Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
lượt xem 24
download
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trình bày khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam. Luật đầu tư năm 2005 và tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các giải pháp phát huy vai trò của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2005 VÀO ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Phương Lớp : Anh 8 Khoá : 43B - KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Hồ Thuý Ngọc Hà Nội – Tháng 06/2008
- MỤC LỤC Trang Lời mở đầu.................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: Khái quát chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam.............. 4 I. Khái niệm chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài .............................................. 4 1. Đầu tư .............................................................................................................. 4 1.1. Khái niệm .................................................................................................4 1.2. Các hình thức đầu tư ................................................................................. 5 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ....................................................................6 2.1. Khái niệm .................................................................................................6 2.2. Phân loại ...................................................................................................7 2.3. Bản chất và đặc điểm ................................................................................ 9 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................. 10 3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế ................................................... 10 3.2. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị ..................................................... 11 3.3. Các yếu tố thuộc môi trường pháp lý ....................................................... 12 4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư là nước đang phát triển .............. 12 4.1 Tác động tích cực ..................................................................................... 12 4.2. Tác động tiêu cực .................................................................................... 16 II. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. ..................................................... 18 1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 18 1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1987 ............................................................. 18 1.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến hết tháng 6/2006........................................... 20 1.3. Giai đoạn từ 7/2006 đến nay.................................................................... 23 2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ................................. 23 3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam .................. 24
- Chƣơng 2: Luật Đầu tƣ năm 2005 và tác động tới đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam ................................................................................................................... 33 I. Luật Đầu tƣ năm 2005 ...................................................................................... 33 1. Sự cần thiết phải ban hành Luật Đầu tư năm 2005 .......................................... 33 2. Nội dung cơ bản của Luật Đầu tư năm 2005 ................................................... 37 3. Những điểm mới có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Luật Đầu tư năm 2005 ................................................................................................ 39 3.1. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài ........................................ 39 3.2. Hình thức đầu tư ..................................................................................... 45 3.3. Đảm bảo đầu tư ....................................................................................... 49 3.4. Về lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư .................................... 51 3.5. Thủ tục đầu tư ......................................................................................... 53 3.6. Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................... 55 II. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam ................................... 56 1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trước 7/ 2006 .............. 56 1.1. Giai đoạn 1975 – 1987 ............................................................................ 56 1.2. Giai đoạn 1988 – 1996 ............................................................................ 56 1.3. Giai đoạn 1997 – 2000 ............................................................................ 59 1.4. Giai đoạn 2000 – 6/2006 ......................................................................... 60 2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ 7/2006 .................... 61 2.1. Về lượng vốn đầu tư thu hút được ........................................................... 61 2.2. Về cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế ................................................. 62 2.3. Về địa bàn thu hút đầu tư ........................................................................ 63 2.4. Đối tác FDI chủ yếu ................................................................................ 64 III. Đánh giá tác động của Luật Đầu tƣ năm 2005 tới đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam ................................................................................................ 65 1. Tác động tích cực ........................................................................................... 65 1.1. Tăng lòng tin của doanh nghiệp vào chính sách của Đảng và Nhà nước .. 65 1.2. Tăng lượng vốn đầu tư ............................................................................ 69 1.3. Cải thiện thủ tục hành chính .................................................................... 69
- 2. Tác động tiêu cực và nguyên nhân.................................................................. 71 2.1. Tác động tiêu cực tới cơ cấu vốn FDI ...................................................... 71 2.2. Tác động tiêu cực tới quy trình Đăng ký đầu tư và Đăng ký kinh doanh .. 73 2.3. Tác động tiêu cực tới thẩm quyền giải quyết thủ tục của các cơ quan có liên quan ........................................................................................................ 78 2.4. Tác động tiêu cực tới quyền tiếp cận nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài .............................................................................................................. 79 Chƣơng 3: Các giải pháp phát huy vai trò của Luật Đầu tƣ năm 2005 vào đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Tại Việt Nam .......................................................................... 81 I. Định hƣớng của nhà nƣớc trong việc thu hút, sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong giai đoạn 2006-2010 ................................................................. 81 1. Dự báo tình hình đầu tư nước ngoài ............................................................... 81 1.1. Quan điểm thu hút FDI giai đoạn 2006-2010........................................... 81 1.2. Mục tiêu Chương trình thu hút FDI giai đoạn 2006-2010 : ...................... 82 1.3. Dự báo tình hình đầu tư nước ngoài trong thời gian tới ........................... 83 2. Định hướng chung .......................................................................................... 83 3. Định hướng cụ thể trong việc thu hút FDI giai đoạn 2006 - 2010 ................... 85 3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành .............................................. 85 3.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng ............................................... 86 3.3. Định hướng pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................. 87 II. Giải pháp đề xuất nhằm phát huy tác động tích cực của Luật Đầu tƣ năm 2005 vào đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam ............................................ 87 1. Về phía nhà nước ........................................................................................... 87 1.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức, bài trừ tham nhũng, cửa quyền ...................... 88 1.2. Bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế................................................................................................ 88 1.3. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư ....................................................... 89 2. Về phía doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài............................................. 90 III. Giải pháp đề xuất nhằm hạn chế tác động tiêu cực của Luật Đầu tƣ năm 2005 vào đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam ............................................ 90
- 1. Về phía nhà nước ........................................................................................... 90 1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật ........................................... 90 1.2. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính .................................................... 91 1.3. Về quản lý nhà nước với đầu tư ............................................................... 91 2. Về phía doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài............................................. 92 2.1. Thông báo khi có vướng mắc phát sinh ................................................... 92 2.2. Tham gia vào quá trình ban hành các quy định pháp lý ........................... 93 Kết luận ..................................................................................................................... 94 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 95 Phụ lục ...................................................................................................................... 98
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ĐKĐT : Đăng ký đầu tư ĐKKD : Đăng ký kinh doanh ĐTNN : Đầu tư nước ngoài CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CN : Công nghiệp CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GCNĐT : Giấy chứng nhận đầu tư GDP : Tổng thu nhập quốc dân GTZ : Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức Hợp đồng BCC : Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng BOT : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao Hợp đồng BT : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao Hợp đồng BTO : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh donah IMF : Quỹ tiền tệ thế giới KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế LĐT : Luật Đầu tư năm 2005 NN : Nhà nước PMRC : Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ TW : Trung ương UBND : ủy ban nhân dân UNCTAD : Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển WTO : Tổ chức Thương mại thế giới XD : Xây dựng XTĐT : Xúc tiến đầu tư
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng 1: Tỷ trọng đóng góp vào NSNN của doanh nghiệp FDI .............................. 26 Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu theo thành phần kinh tế .......................................... 27 Bảng 3: FDI theo ngành kinh tế giai đoạn 1988-2006 ............................................ 28 Bảng 4: Lượng lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm ............................... 31 Bảng 5: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 1997 - 2000............................. 59 Bảng 6: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 2000-6/2006 ........................... 60 Bảng 7: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 7/2006 đến nay ....................... 61 Bảng 8: So sánh cơ cấu FDI trước và sau năm 2007 .............................................. 71 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1: FDI phân theo hình thức đầu tư .............................................................24 Biểu đồ 2: Lượng vốn FDI và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội .......................25 Biểu đồ 3: Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 ....................................29 Biểu đồ 4: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 1988-1996 ...........................58 Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn FDI được cấp mới từ 1/1/2007-22/12/2007 .........................63 Biểu đồ 6: 10 đối tác chính đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từ 1/2008-5/2008 ..........64
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhất là trong nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay. Đối với Việt Nam, FDI là một nguồn quan trọng bổ sung vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế, là một động lực quan trọng để cho nền kinh tế tăng trưởng, bứt ra khỏi cái “vòng luẩn quẩn” của các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần tăng thu ngân sách, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao trình độ khoa học công nghệ của quốc gia, và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Về mặt xã hội – chính trị, FDI góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người lao động, mở rộng mối quan hệ đối ngoại và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Từ lâu, Đảng và nhà nước ta đã nhận ra tầm quan trọng của FDI đối với công cuộc đổi mới nước nhà và đã liên tục tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 (LĐT) cũng là một trong những biện pháp của nhà nước để đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luật đã có những đổi mới đáng kể trong quy định đối với đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Sau hai năm thi hành, LĐT đã có những tác động đến môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói riêng theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Việc nghiên cứu những tác động này là vô cùng cần thiết để giúp chúng ta có thể phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực nhằm tăng cường nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Do đó, em đã lựa chọn đề tài: Tác động của Luật Đầu tƣ năm 2005 vào đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam làm đề tài của bài khóa luận của mình. Trang 1
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam II. Mục đích nghiên cứu Mục đích của bài khóa luận là tìm hiểu và đánh giá các tác động cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực của LĐT đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam để có thể đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực đó. Nhờ đó, chúng ta có thể tăng cường thu hút hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Với mục đích đó, yêu cầu đối với bài khóa luận là phải nêu bật được những điểm mới của LĐT so với Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật ĐTNN năm 2000, nghiên cứu các tác động nổi bật của LĐT đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời đưa ra được một số đánh giá về tác động đó và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của LĐT trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. III. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam qua các thời kỳ để nêu lên được vai trò quan trọng của LĐT đến hoạt động FDI tại Việt Nam hiện nay. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, phương pháp tổng hợp và phân tích cũng được sử dụng trong quá trình tập hợp và phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được. V. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận gồm có ba nội dung chính: Chương 1: Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Chương 2: Luật Đầu tư năm 2005 và các tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Trang 2
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam Chương 3: Các giải pháp phát huy vai trò của Luật Đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Trang 3
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM I. Khái niệm chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1. Đầu tư 1.1. Khái niệm Đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội 1. Đầu tư theo nghĩa hẹp là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Theo nghĩa rộng, đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực hiện tại với kỳ vọng đem lại cho nền kinh tế và xã hội những kết quả hoặc lợi ích trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả hoặc lợi ích đó. Theo Khoản 1 Điều 1 Luật Đầu tư năm 2005, “đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Như vậy, có thể hiểu đầu tư là một hoạt động kinh tế, trong đó, các nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước bỏ vốn bằng các tài sản hữu hình (như tiền, máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…) hoặc tài sản vô hình (như bằng phát minh sáng chế, kinh nghiệm quản lý, tri thức khoa học công nghệ,…) để hình thành tài sản và tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi nhuận hoặc các lợi ích khác trong tương lai. 1 Vũ Chí Lộc – Giáo trình đầu tư nước ngoài – Nhà xuất bản Giáo dục 1997 – Trang 5. Trang 4
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam 1.2. Các hình thức đầu tư a. Căn cứ vào mục đích: Đầu tư được chia thành đầu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh: Đầu tư phi lợi nhuận là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Đầu tư kinh doanh là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận. b. Căn cứ vào sự di chuyển vốn - Đầu tư trong nước: Có thể hiểu đầu tư trong nước là hình thức đầu tư mà vốn đầu tư không chảy ra ngoài biên giới quốc gia. Theo Khoản 13 điều 3 Luật Đầu tư năm 2005, “đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền hoặc các tài sản hợp lý khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam”. - Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà có sự di chuyển vốn ra ngoài biên giới quốc gia. Theo Luật Đầu tư năm 2005: “đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. c. Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư: Đầu tư được chia thành hai hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn đầu tư. Hay nói các khác, trong hình thức đầu tư này, có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý vốn đầu tư. Ngược lại, trong đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Nói cách khác, trong hình thức này, không có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý vốn đầu tư. Trang 5
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.1. Khái niệm Theo định nghĩa của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI là “số vốn đầu tư được tiến hành nhằm thu hút được lợi ích lâu dài tại một doanh nghiệp đang hoạt động tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạt được kết quả cao trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.” 2 Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), FDI là “khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền quản lý lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài).” 3 Như vậy IMF và UNCTAD đều thống nhất rằng FDI là một hình thức đầu tư quốc tế, trong đó nhà đầu tư giành được quyền quản lý một doanh nghiệp ở nước ngoài mà mình bỏ vốn đầu tư để thu được lợi ích kinh tế trong dài hạn. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lại đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với hình thức đầu tư trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty.” 4 Định nghĩa về FDI của WTO có một chút khác biệt so với hai định nghĩa trên. WTO cho rằng, trong hầu hết chứ không phải là tất cả các dự án đầu tư trực tiếp 2 IMF’s Balance of Payment 5th edition 3 http://www.unctad.org/Templates/Page.asp?intItemID=3146&lang=1 4 http://www.wto.org/english/news_e/pres96_e/pr057_e.htm Trang 6
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam nước ngoài có gắn với việc thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng không nêu lên được mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư – lợi nhuận dài hạn. Luật Đầu tư năm 2005 không đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên có định nghĩa về hoạt động đầu tư nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp. Theo Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005: “đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” và “đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Như vậy, ta có thể đưa ra một khái niệm về FDI theo Luật Đầu tư năm 2005 như sau: FDI là hình thức đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác vào Việt Nam để tiến hành và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Có thể nói cách tiếp cận FDI theo Luật Đầu tư năm 2005 khá tương đồng với cách tiếp cận của WTO: cả hai đều nhấn mạnh vào quyền quản lý hoạt động đầu tư và không đề cập đến mục tiêu lợi nhuận của dự án. Chúng ta cũng có thể thấy một sự đổi mới trong cách hiểu về FDI trong Luật Đầu tư năm 2005 so với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Theo đó, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được mở rộng, nhà đầu tư không còn bị giới hạn bởi ba hình thức đầu tư (hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) như trong Luật ĐTNN năm 1996. Tựu chung lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể hiểu là một hình thức đầu tư có sự di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để tham gia kiểm soát dự án đầu tư đó nhằm thu lại lợi ích kinh tế trong tương lai. 2.2. Phân loại a. Theo cách thức thâm nhập: FDI có hai dạng đó là đầu tư mới và mua lại, sáp nhập - Đầu tư mới (Greenfield Investment) Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc phát triển thêm các doanh nghiệp có sẵn trong nước. Đây là phương thức các quốc gia nhận FDI thích nhất vì tạo được thêm công ăn việc làm cho người Trang 7
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời tạo được mối liên hệ trao đổi với thị trường thế giới. Tuy nhiên, đầu tư mới có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước do các doanh nghiệp FDI có khả năng cạnh tranh, trình độ kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cao hơn; đồng thời hình thức này có thể làm khô cạn nguồn tài nguyên trong nước. - Mua lại và sáp nhập (Mergers and acquisitions – M&A) Mua lại và sáp nhập xảy ra khi tài sản của một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức chuyển giao có thể là một sự sáp nhập (merger) giữa một công ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp mới. Hình thức chuyển giao thứ hai là bán đứt công ty trong nước cho công ty nước ngoài. b. Theo mục đích đầu tư - FDI tìm kiếm tài nguyên FDI tìm kiếm tài nguyên là hình thức đầu tư nguyên thuỷ của các công ty xuyên quốc gia. Hình thức này có tác dụng thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước đầu tư đến nước nhận nhận đầu tư và xuất khẩu thành phẩm, bán thành phẩm từ nước nhận đầu tư ra nước ngoài. - FDI tìm kiếm thị trường FDI tìm kiếm thị trường là hình thức đầu tư sản xuất sản phẩm cùng loại với sản phẩm ở nước đầu tư và tiêu thụ sản phẩm tại nước nhận đầu tư. Hình thức này xuất hiện nhằm vượt qua các rào cản thương mại và giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. - FDI tìm kiếm hiệu quả FDI tìm kiếm hiệu quả là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bố một số công đoạn sản xuất ở nước ngoài để tận dụng chi phí thấp nhằm tối ưu hoá quá trình sản xuất, chủ yếu áp dụng cho những ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu. - FDI tìm kiếm tài sản chiến lược Trang 8
