Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu
lượt xem 24
download
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, so sánh hoạt động xuất nhập khẩu giữa giai đoạn trước và giai đợn sau khi gia nhập WTO. Đánh giá những tác động của việc trở thành thành viên WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực do việc gia nhập WTO đem đến cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu
- Tr-êng ®¹i häc ngo¹i th-¬ng hµ néi Khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ Chuyªn ngµnh kinh tÕ ®èi ngo¹i ********* o0o ******** kho¸ luËn tèt nghiÖp §Ò tµi: T¸c ®éng cña viÖt nam gia nhËp wto ®Õn ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu SV thùc hiÖn : NguyÔn Thanh Loan Líp : Anh 14 Khãa : K42 A GV h-íng dÉn : PGS.tS. NguyÔn H÷u Kh¶i hµ néi, th¸ng 11 / 2007
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 4 CHƢƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.... 7 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU ..................................................... 7 1.1. Khái niệm xuất nhập khẩu......................................................................................... 7 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động xuất nhập khẩu................................................... 8 1.2.1 Mục tiêu nhiệm vụ của xuất khẩu .......................................................................... 8 1.2.2 Mục tiêu nhiệm vụ của nhập khẩu ......................................................................... 9 1.3.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu ..................................................................... 10 1.3.1 Nhập khẩu ........................................................................................................... 10 1.3.2 Xuất khẩu............................................................................................................ 12 II. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO ............................................ 15 2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu...................................................................................... 15 2.1.1 Mức cam kết chung ............................................................................................... 15 2.1.2 Mức cam kết cụ thể ............................................................................................... 15 2.2. Cam kết về các biện pháp phi thuế quan ................................................................. 20 III. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU SAU KHI GIA NHẬP WTO ............................................................................................................................ 22 3.1. Trung Quốc sau khi gia nhập WTO ........................................................................ 22 3.1.1 Những tác động tích cực của việc gia nhập WTO đến kinh tế Trung Quốc............. 22 3.1.2 Những khó khăn và thách thức kinh tế Trung Quốc phải đối mặt khi gia nhập WTO ..................................................................................................................... 26 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................................... 29 3.2.1 Điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng các lợi thế so sánh ..................................................................................................................... 29 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với điều cầu của WTO........................ 29 3.2.3 Vận dụng quy tắc và cơ chế của WTO để ứng phó có hiệu quả với các tranh chấp thương mại ..................................................................................................................... 30 3.2.4 Nắm vững và linh hoạt trong việc thực hiện các cam kết và quy định của WTO ...... 31 3.2.5 Đổi mới tư duy kinh tế............................................................................................ 31 CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM ...................................................................................... 33 I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƢỚC KHI GIA NHẬP WTO....................................................................... 33 1.1. Xuất khẩu ................................................................................................................ 33 1.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ............................................................ 33 1.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ............................................................................ 34 1.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................................... 35 1.1.4.Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu ................................................ 37 1.2. Nhập khẩu ................................................................................................................ 38 1.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu............................................................ 38 1.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ............................................................................ 40 1.2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu ........................................................................... 41 1.2.4 Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu ............................................... 42 1.3. Đánh giá ................................................................................................................... 43 1
