Khóa luận tốt nghiệp: Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 396
download
Khóa luận tốt nghiệp: Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nhằm đưa ra một cái nhìn cụ thể, đầy đủ về thực trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam; phân tích nguyên nhân nhằm đề xuất những biện pháp giải quyết phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ----- ----- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Th«ng tin bÊt c©n xøng trªn thÞ tr-êng tµi chÝnh ViÖt nam, thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Phƣơng Nhật Lớp : Anh 14 Khoá : K42 D Giáo viên hƣớng dẫn : THS.Nguyễn Thị Tƣờng Anh Hà nội, tháng 11/2007
- MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt Lời mở đầu ........................................................................................................................... 2 CHƢƠNG I: Lý luận chung về thị trƣờng tài chính và lý thuyết thông tin bất cân xứng. 6 I. Lý luận chung về thị trƣờng tài chính...................................................................... 6 1. Các thị trƣờng cấu thành ...................................................................................... 6 1.1. Theo thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính ......................................... 6 1.1.1. Thị trường tiền tệ:.................................................................................... 6 1.1.2. Thị trường vốn: ....................................................................................... 7 1.2. Theo cách thức huy động vốn ........................................................................ 7 1.2.1. Thị trường nợ: ......................................................................................... 7 1.2.2. Thị trường cổ phần: ................................................................................. 8 1.3. Theo thời điểm các công cụ tài chính được đưa ra thị trường ....................... 8 1.3.1. Thị trường sơ cấp .................................................................................... 8 1.3.2. Thị trường thứ cấp: ................................................................................. 8 2. Các loại hình định chế tài chính ........................................................................... 9 2.1. Các định chế tài chính nhận tiền gửi ............................................................. 9 2.1.1. Ngân hàng thương mại: ..........................................................................10 2.1.2. Hiệp hội tiết tiệm và cho vay: .................................................................10 2.1.3. Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ: ................................................................10 2.1.4. Liên hiệp tín dụng:..................................................................................11 2.2. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: ..........................................................11 2.2.1. Công ty bảo hiểm: ..................................................................................11 2.2.2. Quỹ hưu trí: ............................................................................................12 2.3. Các định chế đầu tư trung gian .....................................................................12 2.3.1. Công ty tài chính: ...................................................................................12 2.3.2. Quỹ đầu tư: ............................................................................................12 2.3.3. Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ: .............................................................13 2.3.4. Ngân hàng đầu tư: ..................................................................................13 3. Ba vấn đề cố hữu của thị trƣờng tài chính ..........................................................14 3.1. Chi phí giao dịch ...........................................................................................14 3.2. Bất cân xứng về thông tin .............................................................................14 3.3. Bất ổn định mang tính hệ thống....................................................................15 II. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ...............................................................................15 1. Giới thiệu chung về lý thuyết thông tin bất cân xứng . .......................................15 1.1. Lựa chọn ngược ............................................................................................17 1.2. Rủi ro đạo đức ...............................................................................................20 1.3. Phát tín hiệu ..................................................................................................22 2. Thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng tài chính .............................................23 2.1. Lựa chọn ngược ............................................................................................23 2.2. Rủi ro đạo đức ...............................................................................................25
- 3. Tác động của tình trạng thông tin bất cân xứng tới tính hiệu quả của thị trƣờng 28 4. Những biện pháp chung hạn chế trở ngại thông tin bất cân xứng .....................28 4.1. Sàng lọc .........................................................................................................28 4.2. Phát tín hiệu ..................................................................................................29 4.3. Giám sát trực tiếp ..........................................................................................30 4.4. Giám sát gián tiếp thông qua các động cơ khuyến khích:.............................31 Chƣơng II: Thực trạng thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tài chính Việt Nam ........33 I. Tổng quan về thị trƣờng tài chính việt nam ...........................................................33 II. Thực trạng thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tài chính ............................38 1. Thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tín dụng ngân hàng .............................38 1.1. Lựa chọn ngược trong phân phối tín dụng ...................................................38 1.2. Rủi ro đạo đức của người đi vay vốn và của bản thân các ngân hàng..........44 1.2.1. Rủi ro đạo đức của người đi vay vốn trong sử dụng vốn vay ...................44 1.2.2. Rủi ro đạo đức của bản thân các ngân hàng ...........................................48 2. Thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng chứng khoán ........................................56 1.1. Lựa chọn ngược của các nhà đầu tư.............................................................57 1.1.1. Thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và công ty phát hành chứng khoán. ...............................................................................................................57 1.1.2. Thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư với nhau. ...........................61 1.2. Rủi ro đạo đức của các công ty phát hành chứng khoán ..............................67 3. Thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tiền tệ: ..................................................70 4. Đánh giá chung về thị trƣờng tài chính. ..............................................................71 Chƣơng III: định hƣớng phát triển và giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tài chính việt nam .............................................................................72 I. Định hƣớng phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam - Tƣ tƣởng và quan điểm chủ đạo của Đảng và nhà nƣớc ..............................................................................................72 1. Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về phát triển thị trƣờng tài chính và nhận thức đúng thị trƣờng tài chính ............................................................72 2. Đảm bảo sự vận hành của thị trƣờng tài chính trên cơ sở các quan hệ thị trƣờng thật sự. .............................................................................................................73 3. Đặt quá trình phát triển và hoàn thiện thị trƣờng tài chính trong tổng thể hình thành đồng bộ thể chế thị trƣờng, cải cách cơ cấu và hội nhập kinh tế quốc tế. .......74 4. Hƣớng tới hình thành và phát triển một thị trƣờng tài chính cân đối hơn, xác định và lựa chọn mô hình quản lý tài chính phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng tài chính........................................................................................................................74 5. Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng tài chính ..............................................................................................................................75 6. Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá rủi ro tài chính và mô hình cảnh báo sớm .77
- II. Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tài chính Việt Nam ..........................................................................................................................77 1. Trên thị trƣờng tín dụng ngân hàng ...................................................................77 1.1. Biện pháp hạn chế lựa chọn ngược trong phân phối tín dụng .....................77 1.1.1. Các quy định pháp lý rõ ràng, chặt chẽ liên quan đến hoạt động tín dụng.. ...............................................................................................................77 1.1.2. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy ........................78 a. Phát triển trung tâm thông tin tín dụng tư nhân .........................................78 b. Hệ thống thông tin nội bộ của bản thân các tổ chức tín dụng ......................84 1.1.3. Hệ thống các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá thống nhất và phù hợp với chuẩn mực quốc tế .................................................................................................85 1.1.4. Hệ thống đăng kí tài sản hiệu quả ...........................................................86 1.2. Biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong sử dụng vốn vay . Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Vật thế chấp và số dư bù ..............................................................................88 1.2.2. Các điều kiện hạn chế: .................................................................................89 1.3. Biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng .............................90 1.3.1. Điều chỉnh hợp lý các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng.......................................................................................................................90 a. Dừng tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh. ......................................90 b. Xây dựng một chính sách bảo hiểm tiền gửi phù hợp. .................................90 1.3.2. Tăng cường giám sát Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng ......................92 a. Hạn chế đối với việc nắm giữ tài sản và yêu cầu về vốn ..............................92 b. Giám sát và kiểm tra ngân hàng .................................................................94 c. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro .............................................................95 d. Yêu cầu về công bố thông tin ......................................................................96 2. Trên thị trƣờng chứng khoán ..............................................................................97 2.1. Tăng cường hoạt động giám sát Nhà nước đối với thị trường chứng khoán 97 2.2. Tăng cường các quy định pháp lý về công bố thông tin ................................99 2.3. Nâng cao hiệu quả của các công ty định mức tín nhiệm (Credit Rating Agency) ................................................................................................................... 101 2.4. Hỗ trợ hoạt động kiểm toán......................................................................... 106 Kết luận .................................................................................................................. 109
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTTC: Thị trường tài chính TTCK: Thị trường chứng khoán NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng Trung Ương TTTD: Thông tin tín dụng DNNN: Doanh nghiệp nhà nước TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán SGDCK: Sở Giao dịch chứng khoán UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng ngân hàng, giữ một vai trò quan trọng trong việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh tế. Có được thị trường tài chính phát triển lành mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ mô, tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vai trò của thị trường tài chính càng trở nên quan trọng hơn. Những áp lực hội nhập, cam kết mở cửa mạnh mẽ trong khu vực tài chính đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu những bất cập đang trở thành trở lực đối với sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, từ đó tìm ra những phương hướng khắc phục, giải quyết phù hợp. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt nam, thực trạng và giải pháp”. Có rất nhiều vấn đề đang tồn tại cản trở sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính Việt Nam như sự can thiệp không hợp lý của Nhà nước, thông tin thiếu minh bạch và không hiệu quả, thiếu sự tham gia của nhiều định chế tài chính trung gian, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp chưa có, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng,... Khóa luận này xin được tiếp cận những tồn tại, bất cập trên trong thị trường tài chính trên cơ sở lý thuyết Thông tin bất cân xứng - một lý thuyết đang chiếm giữ vị trí quan trọng ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ trong nền kinh tế học hiện đại do nhóm ba nhà khoa học George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz đưa ra. 2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thị trường tài chính Việt Nam với các thị trường cấu thành là thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán. Nội dung nghiên cứu là tình trạng thông tin bất cân xứng với những biểu hiện cụ thể trên từng thị trường. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là đưa lại một cái nhìn cụ thể, đầy đủ về tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam, phân tích nguyên nhân nhằm đề xuất những biện pháp giải quyết phù hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của người viết đó là đi từ cơ sở lý thuyết chung và dẫn chiếu đến các biểu hiện cụ thể trên thực tế thị trường tài chính, từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết tương ứng. 5. Kết cấu của khóa luận: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thị trường tài chính và Lý thuyết thông tin bất cân xứng. Chương 2: Thực trạng Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam Chương 3: Giải pháp kiến nghị khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ Người viết hy vọng khóa luận này sẽ đóng góp một cái nhìn tổng quát về thị trường tài chính thông qua một cách tiếp cận khá mới, và đề xuất một vài giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng. Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị Thúy Anh đã gợi ý cho tôi chọn đề tài này, T.S Võ Trí Thành - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách và Hội nhập, Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương đã hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, và trên hết là lời cảm ơn chân thành tới cô giáo - Th.S Nguyễn Thị Tường Anh, đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận trong suốt thời gian qua. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH VÀ LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH Thị trường tài chính là nơi trao đổi, giao dịch các loại “hàng hóa” của thị trường, đó là các quyền đòi nợ tài chính (financial claims). 1 1. Các thị trƣờng cấu thành Thị trường tài chính có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau, theo thời gian đáo hạn của công cụ tài chính, theo cách thức huy động vốn hoặc theo thời điểm phát hành công cụ tài chính ra công chúng. 1.1. Theo thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính 1.1.1. Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm). Thị trường tiền tệ thường bao gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ bao gồm Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, và các tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp, các cá nhân và các nhà môi giới tiền tệ. Các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tiền tệ có độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Các công cụ của thị trường tiền tệ bao gồm tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, chấp phiếu của ngân hàng, thỏa thuận mua lại, tín phiếu NHTW. 1.1.2. Thị trường vốn: 1 Võ Trí Thành (chủ biên), Lê Xuân Sang (Đồng chủ biên), Đinh Hiền Minh, Trịnh Quang ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ Thị trường vốn là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính (các công cụ nợ và các công cụ vốn) có thời hạn trên 1 năm. Thị trường vốn gồm thị trường tín dụng và TTCK (thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu). Các chủ thể chính tham gia thị trường vốn là ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân, các nhà môi giới chứng khoán. Hàng hóa giao dịch trên thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, khế ước thế chấp và tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng. Các công cụ của thị trường vốn thường có độ rủi ro lớn hơn và có mức lợi tức cao hơn các công cụ của thị trường tiền tệ. Thị trường vốn và thị trường tiền tệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Trong một thị trường tài chính phát triển, những biến động trong nền kinh tế lúc đầu tác động lên một thị trường cấu thành sau đó sẽ dễ dàng lan truyền đến các thị trường khác trong toàn bộ hệ thống. Chẳng hạn, việc thay đổi lãi suất có tác động lan tỏa lên thị trường tiền tệ lẫn thị trường vốn. Tỷ giá hối đoái biến động sẽ có tác động lên dòng vốn ngắn hạn cũng như dài hạn. Ngày nay, khi thị trường tài chính ngày càng phát triển, các công cụ tài chính được sử dụng đan xen giữa các thị trường. Những công cụ mới không ngừng ra đời và mang đặc trưng của nhiều loại công cụ tài khác. Chính vì vậy, ranh giới phân định giữa các công cụ tài chính và các thị trường cấu thành của thị trường tài chính ngày càng mang tính tương đối. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn do đó càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. 1.2. Theo cách thức huy động vốn 1.2.1. Thị trường nợ: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ Thị trường nợ là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ vay nợ hay thực hiện một món vay thế chấp. Người vay thanh toán cho người nắm giữ các công cụ nợ một khoản tiền cố định (lãi suất) trong những khoảng thời gian đều đặn cho tới một thời điểm quy định trước (ngày đáo hạn) là lúc đợt thanh toán cuối cùng được thực hiện. Kỳ hạn thanh toán của một công cụ nợ là thời gian tính tới ngày kết thúc của công cụ vay nợ. Công cụ vay nợ có thể có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống, công cụ nợ trung hạn có thời gian đáo hạn từ 1 năm tới 10 năm, và công cụ nợ dài hạn có thời gian đáo hạn trên 10 năm. 1.2.2. Thị trường cổ phần: Thị trường cổ phần là thị trường trong đó người cần huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu. Các cổ phiếu là quyền được chia phần trên lãi ròng (sau khi trừ chi phí và thuế) và tài sản của công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Các cổ đông thường được thanh toán cổ tức theo định kỳ. Các cổ phiếu không có thời gian đáo hạn và được coi là các chứng khoán dài hạn. 1.3. Theo thời điểm các công cụ tài chính được đưa ra thị trường 1.3.1. Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lần đầu các công cụ tài chính. Thị trường này thu hút các khoản tiết kiệm của các hộ gia đình và các khoản vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và của chính phủ thành các khoản đầu tư vốn. Điều này có nghĩa là các chủ thể phát hành thu được tiền từ việc bán các công cụ tài chính để tài trợ cho việc đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn. 1.3.2. Thị trường thứ cấp: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lại các công cụ tài chính đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Khác với thị trường sơ cấp, khoản tiền thu được từ bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh chứng khoán/ tự doanh chứng khoán, chứ không thuộc về các tổ chức phát hành chứng khoán. 2. Các loại hình định chế tài chính Như đã đề cập ở trên, các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính bao gồm các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cá nhân, chính phủ, và các định chế tài chính trung gian. Trong đó, các định chế tài chính trung gian là các chủ thể quan trọng nhất tham gia thị trường. Các định chế tài chính được phân loại theo nhiều cách khác nhau như theo các đặc trưng về chấp nhận rủi ro, theo thời hạn của các khoản vay và các khoản cho vay hoặc theo cách chuyển đổi các thỏa thuận tài chính. Cách thông thường là các định chế tài chính được phân loại theo loại hình dịch vụ cung cấp, bao gồm: các định chế tài chính nhận tiền gửi, các định chế đầu tư. Cách phân loại các định chế tài chính chỉ có tính tương đối. 2 2.1. Các định chế tài chính nhận tiền gửi Các định chế tài chính nhận tiền gửi thường nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức khác rồi sau đó cho vay lại. Các định chế này có đặc điểm chung là đều nhận tiền gửi từ dân cư và các pháp nhân. Số tiền gửi này được đem cho vay trực tiếp tới các cá nhân hay tổ chức khác cần vốn, một phần khác có thể được đầu tư vào các chứng khoán. Thu nhập của các định chế này được tạo ra từ hai nguồn: Thu nhập từ các khoản cho vay và mua chứng khoán, và thu 2 Trong các tài liệu về thị trường tài chính, quan niệm và cách phân loại về các định chế tài chính có thể khác nhau. Khóa luận này dựa theo sự phân loại của cuốn Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách, nhóm tác giả Võ Trí Thành (chủ biên), Lê Xuân Sang (đồng chủ biên), Đinh Hiền Minh, Trịnh Quang Long, Nhà Xuất bản Tài chính, 2004. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ nhập từ các khoản lệ phí. Các định chế tài chính nhận tiền gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ (mutual savings banks) và các liên hiệp tín dụng (credit unions). 2.1.1. Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại có 2 chức năng cơ bản là cung cấp dịch vụ thanh toán và tái phân bổ vốn từ người tiết kiệm (có vốn nhàn rỗi) sang người vay tiền (có nhu cầu về vốn). Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người đi vay, huy động vốn chủ yếu bằng 2 cách là nhận tiền gửi và phát hành trái phiếu. Ngân hàng có thể sử dụng vốn huy động được để cho vay lại và để mua chứng khoán. 2.1.2. Hiệp hội tiết tiệm và cho vay: Nguồn vốn hàng đầu của các hiệp hội này là các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tiền gửi có thể chuyển thành séc. Thông thường, các nguồn vồn thu được dùng để cho vay thế chấp. Ngày nay, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay được phép phát hành các khoản séc, thực hiện các khoản cho vay tiêu dùng và thực hiện nhiều hoạt động trước đây chỉ dành cho các ngân hàng thương mại. Tương tự như các ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cũng được yêu cầu gửi tiền tại ngân hàng trung ương. 2.1.3. Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ: Hoạt động của các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ tương đối giống với các quỹ tiết kiệm và cho vay. Họ nhận các khoản tiền gửi và dùng chúng trước hết là để cho vay thế chấp. Cấu trúc tổ chức của các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ hơi khác các quỹ tiết kiệm và cho vay ở chỗ họ luôn được tổ chức như có sự “tương trợ” lẫn nhau, tức là họ hoạt động như một “hợp tác ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ xã” trong đó những người sở hữu tiền gửi lại là các chủ sở hữu ngân hàng. Ngày nay, các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ cũng có thể phát hành séc và thực hiện các khoản cho vay khác ngoài các khoản cho vay thế chấp. 2.1.4. Liên hiệp tín dụng: Các liên hiệp, quỹ tín dụng là các tổ chức cho vay rất nhỏ có tính chất như các hợp tác xã được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt. Các thành viên của quỹ tín dụng là những người lao động của một công ty nào đó. Họ thu nhận vốn từ các khoản tiền gửi và trước hết là thực hiện các khoản cho vay. Các quỹ tín dụng cũng được phép phát hành các khoản tiền gửi có thể chuyển thành séc và có thể thực hiện các khoản cho vay tiêu dùng. 2.2. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng là những định chế tài chính nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở các hợp đồng. Do có thể dự tính được những khoản phải thanh toán trong tương lai, các định chế tiết kiệm này không phải lo lắng nhiều về việc thiếu hụt vốn như các định chế tài chính nhận tiền gửi. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng có xu hướng đầu tư vốn vào các chứng khoán dài hạn như trái phiếu công ty, cổ phiếu và các khoản cho vay thế chấp. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng chủ yếu bao gồm các công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí. 2.2.1. Công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm là định chế tài chính đảm nhận việc thực hiện một khoản thanh toán mỗi khi có một sự việc xảy ra với một khoản đóng góp trước đó của người tham gia bảo hiểm. Công ty bảo hiểm hoạt động với tư ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ cách là người chấp nhận rủi ro. Công ty bảo hiểm thu phí từ những người mua bảo hiểm để huy động vốn và sau đó chủ yếu đầu tư khoản tiền nhận được vào chứng khoán. Có 2 loại hình công ty bảo hiểm chính là các công ty bảo hiểm nhân thọ và các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. 2.2.2. Quỹ hưu trí: Các quỹ hưu trí được công ty tư nhân, chính phủ hoặc chính quyền địa phương, các nghiệp đoàn lao động đại diện cho các thành viên của mình, và các cá nhân có nhu cầu thành lập để thanh toán những khoản phúc lợi cho người lao động khi họ về hưu. Đặc điểm của quỹ này là chúng liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản có tính thanh khoản rất thấp, đó là hợp đồng hưu trí. Một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các quỹ hưu trí là các khoản đóng góp của chủ sử dụng lao động và của người lao động cũng như các khoản thu được từ tài sản của quỹ đều không bị đánh thuế. Về thực chất, quỹ hưu trí là một hình thức trả công cho người lao động mà không bị đánh thuế cho đến khi số tiền này được rút ra, nó có tác dụng khuyến khích người lao động ở lại với doanh nghiệp. 2.3. Các định chế đầu tư trung gian 2.3.1. Công ty tài chính: Các công ty tài chính thường huy động vốn bằng cách bán thương phiếu (công cụ nợ ngắn hạn) và phát hành các cổ phiếu và trái phiếu. Các công ty tài chính có thể cho vay tiêu dùng hoặc cho các doanh nghiệp vay đầu tư. Một số công ty tài chính do công ty mẹ thành lập với mục đích hỗ trợ tín dụng mua hàng từ công ty mẹ. 2.3.2. Quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư là một tổ chức tài chính phi ngân hàng huy động vốn bằng hình thức hùn vốn đầu tư (investment pool) thông qua việc phát hành ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ các cổ phiếu hoặc các chứng chỉ hưởng lợi. Việc hùn vốn đảm bảo cho thành viên của quỹ mua được cổ phiếu và trái phiếu với chi phí giao dịch thấp. Các cổ đông cũng có thể bán cổ phiếu của mình có trong Quỹ vào bất kỳ lúc nào với giá trị phụ thuộc vào giá trị của cổ phiếu mà Quỹ đã đầu tư tại thời điểm đó. Các quỹ đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư vốn bằng 2 cách: trực tiếp (tức là tham gia vào một công ty với tư cách là một cổ đông thành lập) và gián tiếp (tham gia TTCK, hoặc cho thực hiện các khoản cho vay có thể chuyển thành cổ phần). 2.3.3. Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ: Các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ phát hành các cổ phiếu để thu hút vốn, sau đó vốn này được dùng để mua các công cụ chính trên thị trường tiền tệ. Lãi suất thu được từ các công cụ tài chính được thanh toán cho các cổ đông. Các cổ đông của quỹ có thể phát hành séc ứng với giá trị phần tài sản cổ phần của họ có trong quỹ. Tuy vậy, quỹ này cũng có những hạn chế đối với việc sử dụng đặc quyền phát hành séc. Séc thường không được phát hành với một tổng giá trị nhỏ hơn mức tối thiểu đã quy định trước. 2.3.4. Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng đầu tư thường tiến hành các hoạt động sau: (i)Hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn trên TTCK như tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu và bảo lãnh phát hành, (ii) kinh doanh chứng khoán như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, (iii) tư vấn về sáp nhập và mua lại công ty. Ngày nay, các ngân hàng đầu tư có xu hướng mở rộng hoạt động sang lĩnh vực hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đầu tư cũng nhận tiền gửi và cho vay. Điều này tạo áp lực cạnh tranh lớn lên các ngân hàng thương mại. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ 3. Ba vấn đề cố hữu của thị trƣờng tài chính 3.1. Chi phí giao dịch Các giao dịch tài chính thường kéo theo những chi phí về thời gian và tiền bạc. Chi phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người tiết kiệm nhỏ, đơn lẻ trong việc vay vốn và mua chứng khoán. Tiền lãi thu được từ các khoản cho vay nhỏ có thể không đủ để bù đắp các chi phí để ký kết các khế ước vay vốn. Người tiết kiệm sẽ phải trả chi phí giao dịch lớn trong trường hợp mua chứng khoán do số tiền tiết kiệm chỉ đủ mua một số lượng nhỏ chứng khoán. Vì vậy, người tiết kiệm chỉ có thể thực hiện một số khoản đầu tư nhỏ và phải đối mặt với nhiều rủi ro do không có khả năng đa dạng hóa các khoản đầu tư. Như vậy chi phí giao dịch cao đã loại trừ nhiều người có món tiền tiết kiệm nhỏ và những người đi vay các món nợ nhỏ được tham gia trực tiếp trên thị trường tài chính. 3.2. Bất cân xứng về thông tin Một trong những nhân tố thiết yếu để thị trường tài chính hoạt động hiệu quả là sự có được thông tin đầy đủ, kịp thời về chất lượng, giá cả và sự sẵn có của các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính trên thị trường. Việc thiếu thông tin trên thị trường tài chính có thể làm cho những người tham gia thị trường ra các quyết định sai lệch. Một trường hợp của tình trạng thông tin không đầy đủ là tình trạng bất cân xứng về thông tin. Bất cân xứng về thông tin xảy ra trong trường hợp những người tham gia thị trường có được các thông tin khác nhau liên quan đến các giao dịch tài chính. Một bên giao dịch thường không biết đầy đủ các thông tin cần thiết về đối tác để có những quyết định đúng đắn. Ví dụ, một người đi vay một khoản tiền thường có thông tin tốt hơn về lợi ích tiềm ẩn ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ và rủi ro kèm theo với dự án đầu tư mà anh ta dự định tiến hành so với người cho vay. Tình trạng bất cân xứng về thông tin có thể xảy ra trước, trong và/hoặc sau khi giao dịch tài chính được thực hiện. TìNH trạng này làm cho thị trường tài chính không còn là một cơ chế phân bổ các nguồn vốn một cách có hiệu quả. Bất cân xứng về thông tin có thể dẫn đến các vấn đề như: lựa chọn ngược, rủi ro đạo đức và hành vi bầy đàn (hay hành vi đám đông). 3.3. Bất ổn định mang tính hệ thống Sự bất ổn định mang tính hệ thống là một đặc tính cơ bản của thị trường tài chính so với các thị trường khác. Sự bất ổn định mang tính hệ thống xảy ra khi một định chế tài chính đã không thể thực hiện cam kết tài chính; điều này có thể dẫn đến tình trạng hoảng loạn chung trong toàn hệ thống tài chính khi có nhiều người sợ rằng một định chế nào đó cũng sẽ không thực hiện các cam kết tài chính của mình. Một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra khi sự lan truyền kiểu này làm cho các định chế tài chính khác đang hoạt động có hiệu quả bị rơi vào tình trạng nguy hiểm. Không phải ngẫu nhiêu mà rủi ro được xem là “yếu tố trung tâm có ảnh hướng tới hành vi tài chính”. II. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 1. Giới thiệu chung về lý thuyết thông tin bất cân xứng 3 . Trong suốt hơn 3 thập kỉ trở lại đây, lý thuyết về thị trường với thông tin bất cân xứng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu kinh tế quan trọng và 3 Các ví dụ minh họa trong phần này được tham khảo tại Bài giảng Thông tin bất cân xứng trong tài chính, Học kì Xuân 2005, Bộ môn Tài chính phát triển, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tác giả Xuân Thành, Lê Hồng Nhật, biên dịch Thạch Quân. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ hết sức thú vị. Các mô hình kinh tế với tình trạng thông tin không hoàn hảo đã trở thành một công cụ không thể thiếu được của các nhà nghiên cứu kinh tế. Từ lý thuyết này đã có không biết bao nhiêu ứng dụng trong thực tế, từ những nền thị trường nông nghiệp truyền thống của các quốc gia đang phát triển cho đến những thị trường tài chính hiện đại ở những nền kinh tế phát triển. Cơ sở cho lý thuyết thông tin bất cân xứng này được đưa ra lần đầu tiên vào những năm 1970 bởi một nhóm ba nhà khoa học gồm George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz. Đến năm 2001 thì lý thuyết này đã khẳng định được vị trí trong nền kinh tế học hiện đại khi các nhà nghiên cứu nói trên cùng vinh dự được trao giải thưởng Nobel Kinh tế cho công trình nghiên cứu “phân tích các thị trường với tình trạng thông tin bất cân xứng”. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ra đời khi lý thuyết kinh tế học tân cổ điển đã thất bại trong việc giải thích một cách hiệu quả tại sao các thể chế thị trường xuất hiện. Lý thuyết kinh tế tân cổ điển về thị trường giả định người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về: (i) đối tác bên kia của giao dịch, (ii) chất lượng, đặc điểm của hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi, và (iii) cấu trúc thị trường. Giả định trên là hoàn toàn hợp lý nếu như ta dễ dàng có được các thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế phải tốn chi phí mới có được thông tin, thậm chí trong nhiều trường hợp một đối tượng tham gia giao dịch không thể biết được thông tin của đối tác bên kia cho dù có bỏ bao nhiêu tiền để thu thập thông tin đi nữa. Trong nhiều thị trường hàng hóa, người mua thường khó phân biệt được giữa sản phẩm chất lượng tốt với sản phẩm chất lượng tồi. Trong thị trường lao động, các công ty và người sử dụng lao động thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định kỹ năng và năng lực của nhân viên trong công ty mình khi mới bắt đầu tuyển dụng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------ Trong thị trường tài chính, người cho vay thường phải mất chi phí khá cao để xác định được mức độ uy tín hay thành tích tín dụng của người đi vay tiềm năng. Lý thuyết Thông tin bất cân xứng đi vào nghiên cứu tình trạng các bên tham gia vào giao dịch không có các lượng thông tin cân xứng nhau. Một bên trong giao dịch có lợi thế về thông tin (informed party) còn bên kia bị bất lợi về thông tin (uninformed party). Thông tin ở đây có thể là một hành động (action) hay một đặc điểm (characteristic) của bên có lợi thế về thông tin. Ví dụ của sự bất cân xứng thông tin về đặc điểm của một bên có thể thấy ở thị trường hàng hóa cũ, như xe cũ chẳng hạn: người bán hàng thường có thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thực trạng chất lượng của chiếc xe mình đã sử dụng, còn người mua thường rơi vào trạng thái bất lợi về thông tin. Còn ví dụ cho sự bất cân xứng thông tin về hành động là mối quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp với những nhân viên của mình như nhân viên bán hàng. Người chủ doanh nghiệp không thể biết một cách chính xác liệu nhân viên của mình có thực sự tận tâm với công việc hay không, có tìm mọi cách để tăng doanh số bán hàng hay không, vì sự nỗ lực không phải lúc nào cũng có thể được quan sát trực tiếp và đo lường một cách chính xác. Lý thuyết này đưa ra ba lớp bài toán quan trọng là lựa chọn ngược (hay còn gọi là lựa chọn bất lợi - adverse selection), rủi ro đạo đức (hay còn được dịch là tâm lý ỷ lại - moral harzard) và phát tín hiệu (signalling). Lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại là hai hệ quả trực tiếp của hiện tượng thông tin bất cân xứng, còn phát tín hiệu là biện pháp để hạn chế tình trạng này. 1.1. Lựa chọn ngược Lựa chọn ngược là tình huống thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi tiến hành giao dịch: khi một bên trong giao dịch có lợi thế thông tin về một ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 17 ----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
94 p | 238 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần quốc tế ZOMA
63 p | 64 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng cho Công ty Cổ phần Phần mềm quản trị doanh nghiệp Cybersoft
74 p | 63 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho công ty TNHH Zenco
51 p | 47 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Zenco Việt Nam
53 p | 69 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Thông tin thư viện: Nghiên cứu nhu cầu đọc và công tác giáo dục nhu cầu đọc của học sinh tiểu học
96 p | 63 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng tại Công ty TNHH Techhouse
50 p | 39 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện: Tìm hiểu hiện trạng tổ chức quản lý tài liệu điện tử tại thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội
80 p | 80 | 14
-
Quỳnh TrTóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện Trung tâm thông tin khoa học Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
9 p | 139 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện: Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ giảng viên tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Giao Thông Vận Tải
65 p | 80 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm thông tin thư viện Đại học Giao thông vận tải
7 p | 101 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội
73 p | 42 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm thông tin thƣ viện Trường đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội
74 p | 46 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
82 p | 11 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
114 p | 39 | 6
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Một số dịch vụ thông tin – thư viện tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
9 p | 153 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
70 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn