intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

Chia sẻ: Tomjerry010 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

56
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để doanh nghiệp ngày hoàn thiện công tác này trong thời gian sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN NGUYỄN THỊ MỸ LINH NIÊN KHÓA 2017-2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN Sinh viên thực hiện: GVHD: ThS.Trương Thị Hương Nguyễn Thị Mỹ Linh Xuân MSV: 17K4031015 Lớp: K51- Quản Trị Nhân Lực Thừa Thiên Huế, 01/2021
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập cuối khóa và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành QTNL tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ to lớn và tận tình từ nhà trường, thầy cô bạn bè và các anh chị tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. Lời đầu tiên em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa quản trị kinh doanh cùng toàn thể giảng viên chuyên ngành quản trị Nhân Lực - Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, giúp em nâng cao được nhiều kĩ năng cũng như tạo nhiều điều kiện để cho em tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp để nâng cao kiến thức thực tiễn, đây không chỉ là kiến thức để em hoàn thành bài khóa luận mà còn là hành trang quý báu em sẽ mang theo trong chặng đường sắp tới sau khi tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn anh Lê Hồng Long giám đốc công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An và anh Lê Văn Oánh Phó phòng hành chính nhân sự đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty, em xin cảm ơn đội ngũ nhân viên công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn chị Bùi Thị Hiếu chuyên viên phòng nhân sự đã tận tình chỉ dạy cũng như cung cấp số liệu để cho em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc Sĩ Trương Thị Hương Xuân đã tận tình giúp đỡ dành thời gian và công sức trong việc hướng dẫn và định hướng cho em trong quá trình thực tập cuối khóa, để em có thể hoàn thiện bài khóa luận của mình. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên cạnh sẻ chia, động viên, giúp đỡ để em có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong sẽ nhận được sự góp ý nhận xét của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh i
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân Lời cam đoan Tôi xin cam đoan khóa luận “Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An” được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, do tôi tự thực hiện. Các số liệu và trích dẫn trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Khóa luận này là mới và không được sao chép từ bất kỳ một khóa luận nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày … tháng … năm 20… Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh ii
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CEO Chief Executive Officer TNXH Trách nhiệm xã hội FTA Free trade agreement (Hiệp hội ngoại thương) ILO Tổ chức lao động quốc tế OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) SAI Social Accountability International (Tổ chức quốc tế đa ngành phi chính phủ) FOB Free On Board CMT Cut - Make –Trim FDI Foreign Direct Investment VITAS Hiệp hội Dệt May Việt Nam OHS occupational health and safety COC Code of Conduct BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm tai nạn HCNS Hành chính nhân sự ISO International Organization for Standardization WRAP Worldwide Responsible Accredited Production BSCI Business Social Compliance Initiative SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh iii
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................10 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................10 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................3 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................................................4 5. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ......................................................................8 1.1. Người lao động của doanh nghiệp............................................................................8 1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp......................................................................9 1.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội......................................................9 1.2.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội đối với người lao động........................................14 1.2.3. Phạm vi của trách nhiệm xã hội ..........................................................................14 1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội ...............................................................................15 1.2.4.1. Nội dung của trách nhiệm xã hội......................................................................15 1.2.4.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội đối với người lao động ................................15 a. Thời gian làm việc .....................................................................................................15 b. Sức khỏe và an toàn lao động....................................................................................17 c. Lao động cưỡng bức ..................................................................................................18 d. Phân biệt đối xử .........................................................................................................18 e. Tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể .........................................................................19 f. Lương và chế độ phúc lợi...........................................................................................20 1.2.5. Đối tượng của trách nhiệm xã hội .......................................................................21 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội .....................................................22 1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...........................22 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh iv
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân 1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động ...............................................................................................................................23 1.4. Các tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động..........................25 1.5. Một số tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ....................................................................30 1.6. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ...............................................34 1.7. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam ...........................................................................37 1.7.1. Đặc điểm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ..................................................37 1.7.2. Vai trò của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam................................................40 1.8. Các nghiên cứu có liên quan...................................................................................41 1.8.1. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngành dệt may .......................................................................................................................................41 1.8.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động .......................................................................................................................................42 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN .............................................44 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An ...........................................44 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................44 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty ........................................................................46 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty .................................................................................47 2.1.4. Tình hình lao động của công ty từ năm 2017-2019.............................................49 2.1.5. Tình hình sản xuất và hoạt động kinh doanh từ năm 2017-2019 ........................53 2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. ...........................................................................................55 2.2.1. Thời gian làm việc ...............................................................................................55 2.2.2. Sức khoẻ và an toàn lao động..............................................................................57 2.2.3. Lao động cưỡng bức............................................................................................59 2.2.4. Phân biệt đối xử...................................................................................................59 2.2.5. Tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể ...................................................................60 2.2.6. Lương và chế độ phúc lợi ....................................................................................61 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiễm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An thông qua kết quả khảo sát ......................................69 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh v
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân 2.3.1. Đặc điểm của mẫu điều tra ..................................................................................69 2.3.2. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An thông qua kết quả khảo sát .............................74 2.3.2.1. Thời gian làm việc ............................................................................................74 2.3.2.2. Sức khỏe và an toàn lao động...........................................................................76 2.3.2.3. Lao động cưỡng bức.........................................................................................78 2.3.2.4. Phân biệt đối xử................................................................................................79 2.3.2.5. Tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể ................................................................81 2.3.2.6. Lương và chế độ phúc lợi .................................................................................83 2.3.2.7. Đánh giá của người lao động về các chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua khảo sát .............................................................................................85 2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An thông qua kết quả khảo sát.......................86 2.4.1. Kết quả đạt được..................................................................................................86 2.4.2. Hạn chế gặp phải .................................................................................................87 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN...............................................88 3.1. Định hướng của doanh nghiệp................................................................................88 3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An .........................................................................89 3.2.1. Giải pháp về phân biệt đối xử..............................................................................89 3.2.2. Giải pháp về sức khỏe và an toàn lao động .........................................................90 3.2.3. Giải pháp về tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể ...............................................92 3.2.4. Giải pháp về tiền lương và phúc lợi ....................................................................92 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................96 1. Kết luận......................................................................................................................96 2. Kiến nghị với cơ quan quản lí ...................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................98 PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh vi
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh vii
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Bảng mã hóa.....................................................................................................5 Bảng 2.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế............................................................ 37 Bảng 2.2: Các cổ đông tham gia góp vốn......................................................................45 Bảng 2.3: Tình hình lao động bình quân giai đoạn 2017-2019 .....................................49 Bảng 2.4: Tình hình lao động của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2017-2019 ......................................................................................................................49 Bảng 2.5: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2019...................53 Bảng 2.6: Đặc điểm của mẫu điều tra............................................................................69 Bảng 2.7: Hình thức biết đến trách nhiệm xã hội..........................................................73 Bảng 2.8: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố thời gian làm việc..................................................................................................................74 Bảng 2.9: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố sức khỏe và an toàn lao động ...............................................................................................76 Bảng 2.10: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố lao động cưỡng bức .............................................................................................................78 Bảng 2.11: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố phân biệt đối xử .............................................................................................................80 Bảng 2.12: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể...................................................................................81 Bảng 2.13: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố lương và chế độ phúc lợi ...............................................................................................83 Bảng 2.14: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test về đánh giá chung các chính sách trách nhiệm xã hội tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An ..85 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh viii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tháp trách nhiệm xã hội của Carroll .............................................................12 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An ........................48 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động lao động năm 2019 ..................................................51 Biểu đồ 2.2: Tuyển dụng và thôi việc năm 2019...........................................................52 Biểu đồ 2.3: Doanh thu giai đoạn 2017-2019 ...............................................................53 Biểu đồ 2.4: Doanh thu năm 2018.................................................................................54 Biểu đồ 2.5: Doanh thu năm 2019.................................................................................54 Biểu đồ 2.6: Năng xuất lao động toàn công ty giai đoạn 2017-2019 ............................54 Biểu đồ 2.7: Thu nhập bình quân giai đoạn 2017-2019 ................................................55 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính ...................................................71 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu đối tượng điều tra theo trình độ học vấn ......................................71 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu đối tượng điều tra theo độ tuổi ...................................................72 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thời gian làm việc tại công ty................72 Biểu đồ 2.12: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thu nhập hàng tháng ..............................73 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh ix
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại 4.0 như hiện nay cụm từ trách nhiệm xã hội (CSR), không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được giới nghiên cứu, chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đề cập tới từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX và được sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 1970. Ban đầu trách nhiệm xã hội chỉ được tập trung cho giới kinh doanh. Ngày nay CSR không chỉ là làm từ thiện hay coi trọng bảo vệ môi trường mà còn bao hàm nhiều khía cạnh, được thể hiện một cách cụ thể trong các bộ tiêu chuẩn như: SA 8000, ISO 26000, WRAP. Ngoài ra còn các bộ tiêu chuẩn khác như BSCI, EICC.. Thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn như góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh, nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu hút nguồn lao động giỏi, nâng cao được hình ảnh quốc gia... nhận thức được vai trò to lớn của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng nổ lực thực hiện hơn xem trách nhiệm xã hội như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc. Tuy nhiên việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần được quan tâm trong đó đặc biệt là vấn đề về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với người lao động, nhất là đối với các công ty sản xuất như dệt may, giày da..có số lượng người lao động đông đảo thì họ đã thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động như thế nào. Trong bối cảnh cạnh tranh gây gắt như hiện nay làm sao đề vừa tăng doanh thu vừa tăng năng suất lao động, cải thiện được môi trường làm việc, sức khỏe và an toàn cho người lao động, thu hút được đội ngũ nhân sự trình độ cao, mặc dù ngày càng công nghiệp hóa, doanh nghiệp có thể thay thế các loại máy móc hiện đại hơn để sản xuất nhưng máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người được, máy móc chỉ là công cụ được con người điều khiển chính SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh x
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân vì vậy không thể phủ nhận người lao động giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy thật sự các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự làm tốt công tác trách nhiệm xã hội đối với người lao động chưa? Người lao động đánh giá như thế nào về công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Mối quan tâm của các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội đối với người lao động đến đâu? Đánh giá của người lao động về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ra sao? Đó là những câu hỏi hết sức nan giải cho nên trong thời gian đi thực tập tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An một công ty may mặc với số lượng người lao động khá đông thì việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động như thế nào, để phần nào giải đáp được câu hỏi đó tác giả quyết định chọn đề tài: “Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An”, để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để doanh nghiệp ngày hoàn thiện công tác này trong thời gian sắp tới. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động. - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác trách nhiệm xã hội của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An đối với người lao động. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn hiện công tác trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 2
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân - Đối tượng điều tra: Người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. Tiếp cận và đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty thông qua đánh giá của người lao động. Qua đó tìm ra được những cái đã đạt được và những hạn chế còn thiếu từ đó đề xuất các giải pháp cho năm 2021-2025 nhằm ngày càng hoàn hiện công tác này. - Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An - Về thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2017- 2019 Thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng khảo sát trong phạm vi thời gian 12/2020 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Thu phập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các luận văn tại thư viện trường đại học kinh tế, các giáo trình liên quan, sách, báo, giáo trình, tài liệu, các công trình có liên quan, ..., ngoài ra còn thu thập dữ liệu từ nội bộ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Dữ liệu sơ cấp: Phương pháp quan sát: Trong qua trình thực tập bằng cách quan sát trực tiếp điều kiện làm việc, phòng ăn, phòng y tế, quan sát thái độ giữa cấp trên với cấp dưới như như thế nào... để có cái nhìn một cách tổng quát hơn, cảm nhận một phần nào đó về việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động ở đây như thế nào để có những đánh giá một cách khách quan hơn. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 3
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân Để xác định các yếu tố trong công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đó là tham khảo ý kiến của công ty, đồng thời căn cứ vào các chính sách trách nhiệm xã hội của công ty để xây dựng bảng câu hỏi. Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với người lao động đang làm việc tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. Từ đó dựa vào bảng hỏi đã khảo sát để tiến hành đánh giá về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động. Để xác định mẫu khảo sát tác giả dùng công thức chọn mẫu điều tra khi biết tổng thể của Slovin (1984): n= ∗ Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định (sample size) N: Số lượng tổng thể e: sai số cho phép. Có thể lựa chọn e = ± 0.01 (1%), ± 0.05 (5%), ± 0.1 (10%). Theo đó ta có: N = 890 người e = 0,1 = 10% Ta có cỡ mẫu: n= = 90 người ∗ , Để tăng độ tin cậy tác giả sẽ phát 110 phiếu khảo sát. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra có một số bảng khảo sát không hợp lệ do đó số bảng hỏi được thu về và xử lý, phân tích là 100 phiếu. 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Từ những số liệu có được của doanh nghiệp sẽ tóm tắt, phân tích về cơ cấu lao động và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoản thời gian từ năm 2017- 2019. - Từ việc khảo sát ý kiến người lao động về đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như giờ làm việc, SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 4
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân lao động cưỡng bức, sức khỏe an toàn lao động ... sẽ tiến hành thống kê tổng hợp, biểu đồ hóa và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20. - Sử dụng Phương pháp thống kê mô tả tóm tắt trình bày và mô tả về mẫu khảo sát như giới tính, độ tuổi, sự đánh giá của người lao động về chính sách thực hiện trách nhiệm xã hội đối với họ tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An... Kết hợp với kiểm định giá trị trung bình One Samples T-test các biến về thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty, với cặp giả thiết: H0 : = Giá trị kiểm định H1 : # Giá trị kiểm định Nều Sig. >= 0,05: Chấp nhận giả thiết H0 Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1 Mức ý nghĩa: 95% - Sử dụng bảng mã hóa để trình bày các biến thuận lợi hơn: Bảng 1.1 Bảng mã hóa Biến Mô tả 1.Thời gian làm việc TG1 Anh/chị hài lòng về thời gian làm việc của công ty TG2 Anh/chị hài lòng về chính sách làm thêm giờ của công ty TG3 Anh/chị hoàn toàn tự nguyện làm thêm giờ TG4 Anh/chị hài lòng về cách sắp xếp thời gian của công ty TG5 Anh/chị cảm thấy lượng công việc cần phải làm phù hợp với lượng thời gian làm việc TG6 Anh/chị được nghĩ làm việc vào những ngày lễ tết 2. Sức khỏe và an toàn lao động SK1 Anh/chị hài lòng với không gian làm việc tại công ty SK2 Anh/chị được công ty trang bị đầy đủ bảo hộ lao động SK3 Anh/chị hài lòng với chính sách khám sức khỏe định kì của công ty SK4 Anh/chị hài lòng về bữa ăn và nước uống công ty cung cấp SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 5
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân SK5 Anh/chị được công ty phổ biến đầy đủ về việc đảm bảo sức khỏe và an toàn nơi làm việc. SK6 Anh/chị được công ty trang bị đầy đủ về kiến thức phòng cháy, chữa cháy. 3. Lao động cưỡng bức LĐ1 Anh/chị hoàn toàn tự nguyện làm việc tại công ty LĐ2 Anh/chị không phải trả bất kì một khoản tiền nào hoặc giấy tờ chứng thân nào khi ứng tuyển, làm việc tại công ty LĐ3 Anh/chị không lo lắng về việc công ty áp dụng bất kì hình thức ép buộc nào như (thu tiền phạt đáng kể, tịch thu giấy tờ cư trú khi nghỉ việc...) LĐ4 Anh/chị được tự do rời khỏi xưởng làm việc trong giờ ăn giữa ca hoặc sau khi chấm dứt ca làm việc. 4. Phân biệt đối xử PB1 Anh/chị được đánh giá một cách công bằng khách quan theo đúng năng lực làm việc PB2 Anh/chị hòa đồng, vui vẻ, thân thiện với đồng nghiệp PB3 Anh/chị được cấp trên đối xử một cách công bằng PB4 Anh/chị chưa bao giờ bị kì thị hay phân biệt tại công ty 5. Tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể TD1 Anh/chị được tự do tham gia đoàn hội TD2 Anh/chị thoải mái đóng góp ý kiến của mình TD3 Anh/chị luôn được công ty ghi nhận ý kiến TD4 Anh/chị được công ty phổ biến về quyền lợi này 6. Lương và chế độ phúc lợi LP1 Anh/chị hài lòng với mức lương mình nhận ở công ty LP2 Anh/chị thấy chính sách trả lương của công ty là hợp lí LP3 Anh/chị chi trả đủ cho cuộc sống của mình với mức lương được nhận LP4 Anh/chị hài lòng với chế độ phúc lợi của công ty LP5 Anh/chị được công ty đóng BHXH, BHYT,.. đầy đủ LP6 Anh/chị hài lòng với chính sách hỗ trợ cho người lao động của công ty như (đi lại, các hoạt động thể thao, tặng quà hỗ trợ...) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 6
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân 5. Kết cấu đề tài Đề tài ngoài những phần: Đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục viết tắt, phụ lục, danh mục bảng biểu, hình ảnh và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học về trách nhiệm xã hội đối với người lao động. - Chương 2: Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 7
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Người lao động của doanh nghiệp - Khái niệm người lao động: Theo khoản 1 điều 3 bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. - Phân loại người lao động: Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp - Lao động trực tiếp gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định. Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện, loại lao động trực tiếp được chia thành: Lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động của các hoạt động khác. Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được phân thành các loại: + Lao động tay nghề cao: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. + Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn, nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc những người chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối lâu được trưởng thành do học hỏi từ thực tế. - Lao động gián tiếp: Gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 8
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trương Thị Hương Xuân Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này được chia thành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được phân thành các loại: + Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. + Chuyên viên: Cũng là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác tương đối lâu, trình độ chuyên môn tương đối cao. + Cán sự: Gồm những người mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác thực tế chưa nhiều. + Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp, có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo. Theo nguồn gốc sử dụng năng lượng vận hành công cụ lao động bao gồm: Lao động thủ công, lao động nửa cơ giới, lao động cơ giới, lao động hệ thống máy - thiết bị tự động hóa Theo tính chất quan hệ lao động: Lao động tự do (lao động tự sản xuất kinh doanh), lao động làm thuê (làm công ăn lương) Theo tính chất của hợp tác lao động: Lao động cá nhân, lao động tập thể. 1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 1.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tên tiếng Anh: Corporate social responsibility, viết tắt CSR, còn được hiểu dưới những cái tên khác như tính bền vững của doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, lương tâm của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có trách nhiệm là một dạng của hoạt động tự điều chỉnh trong kinh doanh của các doanh nghiệp. (Dona 1991, Mackey and John & Sisodia and Rajendra 2013, Lin and tom 2018, Sheehy and Benedict 2015) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2