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO................................................................................................... 45 2.1 Xuất khẩu ................................................................................................................. 45 2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu .......................................................... 45 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .......................................................................... 47 2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................................ 48 2.1.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu ............................................. 50 2.2 Nhập khẩu ................................................................................................................ 50 2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu ......................................................... 50 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ......................................................................... 51 2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu ........................................................................ 52 2.2.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu ............................................ 53 2.3 Đánh giá .................................................................................................................. 54 III. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM ....................................................................... 56 3.1 Tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ............................. 56 3.1.1 Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu .............................................................. 56 3.1.2 Thúc đẩy cải cách trong nước ...................................................................... 57 3.1.3 Tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và sự lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào ...................................................... 58 3.1.4 Thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ ............................................ 58 3.1.5 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ..................................................................... 59 3.1.6 Nâng cao thế và lực của Việt Nam trong đàm phán và giải quyết tranh chấp 60 3.1.7 Phát huy được lợi thế so sánh quốc gia, đưa hoạt động xuất nhập khẩu phát triển cả vể bề rộng lẫn bề sâu .................................................................................. 62 3.2 Tác động không thuận lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ................ 62 3.2.1 Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật phủ hợp với tiêu chuẩn quốc tế .... 62 3.2.2 Nguy cơ mất thị phần, thị trường và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam ................................................................................................... 63 3.2.3 Thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) ....................................................... 65 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THỰC HIỆN NHỮNG CAM KẾT KHI GIA NHẬP WTO ............................... 67 I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .......................... 67 1.1. Quan điểm............................................................................................................... 67 1.1.1. Phát triển xuất nhập khẩu phải gắn với phát triển sản xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, phát triển bền vững:.................................................................................. 67 1.1.2. Phát triển xuất - nhập khẩu phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế và vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN .................................................................................... 67 1.1.3.Thực hiện tự do hoá, gắn thị trường trong nước và nước ngoài: ............................. 68 1.2. Mục tiêu và định hướng........................................................................................... 68 1.2.1 Xuất khẩu ..................................................................................................... 68 1.2.2 Nhập khẩu .................................................................................................... 71 2
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU ................................................................... 72 2.1. Các giải pháp vĩ mô ................................................................................................. 72 2.1.1Cải cách hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý nền kinh tế ................... 72 2.1.2 Đẩy mạnh hoạt đông xúc tiến thương mại (XTTM) ............................................. 74 2.1.3 Xây dựng nền kinh tế thị trường và đổi mới cơ cấu nền kinh tế ........................... 75 2.1.4Nhận thức vai trò của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN)và tạo điều kiện cho khu vực KTTN .................................................................................................................. 77 2.1.5 Nâng cao vai trò của các hiệp hội các ngành hàng ............................................. 79 2.1.6 Tích cực tham gia hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu ........................................ 80 2.2. Các giải pháp vi mô ................................................................................................. 81 2.2.1. Đổi mới tư duy kinh tế của doanh nghiệp ......................................................... 82 2.2.2. Nắm vững các cam kết cụ thể của Việt Nam khi gia nhập WTO ........................ 83 2.2.3. Đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất ...................................................... 84 2.2.4. Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm .................................................. 85 2.2.5. Ứng dụng thướng mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.................................. 86 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 88 3
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là thành viên chính thức của WTO - tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh với 150 quốc gia, chiếm tới 85% tổng giá trị thương mại hàng hoá và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Cơ hội lớn nhất mà WTO đem lại cho Việt Nam, đó là nền kinh tế có động lực đẩy mạnh cải cách và phát huy lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng với chất lượng cao, phát triển với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, thách thức cũng không phải là nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn ngay trên “sân nhà”, đồng thời phải tuân thủ những cam kết, quy định khắt khe của WTO. Những cơ hội và thách thức đó chia đều cho tất cả các ngành, các địa phương và tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó quan trọng nhất là khu vực “đầu vào” và “đầu ra”. Tuy thời gian gia nhập WTO của nước ta tính đến nay chưa đầy một năm - khoảng thời gian quá ngắn để đánh giá một cách toàn diện những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam, và càng không đủ để nói về một xu thế phát triển mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; nhưng chí ít qua đó ta có thể nhận thấy một dấu hiệu nào đó của một thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kịp thời những biến động trong hoạt động xuất nhập khẩu và những tác động của việc gia nhập đối với hoạt động này là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời điểm hiện nay, từ đó có thể chuẩn bị tốt hơn cho những bước đi tiếp theo. Việc này sẽ góp phần đánh giá những tác động ban đầu, từ đó kịp thời điều chỉnh những điểm bất cập, hạn chế những tiêu cực và phát huy các yếu tố tích cực, nhằm khai thác 4
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu và tận dụng hiệu quả nhất mọi cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam. Chính vì tính cấp thiết và tầm quan trọng này mà tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của khoá luận này là nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, so sánh hoạt động xuất nhập khẩu giữa giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO, từ đó đánh giá những tác động của việc trở thành thành viên WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực do việc gia nhập WTO đem đến cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Với mục đích trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu mà còn đi sâu vào phân tích, đánh giá những tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động này. Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, và thời gian nghiên cứu là từ năm 2001 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh - đối chiếu, phương pháp diễn giải – quy nạp…Bên cạnh đó, khoá luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thư viện và trên internet. 5. Nội dung đề tài Khoá luận được chia thành 3 phần chính: - Chương I: Những lý luận cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu 5
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - Chương II: Những tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam - Chương III: Một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, với sự tìm tòi phân tích cá nhân. Do những hạn chế về kiến thức, chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Kính mong quý thầy cô và độc giả góp ý để tôi tiến bộ hơn trong những nghiên cứu tiếp sau. 6
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu CHƢƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU I. Khái quát chung về xuất nhập khẩu 1.1. Khái niệm xuất nhập khẩu Theo Từ điển bách khoa toàn thư, xuất khẩu là việc bán hàng hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài; gồm hai loại hình: xuất khẩu hàng hoá hay còn gọi là xuất khẩu hữu hình và xuất khẩu dịch vụ (cho thuê tàu, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, chuyển giao công nghệ…) hay còn gọi là xuất khẩu vô hình. Còn nhập khẩu là việc đưa hàng hoá từ nước ngoài vào nước mình; cùng với xuất khẩu, tạo thành cán cân thương mại của một quốc gia. Nhập khẩu có thể được chia thành hai loại: nhập khẩu hàng hoá hay còn gọi là nhập khẩu hữu hình và nhập khẩu dịch vụ (thuê tàu, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, du lịch quốc tế, mua quyền sở hữu công nghiệp của nước ngoài) hay còn gọi là nhập khẩu vô hình. Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 (điều 28), xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Theo Giáo trình kinh tế ngoại thương (Trường đại học ngoại thương - 2006), xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Tóm lại, nói một cách khái quát, xuất nhập khẩu là việc đưa hàng hoá hoặc dịch vụ ra hoặc vào Việt Nam, và được chia làm hai loại cơ bản là xuất nhập khẩu hữu hình và xuất nhập khẩu vô hình. Như vậy, xuất nhập khẩu chỉ là một bộ phận trong hoạt động thương mại vì “thương mại”, theo định nghĩa 7
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu của Luật Thương mại Việt Nam 2005, là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động xuất nhập khẩu 1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu Mục tiêu của xuất khẩu Một doanh nghiệp có thể kinh doanh xuất nhập khẩu đơn giản chỉ vì lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia. Một quốc gia, trong một giai đoạn nào đó, có thể thông qua xuất khẩu để trả nợ, để mua vũ khí hoặc để thực hiện các mục đích ngoại giao. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế, đó là mục tiêu dài hạn, nó không phải là mục tiêu trước mắt và cũng không đơn thuần chỉ là thu lợi nhuận. Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu đối với một nền kinh tế là đáp ứng được các nhu cầu của nền kinh tế đó, chẳng hạn như tạo công ăn việc làm, tăng dự trữ ngoại tệ, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… Nhiệm vụ của xuất khẩu Để thực hiện tốt các mục tiêu trên thì hoạt động xuất khẩu phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tận dụng, khai thác triệt để và hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực… - Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách tăng cường đầu tư chiều sâu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường thế giới. - Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao. 8
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - Mở rộng thị trường, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận và thâm nhập thị trường mới tại khu vực và trên thế giới. 1.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của nhập khẩu Mục tiêu nhập khẩu Nhập khẩu đồng nghĩa với việc hàng hoá nước ngoài sẽ thâm nhập vào thị trường nội địa và cạnh tranh với hàng hoá trong nước. Do đó, với việc hạn chế nhập khẩu hoặc nhập khẩu có chọn lọc, một quốc gia có thể giảm bớt sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá nội địa, từ đó bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng, nhập khẩu sẽ thuận tiện và rẻ hơn so với tự sản xuất trong nước. Nhưng không thể vì thế mà ỷ lại vào nhập khẩu, vì như vậy chính là đã gián tiếp bóp chết nền sản xuất trong nước. Chính vì thế, mục tiêu quan trọng của nhập khẩu là vừa phải bảo vệ có mức độ những ngành sản xuất nội địa còn non kém, vừa phải đảm bảo nhập khẩu ở một mức độ hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất của mình để cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đồng thời để đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với Việt Nam, việc nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của nhập khẩu lúc này là phải ưu tiên nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, phù hợp với điều kiện và trình độ của Việt Nam. Đồng thời, nhập khẩu cũng phải hết sức chọn lọc, tiếp thu những công nghệ tiên tiến hiện đại, tránh trường hợp chỉ vì chi phí thấp mà nhập khẩu những công nghệ đã quá cũ và lạc hậu, bởi những công nghệ như vậy sẽ không sử dụng được bao lâu thì đã phải thay thế. Nhiệm vụ nhập khẩu - Sử dụng nguồn vốn dành cho nhập khẩu phải hết sức tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên dành ngoại tệ cho nhập vật tư và nguyên liệu để sản xuất hàng 9
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu xuất khẩu và hàng tiêu dùng, từ đó giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu. - Ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, cho tăng trưởng xuất khẩu. - Nhập khẩu phải bảo bảo hộ chính đáng cho sản xuất nội địa, đồng thời tạo tạo điều kiện để sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu. 1.3. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu 1.3.1 Nhập khẩu Nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Mục đích của nhập khẩu có thể là để bổ sung các hàng hoá trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu; cũng có thể là để thay thế - nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nhập khẩu đảm nhiệm một số vai trò sau đây: a. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại, và trước mắt là điều chỉnh tỉ trọng trong GDP của nông nghiệp xuống 16- 17%, tỉ trọng của công nghiệp lên khoảng 40-41%, dịch vụ lên 42-43% vào năm 2010. 10
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Trong khi đó, khoa học công nghệ đã được xác định là động lực của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần thực hiện những mục tiêu này, đặc biệt là khi Việt Nam có xuất phát điểm là một nước có nền sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Nhập khẩu sẽ giúp trang bị, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ cho các ngành kinh tế chủ chốt, từ đó góp phần hướng cho các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. b. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định Một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng là một nền kinh tế đảm bảo cân đối giữa các thành phần như: sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng, tiêu dùng và tích luỹ, giữa xuất khẩu với nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế… Nhập khẩu sẽ cung cấp các điều kiện đầu vào như vật tư, nguyên liệu mà trong nước không có cho các ngành sản xuất trong nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngoài ra, nhập khẩu chính là điều kiện để một quốc gia chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng những lợi thế từ thị trường thế giới như công nghệ, vốn…; từ đó kịp thời giải quyết những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo cho cơ cấu kinh tế trong nước có một tỷ lệ hợp lý, phát triển một nền kinh tế bền vững. c. Nhập khẩu có tác dụng điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Nhập khẩu sẽ góp phần thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người dân về hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh… Nhập khẩu còn có tác dụng bảo vệ những ngành sản xuất trong nước chưa phát triển, tránh được sự cạnh tranh quá mức của những sản phẩm nước ngoài, đồng thời vẫn đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục lại những 11
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu ngành nghề cũ, mở ra những ngành nghề mới, tạo việc làm ổn định cho người lao động, từ đó nâng cao khả năng thanh toán. Hơn thế nữa, hàng hoá nhập khẩu còn buộc các doanh nghiệp trong nước cải tiến sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, do đó nhập khẩu đã gián tiếp góp phần phát triển những ngành sản xuất nội địa. Kết quả là chủng loại hàng hoá sẽ đa dạng hơn, chất lượng sẽ tốt hơn, điều đó đồng nghĩa với việc người dân có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, đời sống được nâng cao hơn. d. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Đối với một số nước đang và kém phát triển, do khả năng về công nghệ, trình độ sản xuất còn thấp cho nên thường phải nhập khẩu để tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Chẳng hạn như hình thức gia công, với hình thức này, người sản xuất sẽ nhập toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu trở lại cho bên đặt gia công. 1.3.2 Xuất khẩu Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại và được coi là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, nước ta đã sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân vừa tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Xuất khẩu ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân, và điều đó được thể hiện cụ thể qua các mặt sau: a. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. Đây là bước đi tất yếu nếu muốn phát triển kinh tế, khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Muốn thực hiện quá trình chuyển 12
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu đổi từ lao động thủ công lạc hậu sang lao động với công nghệ hiện đại thì phải có một số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến. Vốn dành cho nhập khẩu có thể bao gồm các nguồn như: vốn đầu tư nước ngoài, vốn vay, vốn từ viện trợ, vốn từ xuất khẩu hàng hoá, vốn thu được từ các hoạt động du lịch, dịch vụ…Trong số đó, nguồn vốn từ xuất khẩu được coi là nguồn vốn quan trọng nhất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, bởi vốn từ viện trợ hay vốn vay thì không sớm thì muộn và bằng cách này hay cách khác cũng sẽ phải trả lại. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, nguồn vốn từ bên ngoài sẽ chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng nguồn vốn từ xuất khẩu vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng, vì xuất khẩu phải phát triển mạnh mẽ thì cơ hội vay vốn hay xin viện trợ từ các tổ chức nước ngoài hoặc các nhà đầu tư mới có thể được hiện thực hóa. b. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất phát triển Những thành tựu của cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới. Do vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì tất yếu phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước sao cho phù hợp hơn với xu hướng phát triển của thị trường thế giới cũng như lợi ích của bản thân nước đó. Như vậy, việc xuất khẩu dựa trên cơ sở thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới sẽ tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách nhanh nhạy và hợp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể, vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sản xuất biểu hiện qua các một số mặt như sau: - Xuất khẩu sẽ kéo theo việc phát triển một số ngành khác có liên quan. Chẳng hạn như khi ngành dệt may xuất khẩu phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển như các ngành sản xuất nguyên 13
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu liệu khuy, chỉ, thuốc nhuộm… hoặc ngành công nghiệp thiết kế. Hoặc sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô sẽ tạo cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất linh kiện như săm, lốp, dây điện… - Xuất khẩu luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải duy trì, củng cố các thị trường hiện tại đồng thời mở rộng ra các thị trường mới, từ đó góp phần ổn định và mở rộng sản xuất. - Xuất khẩu tạo điều kiện về vật chất - kỹ thuật để cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua xuất khẩu, những công nghệ mới, vốn, kỹ thuật hiện đại từ thế giới sẽ được đưa vào Việt Nam, từ đó góp phần hiện đại hoá nền sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hơn thế nữa, xuất khẩu hàng hoá cho phép chúng ta tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó chính là cơ hội để đổi mới nền sản xuất và hình thành nên một cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường thế giới. c. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Những tác động của xuất khẩu đối với đời sống của người dân được thể hiện trên nhiều mặt. Trước nhất phải kể đến, đó là ngành sản xuất để xuất khẩu như: dệt may, da giầy, thuỷ sản…đã thu hút được hàng triệu lao động. Xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm tăng quy mô và tốc độ sản xuất, do đó đòi hỏi nhiều lao động hơn, năng suất lao động cao hơn; điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định thu nhập và cải thiện đời sống. Mặt khác, chính xuất khẩu đã tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân. d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế của nước ta 14
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau. Xuất khẩu chính là việc di chuyển hàng hoá từ thị trường nội địa ra thị trường nước ngoài, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải mở rộng giao dịch với nhiều đối tác khác nhau, đó lại là cơ sở quan trọng để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước khác. Chẳng hạn như hoạt động xuất khẩu có thể có trước và tạo điều kiện cho các quan hệ tín dụng, đầu tư, phát triển vận tải quốc tế…phát triển. Ngược lại, chính các quan hệ kinh tế này lại tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng hơn nữa hoạt động xuất khẩu. II. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu 2.1.1 Mức cam kết chung Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành với 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% (từ 17,4% xuống còn 13,4%) so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có một thời gian để thực hiện lộ trình này từ 5 đến 7 năm. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế). 2.1.2 Mức cam kết cụ thể Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn được duy trì mức bảo hộ nhất định. Những nhóm mặt hàng có cắt giảm thuế nhiều nhất là: dệt may (63%), cá và sản phẩm cá (38%), gỗ giấy (33%), máy 15
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu móc thiết bị điện, điện tử (24%). Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, lá thuốc lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%. Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay (1994), chẳng hạn như đối với hàng nông sản, các nước đang và đã phát triển cam kết cắt giảm 30% và 40%; với hàng công nghiệp tương ứng là 24% và 37%. Trung Quốc trong vòng đàm phán của mình đã cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu, từ 17% xuống 10%. (Bảng 1-1) Mức độ cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chính với thời gian thực hiện được cụ thể hoá trong bảng 1-2 dưới đây. 16
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Bảng 1-1: Diễn giải mức thuế bình quân cam kết Thuế Mức Mức cắt giảm thuế Thuế Thuế Cam Bình suất giảm so chung tại Vòng suất suất kết quân cam kết với thuế Uruguay MFN cam kết WTO chung và khi gia MFN Nƣớc hiện vào cuối của theo nhập hiện Nƣớc đang hành lộ trình Trung ngành WTO hành phát triển phát (%) (%) Quốc (%) (%) triển giảm Nông sản 23,5 25,2 21,0 10,6 16,7 giảm 40% 30% Hàng giảm công 16,6 16,1 12,6 23,9 9,6 giảm 37% 24% nghiệp Chung 17,4 17,2 13,4 23,0 10,1 màn biểu Nguồn: Bộ Tài chính Bảng 1-2: Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính Thuế suất cam kết tại Thuế suất cam kết Nhóm mặt hàng thời điểm gia nhập WTO cắt giảm cuối cùng (%) cho WTO (%) 1. Nông sản 25,2 21,0 2. Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 3. Dầu khí 36,8 36,6 4. Gỗ, giấy 14,6 10,5 5. Dệt may 13,7 13,7 6. Da, cao su 19,1 14,6 7. Kim loại 14,8 11,4 8. Hóa chất 11,1 6,9 9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4 10. Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3 11. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5 12. Khoáng sản 16,1 14,1 13. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2 Cả biểu thuế 17,2 13,4 Nguồn: Bộ Tài chính 17
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Bảng 1-3: Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán gia nhập WTO đối với một số nhóm hàng quan trọng Cam kết với WTO Thuế Thuế Thuế Thời suất suất suất khi gian STT Ngành hàng/Mức thuế suất cuối MFN gia nhập thực cùng (%) (%) hiện (%) I Một số sản phẩm nông nghiệp - Thịt bò 20 20 14 5 năm - Thịt lợn 30 30 15 5 năm - Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm - Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm - Thịt chế biến 50 40 22 5 năm - Bánh kẹo (thuế suất bình 39,3 34,4 25,3 3-5 năm quân) Bia 80 65 35 5 năm Rượu 65 65 45-50 5-6 năm Thuốc lá điếu 100 150 135 5 năm Xì gà 100 150 100 5 năm Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm 2. Một số sản phẩm công nghiệp - Xăng dầu 0-10 38,7 38,7 - Sắt thép (thuế suất bình quân) 7,5 17,7 13 5-7 năm - Xi măng 40 40 32 2 năm - Phân hoá học (thuế suất bình 0,7 6,5 6,4 2 năm quân) - Giấy (thuế suất bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm - Tivi 50 40 25 5 năm - Điều hoà 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm - Dệt may (thuế suất bình Ngay quân) khi gia nhập (thực tế đã thực hiện 37,3 13,7 13,7 theo hiệp định dệt may với Mỹ và EU - Giày dép 50 40 30 5 năm 18
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - Xe ôtô con + Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy 90 90 52 12 năm xăng + Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 90 90 47 10 năm 2 cầu + Dưới 2.500 cc và các loại 90 100 70 7 năm khác - xe tải + Loại không quá 5 tấn 100 80 50 10 năm + Loại thuế suất khác hiện 80 100 70 7 năm hành 80% + Loại thuế suất khác hiện 60 60 50 5 năm hành 60% - Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm - Xe máy + Loại từ 800 cc trở lên 100 100 40 8 năm + Loại khác 100 95 70 7 năm Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia ở một số ngành. Việt Nam đã cam kết tham gia đầy đủ một số ngành gồm sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Trong số các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy - ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. (Bảng 1-4 sẽ đề cập cụ thể tình hình cam kết theo Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt Nam trong WTO) 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của các hình thức khuyến mại đến hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động Mobifone của tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT
136 p | 300 | 71
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của game nhập vai online đến đời sống của sinh viên hiện nay
15 p | 267 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế (Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế)
136 p | 265 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam
118 p | 254 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cư dân địa phương tại khu di tích đền Trần - Phủ Dầy Nam Định
10 p | 253 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập
106 p | 154 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
120 p | 170 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
111 p | 146 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của du lịch đến nghề dệt, may của người Thái ở bản Văn, Mai Châu, Hòa Bình - Đỗ Bình Thiêm
11 p | 177 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô Việt Nam
109 p | 232 | 21
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của truyện tranh Nhật Bản tới trẻ em (qua khảo sát một số trường học ở Hà Nội)
14 p | 180 | 19
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của chương trình truyền hình thực tế Vietnam’s got Tanlent đến thanh thiếu niên ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
10 p | 163 | 19
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của du lịch đến nghề dệt, may của người Thái ở Bản Văn, Mai Châu, Hòa Bình
11 p | 132 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
134 p | 126 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của giáo lý, các nguyên tắc về môi trường của công giáo đối với môi trường tự nhiên tại giáo xứ Thạch Bích - Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội
17 p | 144 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam
99 p | 106 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của mạng Vinaren phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam
5 p | 105 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn