Khóa luận tốt nghiệp: Thư viện điện tử Đại học Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 9
download
Trên cơ sở nghiên cứu bước đầu về vấn đề xây dựng và phát triển thư viện điện tử, Khóa luận mang lại cái nhìn khái quát về thực trạng phát triển thư viện điện tử trên thế giới, tại Việt Nam và đặc biệt cụ thể tại Thư viện Đại học Thăng Long. Từ đó đề xuất một số giải pháp hiệu quả trong việc phát triển hoàn thiện quá trình xây dựng thư viện điện tử tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thư viện điện tử Đại học Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CD – ROM: Bộ nhớ chỉ dùng đọc đĩa compact (Compact Disc Read Only Momory) CMC: Công ty máy tính truyền thông CNTT: Công nghệ thông tin CSDL: Cơ sở dữ liệu ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội KH&CN: Khoa học và công nghệ LAN: Mạng cục bộ ILIB: Thư viện tích hợp MODULE: Phân hệ NCKH: Nghiên cứu khoa học OPAC: Mục lục truy cập công cộng trực tuyến WAN: Mạng diện rộng TVĐT: Thư viện điện tử TVS: Thư viện số WWW: Mạng diện rộng toàn cầu
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các cán bộ Thư viện Đại Học Thăng Long, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tại thư viện để hoàn thành đề tài khóa luận này. Và hơn hết, tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới toàn thể các Thầy, Cô trong khoa Thông tin - Thư viện đã tận tình giảng dạy và trang bị cho chúng tôi những kiến thức cần thiết, quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Mặc dù tôi đã hoàn thành khóa luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân, xong không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức trình bày. Kính mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2012 Sinh viên thực hiện. Lê Thị Yến Lê Thị Yến 2 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Lời nói đầu ................................................................................................................ 5 1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 5 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 5 3.Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 5 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 6 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 6 6.Bố cục của niên luận .............................................................................................. 6 Chương 1: Tổng quan về thực trạng và phát triển thư viện điện tử .......................... 7 1.1 Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 7 1.1.1 Định nghĩa thư viện điện tử ............................................................................. 7 1.1.2 Bộ sưu tập số ....................................................................................................9 1.1.3 Siêu dữ liệu ....................................................................................................10 1.1.4 Đặc điểm và thành phần thư viện điện tử ...................................................... 11 1.1.4.1 Đặc điểm thư viện điện tử ........................................................................... 11 1.1.4.2 Thành phần thư viện điện tử .......................................................................14 1.2 Tình hình phát triển thư viện điện tử trên thế giới ............................................ 17 1.2.1 Nhật Bản ........................................................................................................ 18 1.2.2 Mỹ .................................................................................................................. 19 1.2.3 Anh ................................................................................................................. 21 1.2.4 Mô hình thư viện hợp tác giữa 3 nước: Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.23 1.3 Tình hình phát triển thư viện điện tử tại Việt Nam ........................................... 23 1.3.1 Trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội ............................... 26 1.3.2 Trung tâm thông tin thư viện Đại học Hà Nội ............................................... 27 1.3.3 Trung tâm học liệu Đại học Đà Nẵng ............................................................ 29 1.3.4 Trung tâm học liệu Thái Nguyên ...................................................................29 1.4 Nhận xét chung về Thư viện điện tử trên thế giới và tại Việt Nam .................. 30 Chương 2: Thực trạng mô hình Thư viện điện tử tại Đại học Thăng Long ............ 32 2.1 Giới thiệu khái quát về thư viện Đại học Thăng Long .....................................32 Lê Thị Yến 3 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................32 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................. 33 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ..................................................................34 2.1.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật .................................................................................. 34 2.1.5 Vốn tài liệu .....................................................................................................35 2.1.6 Người dùng tin và nhu cầu tin ......................................................................36 2.2 Thực trạng và phát triển thư viện điện tử Đại học Thăng Long ....................... 37 2.2.1 Cấu trúc thư viện điện tử Đại học Thăng Long ............................................. 37 2.2.2 Xây dựng và phát triển nguồn tài liệu điện tử ............................................... 40 2.2.3 Công tác quản lý bộ sưu tập số ......................................................................43 2.2.3.1 Phần mềm quản lý ....................................................................................... 43 2.2.3.2 Các thiết bị công nghệ chuyên dụng ........................................................... 53 2.2.3.3 Các biện pháp quản lý đối với người sử dụng ............................................ 54 2.2.4 Công tác phục vụ người dùng tin ...................................................................54 Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm phát triển và hoàn thiện thư viện điện tử tại Đại học Thăng Long .............................................................................. 61 3.1. Một số nhận xét. ............................................................................................... 61 3.1.1 Ưu điểm.......................................................................................................... 61 3.1.2 Nhược điểm ....................................................................................................62 3.2 Một số kiến nghị ............................................................................................... 63 3.2.1 Phát triển nguồn tài nguyên điện tử ............................................................... 63 3.2.2 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ..................................................................66 3.2.3 Quan tâm đến vấn đề kinh phí .......................................................................67 3.2.4 Đảm bảo an toàn Tài nguyên số .....................................................................68 3.2.5 Đẩy mạnh chương trình quảng bá hình ảnh Thư viện ...................................68 3.2.6 Sử dụng phần mềm mã nguồn mở để số hóa tài liệu .....................................69 Kết luận ................................................................................................................... 72 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Lê Thị Yến 4 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, đặc biệt sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học và công nghệ viễn thông, đã dẫn đến sự “bùng nổ thông tin”, “khủng hoảng thông tin” diễn ra trên thế giới. Điều này dẫn đến sự gia tăng tài liệu theo hàm số mũ, sự đa dạng hóa tài liệu, tốc độ lỗi thời nhanh chóng của tài liệu…đã có tác động mạnh mẽ vào công tác thư viện. Các thư viện với tư cách là nơi cung cấp tri thức và thông tin có hiệu quả, ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Để đáp ứng được các nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dùng tin, các thư viện luôn không ngừng đầu tư phát triển nguồn tài nguyên của thư viện, không ngừng áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động với mục tiêu xây dựng thư viện mình trở thành một thư viện điện tử với những sản phẩm và dịch vụ ngày càng đầy đủ, hiện đại đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người dùng tin. Thư viện Đại học Thăng Long Hà Nội có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lý, thông báo và cung cấp thông tin, tài liệu khoa học phục vụ cán bộ và sinh viên Đại học Thăng Long, đã và đang xây dựng Thư viện mình trở thành một Thư viện điện tử hiện đại. Tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài và có nhiều vấn đề cần quan tâm. Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu, nhận thấy đây là một vấn đề hết sức quan trọng, tôi đã chọn vấn đề: “Thư viện điện tử Đại học Thăng Long: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm rõ tính tất yếu của việc xây dựng và phát triển mô hình Thư viện điện tử trong thời đại hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển mô hình thư viện điện tử tại trường Đại học Thăng Long. Lê Thị Yến 5 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu bước đầu về vấn đề xây dựng và phát triển thư viện điện tử, Khóa luận mang lại cái nhìn khái quát về thực trạng phát triển thư viện điện tử trên thế giới, tại Việt Nam và đặc biệt cụ thể tại Thư viện Đại học Thăng Long. Từ đó đề xuất một số giải pháp hiệu quả trong việc phát triển hoàn thiện quá trình xây dựng thư viện điện tử tại đây. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và xu hướng phát triển. - Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Đại học Thăng Long Hà Nội. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Trên cơ sở tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề xây dựng và phát triển thư viện điện tử. Dựa trên xu thế quốc tế và nhu cầu điều kiện cụ thể tại Việt Nam đặc biệt là thư viện Đại học Thăng Long về phát triển thư viện điện tử - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lí thuyết: Thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin trong các tài liệu tham khảo. Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế tại Thư viện Đại học Thăng Long. 6. Bố cục của niên luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung niên luận gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan về thực trạng và phát triển thư viện điện tử Chương 2: Thư viện điện tử Đại học Thăng Long thực trạng và phát triển. Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm phát triển và hoàn thiện thư viện điện tử tại Đại học Thăng Long Lê Thị Yến 6 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MÔ HÌNH THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ 1.1. Một số khái niệm cơ bản về thƣ viện 1.1.1. Định nghĩa về thư viện điện tử Mặc dù thuật ngữ “thư viện điện tử ” được đề cập từ lâu, song chưa có định nghĩa thống nhất về nó. Giáo sư Peter Brophy (2004) nhận xét rằng “thật đáng ngạc nhiên là có rất nhiều nghiên cứu về thư viện điện tử/thư viện số mà không có định nghĩa về nó”. Việc không có định nghĩa thống nhất cũng có thể được giải thích bằng nhận xét cho rằng khái niệm thư viện điện tử được hiểu khác nhau giữa nhũng người khác nhau. Ở Việt nam Thư viện điện tử và Thư viện số là những khái niệm đang còn rất mới và cũng tồn tại nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau: Thư viện điện tử được định nghĩa là: “Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số”. (Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hữu Ty, 2009) Sự xuất hiện khái niệm này có liên quan trực tiếp tới sự bùng nổ Internet và Web mang lại. Khái niệm này đang được các chuyên gia công nghệ thông tin sử dụng để chỉ toàn bộ hệ thống dạng này, bất kể có dựa trên một thư viện truyền thống hay không. Môi trường kỹ thuật Internet hiện nay thậm chí cho phép một số người coi toàn thể nguồn thông tin của mạng một lúc nào đó như một thư viện số ảo toàn cầu mà độc giả là toàn thể những người sử dụng mạng trên hành tinh và các công cụ tìm tin và sự hiện diện của Web bảo đảm các chức năng thư mục cho thư viện đó. Có thể hiểu theo nghĩa tổng quát là một loại hình thư viện đã tin học hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện. Là nơi người sử dụng có thể tới để tra cứu, sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống nhưng đã được tin học hóa. Nguồn lực của Thư viện điện tử bao gồm cả tài liệu in giấy và tài liệu đã được số hóa. Lê Thị Yến 7 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa khái niệm thư viện số và TVĐT. Thực ra có thể xem thư viện số là một thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dung dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông. Một thư viện số hoàn chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ bản của thư viện truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, tìm kiểm và phổ biến nội dung thông tin. Thư viện số là cơ hội đặc biệt cho thư viện truyền thống đổi mới phương thức phục vụ cho người dùng tin, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho đối tượng phục vụ. Quá trình tin học hoá này được thực hiện hầu như không tách rời với các truyền thống và các chuẩn đã định về mô tả và các công cụ thư mục, được thực hiện nhờ các mô tả theo chuẩn quốc tế (ISBD, AACR2) đã tiêu chuẩn hoá việc phân vùng các phiếu mục lục chuẩn bị chuyển thành khuôn khổ trao đổi các biểu ghi dạng số. Vấn đề đặt ra các công cụ tin học phải đáp ứng được các nhu cầu xử lý đặc biệt có liên quan đến vấn đề đa ngôn ngữ và đa chữ viết của các loại hình tài liệu. (Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn, 2009) Khái niệm Thư viện số không chỉ tương đương với bộ sưu tập số, đó là một môi trường tập hợp các bộ sưu tập số theo chủ đề. Nguồn thông tin của thư viện số có thể nằm ngay trong thư viện và có thể cả bên ngoài thư viện (ví dụ: CSDL toàn văn mua quyền truy cập theo thời gian) (Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn, 2009) Theo Edward A. Fox (1993), “thư viện số là một tập hợp những máy tính số, các thiết bị lưu trữ và truyền thông cùng với nội dung số và phần mềm cần thiết để tái tạo, thúc đẩy và mở rộng các dịch vụ của các thư viện truyền thống vốn dựa trên các biện pháp thu thập, biên mục và phổ biến thông tin trên giấy và các vật liệu khác” Lê Thị Yến 8 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Một trong những định nghĩa được nhiều người cho là xác đáng được Liên đoàn Thư viện số Mỹ (1999) đưa ra như sau: “Thư viện số là cơ quan/tổ chức có các nguồn lực, kể cả các nguồn nhân lực chuyên hóa, để lựa chọn, cấu trúc việc truy cập đến, diễn giải, phổ biến, bảo quản sự toàn vẹn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài của sưu tập các công trình số hóa mà chúng ở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một hoặc một số cộng đồng nhất định”. Như vậy, có thể thấy có nhiều định nghĩa khác nhau về thư viện điện tử xuất phát từ những khía cạnh khác nhau khi xem xét vấn đề. 1.1.2. Bộ sưu tập số Bộ sưu tập số là đối tượng quản lý của một TVĐT, là nguồn lực để duy trì và phát triển của một TVĐT. Một bộ sưu tập số không chỉ là một tập hợp các đối tượng số thông thường mà còn phải là một tập hợp các tài liệu hay đối tượng số được lựa chọn, được tổ chức, sắp xếp cùng với các siêu dữ liệu mô tả và có ít nhất một giao diện cho người sử dụng truy cập, gồm các file dữ liệu đi kèm và các bộ phận định danh.[6, 19] Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hoá dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, Audio, Video…) về một chủ đề. Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm dễ dàng. Như vậy, một Thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập theo các chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi, mua bán. Có thể nằm trong lưu trữ của thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài thư viện thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác. Bộ sưu tập số có những đặc tính nổi trội mà dịch vụ thư viện truyền thống chưa có như: - Bộ sưu tập số tạo ra một môi trường và cơ hội bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người đều có cơ hội sử dụng nguồn tài liệu học tập bởi sưu tập số không bị giới hạn về không gian và thời gian. Hơn nữa, khoảng cách tri thức giữa người Lê Thị Yến 9 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các quốc gia cũng được loại bỏ. - Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của tài liệu số trong đào tạo thể hiện ở chỗ một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian và vị trí địa lý của người học. - Tính hiệu quả của bộ sưu tập số là tiết kiệm thời gian và kinh phí: thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lương cho người phục vụ. Hơn hết là giúp cho người dùng tin được dễ dàng thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc trong việc tìm thông tin. - Bộ sưu tập số kết hợp với phương thức thư viện truyền thống sẽ phục vụ có hiệu quả hơn cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của nhà trường. nhờ đó người học chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến thư viện cũng có thể lấy được tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở mọi lúc, mọi nơi. - Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập in giấy, thì việc có thêm giải pháp tài liệu số hóa sẽ giúp cho người học có thêm nhiều lựa chọn để phục vụ cho kế hoạch học tập của cá nhân. - Bộ sưu tập số góp phần giải phóng kiến thức, mở rộng đối tượng phục vụ: Phạm vi phục vụ các tài liệu của thư viện không bị bó hẹp trong khuôn viên nhất định mà nó vươn tới các vị trí địa lý khác. - Bộ sưu tập số là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng. (Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hữu Ty, 2009) 1.1.3. Siêu dữ liệu Siêu dữ liệu ( Metadata) dùng để mô tả một tài nguyên thông tin. Thuật ngữ “meta” xuất xứ là một từ Hy Lạp dùng để chỉ một cái gì đó có bản chất cơ bản hơn hoặc cao hơn. Vì vậy siêu dự liệu là dữ liệu về dữ liệu. Nó được những thủ thư Lê Thị Yến 10 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp truyền thống đặt vào trong các biên mục và được sử dụng thông thường nhất để mô tả thông tin về các tài nguyên Web. “Siêu dữ liệu là dữ liệu đi kèm cùng với đối tượng thông tin và nó cho phép những người sử dụng tiềm năng có thể biết trước được sự tồn tại cũng như đặc điểm của đối tượng thông tin này” (6, 12) Gail Hodge (1997) định nghĩa: “Siêu dữ liệu là thông tin có cấu trúc mà nó mô tả, giải thích, định vị, hoặc làm cho nguồn tin trở nên dễ tìm kiếm, sử dụng và quản lý hơn. Siêu dữ liệu được hiểu là dữ liệu về dữ liệu hoặc thông tin về thông tin” Theo tài liệu hướng dẫn số hóa tài liệu “Moving theory into practice: digital imaging tutorial” (Kenney, 2001), siêu dữ liệu được xác định là dữ liệu mô tả của đối tượng thông tin và trao đổi các thuộc tính này ý nghĩa, khung cảnh và tổ chức. Siêu dữ liệu còn có thể được định nghĩa là dữ liệu có cấu trúc về dữ liệu”. Tại Việt Nam, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước quy định: Siêu dữ liệu hay còn được gọi là dữ liệu đặc tả (Metadata): là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ dữ liệu. 1.1.4. Đặc điểm và thành phần thư viện điện tử 1.1.4.1. Đặc điểm ▪ Thư viện điện tử được xây dựng gắn liền với cơ quan/tổ chức nhất định Thư viện điện tử trước hết phải gắn với cơ quan/tổ chức thực sự. Điều đó có nghĩa nó không chỉ là một cái gì đó “ảo”, “không tường” trên mạng. Trước đây, người ta cho rằng thư viện đơn thuần chỉ là một “tập hợp các tài liệu số” mà chưa đề cập đến các tổ chức/cơ quan duy trì sưu tập đó, cung cấp các dịch vụ truy cập đến chúng. Lê Thị Yến 11 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Một số người quan niệm rằng Word Wide Web (WWW) là một kiểu thư viện điện tử/thư viện ảo quy mô toàn cầu với hàng tỷ tài liệu điện tử phân tán trên toàn bộ WWW. WWW ở một khía cạnh nào đó giống như thư viện ảo, nhưng sự khác biệt giữa WWW và thư viện điện tử là sự trật tự, có tổ chức, ổn định, lâu dài còn Web thì không thuộc về ai đó chỉ là nơi chứa các đối tượng số một cách tự phát, hỗn loạn, không tổ chức, không có kiểm soát, kiểm duyệt… ▪ Thư viện điện tử có cùng mục tiêu, chức năng của thư viện truyền thống. Cary Cleveland cho rằng “thư viện số” trước hết phải là những thư viện có cùng mục tiêu, chức năng và mục đích với thư viện truyền thống: đó là phát triển nguồn, quản trị kho, phân tích chủ đề, xây dựng các chỉ dẫn, cung cấp khả năng truy cập, tra cứu và bảo quản. Theo G.Cleveland thì thư viện số là phương diện số của thư viện truyền thống mà ở đó lưu giữ các sưu tập tài liệu số và tài liệu truyền thống, bao gồm các quá trình và dịch vụ nòng cốt và trung tâm của hệ thống thư viện hoặc trung tâm thông tin. Tuy nhiên các quá trình và dịch vụ của thư viện truyền thống sẽ phải thay đổi cho phù hợp với thư viện số. Thư viện điện tử là một trong những công cụ năng động và đổi mới để quản lý và phổ biến nguồn tin và tri thức, chuyển tải các dịch vụ thư viện theo phương thức điện tử trực tiếp đến người dùng tin đầu cuối. ▪ Các chức năng và dịch vụ thư viện điện tử phụ thuộc hoàn toàn vào và dựa trên các máy tính điện tử, hệ thống mạng máy tính. TVĐT không nhất thiết bắt buộc phải được tổ chức theo mô hình của thư viện truyền thống. Mặc dù nhiều chức năng của nó (như bổ sung, xử lý…) cũng tương tự như một thư viện truyền thống, nhưng nhiều hoạt động của chúng (như lưu trữ và tra cứu) phụ thuộc một cách hoàn toàn vào máy tính và hệ thống mạng, đòi hỏi ở cán bộ thư viện ngày càng nhiều kỹ năng tin học và hệ thống. Tuy nhiên nếu hệ thống mạng và công cụ tin học chỉ cung cấp dịch vụ OPAC truyền thống thông qua hệ thống quản trị thư viện tích hợp thì cũng không thể gọi đó là thư viện điện tử chỉ mới là tự động hóa hoạt động thư viện. Hệ thống mạng máy tính phải cho phép thực hiện các chức năng rộng hơn như cung cấp Lê Thị Yến 12 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp toàn văn tài liệu số, tạp chí điện tử, quản trị quyền truy cập, đảm bảo lưu trữ lâu dài, bảo toàn tài liệu… ▪ Thư viện điện tử thực hiện các dịch vụ thư viện dựa trên các tài liệu điện tử, không chỉ ở tại chỗ/cục bộ mà còn có cả các tư liệu tồn tại bên ngoài biên giới vật lý và hành chính của thư viện. Theo báo Follet (2004) trong thư viện điện tử mọi thông tin số được lưu giữ ở dạng điện tử (số hóa). Thông tin điện tử có thể được lưu giữ truy cập, truyền đi bằng phương tiện điện tử mà không cần phải tham chiếu đến vật mang tin truyền thống trên giấy. Bạn đọc làm việc với một thiết bị đầu cuối có thể nhận được thông tin cần thiết mà không cần quan tâm đến nơi lưu giữ vật lý của tư liệu. Nguồn tin của thư viện điện tử đa dạng với nhiều khổ mẫu dữ liệu khác nhau. Nguồn tin này bao gồm các loại hình như sách, báo, tạp chí, các bài viết, tài liệu hội nghị, các trang web, các đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động, các cơ sở dữ liệu, kể cả các phần mềm, phần mềm tiện ích, hệ điều hành… Một điều khác nữa với thư viện truyền thống là TVĐT không chỉ hoàn toàn dựa vào nguồn tư liệu của kho tài liệu của chính mình, mà tiến hành các hoạt động “outsourcing” công tác bảo quản tài liệu số trong điều kiện môi trường điện tử phân tán để lưu trữ các tài liệu số, hay nói cách khác là sử dụng nguồn lực của bên ngoài để làm giàu nguồn tin của mình. Ngày nay việc mua quyền truy cập các tạp chí điện tử (tạp chí trực tuyến) đã trở thành bình thường ở nhiều thư viện trên thế giới. ▪ Thư viện điện tử phục vụ người dùng tin/bạn đọc không phụ thuộc vào không gian địa lý. Trong thư viện truyền thống, để đọc hay thậm chí chỉ để mượn, bạn đọc thư viện vẫn cần đến thư viện để tiến hành các thủ tục, công việc cần thiết như ghi phiếu yêu cầu, tra mục lục…thư viện truyền thống với những phương cách phục vụ truyền thống chỉ phục vụ được những bạn đọc có mặt tại thư viện. Do đó hình thành nên tính địa phương hóa thư viện, thư viện chỉ phục vụ thường xuyên bạn đọc trong một không gian địa lý nhất định. Lê Thị Yến 13 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Đối với TVĐT và các thế hệ thư viện hiện đại, thư viện của tương lai, phạm vi phục vụ bạn đọc không còn bị giới hạn bởi không gian địa lý. Với sự hỗ trợ của hệ thống mạng thông tin (LAN, WAN, Internet…) và các dịch vụ khai thác thư viện điện tử (tra cứu trực tuyến, truy cập thông tin từ xa, chia sẻ nguồn lực thông tin, phối hợp bổ sung…), bạn đọc có thể yêu cầu và nhận được thông tin mình cần cho dù ở bất cứ vị trí địa lý nào, một khi duy trì được mối liên hệ - đường kết nối với thư viện điện tử. [8, 17] 1.1.4.2. Thành phần của thư viện điện tử. Giống với thư viện truyền thống, thư viện điện tử cũng được cấu thành bởi 4 yếu tố: - Vốn tài liệu/bộ sưu tập số hóa: Đây là thành phần cốt lõi của một thư viện điện tử. Bao gồm các đối tượng số và các siêu dữ liệu để hỗ trợ, tra cứu và định vị tài nguyên số. Một sưu tập bao gồm nhiều tài liệu dưới nhiều hình thức. Một tài liệu là thông điệp mang thông tin dưới hình thức điện tử. Tài liệu là đơn vị cơ sở từ đó sưu tập thông tin được xây dựng, mặc dù chúng có thể có những cơ sở hạ tầng và những tập tin kết hợp riêng. Một sưu tập có thể chứa nhiều loại tài liệu khác nhau. Mỗi sưu tập cung cấp một giao diện đồng nhất qua đó tất cả tài liệu có thể được truy cập mặc dù cách mà tài liệu đó hiển thị sẽ tuỳ thuộc vào phương tiện và hình thức của tài liệu đó. Một thư viện nói chung bao gồm nhiều sưu tập khác nhau, mỗi sưu tập tổ chức mỗi khác – mặc dù có sự giống nhau nổi bật trong phương cách sưu tập hiển thị. Sưu tầm thông tin và tổ chức phục vụ rộng rãi trên Internet hoàn toàn khác hẳn với việc đơn thuần là trình bày thông tin trên Web. Sưu tập trở nên có thể được bảo hành, truy tìm, lướt tìm. Trước khi trình bày, mỗi sưu tập trải qua một quá trình hình thành, một khi được xây dựng xong, sưu tập hoàn toàn tự động. Quá trình này tạo nên tất cả những cấu trúc được dùng trong thời gian truy cập sưu tập. (Nguyễn Minh Hiệp – 2004) - Hạ tầng kỹ thuật: Lê Thị Yến 14 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng. (Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước). Là các thiết bị tin học, mạng, các công cụ hỗ trợ tìm kiếm, phần mềm, định vị tài nguyên, kho dữ liệu số… [6, 10] + Hạ tầng phần cứng: ○ Hệ thống mạng: Các hệ thống cáp, hệ thống thiết bị, truyền thông, phục vụ mục đích kết nối mạng WAN, LAN, truy cập Internet. ○ Hệ thống máy chủ, máy trạm: Hệ thống máy tính, lắp đặt máy chủ, máy trạm để phục vụ công tác nghiệp vụ và tra cứu thông tin. + Hạ tầng mạng: hệ thống hạ tầng mạng là thành phần cơ bản của mạng thông tin thực hiện chức năng kết nối thiết bị như máy chủ, máy trạm, các thiết bị mạng thông qua đường kết nối vật lý. Hệ thống hạ tầng mạng bao gồm thiết bị kết nối mạng và hệ thống cáp mạng. Hệ thống máy chủ đảm bảo cung cấp các dịch vụ cho hệ thống mạng , máy chủ CSDL thực hiện chức năng quản trị hệ thống dữ liệu TTTV. Hệ thống dữ liệu TTTV là nền tảng cơ sở của hệ thống mạng thư viện. Máy chủ được cài đặt hệ quản lý thư viện với đầy đủ các tác nghiệp của mọi hệ thống TTTV điện tử hiện đại. Hệ thống máy trạm tại: phòng nghiệp vụ, phòng đọc Multimedia, máy trạm quản trị, và các máy trạm tra cứu… ○ Thiết bị an toàn thông tin: Là các thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống an toàn thông tin như các thiết bị lưu điện (UPS), chống sét (đường mạng, truyền dữ liệu, đường điện…), các thiết bị sao lưu dữ liệu, bảo vệ, bảo mật… Lê Thị Yến 15 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp . Thiết bị ngoại vi, các thiết bị hỗ trợ như in Laser, photocopy.. . Thiết bị nhập liệu: Scanner, digital camera, card xử lý… + Hạ tầng phần mềm: ○ Hệ điều hành và hệ quản trị CSDL: phần mềm nền tảng phục vụ điều hành hoạt động hệ thống và các ứng dụng nghiệp vụ. ○ Các phần mềm hệ thống, bảo mật và các phần mềm dịch vụ, các phần mềm hỗ trợ để đảm bảo việc hoạt động cũng như tính an toàn của toàn bộ hệ thống bao gồm: các phần mềm sao lưu dữ liệu, phần mềm bảo mật, các dịch vụ mạng, các tiện ích… - Đội ngũ cán bộ: Các thư viện số đòi hỏi phải có các cán bộ thư viện số. Các bộ sưu tập số hóa cần được chọn lọc, thu thập, tổ chức, tạo truy cập và bảo quản. Các dịch vụ của thư viện số cần được thực hiện đúng kế hoạch, thực hiện đúng hợp đồng và được giúp đỡ đầy đủ. Các máy tính là các công cụ quan trọng nhất trong xây dựng các thư viện số nhưng con người mới giúp cho các hoạt động trong thư viện kết hợp lại với nhau và duy trì hoạt động của thư viện. Các cán bộ thư viện phải thật nhạy bén với những thay đổi, họ phải học tập (có chọn lọc) và thực hành thường xuyên. Họ phải nhiệt tình với học tập, phải tự rèn luyện và có tinh thần sẵn sàng đối mặt với những thách thức. Hơn thế nữa, họ phải là những người có năng lực về công nghệ. Những cán bộ đáp ứng được các yêu cầu trên chính là những người sẽ áp dụng các phương pháp mới, tiên tiến để hoàn thành nhiệm vụ truyền thống của ngành thư viện: chọn lọc, thu thập, tổ chức, cung cấp truy cập, và bảo quản nguồn lưu trữ trí tuệ và nghệ thuật của loài người. Nhiệm vụ chính của các cán bộ thư viện số là quản lý, lãnh đạo và các công tác liên quan đến trang web. Nhiêm vụ quản lý tập trung vào phần lập kế hoạch và đánh giá các dự án thư viện số, trong khi công tác lãnh đạo và chuyên môn trong Lê Thị Yến 16 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp lĩnh vực thư viện số đòi hỏi các cán bộ thư viện số phải cộng tác với nhau và cả với người sử dụng. Các cán bộ thư viện số hiện nay rất chú trọng các kỹ năng về thông tin và quản lý dự án để họ có thể chứng minh khả năng của mình trong các dự án hợp tác và làm việc theo nhóm. Các thư viện số sẽ vẫn thay đổi không ngừng nên các cán bộ thư viện số phải có khả năng thích ứng được với sự thay đổi đó. Tóm lại, một cán bộ thư viện số cần đáp ứng được 2 yêu cầu: một là phải có các kỹ năng như là kỹ năng về thông tin, về phân tích xu hướng; hai là phải tiếp tục nâng cao trình độ thông tin và kỹ thuật về tổ chức và công tác thực tiễn trong các thư viện số. (Được trích dẫn trong www.dlib.org, 2008) - Người sử dụng thư viện điện tử Trong môi trường thông tin điện tử, người sử dụng không bị giới hạn bởi thời gian và không gian có thể truy cập tới nguồn tin thông qua một máy tính có nối mạng. Người dùng tin của thư viện điện tử phải là những người có kiến thức chuyên môn, kiến thức về máy tính, ngoại ngữ nhất định. Đây cũng là một yêu cầu đặt ra cho các thư viện, khi tiến hành các nguồn lực, để đưa các nguồn lực ấy ra phục vụ cho người dùng tin một cách hiệu quả nhất thì thư viện đồng thời phải quan tâm đến vấn đề người sử dụng thư viện, cần có những chính sách hướng dẫn, phổ biến thông tin đối với các đối tượng người dùng tin. 1.2. Tình hình phát triển thƣ viện điện tử trên thế giới hiện nay Thư viện xuất hiện dưới hình thức điện tử là xu thế tất yếu của thời đại thông tin và số hóa. Trên thế giới, sự chuyển dịch từ dạng thư viện truyền thống sang thư viện điện tử bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ bàn về xây dựng và phát triển thư viện điện tử với mức đầu tư khoảng từ 500.000 đến 1000.000 đô la Mỹ đang được triển khai, hàng nghìn tư liệu(sách báo, tạp chí, tin vắn và tạp chí) đã được xuất bản. Lê Thị Yến 17 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1. Tại Nhật Bản Tháng 6.1993, Hội đồng các tổ chức công nghiệp và Uỷ ban Công nghiệp thông tin Nhật Bản đã ra khuyến cáo cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực công cộng trong đó có dự án hệ thống thư viện điện tử thế hệ mới (NACSIS-ELIS) Đây là một mô hình thông tin tích hợp dịch vụ tìm CSDL thư mục hiện có với các tạp chí và báo cáo hội thảo khoa học. Hệ thống này hoạt động trong một môi trường xử lý phân tán mô hình khách - chủ với tốc độ đường truyền cao, sử dụng giao thức Z39.50 nâng cấp để truyền dữ liệu ảnh. Quá trình phát triển của hệ thống được bắt đầu từ năm 1980, khởi đầu từ một dự án nghiên cứu trong thời gian 3 năm nhằm phát triển truy cập trực tuyến từ xa đối với CSDL tài liệu. Năm 1993, khi Hội xử lý thông tin Nhật cho phép số hoá các tài liệu của tổ chức này, thì quy mô dự án bắt đầu được mở rộng. Tới năm 1997, số lượng các tổ chức tham gia đã tăng lên 29 thành viên, việc số hoá đã bao phủ khoảng 800.000 trang của 62 tờ báo đã được số hoá, hầu hết các sách xuất bản bằng tiếng Nhật, và một phần sách xuất bản bằng tiếng Anh. Với nguồn tin được số hoá, người dùng tin có thể tìm tin bằng việc sử dụng các từ khóa thông thường và có thể đăng ký báo, tạp chí cần thiết. Dự án “Thử nghiệm thư viện điện tử” với 2 dự án nhánh là: Mạng mục lục liên hợp và Thử nghiệm thư viện số do Trung tâm cơ sở hạ tầng thông tin được thành lập tại Trường Đại học Tổng hợp Keio (1993) chịu trách nhiệm thực hiện. Dự án “Thử nghiệm thư viện số” phát triển một mô hình nhằm tiến hành các thử nghiệm khác nhau liên quan đến thư viện số thông qua việc tạo ra một số lượng lớn dữ liệu số hoá từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ngân sách dành cho dự án này là 1,75 tỉ yên (20 triệu USD) năm 1993 và 0,91 (10,3 triệu USD) tỉ yên năm 1995. Tổng cộng có gần 9,5 triệu trang tài liệu đã được số hoá, bao gồm: Lê Thị Yến 18 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp - 7100 trang tư liệu quý, trong đó có 1236 bản in gỗ màu thuộc triều đại Ukiyoe và Nishikie và bản đồ cổ từ thời Edo. Các tư liệu này đã được số hoá màu với độ nét cao (5000 x 4000 dpi); - Các xuất bản phẩm về khoa học xã hội từ thời Meiji được số hoá dưới dạng bản đen trắng (21000 bản bao gồm 6 triệu trang); - 3000 đầu sách được xuất bản trong chiến tranh thế giới thứ 2; - 24 đầu báo hiện có của Nhật Bản xuất bản từ tháng 1.1980 đến tháng 12.1994, bao gồm khoảng 1 triệu trang; - 260 quyển (6000 trang) tư liệu nghiên cứu của Thư viện Quốc hội về các cuộc thảo luận của Quốc hội; - 7000 tài liệu về lịch sử chính trị cận đại Nhật về Mishima Tsuyo triều đại Meiji. Các tài liệu này đã được số hoá dưới dạng ảnh đen trắng, trừ thư mục và chú giải được chuyển thành dữ liệu văn bản; - 1,6 triệu trang sách, ấn phẩm định kì, báo và các xuất bản phẩm khác không thuộc quyền quản lý của Thư viện Quốc hội. 1.2.2. Tại Mỹ Tại Mỹ, thư viện quốc hội Hoa Kỳ đã tiến hành một chương trình thư viện điện tử khổng lồ nhằm chuyển đổi vốn tư liệu từ truyền thống sang các nguồn tin điện tử linh hoạt và nếu công việc thực hiện ở phắp nơi trên thế giới trong thế kỷ XXI sẽ có thể bật máy tính, tìm đến cơ sở dữ liệu và truy cập tới dữ liệu số hóa của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Tháng 10 năm 2007 thủ thư của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, James H. Billington và phó giám đốc về thông tin liên lạc của UNESCO, Abdul Waheed Khan đã ký kết một hiệp định tại trụ sở chính của UNESCO ở Paris đánh dấu những nỗ lực hợp tác trong việc xây dựng Website Thư Viện Số Thế Giới Lê Thị Yến 19 K53 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Dự án xây dựng Thư Viện Số Thế Giới (The World Digital Library) sẽ số hóa những tài liệu quý hiếm và độc nhất từ những thư viện và những Viện hàn lâm trên thế giới nhằm tạo cho chúng có thể được truy cập miễn phí trên Internet. Những tài liệu này bao gồm những bản thảo chép tay, bản đồ, sách, bảng tổng phổ nhạc, bản ghi âm, phim ảnh, tài liệu in và ảnh chụp. Mục tiêu của Thư Viện Số Thế Giới nhằm nâng cao sự hiểu biết về trao đổi văn hóa và quốc tế, tăng số lượng và tính đa dạng của những tài liệu văn hóa trên mạng Internet, đồng thời đóng góp cho nền giáo dục và học thuật. Theo như các điều khoản của hiệp định, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ và UNESCO sẽ cùng nhau tập hợp những nhóm vận hành gồm các chuyên gia và những người nắm tiền vốn của dự án để triển khai đường lối thực hiện và phát triển những chi tiết kỹ thuật về chuyên môn cho dự án, đồng thời kết nạp thêm những hội viên mới và đảm bảo sự hỗ trợ thiết thực cho dự án từ những nguồn do chính quyền và cá nhân cung cấp. Một phần chính yếu của dự án là xây dựng những năng lực tiềm tàng cho thư viện số trong việc phát triển thế giới, vì thế mà tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới đều có thể tham gia và được trình bày trong Thư viện số Thế giới. Ngày 20/4/2009, thư viện điện tử thế giới chính thức ra mắt trên trang web http://www.wdl.org với hàng chục nghìn ảnh tư liệu và trang thông tin đã được số hóa và dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Dự án xây dựng thư viện điện tử được thực hiện cùng các đối tác ở nhiều nước trên thế giới sau khi Mỹ gia nhập trở lại Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa liên hợp quốc (UNESCO) năm 2003 sau gần 20 năm vắng mặt. Hiện có 26 đối tác từ 19 nước, trong đó có các thư viện quốc gia Ai Cập, Pháp, Iraq và Mexico đã tham gia vào hệ thống thư viện điện tử này. Ưu điểm của hệ thống thư viện này là nó không dành cho riêng ai mà là tài sản chung của tất cả mọi người trên toàn cầu. Với thư viện này, những người quan Lê Thị Yến 20 K53 Thông tin – Thư viện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan của sinh viên nữ trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
125 p | 33 | 22
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
8 p | 173 | 20
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp Lạc Việt – Vebrary
10 p | 151 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện: Tìm hiểu hiện trạng tổ chức quản lý tài liệu điện tử tại thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội
80 p | 78 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại thư viện tỉnh Bắc Giang
12 p | 110 | 14
-
Quỳnh TrTóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện Trung tâm thông tin khoa học Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
9 p | 138 | 13
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc khai thác và ứng dụng phân hệ bổ sung và biên mục của phần mềm quản trị thư viện Libol tại trung tâm thông tin – thư viện Đại học Y tế công cộng
9 p | 106 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm thông tin thư viện Đại học Giao thông vận tải
7 p | 101 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thư viện điện tử và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện điện tử Học viện Chính trị
66 p | 31 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu nhận-sưu tầm, xử lý nghiệp vụ và tổ chức khai thác nguồn tài liệu" xám" tại thư viện bộ tư pháp
9 p | 168 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
114 p | 35 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Thư viện - thông tin: Xây dựng thư viện số tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
13 p | 95 | 5
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Một số dịch vụ thông tin – thư viện tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
9 p | 152 | 5
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện tỉnh Nghệ An
12 p | 105 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH TL Đức Ngân
83 p | 16 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn