intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận "Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đô thị trước sự tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM Khóa luận tốt nghiệp ngành : CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn : TS. LÊ ĐÌNH THẢO Sinh viên thực hiện : TRẦN QUỐC KẾ Mã số sinh viên : 2005CTHA010 Khóa : 2020 - 2024 Lớp : Chính trị học 20A HÀ NỘI – 2024
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận này, ngoài sự phấn đấu nghiên cứu học tập của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm hướng dẫn giảng dạy nhiệt tình của quý thầy, cô giáo. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lê Đình Thảo và các Thầy, Cô đã giúp em những kĩ năng, kinh nghiệm để hoàn thành đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các cán bộ, công chức sở Nội vụ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô để em hoàn thiện hơn nữa khóa luận này.
  3. LỜI CAM ĐOAN - Em thực hiện công trình nghiên cứu với tên đề tài: “Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”. Các số liệu trong đề tài hoàn toàn có căn cứ, trung thực và chính xác. - Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em trong thời gian qua, các lập luận phân tích, đánh giá, kiến nghị đều dựa trên quan điểm, sự nghiên cứu và kinh nghiệm của cá nhân. - Em xin cam đoan kết quả và số liệu trong bài báo cáo là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Sinh viên Trần Quốc Kế
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 4 4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 6. Ý nghĩa của khóa luận .................................................................................. 5 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ........................................................ 7 1.1. Khái quát chung về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị ở Việt Nam ........................................................................................................... 7 1.1.1. Biến đổi khí hậu và nguyên nhân của biến đổi khí hậu tại các đô thị Việt Nam ................................................................................................................... 7 1.1.2. Nội dung quản lý đô thị trước những tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.....................................................................................................................11 1.2. Vai trò của các chủ thể quản lý đô thị trước những tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam......................................................................................... 18 1.2.1. Vai trò của cấp ủy các cấp trong ứng phó với biến đổi khí hậu................ 18 1.2.2. Vai trò của chính quyền các cấp trong ứng phó với biến đổi khí hậu ....... 20 1.2.3. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong ứng phó với biến đổi khí hậu ……………………………………………20 1.3. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến quản lý đô thị trước những tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam .................................................... 22
  5. 1.3.1. Các tiêu chí đánh giá quản lý đô thị trước những tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................................................................................ 22 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đô thị trước những tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam .......................................................................................... 23 TIỂU KÊT CHƯƠNG 1 ................................................................................. 24 Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ................................................................................................................ 25 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và những tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam .. 25 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam............................................................................................... 25 2.1.2. Những tác động của biến đổi khí hậu đến thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.....................................................................................................................27 2.2. Đánh giá hoạt động quản lý đô thị trước những tác động của biến đổi khí hậu ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam .................................................. 31 2.2.1. Những kết quả của quản lý đô thị trước những tác động của biến đổi khí hậu ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.............................................................. 31 2.2.2. Những hạn chế của quản lý đô thị trước những tác động của biến đổi khí hậu ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.............................................................. 36 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ..................................................... 40 3.1. Thực hiện các chính sách phát triển thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam phù hợp với biến đổi khí hậu ................................................................................ 40 3.1.1. Thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với biến đổi khí hậu ............................................................................................................. 40 3.1.2. Phát triển giao thông, bảo vệ môi trường, hệ thống thoát nước của thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................................... 42 3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu .............. 43 3.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................................ 43
  6. 3.2.2. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ứng phó với biến đổi khí hậu .......... 44 3.3. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu ............................................................... 45 3.3.1. Sự cần thiết phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu thành phố trong ứng phó với biến đổi khí hậu ................................................................................... 45 3.3.2. Những yêu cầu trách nhiệm đối với người đứng đầu thành phố trong ứng phó với biến đổi khí hậu ..................................................................................486 TIỂU KÊT CHƯƠNG 3 ................................................................................. 49 KẾT LUẬN .......................................................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 51
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ BDKH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU UBND ỦY BAN NHÂN DÂN CQĐP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG BVMT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu và sự dâng cao của mực nước biển, đang là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng ở phần lớn các khu vực trên thế giới. Nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu đang tăng nhanh chóng, gây ra mối lo ngại cho các quốc gia. Các bằng chứng thu thập được từ nhiều năm và thế kỷ trước cho thấy sự tăng lên đáng kể của nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển, thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia trên toàn cầu. Từ thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới đã chứng kiến nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ lụt, mưa to, và sóng nhiệt, cùng với tình trạng nước biển dâng cao ngày càng trở nên trầm trọng do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Việt Nam là một trong số mười quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ quá trình này. Khí hậu đang là một trong những vấn đề môi trường khẩn cấp toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, sự suy giảm đa dạng sinh học, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt, suy thoái tầng ozon, xói mòn đất và sa mạc hóa, cùng với ô nhiễm từ các chất hữu cơ độc hại lâu phân hủy, ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị. Các vấn đề này không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và sự phát triển xã hội. Dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu, biến đổi khí hậu (BĐKH) luôn là vấn đề môi trường cấp bách nhất. Hơn nữa, nó còn được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững của thế giới hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và trên toàn thế giới, các hoạt động kinh tế - xã hội đang tăng trưởng trong nhiều ngành như năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, và nông lâm nghiệp, dẫn đến sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong đời sống hàng ngày. Điều này gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, thay đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu. Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm đã tăng khoảng 0,7°C và mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2007, 1
  9. Việt Nam được xem là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và sự dâng cao của mực nước biển. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, khoảng 10% dân số sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và GDP sẽ bị thiệt hại khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng 3m, khoảng 25% dân số sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và thiệt hại GDP lên tới 25%. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với thế giới là nghiêm trọng và đại diện cho một mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển của từng quốc gia. Hiện nay trên thế giới, biến đổi khí hậu có tác động ở rất nhiều nơi. Khi trái đất ấm lên trong tương lai, chủ yếu là các khu vực sông và đại dương sẽ đặc biệt nhạy cảm với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quy hoạch, thiết kế và vận hành các dự án đô thị. Do đó, đã đến lúc chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hệ thống công trình đô thị. Chúng ta cần nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các giải pháp để phòng ngừa, khắc phục và thích ứng với những tác động này đối với công trình đô thị trong tương lai. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, em đã chọn đề tài "Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam" làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Biến đổi khí hậu là một vấn đề rất lớn và ý nghĩa không chỉ với sự phát triển của Việt Nam mà còn là một vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới. Ở Việt Nam đã có không ít những đề tài nghiên cứu, nhà nghiên cứu về vấn đề này nên ngày nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu đã được đưa ra để bàn luận và nghiên cứu rất hay về vấn đề biến đổi khí hậu Các nghiên cứu mới đây đã xác định rằng hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi của hệ thống khí hậu, dẫn đến các thay đổi 2
  10. trong khí hậu. Do đó, con người cần thực hiện những hành động cụ thể để ngăn chặn những biến đổi này thông qua các hoạt động thích hợp của bản thân. Công trình "Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng" của các tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thái Lan (đồng chủ biên), và Nguyễn Thị Kim Nhung, được xuất bản bởi cộng đồng NXB Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2023. Trong công trình này, các tác giả đã làm sáng tỏ các khái niệm về biến đổi khí hậu và nêu bật những tác động của nó. Tác giả muốn gửi đến bạn đọc một cái nhìn khách quan hơn về biến đổi khí hậu. Tác giả cho rằng, thích nghi với biến đổi khí hậu phụ thuộc vào các hoạt động của tự nhiên và do các hoạt động con người như sản xuất, áp sinh hoạt,...Từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu và chỉ rõ sự thích nghi này phụ thuộc vào con người, vào cộng đồng. Công trình "Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại Bến Tre" của tác giả Đặng Thị Bé Thơ, xuất bản năm 2013, khám phá những ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp. Tác giả đưa ra các giải pháp để khắc phục và thích ứng với những thay đổi này trong ngành nông nghiệp. Đây là một nguồn tài liệu quý giá giúp làm sáng tỏ và chi tiết hơn cho đề tài nghiên cứu của em. Công trình “Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển đô thị bền vững’’ 21 tháng 4 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường . Công trình này khái quát lên được sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quá trình phát triển đô thị. Tác ̂ giả nêu rõ biến đổi khí hậu tác động đến đô thị như thế nào, ví dụ hẹ thố ng xử lý ̂ ̂ ̂ chấ t thải rắ n và hẹ thố ng cấ p, thoát nước đo thi là những đố i tương dễ bị tác đọng ̣ ̣ bởi BĐKH. Và từ những tác động đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp để phát triển đô thị một cách bền vững. Công trình “Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sự phát triển đô thị” năm 2023 của Sở Thông tin và tryền thông Tây Ninh’’. Tác giả của công trình đã làm sáng tỏ các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển đô thị, dựa trên dữ liệu thống kê cụ thể. Tác giả khẳng định: "Việc xây dựng các đô thị Việt Nam 3
  11. có khả năng chống chịu và ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ quan trọng được ghi nhận trong Chương trình hành động của Chính phủ, theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị, liên quan đến quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Công trình "Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua đánh giá môi trường chiến lược" của tác giả Tăng Thế Cường, xuất bản năm 2015. Ở công trình này tác giả đã cho bạn đọc thấy được tác động của biến đổi khí hậu là vô cùng lớn khi nó đi kèm với những hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sản xuất, phát triển kinh tế và quan trọng nhất là tác động trực tiếp đến đời sống của toàn xã hội. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, với đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi sự dâng cao của mực nước biển. Nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phát triển và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia để đối phó với biến đổi khí hậu. Các bộ, ngành và địa phương đang xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động nhằm ứng phó với các tác động khẩn cấp hiện tại và các tác động lâu dài tiềm ẩn của biến đổi khí hậu, với nhiều nghiên cứu được tiến hành ở nhiều cấp độ. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu tập trung vào các nghiên cứu tổng hợp biến đổi khí hậu ở các quốc gia trên thế giới và các tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến tác động của biến đổi khí hậu ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đô thị trước sự tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 4
  12. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã nêu, khóa luận này sẽ tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị ở Việt Nam - Phân tích thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam từ năm 2019 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận này được thực hiện trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử. Để nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, khóa luận này áp dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phân tích một hoặc một số trường hợp cụ thể trong việc áp dụng chính sách, để đánh giá hiệu quả, nhận diện hạn chế, thách thức và đề xuất giải pháp cải thiện. - Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu pháp luật, quyết định, chỉ thị, hướng dẫn, báo cáo, thống kê liên quan, nhằm hiểu rõ hơn về quy định, mục tiêu, cơ chế thực thi và đánh giá hiệu quả của chính sách. 6. Ý nghĩa của khóa luận 5
  13. - Khóa luận hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị ở các đô thị Việt Nam. - Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế yếu kém và nguyên nhân về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đô thị trước sự tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành ba chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị ở Việt Nam Chương 2. Thực trạng tác động biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 6
  14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị ở Việt Nam 1.1.1. Biến đổi khí hậu và nguyên nhân của biến đổi khí hậu tại các đô thị Việt Nam - Một số khái niệm cơ bản: Khí hậu được định nghĩa là tổng hợp các yếu tố thời tiết bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, và các hiện tượng khác xảy ra trong khí quyển, cũng như nhiều yếu tố khí tượng khác qua một khoảng thời gian dài tại một khu vực cụ thể. Khí hậu và thời tiết là hai khái niệm khác nhau vì thời tiết chỉ đề cập diễn biến khí tượng trong một thời gian ngắn. Khí hậu của một khu vực được ảnh hưởng bởi vị trí địa lý, địa hình, độ cao và mức độ ổn định của lớp băng tuyết phủ bề mặt. Khí hậu trên thế giới được phân loại thành các kiểu khác nhau dựa trên nhiệt độ và lượng mưa cụ thể. Có năm vùng đai nhiệt độ chính phản ánh năm loại khí hậu: một loại khí hậu nhiệt đới nóng, hai loại khí hậu ôn đới và hai loại khí hậu hàn đới lạnh. Khí hậu là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và biến số khác nhau, hoạt động và tương tác với nhau theo những cách rất đa dạng. Để hiểu rõ hơn về khí hậu, chúng ta cần xem xét các yếu tố như nhiệt độ trung bình, độ ẩm không khí, lượng mưa hàng năm, áp suất khí quyển, hướng và tốc độ gió, cũng như các hiện tượng khí tượng khác như bão, hạn hán, và lũ lụt, qua một khoảng thời gian dài và trong một khu vực địa lý cụ thể [15]. Khí hậu thường được mô tả thông qua các mô hình thống kê dựa trên các dữ liệu lịch sử, từ đó giúp dự đoán và mô tả các xu hướng thời tiết trong tương lai. Trái ngược với khí hậu, thời tiết là những biến đổi ngắn hạn trong khí quyển và thường thay đổi từ ngày này sang ngày khác hoặc thậm chí từ giờ này sang giờ khác. 7
  15. Các yếu tố như vị trí địa lý (gần xích đạo hay các cực), địa hình (núi hay đồng bằng), độ cao (cao nguyên hay vùng thấp), và sự hiện diện của băng tuyết đều có ảnh hưởng đến khí hậu của một khu vực. Ví dụ, vùng núi cao thường có khí hậu lạnh hơn so với vùng đồng bằng ở cùng một vĩ độ. Trên phạm vi toàn cầu, khí hậu được phân thành năm kiểu chính dựa trên các tiêu chí như nhiệt độ và lượng mưa. Các kiểu khí hậu bao gồm: Khí hậu nhiệt đới: Nóng và ẩm quanh năm với lượng mưa cao; Khí hậu cận nhiệt đới: Nóng và khô, thường gặp ở các vùng lân cận sa mạc; Khí hậu ôn đới: Có bốn mùa rõ rệt, với mùa hè ấm áp và mùa đông lạnh giá; Khí hậu lục địa: Khô và lạnh, với mùa đông dài và khắc nghiệt; Khí hậu cực: Lạnh quanh năm, với mùa hè ngắn và mát mẻ. Mỗi loại khí hậu này đều có đặc điểm riêng và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, và nền kinh tế của con người cũng như các hệ sinh thái tự nhiên. Hiểu biết về khí hậu không chỉ giúp chúng ta dự báo thời tiết mà còn hỗ trợ trong việc quy hoạch và phát triển bền vững Biến đổi khí hậu được hiểu là sự biến đổi trong các đặc điểm thống kê của hệ thống khí hậu qua các chu kỳ dài, hàng thập kỷ hoặc thậm chí lâu hơn, mà không xét đến nguyên nhân. Các thay đổi bất thường trong chu kỳ ngắn, như El Niño, không được coi là biến đổi khí hậu. Thuật ngữ này cũng thường ám chỉ sự biến đổi khí hậu do ảnh hưởng của con người; chẳng hạn, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu định nghĩa nó là "sự thay đổi khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, cùng với các biến thiên tự nhiên của khí hậu qua các chu kỳ thời gian dài." Theo định nghĩa này, biến đổi khí hậu bao gồm cả hiện tượng ấm lên toàn cầu [15]. Biến đổi khí hậu là cụm từ chỉ sự biến đổi trong khí hậu, chủ yếu do ảnh hưởng của hoạt động con người, dẫn đến sự thay đổi trong các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này, khi kết hợp với các yếu tố tự nhiên biến động, dẫn đến sự biến đổi của khí hậu qua nhiều thời kỳ. Để hiểu một cách đơn giản, biến 8
  16. đổi khí hậu là sự thay đổi trong hệ thống khí hậu bao gồm sinh quyển, khí quyển, thủy quyển và thạch quyển, cả trong hiện tại và tương lai. Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị: Biến đổi khí hậu có tác động nghiêm trọng đến quản lý đô thị, đặc biệt là tại các khu vực ven biển. Việt Nam, với hơn 300 đô thị duyên hải và hơn 50% dân số sống tại các khu vực có địa hình thấp ven biển, đang phải đối mặt với những thách thức này. Dưới đây là một số điểm quan trọng: Tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng: Biến đổi khí hậu gây tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng. Điều này ảnh hưởng đến đô thị bằng việc làm thay đổi địa hình, tạo ra nguy cơ lũ lụt, xâm nhập mặn, và thiệt hại về hạ tầng Phát thải khí nhà kính: Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa tại các khu vực đô thị tập trung nhiều hoạt động nhất. Điều này dẫn đến phát thải khí nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu Tăng nguy cơ thiên tai: Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ thiên tai như bão, lũ lụt, và sự cạn kiệt nước. Đô thị phải đối mặt với việc phải xây dựng hạ tầng chống lũ và tăng cường hệ thống thoát nước. Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nhiệt độ cao và ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân đô thị. Điều này đòi hỏi các biện pháp thích ứng như cây xanh, hệ thống thoát nhiệt tự nhiên, và quản lý ô nhiễm. - Nguyên nhân của biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có hai nguyên nhân cơ bản. Nguyên nhân đầu tiên là do tác động của điều kiện tự nhiên, hoặc sự thay đổi của tự nhiên. Nguyên nhân thứ hai là do hoạt động của con người. Nguyên nhân tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu bao gồm sự thay đổi trong các tham số quỹ đạo của trái đất, biến đổi trong phân bố của lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất, sự biến đổi trong phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất, cùng với hoạt động của núi lửa. Nguyên nhân do con người: Về vấn đề biến đổi khí hậu do con người gây ra, các hoạt động của chúng ta đã khiến cho "lượng khí nhà kính được phát thải 9
  17. quá mức vào bầu khí quyển". Quá trình "phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của trái đất". Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta có thể xem xét cách mà khí nhà kính tác động đến sự cân bằng năng lượng của trái đất và khí hậu như sau: Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu cho khí hậu của trái đất. Ánh sáng mặt trời khi đến trái đất, một phần được phản xạ trở lại không gian, nhất là bởi các bề mặt sáng như băng và mây, còn lại thì bị bề mặt và khí quyển hấp thụ. Năng lượng mặt trời hấp thụ được phát lại dưới dạng nhiệt. Bầu khí quyển hấp thụ và tái bức xạ nhiệt này, với một phần thoát ra ngoài không gian. Mọi thay đổi trong sự cân bằng năng lượng này đều ảnh hưởng đến khí hậu. Ví dụ, biến đổi nhỏ trong lượng năng lượng từ mặt trời có thể ảnh hưởng đến cân bằng. Nếu nhiệt từ bề mặt thoát hết vào không gian, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ lạnh hơn nhiều. Khí nhà kính như hơi nước, carbon dioxide, metan và oxit nitơ giữ cho bề mặt ấm hơn bằng cách hấp thụ và phát nhiệt ra mọi hướng, giữ nhiệt cho bề mặt và tầng khí quyển thấp hơn. Không có hiệu ứng nhà kính, sự sống như chúng ta biết không thể phát triển. Thêm khí nhà kính vào khí quyển làm tăng hiệu quả ngăn nhiệt thoát ra, khiến trái đất ấm lên cho đến khi cân bằng mới được thiết lập. Khí nhà kính do con người tạo ra làm thay đổi cân bằng năng lượng của trái đất và từ đó ảnh hưởng đến khí hậu. Con người ảnh hưởng đến khí hậu bằng cách thay đổi đặc tính của bề mặt đất, ví dụ như việc phá rừng để canh tác, và qua việc phát thải các chất ô nhiễm làm thay đổi số lượng và loại hạt trong khí quyển. Các nhà khoa học đã xác định rằng, khi xem xét tất cả các yếu tố của con người và tự nhiên, cân bằng khí hậu của trái đất đã bị thay đổi theo hướng nóng lên, với nguyên nhân chính là sự gia tăng của CO2. Báo cáo cập nhật năm 2021 của IPCC cho thấy những thay đổi trong khí quyển, đại dương, băng quyển và sinh quyển cung cấp bằng chứng rõ ràng về một thế giới đã ấm lên. Trong vài thập kỷ qua, các chỉ số quan trọng của hệ thống khí hậu đã đạt mức không thể thấy được trong nhiều thế kỷ đến nhiều thiên niên kỷ và đang thay đổi với tốc độ chưa từng có trong ít nhất 2000 năm qua. Nồng độ carbon dioxide (CO2) toàn cầu hiện nay cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong ít nhất hai triệu năm qua. Về nguyên nhân của sự nóng lên 10
  18. toàn cầu do tác động của các điều kiện tự nhiên hay biến đổi tự nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng các quá trình tự nhiên như thay đổi năng lượng mặt trời và quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời, núi lửa phun trào, và những biến động trong hệ thống khí hậu như El Niño và La Niña cũng góp phần ảnh hưởng đến khí hậu của trái đất. Các mô hình khí hậu đã được sử dụng để dự đoán những thay đổi về nhiệt độ toàn cầu nếu chỉ có các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu. Kết quả cho thấy, các yếu tố tự nhiên chỉ gây ra sự nóng lên nhẹ hoặc thậm chí làm mát bề mặt toàn cầu trong thế kỷ XX và XXI. Tuy nhiên, chỉ khi tính đến ảnh hưởng của con người đối với khí quyển, các mô hình mới phản ánh chính xác sự thay đổi nhiệt độ đã quan sát được. Mặc dù mặt trời là nguồn năng lượng chính thúc đẩy hệ thống khí hậu của trái đất, nhưng các biến đổi của nó ít ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu gần đây. Các phép đo vệ tinh từ cuối những năm 1970 cho thấy không có sự tăng năng lượng từ mặt trời, trong khi nhiệt độ bề mặt toàn cầu lại tăng. Do đó, biến đổi khí hậu chủ yếu do các hoạt động của con người, đặc biệt là qua phát thải khí nhà kính và ảnh hưởng đến sự phản xạ hoặc hấp thụ năng lượng mặt trời. Nồng độ các khí nhà kính quan trọng đã tăng đáng kể từ thời kỳ cách mạng công nghiệp do hoạt động của con người, với nồng độ carbon dioxide, methane và nitrous oxide cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong 800.000 năm qua. Sự gia tăng này đã củng cố hiệu ứng nhà kính và góp phần làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi khí hậu, hơn bất kỳ hoạt động nào khác của con người. Hoạt động của con người hiện nay phát thải hơn 30 tỷ tấn carbon dioxide vào khí quyển mỗi năm. Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đã tăng hơn 40% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nồng độ khí mê-tan do con người gây ra đã tăng hơn 2,5 lần so với mức tiền công nghiệp trong suốt thế kỷ 20. Nồng độ oxit nitơ đã tăng khoảng 20% kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp, với sự tăng trưởng nhanh chóng vào cuối thế kỷ XX, từ mức 270 ppb lên 332 ppb vào năm 2019 . Các hoạt động của con người có thể phản xạ hoặc hấp thụ năng lượng mặt trời. Thực tế là sản xuất nông nghiệp, xây dựng đường sá, và phá rừng có thể làm thay đổi hệ số phản xạ của bề mặt trái đất, gây ra hiện tượng nóng lên hoặc lạnh đi cục bộ. Hiệu ứng này thường thấy ở 11
  19. các đảo nhiệt đô thị, nơi nhiệt độ cao hơn so với các khu vực ít dân cư xung quanh. Nguyên nhân là do các tòa nhà, đường sá, và mái nhà phản xạ ít ánh sáng mặt trời hơn so với mặt đất tự nhiên. Phá rừng có thể làm tăng khả năng phản xạ toàn cầu của trái đất bằng cách thay thế cây cối tối màu bằng bề mặt sáng hơn, nhưng tác động tổng thể của việc thay đổi sử dụng đất chỉ dẫn đến một sự giảm nhiệt nhỏ. Việc phát thải các hạt nhỏ, hay còn gọi là sol khí, vào không khí cũng có thể phản xạ hoặc hấp thụ năng lượng mặt trời. Các chất ô nhiễm không khí sau khi trải qua phản ứng hóa học trong khí quyển sẽ tạo ra sol khí và nhìn chung, sol khí do con người tạo ra có hiệu ứng làm mát trái đất. Tóm lại, biến đổi khí hậu bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính: các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Đáng chú ý, các hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Trong số các hoạt động này, việc phát thải khí nhà kính và các hoạt động ảnh hưởng đến sự phản xạ hoặc hấp thụ năng lượng mặt trời là đáng kể, với phát thải khí nhà kính do con người là nguyên nhân hàng đầu [4, tr. 21]. 1.1.2. Nội dung quản lý đô thị trước các tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý môi trường đô thị: Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến sức khỏe con người. Nó không chỉ tạo ra các rủi ro mới mà còn làm trầm trọng thêm những vấn đề sức khỏe hiện hữu trong cộng đồng, đặt ra thách thức lớn cho sức khỏe, an toàn và chất lượng sống của con người. Sự thay đổi thời tiết và khí hậu có thể đe dọa đến tính mạng. Nhiệt độ tăng cao gây ra các đợt nắng nóng thường xuyên và khốc liệt hơn, đe dọa sức khỏe. Sự ấm lên của đại dương khiến các cơn bão trở nên mạnh mẽ và ẩm ướt hơn, gây ra tử vong trực tiếp và gián tiếp. Hạn hán kéo dài gây ra nhiều vụ cháy rừng, tạo ra các mối nguy hại cho sức khỏe. Mức độ lũ lụt tăng cao có thể gây ra sự lây lan của bệnh tật qua nước, chấn thương và nguy cơ từ hóa chất. Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí và nước, tăng khả năng lây lan của các bệnh và thay đổi tần suất cũng như cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Những nhóm người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người 12
  20. có vấn đề sức khỏe sẵn có, người lao động ngoài trời và người có thu nhập thấp đối mặt với rủi ro cao hơn từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng đối với cơ sở hạ tầng, tài sản và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng, bao gồm cầu, đường, cảng, lưới điện, và internet băng thông rộng, thường được xây dựng để tồn tại hàng thập kỷ. Tuy nhiên, thời tiết cực đoan như mưa to, lũ lụt, gió mạnh, tuyết rơi, hoặc biến đổi nhiệt độ có thể làm tăng áp lực lên các công trình này Ví dụ, sự gia tăng nhiệt độ đòi hỏi việc làm mát nhiều hơn, gây áp lực lên lưới điện và hệ thống năng lượng. Lượng mưa lớn bất ngờ cũng có thể gây ra lũ lụt, phá hủy cơ sở giao thông. Ngành công nghiệp sản xuất và các lĩnh vực kinh tế khác phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và điều kiện khí hậu, như nông nghiệp, du lịch và thủy sản, đều dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng ngày càng tăng của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại, cả xuất khẩu và nhập khẩu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên nước. Sự thay đổi trong tài nguyên nước có thể gây ra những tác động lớn đối với thế giới và cuộc sống con người. Chất lượng và lượng nước có sẵn cho cả người dân và hệ sinh thái đều chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Các biến đổi trong mô hình mưa và lưu lượng dòng chảy, cũng như thời gian xảy ra, có thể ảnh hưởng đến cung cấp và chất lượng nước. Những thay đổi này làm tăng rủi ro và chi phí cho nông nghiệp, sản xuất năng lượng, công nghiệp, giải trí và môi trường. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái, thay đổi phạm vi địa lý và chu kỳ sống của nhiều loài động, thực vật, như di cư và sinh sản. Có sinh vật thích nghi được, ví dụ một số loài thực vật nở hoa sớm hơn. Tuy nhiên, nhiều loài khác không kịp thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của nhiệt độ và lượng mưa, gây căng thẳng cho hệ sinh thái. Một số loài xâm lấn hoặc có tác động tiêu cực có thể phát triển mạnh hơn do biến đổi khí hậu . Các hệ sinh thái và lợi ích từ chúng như không khí, nước sạch, bảo vệ khỏi lũ lụt, nguồn gỗ, sợi, thụ phấn, săn bắn, đánh cá, du lịch, và bản sắc văn hóa đang bị biến đổi khí hậu thay đổi và dự kiến sẽ tiếp tục. Biến đổi khí hậu gây nhiều tác động và tổn thương khác nhau. Sự thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh đã ảnh hưởng 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2