Em chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Hồ Thị Hương Lan, người hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Cô đã luôn theo sát, định hướng cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ. uê ́ Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức trong ́H những năm học vừa qua. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không tê chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu này mà còn là hành trang quý báu để em tự tin và vững bước trong tương lai. h in Đồng thời, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế đã trực tiếp giúp đỡ cũng như có những hướng dẫn ̣c K và góp ý vô cùng quý báu để giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những ho người không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. ại Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều Đ kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung bài luận văn không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để luận văn này được hoàn ̀n g thiện hơn. ươ Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các anh chị tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp Tr nhất! Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ý Xuân
  2. MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................................i SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ....................................................................................................... iii PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................2 uê ́ 5. Bố cục đề tài .....................................................................................................................4 ́H PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................5 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN tê XÚC TIẾN DU LỊCH TÂM LINH ...................................................................................5 1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến xúc tiến du lịch tâm linh......................................5 h in 1.1.1. Du lịch tâm linh ..........................................................................................................5 1.1.1.1. Tâm linh và văn hóa tâm linh...............................................................................5 ̣c K 1.1.1.2. Du lịch tâm linh và giá trị của du lịch tâm linh ...................................................9 1.1.1.3. Các loại hình du lịch tâm linh ............................................................................12 ho 1.1.2. Xúc tiến hỗn hợp ......................................................................................................13 1.1.2.1. Bản chất của hoạt động xúc tiến hỗn hợp ..........................................................13 ại 1.1.2.2. Vai trò của xúc tiến hỗn hợp ..............................................................................14 Đ 1.1.2.3. Công cụ cơ bản trong xúc tiến hỗn hợp .............................................................15 g 1.1.3. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong du lịch ...............................................18 ̀n 1.1.3.1. Quá trình truyền thông marketing ......................................................................18 ươ 1.1.3.2. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp..........................20 Tr 1.2. Du lịch tâm linh ở một số quốc gia điển hình .............................................................24 Chương 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÚC TIẾN DU LỊCH TÂM LINH TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH.....................................................27 2.1. Khái quát về du lịch ở Thừa Thiên Huế ......................................................................27 2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................27 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................................27 2.1.3. Tài nguyên du lịch ở Thừa Thiên Huế .....................................................................29 2.1.4. Tình hình kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế .....................................................30 2.2. Tiềm năng du lịch tâm linh ở Thừa Thiên Huế ...........................................................32
  3. 2.2.1. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.................................................................................32 2.2.1.1. Các cơ sở thuộc Phật giáo ..................................................................................32 2.2.1.2. Các cơ sở thuộc Thiên Chúa giáo ......................................................................36 2.2.2. Đền thờ, miếu mạo ...................................................................................................38 2.2.3. Lễ hội........................................................................................................................39 2.2.3.1. Lễ hội cung đình triều Nguyễn ..........................................................................39 2.2.3.2. Lễ hội tôn giáo ...................................................................................................39 2.2.3.3. Lễ hội dân gian...................................................................................................40 2.2.4. Nguồn tài nguyên tâm linh khác...............................................................................40 uê ́ 2.3. Đánh giá công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế................................40 2.3.1. Đơn vị thực hiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh ................................................40 ́H 2.3.2. Các hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh đã thực hiện ..............................................43 tê 2.3.3. Công tác xúc tiến du lịch tâm linh mà Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã thực hiện .............................................................................................................................46 h 2.3.3.1. Về xác định khách hàng mục tiêu ......................................................................47 in 2.3.3.2. Về xác định mục tiêu truyền thông ....................................................................48 ̣c K 2.3.3.3. Về thiết kế thông điệp ........................................................................................49 2.3.3.4. Về lựa chọn kênh truyền thông ..........................................................................49 ho 2.3.3.5. Về xây dựng ngân sách cho truyền thông ..........................................................50 2.3.3.6. Đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông .....................................................50 ại Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC Đ TIẾN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THỪA THIÊN HUẾ ..............................................54 3.1. Các chính sách và mục tiêu phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế...........................54 ̀n g 3.1.1. Mục tiêu, nội dung và nghiệm vụ phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế ươ giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến 2030.....................................................................54 3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch tâm linh năm 2017 – 2018 ...........................56 Tr 3.1.3. Kế hoạch triển khai chương trình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 ....................................................................................................................................58 3.1.4. Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch năm 2019 ............................................................................................................................59 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế ...........................................................................................................................63 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................67 CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ........................................................................................70 1. Đối với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế ..............................................................................70
  4. 2. Đối với Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế ..................................70 3. Đối với các công ty du lịch lữ hành................................................................................70 4. Đối với các địa điểm du lịch tâm linh trên địa bàn Thừa Thiên Huế .............................71 DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU..................................................................................73 uê ́ ́H tê h in ̣c K ho ại Đ ̀n g ươ Tr
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) NQ Nghị quyết TU Trung ương KH Kế hoạch uê ́ QĐ Quyết định GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn ́H (Gross Regional Domestic Product) tê VITM Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam h (Vietnam International Travel Mart) in VITA Hiệp hội du lịch Việt Nam ̣c K (Vietnam Tourism Association) TTM Plus Hội chợ quốc tế Thái Lan ho (Thailand Travel Mart Plus) ại ITB Hội chợ du lịch quốc tế Đ (Internationale Tourism Borse) NXB Nhà xuất bản ̀n g TNHH Trách nhiệm hữu hạn ươ TM&DL Thương mại và Du lịch Tr CP Cổ phần ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) KH&CN Khoa học và công nghệ JATA Hội chợ du lịch quốc tế tại Nhật Bản (Japan Association of Travel Agents) TRT Truyền hình Thừa Thiên Huế i
  6. VTV Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế AIDA Attention, Interest, Desire, Action uê ́ ́H tê h in ̣c K ho ại Đ ̀n g ươ Tr ii
  7. SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Các công cụ xúc tiến hỗn hợp Sơ đồ 1.2: Mô hình quá trình truyền thông Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế Bảng 2.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018 Bảng 2.2: Tình hình khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2016 – 2018 uê ́ Bảng 2.3: Tình hình doanh thu du lịch tại Thừa Thiên Huế năm 2016 – 2018 ́H Bảng 2.4: Một số hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh đã thực hiện tê h in ̣c K ho ại Đ ̀n g ươ Tr iii
  8. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thừa Thiên Huế từ lâu là một trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng điểm của địa phương. Tăng trưởng của ngành hàng năm tăng từ 18 – 20%. Huế được nhiều khách trong nước và quốc tế biết đến như một điểm đến thân thiện, mến khách, là một trong những địa phương tiềm năng lớn của du lịch cả nước tiềm ẩn những nét hấp dẫn. Du lịch văn hóa hiện là loại uê ́ hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng trong đó bao gồm loại hình du lịch tâm linh đang được các ban ngành liên quan chú trọng và quan tâm hơn. ́H Thừa Thiên Huế là một nơi có tiềm năng rất tốt để khai thác du lịch tâm linh. tê Bởi, Huế sở hữu nhiều di tích lịch sử, đặc biệt là quần thể di tích Cố đô được h UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, năm 2003 Nhã nhạc cung in đình Huế được UNESCO ghi tên vào danh mục các kiệt tác di sản phi vật thể của nhân ̣c K loại. Cùng với đó, Thừa Thiên Huế có các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, đa dạng với nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo… trong đó nổi trội nhất là ho Phật giáo với hệ thống chùa chiền dày đặc, được chia thành nhiều phái gồm phái Bắc Tông, Nam Tông và phái Thiền viện Trúc lâm với những nét độc đáo khác nhau trong ại cách tu hành. Dựa trên những tiềm năng vốn có ở trên, Thừa Thiên Huế có đủ lợi thế Đ để phát triển tốt loại hình du lịch tâm linh. g Có thể thấy, tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế rất tốt. Tuy ̀n ươ nhiên, việc phát triển loại hình du lịch này vẫn còn nhiều hạn chế và khách hàng đến du lịch với nhu cầu tâm linh chưa cao. Hoạt động khai thác du lịch tâm linh phần lớn Tr dừng lại ở việc tham quan, viếng cảnh. Để phát triển hình thức du lịch tâm linh tốt hơn, một trong những phương thức quan trọng là phải đánh thức được nhu cầu tâm linh trong khách hàng, để khách hàng nhận biết được Thừa Thiên Huế là một vùng đất tâm linh nên đến. Để làm được điều đó, cần phải có một chiến lược xúc tiến phù hợp quảng bá du lịch tâm linh, mang hình ảnh Thừa Thiên Huế với nhiểu thế mạnh tâm linh đến với khách hàng. Với mong muốn có thể phát triển tốt hơn hình thức du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế” làm khoá luận tốt nghiệp. 1
  9. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xúc tiến du lịch tâm linh. Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu uê ́ Những vấn đề liên quan đến hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên ́H Huế. tê 3.2. Phạm vi nghiên cứu h Không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh in Thừa Thiên Huế. ̣c K Thời gian: Nghiên cứu khai thác những thông tin về xúc tiến du lịch tâm linh tại ho Thừa Thiên Huế của Trung tâm Thông Tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian 2017 – 2018. ại 4. Phương pháp nghiên cứu Đ Trong đề tài này, do muốn khám phá và hiểu rõ về du lịch tâm linh, thực trạng g hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tại Thừa ̀n ươ Thiên Huế và tác động của các hoạt động xúc tiến này đối với việc phát triển loại hình du lịch tâm linh tại đây như thế nào, bên cạnh đó hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu Tr về du lịch tâm linh cũng như những nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Thừa Thiên Huế để có thể tìm hiểu và tham khảo vì vậy phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp được áp dụng và thích hợp nhất. 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp Sưu tầm các nguồn tư liệu, các nghiên cứu liên quan đến tôn giáo, tâm linh và các loại hình du lịch tâm linh ở trên thế giới, ở trong nước và ở Thừa Thiên Huế. 2
  10. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Thu nhập những tài liệu liên quan đến xúc tiến du lịch từ những dữ liệu có sẵn của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế; hoạt động du lịch, tình hình kinh doanh du lịch… những năm gần đây của Thừa Thiên Huế thông qua dữ liệu sẵn có hoặc qua website Sở Du lịch, các ban ngành liên quan. Tham khảo và thu thập các thông tin liên quan đến đề tài thông qua các trang báo như baothuathienhue.vn, baodulich.net.vn,…; qua các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube… và các nguồn khác. 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp uê ́ Trong nghiên cứu này, để thu thập dữ liệu sơ cấp, tôi sử dụng dàn bài thảo luận chứ không phải bảng hỏi chi tiết. Tiến hành thu thập dữ liệu thực tế thông qua phỏng ́H vấn sâu bán cấu trúc. Trước khi tiến hành gặp mặt và phỏng vấn sẽ xây dựng trước tê một số câu hỏi trọng tâm phù hợp với từng đối tượng được phỏng vấn. Trong quá trình h phỏng vấn, các câu hỏi đặt ra dựa trên các câu hỏi chính đã soạn ra từ trước, các câu in hỏi không cần phải hỏi theo thứ tự đã được soạn sẵn mà có thể thay đổi thứ tự câu hỏi ̣c K tùy thuộc vào quá trình phỏng vấn để tạo bầu không khí tự nhiên. Thông tin cuộc phỏng vấn sẽ được ghi chép lại vào sổ và sử dụng điện thoại ghi âm cuộc phỏng vấn ho nếu được cho phép. Thời gian một cuộc phỏng vấn tối đa là 1 tiếng. Đối tượng phỏng vấn: đại diện Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, sở Du lịch; ại đại diện một số công ty du lịch lữ hành có khai thác du lịch tâm linh ở Thừa Thiên Đ Huế; đại diện một số địa điểm cung ứng du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. g Mục đích phỏng vấn: Làm rõ hiện nay hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại ̀n ươ Thừa Thiên Huế của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch đã và đang được triển khai như thế nào, các chính sách chương trình hỗ trợ xúc tiến; tìm hiểu những mặt còn hạn Tr chế trong hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh của trung tâm; các hoạt động xúc tiến đã hỗ trợ như thế nào đến các công ty du lịch lữ hành, các địa điểm tâm linh trên địa bàn và tìm hiểu xem họ đánh giá như thế nào đến hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh hiện nay. 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 3
  11. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Sau khi phỏng vấn xong, tiến hành sàng lọc những ý chính, cần thiết liên quan đến những vấn đề của đề tài nghiên cứu từ file ghi âm và những thông tin ghi chép trên sổ và tổ chức nó vào file word. Sau khi sàng lọc thông tin thì tiến hành so sánh, đánh giá kết quả phỏng vấn. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khai thác du lịch tâm uê ́ linh ́H Chương 2: Đánh giá công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Trung tâm Thông tin tê Xúc tiến Du lịch. h Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. in ̣c K ho ại Đ ̀n g ươ Tr 4
  12. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN XÚC TIẾN DU LỊCH TÂM LINH 1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến xúc tiến du lịch tâm linh 1.1.1. Du lịch tâm linh 1.1.1.1. Tâm linh và văn hóa tâm linh a. Văn hóa uê ́ Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong cuộc sống hàng ́H ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như: thơ ca, mỹ thuật, sân tê khấu, điện ảnh… Các trung tâm văn hóa có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một h cách hiểu thông thường khác, văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, in trang phục, cư xử và cả đức tin,tri thức được tiếp nhận… Vì thế chúng ta nói người ̣c K nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Có rất nhiều nghĩa. Trong từ điển tiếng Việt văn hóa được dùng theo nghĩa thông ho dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản ại phẩm tinh vi, hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống… Theo Đại từ điển Đ tiếng Việt “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần dó con người sáng tạo ra trong g lịch sử”. ̀n ươ Khi nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và Tr tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của 5
  13. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế loài người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần”. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà uê ́ do con người tạo ra. ́H b. Tâm linh tê Cho đến nay, thuật ngữ tâm linh có nhiều cách hiểu khác nhau. Có nhiều cách h tiếp cận khác nhau về tâm linh: hoặc thiên về lĩnh vực tôn giáo, hoặc thiên về sự giao in tiếp với cõi âm, hoặc thiên về lĩnh vực bí ẩn siêu việt, hoặc tất cả các lĩnh vực nêu trên. ̣c K Tâm linh dưới góc nhìn của các nhà khoa học xã hội (nhân học, tâm lý học…) là một trong những thuộc tính cơ bản của con người. Nó được xem là yếu tố đồng đẳng ho với các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội, hay đồng đẳng với bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh. Trong số các yếu tố hay bản chất đó, tâm linh khó ại được nắm bắt nhất bởi biểu hiện mơ hồ, không rõ nét. Điều này đã khiến cho cách hiểu Đ về tâm linh trở nên phức tạp, nhập nhằng, làm hạn chế việc tiếp cận đầy đủ, có hệ g thống trong nghiên cứu về tâm linh. ̀n ươ Theo cách hiểu của TS. Trần Đức Anh Sơn trong đề tài Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Tr Thừa Thiên Huế, ông nhận thấy có hai cách hiểu rộng/hẹp phổ biến nhất về tâm linh Việt Nam như sau: 1. Nhóm hiểu theo nghĩa hẹp cho rằng “tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng”. Cách hiểu này dựa trên cấu tạo từ nguyên thủy của hai chữ tâm và linh. Tâm hiểu theo hướng tình cảm là “tấm lòng nhân ái”, nhưng nếu hiểu theo từ tâm niệm là nghĩ đến thường xuyên là sự nhắc nhở mình để ghi nhớ và làm theo, tức là tin theo điều đó. Như vậy, tâm trong tâm linh là “niềm tin”. Còn linh là “thiêng trong linh 6
  14. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế thiêng, thiêng liêng”. Niềm tin của con người vào sự linh thiêng chính là niềm tin đối với tôn giáo, tín ngưỡng. 2. Nhóm cách hiểu theo nghĩa rộng cho rằng tâm linh không chỉ là niềm tin của con người vào sự linh thiêng, vào tôn giáo, tín ngưỡng mà còn là vào “khả năng biết trước mọi biến cố nào đó sẽ xảy tra theo quan niệm duy tâm và tâm hồn, tinh thần (thường có tính chất thiêng liêng). Trần Thị Mai Nhân cho rằng: “tâm linh thường được hiểu như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với ý thức kiểu lý tính thuần túy. Nó bao gồm cái phi uê ́ lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn”. ́H Trong tác phẩm Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Đỗ Lai Thúy đã lý giải: tê “Trước đây, nói đến tâm linh, người ta nghĩ ngay đến tín ngưỡng và tôn giáo, và đồng h nhất nó với tín ngưỡng và tôn giáo. Thực ta, khái niệm tâm linh vừa hẹp hơn lại vừa in rộng hơn khai niệm tín ngưỡng tôn giáo. Hẹp hơn là ở sự cuồng tín tôn giáo ngoài ̣c K phần tâm linh ra còn có phần mê tín dị đoan và sự cuồng tín tốn giáo. Bởi đó vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là một thiết chế xã hội, mà đã là một thiết chế ho xã hội thì không tránh khỏi sự thế tục hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị. Rộng hơn vì không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà còn ở trong đời sống tinh ại thần, đời sống xã hội. Không chỉ có Thượng đế, Chúa trời, Thần, Phật mới thiêng Đ liêng, mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũng thiêng liêng g không kém. Có như vậy, con người mới đạt đến chiều cao của con người. Vì nếu ̀n những cái đó bị giải thiêng thì con người không còn biết lấy gì để khu biệt mình với ươ động vật”. Tr Tâm linh là tin vào các sức mạnh siêu hình có ảnh hưởng tích cực trong việc hỗ trợ, bảo hộ, yêu thương, hướng dẫn con người và cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hiện thực của con người. Yếu tố tích cực là đáp ứng các nhu cầu về mặt tinh thần của con người: cố kết cộng động, lưu giữ truyền thống, giáo dục chân thiện mỹ. Bên cạnh đó các yếu tố tiêu cực cũng đáng được báo động không kém đó là nạn cuồng tín, mù quáng, mê tín dị đoan, dễ dẫn đến bị lợi dụng, trục lợi. 7
  15. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Theo một số quan niệm cho rằng, con người có hai phần là phần hồn và phần thể xác. Phần hồn là linh hồn, là cái “tâm linh” của con người. Chính vì thể tâm linh còn là khái niệm chỉ những hiện tượng liên quan đến linh hồn của con người sau khi chết nên có tính huyền bí, mông lung dị thường mà cũng linh ứng. c. Văn hóa tâm linh Văn hóa tâm linh là một mặt của hoạt động văn hóa của xã hội con người, biểu hiện ra những khía cạnh vật chất, tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ uê ́ của con người. Trong đó, thể hiện về phương diện giá trị vật chất là những kiến trúc nghệ thuật, những không gian linh thiêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà ́H thờ…; thể hiện về giá trị văn hóa tinh thần là những nghi lễ, những ý niệm thiêng liêng tê trong tâm thức con người. h Văn hóa tâm linh có vai trò như sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, in giáo dục, lòng nhân ái và tinh thần hướng thiện, góp phần tạo nên chiều sâu, sức sống ̣c K cho mỗi các nhân nói riêng và nền văn hóa mỗi cộng đồng, dân tộc nói chung. Văn hóa tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương, mất mát, đem lại ho niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con người chiến thắng nỗi sợ hãi trước cái chết, đem lại sự thanh thản, cân bằng cho tâm hồn. ại Trần Đức Anh Sơn (2016)1 cho rằng văn hóa tâm linh luôn có những đặc điểm Đ đáng chú ý sau: ̀n g - Mặc dù thuộc lĩnh vực tinh thần, nhưng văn hóa tâm linh không chỉ bao gồm ươ giá trị văn hóa vô hình (nghi lễ, tập tục, ý niệm…) mà cả những văn hóa hữu hình phát tín hiệu thiêng liêng (đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ, chùa…). Hay nói cách khác, văn Tr hóa tâm linh bao gồm hai yếu tố: vật thể và phi vật thể. Văn hóa vật thể được tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể như cơ sở thờ tự, tranh, tượng, bia, đồ thờ tự… Văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, âm nhạc, phong tục, đạo đức, lễ hội… Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể từ các tín ngưỡng, tôn giáo đã làm nên những giá trị của văn hóa tâm linh. 1 Trần Đức Anh Sơn (2016), Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ. 8
  16. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế - Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị linh thiêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng, tôn giáo. Niềm tin thiêng liêng đó được biểu hiện qua các loại hình tín ngưỡng dân gian, các tôn giáo nội sinh và ngoại sinh (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài…). - Văn hóa tâm linh luôn thể hiện hai mặt của vấn đề tâm linh: Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực tạo thành những giá trị của văn hóa tâm linh. Mặt tiêu cực biểu hiện qua các hành vi như đốt vàng mã, đốt hương; các hiện tượng bói toán, mê tín, xem sao đoán mệnh, cầu xin, cầu tài lộc…; các hiện tượng “buôn thần bán thánh”, thương mại hóa lễ hội. Mặt tiêu cực gây hiệu ứng phản cảm, phản văn hóa, làm vẩn uê ́ đục đời sống văn hóa tâm linh. ́H 1.1.1.2. Du lịch tâm linh và giá trị của du lịch tâm linh tê a. Khái niệm du lịch tâm linh h Khái niệm du lịch tâm linh được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề in cập đến. Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung du lịch tâm linh là một loại ̣c K hình du lịch văn hóa, thông qua các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo… du lịch tâm linh làm cho khách hàng tìm thấy được giá trị tinh ho thần mà họ muốn, cân bằng cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, hướng về những giá trị “Chân –Thiện – Mỹ”. ại Đ Alex Norman (2011)2 có nói: “Du lịch tâm linh có đặc trưng là du khách sẽ cố tìm kiếm lợi ích tinh thần thông qua việc thực hành nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng”. ̀n g Farooq Haq – John Jackson (2009)3 cho rằng: “Khách du lịch tâm linh là đối ươ tượng đi đến một nơi cụ thể ngoài môi trường sinh sống của mình với ý định gia tăng ý Tr nghĩa cho đời sống tinh thần; họ có thể có tôn giáo hoặc không tôn giáo, thông qua chuyến đi họ có trải nghiệm với môi trường tự nhiên tại điểm đến nhưng được đặt trong bối cảnh có sự liên hệ với một đấng/nhân vật quyền năng nào đó”. 2 Alex Norman, Spiritual Tourism: Travel and Religious Practice in Western Society, Continuum Advances in Religious Studies, 2011. 3 Farooq Haq and John Jackson, Spiritual Journey to Hajj: Australian and Pakistani Experience and Expectations, Journal of Management, Spirituality and Religion, 2009. 9
  17. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Tác giả Nguyễn Văn Tuấn (11/2013)4 đã đề cập như sau: “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch”. uê ́ Tác giả Nguyễn Văn Tuấn đưa ra những đặc trưng của du lịch tâm linh tại Việt ́H Nam như sau: tê - Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo, đức tin ở Việt Nam, Phật giáo có số lượng h lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao in đài, Hòa Hảo... Triết lý phương Đông, đức tin, giáo pháp, những giá trị vật thể và phi ̣c K vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục ho tiêu hướng tới của du lịch tâm linh. - Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh ại hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du Đ lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn. g - Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân ̀n ươ báo hiếu đối với bậc sinh thành. - Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như Tr thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. - Du lịch Tâm linh ở Việt Nam còn gắn với những yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí. 4 Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục Du lịch, Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, Ninh Bình, Việt Nam, 11/2013 10
  18. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Nhóm tác giả Nguyễn Trọng Nhân – Cao Mỹ Khanh (2014)5 cũng có nhận định tương tự với tác giả Nguyễn Văn Tuấn như sau: “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ngoài mang lại các lợi ích kinh tế - xã hội - văn hóa cho nơi đến như những loại hình du lịch khác, còn giúp những người thực hiện chuyến du lịch hướng tinh thần của mình lên cao trong việc tìm kiếm mục đích cao cả và những giá trị có khả năng nâng cao phẩm giá cho cuộc sống và bản thân họ nếu sự phát triển du lịch diễn ra đúng hướng”. Tác giả Hồ Kỳ Minh (2015)6 đã phân chia du lịch tâm linh thành ba cấp độ: “Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãng cảnh tại các cơ sở tôn giáo, uê ́ tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch ́H này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất hiện nay; Dạng thứ hai được mở rộng hơn tê với cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ h in phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng; Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các triết lý, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư ̣c K thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình”. ho Theo Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch tâm linh lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. ại Do đó, việc sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị vă hóa và tự nhiên trong Đ phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa g phương, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân ̀n tộc, tôn giáo, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia ươ cũng như toàn nhân loại. Tr b. Giá trị của du lịch tâm linh Du lịch tâm linh mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố những đức tin về tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời hướng du khách tới những giá trị “Chân – Thiện – Mỹ” và góp phần nâng cao cuộc sống chung của toàn xã hội. Thông qua du lịch tâm linh con người tìm về 5 Nguyễn Trọng Nhân – Cao Mỹ Khanh, Đánh giá của du khách đối với những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang, tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2014. 6 Hồ Kỳ Minh, Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đề tài Khoa học công nghệ cấp tỉnh, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, 2013. 11
  19. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế “bản ngã” của mình, tìm được sự cân bằng an yên, lắng đọng lại bản thân trước những bộn bề, lo toan trong cuộc sống để nhìn mọi thứ sâu sắc và rõ ràng hơn từ đó khiến cho tinh thần được thoải mái. 1.1.1.3. Các loại hình du lịch tâm linh a. Du lịch tâm linh cận biên Còn gọi là du lịch xâm nhập hay du lịch tâm linh trải nghiệm: chủ yếu mượn danh nghĩa hai phương diện tâm linh, du lịch và không phụ thuộc vào các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng bình thường. Cũng như không phụ thuộc vào các quy tắc thường uê ́ lệ của hoạt động du lịch thuần túy. Kiểu du lịch này thường mang tính độc lập với sự ́H tự do khám phá của cá nhân du khách. b. Du lịch tâm linh bán cận biên tê Chủ yếu bao gồm du lịch mua sắm các sản phẩm lưu niệm mang tính tâm linh, h in tôn giáo, và các hoạt động vui chơi giải trí liên quan đến tâm linh, tôn giáo. Ở Trung ̣c K Quốc, giới làm du lịch quan niệm mua sắm là một trong sáu yếu tố quan trọng của du lịch, trong một chuyến du lịch hành hương thì việc mua sắm một sản phẩm lưu niệm ho có ý nghĩa là điều mà du khách khó có thể tránh khỏi. Có những trường hợp việc mua sắm một sản phẩm có ý nghĩa tâm linh thậm chí trở thành mục đích chính của chuyến ại đi. Có những tín đồ không ngại vượt qua một hành trình dài để đến các địa điểm du Đ lịch tâm linh, sau đó cung thỉnh các bức tượng đã khai quang, mua pháp khí về thờ tự, hoặc tìm mua các linh vật, các vật trang sức mang ý nghĩa may mắn, an lành; hoặc chỉ ̀n g đơn giản chỉ là đến thưởng thức những món chay của nhà chùa, hay tham dự các bữa ươ cơm thánh ở các giáo đường… Tr c. Du lịch tâm linh trung tâm Bao gồm các hoạt động du lịch liên quan đến phong tục tập quán dân gian, du lịch lễ hội tôn giáo, du lịch lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Mô hình này đặc biệt chú ý đến hoạt động mang tính thế tục hóa tôn giáo. Phong tục tín ngưỡng dân gian là một khía cạnh quan trọng của thế tục hóa tôn giáo nên các hoạt động du lịch liên quan mảng này được chú ý khai thác. d. Du lịch tâm linh bán trung tâm 12
  20. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Bao gồm các loại hình du lịch hành hương, du lịch tham quan tôn giáo, du lịch nghỉ dưỡng tâm linh (hay còn gọi là du lịch thiền), du lịch sinh thái tâm linh và du lịch thể nghiệm tâm linh. Mô hình này là sản phẩm của sự kết hợp cao giữa hai phương diện: tôn giáo - tín ngưỡng và du lịch. Hiện nay, loại hình du lịch này đang ngày càng lan rộng tại nhiều nước Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á mặc dù giá củ các tour này cao hơn đa số các chương trình thông thường. Đặc biệt, tại các nước phát triển, loại hình du lịch thiền kết hợp du lịch sinh thái tâm linh đang tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách bởi chức năng cân bằng tâm lý, giải tỏa căng thẳng cuộc sống của nó mà hiếm một loại hình du lịch uê ́ nào khác có thể khai thác và đảm bảo được đầy đủ. ́H 1.1.2. Xúc tiến hỗn hợp tê 1.1.2.1. Bản chất của hoạt động xúc tiến hỗn hợp h Hoạt động marketing hiện đại rất quan tâm đến chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Đây in là một trong bốn chiến lược chủ yếu của marketing – mix mà các tổ chức và doanh ̣c K nghiệp du lịch cần phải sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu của mình. ho Hoạt động xúc tiễn hỗn hợp trong du lịch được hiểu theo hai nghĩa sau: Theo nghĩa hẹp: Theo quan điểm của marketing thì bản chất của hoạt động xúc ại tiến chính là quá trình truyền tin để cung cấp thông tin về sản phẩm và về doanh Đ nghiệp với khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp mình. g Theo nghĩa rộng của luật du lịch Việt Nam thì xúc tiến du lịch có nội hàm rộng ̀n lớn ở tầm vĩ mô, bao gồm các nội dung chủ yếu: ươ - Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân trong cả Tr nước và bạn bè quốc tế hiểu biết về du lịch Việt Nam. - Giáo dục để nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, an toàn để đầu tư và phát triển du lịch. - Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. - Phát triển các khu du lịch, các tuyến du lịch, điểm du lịch… 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2