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam FDI tìm kiếm tài sản chiến lược là hình thức xuất hiện ở giai đoạn phát triển cao của toàn cầu hoá sản xuất, khi các công ty đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm khả năng hợp tác nghiên cứu và triển khai. 2.3. Bản chất và đặc điểm a. Bản chất Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích đầu tư, hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua sự di chuyển vốn từ nước chủ đầu tư đến nước nhận đầu tư. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành của hoạt động đầu tư trực tiếp giữa các quốc gia. b. Đặc điểm Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động đầu tư tương đối phức tạp, nhưng nó có một số đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, chủ đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát dự án đầu tư. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài so với hình thức đầu tư gián tiếp. Nhà đầu tư có quyền đưa ra các quyết định hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến hoạt động của dự án đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong dự án được phân chia theo tỷ lệ vốn góp. Thứ hai, đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Do đó nó có thể mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao đối với cả nhà đầu tư và cả nước nhận đầu tư. Hơn thế, hình thức này không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của nước nhận đầu tư. Thứ ba, lợi nhuận nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư và tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư. Thứ tư, do lợi nhuận nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của đối tượng đầu tư nên họ thường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiến bộ để mang lại năng suất cao, giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận. Do đó, nước nhận đầu tư có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật Trang 9
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao tay nghề người lao động,v.v. Đây là một trong những ưu điểm mà các hình thức đầu tư khác không có được. Thứ năm, các dự án FDI mang tính lâu dài. Đây cũng là một điểm để phân biệt hình thức FDI với hình thức đầu tư gián tiếp (FPI). FPI có tính thanh khoản cao hơn so với FDI. Do trong hình thức FPI, nhà đầu tư bỏ vốn để tiến hành các hoạt động giao dịch chứng khoán ở nước nhận đầu tư nên họ có thể dễ dàng thu lại vốn đầu tư ban đầu bằng việc đem bán các chứng khoán đó. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Có rất nhiều nhân tố gây tác động đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào một quốc gia, tuy nhiên, chúng ta có thể xếp chúng vào các nhóm lớn như sau: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, các yếu tố thuộc môi trường chính trị, các yếu tố thuộc môi trường pháp lý. 3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế Môi trường kinh tế luôn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư. Do nhà đầu tư luôn luôn theo đuổi mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, họ thường nghiên cứu rất kỹ môi trường kinh tế của nước nhận đầu tư trước khi quyết định bỏ vốn vào dự án đầu tư. Trên cơ sở các nghiên cứu đó, nếu nhà đầu tư thấy có thể thu được lợi nhuận, họ sẽ vạch ra chiến lược, kế hoạch đầu tư phù hợp để thu được tỷ suất lợi nhuận cao nhất, nếu nhà đầu tư thấy môi trường kinh tế không hấp dẫn, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu điều kiện kinh tế của các quốc gia khác để có thể lựa chọn được địa điểm đầu tư tối ưu. Môi trường kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố được chia thành các yếu tố kinh tế vĩ mô (các chính sách tài khóa và tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ lệ lạm phát,…) và các yếu tố kinh tế vi mô như (dung lượng thị trường, thu nhập, thói quen tiêu dùng,…). Mỗi yếu tố lại có những tác động và có vai trò nhất định đến môi trường đầu tư, kinh doanh của một quốc gia. Trang 10
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam 3.2. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị Môi trường chính trị được xem là tổng hòa các yếu tố như thể chế chính trị, xu hướng chính trị, thái độ chính trị của các thành phần kinh tế và mức độ ổn định về chính trị của một quốc gia. Nhà đầu tư có quyết định đầu tư hay không phụ thuộc vào mức độ ổn định về chính trị của quốc gia đó so với các quốc gia khác trên thế giới. Trên thực tế, môi trường chính trị và môi trường kinh tế là hai yếu tố không tách rời nhau, có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Sự ổn định về mặt chính trị là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đồng thời sự phát triển kinh tế sẽ là tiền đề, tạo cơ sở vững chãi để thiết lập một chế độ chính trị ổn định. Các nhân tố trong môi trường chính trị cùng với các yếu tố trong môi trường kinh tế sẽ có ảnh hưởng mạnh đến quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một quốc gia dù có thể mức tỷ suất lợi nhuận rất cao, nhưng tình hình chính trị luôn bất ổn với những cuộc chiến tranh, bạo động, biểu tình thì nhà đầu tư nước ngoài không thể yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí, họ còn lo ngại không thể thu được lợi nhuận về từ các dự án đầu tư do bị hạn chế bởi những thay đổi về chính trị trong quá trình đầu tư. Đương nhiên, trong trường hợp này, để bảo đảm lợi ích của mình, hầu hết các nhà đầu tư sẽ lựa chọn phương án là tìm kiếm một thị trường đầu tư khác ổn định hơn về mặt chính trị để họ có thể chắc chắn thu hồi được lợi nhuận từ nguồn vốn mình bỏ ra. Mức độ ổn định về chính trị thể hiện ở chỗ: bộ máy chính quyền hoạt động có hiệu quả không, có được người dân tin trưởng và ủng hộ không, người dân có đồng lòng đi theo sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền hay không,… Một nền chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nước ngoài an tâm đầu tư. Sự can thiệp của Chính phủ nước nhận đầu tư cũng ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư. Sự can thiệp kịp thời, hợp lý và đúng mức của Chính phủ có thể đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và đương nhiên được nhà đầu tư ủng hộ và tán thành. Ngược lại, không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào một quốc gia mà Chính phủ can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp cũng như hoạt động của các nhà đầu tư. Sự can thiệp quá mức và bất hợp lý của Chính phủ sẽ hạn chế quyền tự do sản Trang 11
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Do đó, để có thể điều tiết nền kinh tế một cách hiệu quả, Chính phủ cần phải dung hòa lợi ích của quốc gia và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài để các họ an tâm bỏ vốn. 3.3. Các yếu tố thuộc môi trường pháp lý Tính hấp dẫn của lĩnh vực đầu tư ở mỗi quốc gia trước hết phải được thể hiện ở hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư ở nước đó. Trước khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách về FDI tại địa điểm mà họ dự định đầu tư. Hơn thế nữa, nhà đầu tư còn tìm hiểu rất kỹ về tính đầy đủ và đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính chuẩn mực, rõ ràng, minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống pháp lý cũng như các quy định về bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư. Các yếu tố này có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để có thể tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngoài việc xây dựng một thể chế pháp luật hoàn chỉnh, hoàn thiện và hiệu quả, nước nhận đầu tư cần phải có những cơ chế, biện pháp cụ thể để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tóm lại, các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị và pháp lý là ba nhóm yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nói cách khác, hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải thiện môi trường kinh tế, ổn định tình hình chính trị chính là những biện pháp căn bản để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư là nước đang phát triển 4.1 Tác động tích cực a. FDI là nguồn quan trọng bù đắp sự thiếu hụt về vốn - ngoại tệ Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, tiết kiệm thấp khiến cho đầu tư thấp và hậu quả cuối cùng lại là thu nhập thấp. Tình trạng “luẩn quẩn” này chính là điểm nút khó Trang 12
- T¸c ®éng cña LuËt §Çu t- n¨m 2005 vµo ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i ViÖt Nam khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ, nghèo đói bởi lẽ họ không thể lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động,… từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào vốn tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi đối với các nước đang phát triển là họ sẽ tụt hậu xa hơn so với mặt bằng phát triển chung của thế giới. Do đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là một “cú hích” để đột phá cái “vòng luẩn quẩn” trong nền kinh tế. FDI còn là một nguồn vốn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Không như vốn vay, nước đầu tư chỉ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, FDI có thể giúp nước nhận đầu tư cải thiện trình độ khoa học công nghệ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, giúp nước nhận đầu tư có thể tiếp cận với công nghệ nguồn tiên tiến, hiện đại. Hơn thế nữa, FDI còn có lợi thế hơn vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thường dài và linh hoạt hơn. Theo mô hình lý thuyết “hai lỗ hổng” (Two-gap model)5 của Cherery và Strout, có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia, đó là: o Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, gọi là lỗ hổng tiết kiệm (saving-gap). o Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu – gọi là lỗ hổng thương mại (Trade-gap). Hầu hết ở các nước đang phát triển, hai lỗ hổng này rất lớn. Do FDI góp phần làm tăng khă năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ phục vụ cho FDI nên 5 Vũ Thị Thuỷ - Đầu tư trực tiếp nước ngoài: hai mặt của một vấn đề – Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 236 – tháng 1/1998. Trang 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của các hình thức khuyến mại đến hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động Mobifone của tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT
136 p | 297 | 70
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của game nhập vai online đến đời sống của sinh viên hiện nay
15 p | 265 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế (Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế)
136 p | 264 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam
118 p | 253 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cư dân địa phương tại khu di tích đền Trần - Phủ Dầy Nam Định
10 p | 253 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập
106 p | 154 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu
92 p | 203 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
111 p | 146 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô Việt Nam
109 p | 232 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của du lịch đến nghề dệt, may của người Thái ở bản Văn, Mai Châu, Hòa Bình - Đỗ Bình Thiêm
11 p | 176 | 21
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của truyện tranh Nhật Bản tới trẻ em (qua khảo sát một số trường học ở Hà Nội)
14 p | 175 | 19
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của chương trình truyền hình thực tế Vietnam’s got Tanlent đến thanh thiếu niên ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
10 p | 154 | 19
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của du lịch đến nghề dệt, may của người Thái ở Bản Văn, Mai Châu, Hòa Bình
11 p | 131 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
134 p | 124 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của giáo lý, các nguyên tắc về môi trường của công giáo đối với môi trường tự nhiên tại giáo xứ Thạch Bích - Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội
17 p | 143 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam
99 p | 106 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của mạng Vinaren phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam
5 p | 105 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn