Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh thông động tĩnh mạch não trên chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
lượt xem 10
download
Mục tiêu ngiên cứu của đề tài là mô tả đặc điểm lâm sàng thông động tĩnh mạch não; mô tả đặc điểm hình ảnh thông động tĩnh mạch não trên chụp mạch số hóa xóa nền. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh thông động tĩnh mạch não trên chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO TRÊN CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN (DSA) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội – 2021
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO TRÊN CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN (DSA) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2015.Y Người hướng dẫn 1: TS. BS TRẦN ANH TUẤN Người hướng dẫn 2: TS. BS DOÃN VĂN NGỌC Hà Nội – 2021
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. BS Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Điện Quang - Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên bộ môn Kỹ thuật Y học, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, cho tôi những kinh nghiệm quý báu, luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. BS Doãn Văn Ngọc, Phó chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật Y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà nội, bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện E đã giúp tôi ngay từ khi định hướng nghiên cứu, tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Vũ Đăng Lưu, Giám đốc Trung tâm Điện Quang – Bệnh viện Bạch Mai cùng toàn thể các thầy cô, anh chị làm việc tại Trung tâm Điện Quang - bệnh viện Bạch Mai đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập số liệu hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, phòng quản lý đào tạo, phòng công tác sinh viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh động viên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2021
- Sinh viên Nguyễn Thị Thu Phương
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu ở trên đây của tôi là trung thực, kết quả này chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào, các tài liệu liên quan đến đề tài, được trích dẫn trong đề tài đều đã được công bố. Nếu có gì sai trái với những quy định tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên Nguyễn Thị Thu Phương
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AVM : Ateriovenous Malformation BN : Bệnh nhân CHT : Cộng hưởng từ CLVT : Cắt lớp vi tính DDTĐTMN : Dị dạng thông động - tĩnh mạch não ĐM : Động mạch ĐMN : Động mạch não DSA : Digital subtraction angiography (Chụp mạch số hoá xoá nền) TM :Tĩnh mạch
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 Chương 1 ................................................................................................................ 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 3 1.1. Sơ lược giải phẫu – chức năng hệ thống mạch máu não ........................... 3 1.1.1. Hệ động mạch cảnh trong ................................................................... 3 1.1.2. Hệ động mạch đốt sống - thân nền .................................................... 3 1.1.3. Đa giác Willis ...................................................................................... 4 1.1.4. Hệ tĩnh mạch ....................................................................................... 5 1.2. Bệnh học dị dạng thông động tĩnh mạch não ............................................ 7 1.2.1. Định nghĩa ........................................................................................... 7 1.2.2. Giải phẫu bệnh .................................................................................... 7 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh và diễn tiến tự nhiên của DDTĐTMN .................... 9 1.2.4. Triệu chứng lâm sàng .......................................................................... 10 1.3.1. Chụp cắt lớp vi tính ........................................................................... 12 1.3.2. Chụp cộng hưởng từ .......................................................................... 12 1.3.3. Chụp mạch số hóa xóa nền (digital subtractional angiography - DSA)…… ........................................................................................................ 13 1.3.4. Phân độ tổn thương theo chẩn đoán hình ảnh DDTĐTMN.............. 16 1.4. Điều trị dị dạng thông động tĩnh mạch não ............................................. 17 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 18 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................... 18 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 18 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................... 18 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 18 2.2.3. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 18
- 2.2.4. Các biến số nghiên cứu ..................................................................... 18 2.2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ............................................. 20 2.2.6. Quản lý và phân tích số liệu .............................................................. 21 2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 21 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 22 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................... 22 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ............................................................... 22 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ............................................................... 22 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh........................................................ 23 3.1.4. Các triệu chứng thần kinh thường gặp ................................................ 24 3.2. Đặc điểm của DDTĐTMN trên chụp mạch số hóa xóa nền ...................... 26 3.2.1. Vị trí DDTĐTMN theo giải phẫu ......................................................... 26 3.2.2. Vị trí DDTĐTMN theo vùng chức năng trên DSA............................... 27 3.2.3. Kích thước ổ DDTĐTMN trên DSA..................................................... 28 3.2.4. Đặc điểm động mạch nuôi của ổ DDTĐTMN trên DSA ..................... 28 3.2.5. Đặc điểm tĩnh mạch dẫn lưu của DDTĐTMN trên DSA ..................... 30 3.2.6. Phân bố vị trí chảy máu của DDTĐTMN trên DSA ............................ 32 3.2.7. Phân độ tổn thương theo Spetzler-Martin trên DSA ........................... 34 Chương 4 .............................................................................................................. 35 BÀN LUẬN ......................................................................................................... 35 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 35 4.1.1. Tần suất tuổi ........................................................................................ 35 4.1.2. Tần suất giới ........................................................................................ 36 4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh........................................................ 36 4.1.4. Các triệu chứng thần kinh ................................................................... 37 4.2. Đặc điểm của DDTĐTMN trên chụp mạch số hóa xóa nền ...................... 38 4.2.1. Vị trí DDTĐTMN theo giải phẫu ......................................................... 38 4.2.2. Vị trí DDTĐTMN theo vùng chức năng .............................................. 38
- 4.2.3. Kích thước ổ DDTĐTMN trên DSA..................................................... 39 4.2.4. Đặc điểm động mạch nuôi của ổ DDTĐTMN trên DSA ..................... 39 4.2.5. Đặc điểm của tĩnh mạch dẫn lưu của DDTĐTMN trên DSA .............. 41 4.2.6. Phân bố vị trí chảy máu của DDTĐTMN trên DSA ............................ 43 4.2.7. Phân độ tổn thương theo Spetzler- Martin trên DSA .......................... 43 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 45 1. Đặc điểm lâm sàng của DDTĐTMN ............................................................. 45 2. Đặc điểm hình ảnh của DDTĐTMN trên DSA ............................................. 45 Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 1
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH BẢNG Bảng 3. 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi............................................................... 22 Bảng 3. 2. Các triệu chứng thần kinh thường gặp của thể DDTĐTMN đã vỡ (n=23). .................................................................................................................. 24 Bảng 3. 3. Các triệu chứng thần kinh thường gặp của thể DDTĐTMN chưa vỡ (n=22). .................................................................................................................. 25 Bảng 3. 4. Tiền sử xuất hiện bệnh........................................................................ 25 Bảng 3. 5. Vị trí DDTĐTMN theo giải phẫu. ...................................................... 26 Bảng 3. 6. Vị trí DDTĐTMN theo vùng chức năng. ........................................... 27 Bảng 3. 7. Kích thước ổ DDTĐTMN .................................................................. 28 Bảng 3. 8. Số lượng cuống động mạch nuôi. ....................................................... 28 Bảng 3. 9. Nguồn động mạch cấp máu cho ổ dị dạng. ........................................ 29 Bảng 3. 10. Đặc điểm phình mạch liên quan của DDTĐTMN. .......................... 30 Bảng 3. 11. Số lượng tĩnh mạch dẫn lưu.............................................................. 31 Bảng 3. 12. Vị trí tĩnh mạch dẫn lưu. ................................................................... 31 Bảng 3. 13. Đặc điểm dị dạng của tĩnh mạch dẫn lưu. ........................................ 32 Bảng 3. 14. Vị trí chảy máu của DDTĐTMN (n=23).......................................... 32 Bảng 3. 15. Phân độ tổn thương theo Spetzler-Martin. ....................................... 34 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1. Phân bố bệnh nhân theo giới. ......................................................... 23 Biểu đồ 3. 2. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh. .................................................. 23 HÌNH ẢNH
- Hình 1. 1. Các động mạch cấp máu cho não [8]. ................................................... 4 Hình 1. 2. Vòng tuần hoàn của động mạch não (Willis) [9]. ................................. 5 Hình 1. 3. Các xoang tĩnh mạch màng não cứng [11]. .......................................... 6 Hình 1. 4. Hình ảnh minh họa khối dị dạng thông động tĩnh mạch não với các thành phần động mạch nuôi, ổ dị dạng và tĩnh mạch dẫn lưu [14]. ....................... 7 Hình 1. 5. Hình ảnh minh họa mao mạch bình thường [14] ................................ 7 Hình 1. 6. Hình chụp trong mổ với hình ảnh khối DDTĐTMN nằm nông, giàu mạch máu, tĩnh mạch dẫn lưu giãn lớn (mũi tên) [7]. ........................................... 8 Hình 1. 7. Tiêu bản nhuộm HE của dị dạng thông động tĩnh mạch não [15]. ....... 9 Hình 1. 8. Hình ảnh nidus hình cầu ở vị trí vỏ não, được cấp máu chủ yếu bởi nhánh góc và nhánh đính sau của động mạch não giữa trái, với dẫn lưu sớm vào tĩnh mạch vỏ đính trái [35]. .................................................................................. 14 Hình 1. 9. Ổ dị dạng vùng đồi thị, được cấp máu bởi động mạch xuyên đồi thị và các nhánh động mạch mạc sau trái, dẫn lưu chủ yếu vào tĩnh mạch Galen và dẫn lưu ít vào tĩnh mạch nền của Rosenthal bên trái (mũi tên). Kèm theo các túi tĩnh mạch nhỏ (đầu mũi tên), gợi ý nguy cơ xuất huyết cao [35]. .............................. 15 Hình 3. 1. Hình ảnh ổ DDTĐTMN vỡ ở hố sau trái của bệnh nhân L. C. K 41 tuổi (Mã bệnh án: 200308520). ............................................................................ 27 Hình 3. 2. Hình ảnh ổ DDTĐTMN thùy chẩm phải của bệnh nhân N. T. S 23 tuổi (Mã bệnh án 200005607). ............................................................................. 27 Hình 3. 3. Hình ảnh ổ DDTĐTMN thái dương – đỉnh trái (vùng nhiều chức năng) của bệnh nhân B. V. N 30 tuổi (Mã bệnh án 200012980). ........................ 28 Hình 3. 4. Hình ảnh ổ DDTĐTMN vỡ vùng thái dương đỉnh sau gây chảy máu nhu mô đơn thuần ở bệnh nhân L. M. D 33 tuổi (Mã bệnh án 200017769). ....... 33
- Hình 3. 5. Hình ảnh ổ DDTĐTMN vỡ gây chảy máu não – não thất ở bệnh nhân L. V. A 18 tuổi (Mã bệnh án 200903652)............................................................ 33
- ĐẶT VẤN ĐỀ Dị dạng thông động tĩnh mạch não (DDTĐTMN) là một bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp của hệ thần kinh, được đặc trưng bởi bất thường hệ thống mạch máu não, trong đó động mạch nối thông trực tiếp với tĩnh mạch mà không qua mạng lưới mao mạch. DDTĐTMN bao gồm các thành phần là các động mạch nuôi, ổ dị dạng và tĩnh mạch dẫn lưu [1]. Do đó, tổn thương này có thể gây chảy máu não do lưu lượng dòng chảy lớn trong ổ dị dạng, thường tăng lên nhanh và biểu hiện triệu chứng sau mang thai, chấn thương…đe dọa đến tính mạng người bệnh [2], [3], [4], [5]. Các nghiên cứu trên thế giới gần đây ghi nhận tỷ lệ mới mắc DDTĐTMN vào khoảng 1.34 trên 100,000 người mỗi năm, trong đó có đến 41- 79% bệnh nhân thông động tĩnh mạch não được phát hiện có tình trạng chảy máu não. DDTĐTMN cũng là nguyên nhân phổ biến thứ hai sau chứng phình động mạch não gây ra chảy máu nội sọ; chiếm 10% tổng số các trường hợp xuất huyết dưới nhện và tỷ lệ tử vong do xuất huyết chiếm khoảng 10- 15% bệnh nhân [2], [6]. Mặc dù vậy, chỉ khoảng 12- 15% bệnh nhân thông động tĩnh mạch não có biểu hiện triệu chứng lâm sàng như đau đầu, co giật, động kinh…nên việc chẩn đoán là khó khăn, dễ bỏ sót các trường hợp không triệu chứng [2], [6], [7]. Với những hậu quả nguy hiểm nêu trên, DDTĐTMN đang ngày càng được nghiên cứu sâu rộng, đặc biệt đi đầu là các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh DDTĐTMN nhằm chẩn đoán chính xác cấu trúc mạch dị dạng để tiên lượng tổn thương cũng như có kế hoạch điều trị tốt nhất. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể là chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng tử (CHT) hay chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA). Riêng kĩ thuật DSA là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán một bệnh nhân DDTĐTMN. Nó cho phép phân tích và đánh giá những đặc điểm hình thái của tổn thương DDTĐTMN từ cuống động mạch nuôi, ổ dị dạng, tĩnh mạch dẫn lưu…đến huyết động học một cách khách quan mà những thành phần trên có thể khó quan sát hoặc không thấy hết bằng các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn khác [4]. 1
- Với những ưu điểm trên, DSA thực sự hiệu quả trong đánh giá tổng thể ổ dị dạng để phục vụ chẩn đoán và định hướng điều trị. Và tìm hiểu những đặc điểm liên quan DSA và tổn thương DDTĐTMN là thực sự cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh thông động tĩnh mạch não trên chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng thông động tĩnh mạch não. 2. Mô tả đặc điểm hình ảnh thông động tĩnh mạch não trên chụp mạch số hóa xóa nền. 2
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược giải phẫu – chức năng hệ thống mạch máu não Hệ thống mạch máu cấp máu cho não bao gồm hệ động mạch (ĐM) cảnh trong và hệ ĐM đốt sống - thân nền. Hai hệ này nối với nhau bới các nhánh ở vùng nền sọ tạo nên đa giác Willis. Máu tĩnh mạch (TM) từ não được dẫn về các xoang TM trong màng não cứng, đưa máu về tim qua hai TM cảnh trong. 1.1.1. Hệ động mạch cảnh trong Động mạch não trước Động mạch não trước chạy ra trước và vào trong tới khe liên bán cầu (đoạn A1), phía trên dây thị giác, rồi cong lên trên (đoạn A2) và ra sau quanh thể chai. Hai ĐM não trước nối với nhau qua nhánh thông trước tạo nên các thành trước của đa giác Willis. ĐM não trước cấp máu cho thùy trán phía mặt trong sát cạnh liềm đại não. Động mạch não giữa Động mạch não giữa cấp máu cho phần lớn thùy thái dương, nhân xám, một phần phía ngoài thùy trán và thùy đỉnh. ĐM não giữa gồm bốn đoạn lần lượt là đoạn bướm (đoạn M1), đoạn đảo (đoạn M2), đoạn nắp (đoạn M3), đoạn vỏ (đoạn M4). 1.1.2. Hệ động mạch đốt sống - thân nền Động mạch đốt sống Động mạch đốt sống đi ở phía sau, khi vào trong sọ hợp nhất hai bên tạo thành ĐM thân nền, rồi từ đó chia ra làm các nhánh chủ yếu cấp máu cho phần trên tủy sống, thân não, tiểu não, thùy chẩm và mặt dưới thùy thái dương của đại não. Động mạch thân nền Động mạch thân nền được hình thành từ sự hợp lại của các ĐM đốt sống trong khoảng từ mức giữa hành tủy tới chỗ tiếp nối hành tủy – cầu não, chạy dọc phía trước thân não rồi tận hết bởi hai nhánh là ĐM não sau. 3
- Động mạch não sau Động mạch não sau chạy vòng qua cuống đại não rồi tận hết ở vùng chẩm, nối với ĐM cảnh trong qua nhánh ĐM thông sau. ĐM não sau cấp máu cho đồi thị, thể gối, dưới đồi, mặt trong thùy chẩm, một phần thể chai, thể gối ngoài và hồi thái dương. Hình 1. 1. Các động mạch cấp máu cho não [8]. 1.1.3. Đa giác Willis Đa giác Willis được tạo bới các nhánh nối thông ở nền sọ của hệ ĐM cảnh trong và hệ ĐM đốt sống - thân nền. Nó nằm ở khoang dưới nhện, trong bể gian cuống và bao quanh giao thoa thị giác, phễu và các cấu trúc khác của hố gian cuống. Ở phía trước, các ĐM não trước của ĐM cảnh trong được nối với nhau bởi ĐM thông trước, ở phía sau, mỗi ĐM não sau nối với ĐM cảnh trong cùng bên qua ĐM thông sau. 4
- Hình 1. 2. Vòng tuần hoàn của động mạch não (Willis) [9]. 1.1.4. Hệ tĩnh mạch Hệ thống TM trong sọ bao gồm các xoang TM và những TM dẫn lưu ngoài sọ trong đó nhóm các TM vỏ và nhóm các TM sâu ở tầng trên lều còn ba nhóm TM trước, sau và trên thuộc tầng dưới lều. Các xoang TM màng cứng Các xoang TM nằm giữa hai lớp của màng cứng, bao gồm xoang TM dọc trên, xoang TM dọc dưới, xoang thẳng, xoang chẩm sau, đổ vào hai nơi là xoang hang ở nền sọ và hội lưu Herophile ở vòm sọ. Các TM sâu tầng trên lều Các TM này được tạo bởi các TM não trong và các nhánh bên chính của chúng, TM nền của Rosenthal và TM Galen; nhiệm vuh dẫn lưu máu về xoang thẳng. Các TM nông trên lều Các TM này đi qua khoang dưới nhện vào khoang trong màng cứng từ màng nhện đến bờ trong của màng cứng để đổ vào các xoang màng cứng. 5
- Các TM dưới lều Gồm ba nhóm chính sau: - Nhóm trên: dẫn lưu máu về TM Galen, gồm TM thùy nhộng trước trung tâm, TM thùy nhộng trên, TM trung não sau. - Nhóm trước: dẫn lưu máu về các xoang đá, gồm TM đá, TM cầu – trung não trước. - Nhóm sau: dẫn lưu máu về hội lưu Herophile, về xoang thẳng hoặc về các xoang bên [10]. Hình 1. 3. Các xoang tĩnh mạch màng não cứng [11]. 6
- 1.2. Bệnh học dị dạng thông động tĩnh mạch não 1.2.1. Định nghĩa Dị dạng thông động tĩnh mạch não là những bất thường bẩm sinh của hệ thống mạch máu não với tổn thương có luồng thông trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch trong não mà không có mạng lưới mao mạch trung gian, vùng trung tâm được gọi là ổ dị dạng (nidus). Lưu lượng dòng chảy thường cao tại ổ dị dạng và có thể xen kẽ là tổ chức não teo [12], [13] 1.2.2. Giải phẫu bệnh 1.2.2.1. Đại thể Như đã trình bày ở trên, thành phần của DDTĐTMN gồm động mạch nuôi, ổ dị dạng và tĩnh mạch dẫn lưu: A B Hình 1. 4. Hình ảnh minh họa khối Hình 1. 5. Hình ảnh minh họa dị dạng thông động tĩnh mạch não mao mạch bình thường [14] với các thành phần động mạch nuôi, ổ dị dạng và tĩnh mạch dẫn lưu [14]. - Động mạch nuôi: thường gồm hai hình thái chính gồm một động mạch tận với các nhánh bên cho nhu mô não lành, các nhánh tận đi vào ổ dị dạng 7
- hoặc gồm nhiều nhánh bên vào ổ dị dạng, trong khi nhánh tận tiếp tục cho nhánh vào nhu mô não bình thường. Có thể có các tổn thương kết hợp như loạn sản động mạch, phình mạch. - Ổ dị dạng (nidus): là tổ chức thông thương bất thường giữa các động mạch đến và các tĩnh mạch đi, có thể xen kẽ thêm nhu mô não bình thường. Hình thái nidus cũng rất đa dạng, có thể có một động mạch nuôi và một tĩnh mạch dẫn lưu hoặc nhiều động mạch nuôi đi vào một tĩnh mạch dẫn lưu hoặc nhiều động mạch nuôi đi vào nhiều tĩnh mạch dẫn lưu. - Tĩnh mạch dẫn lưu: gồm hai hệ thống nông và sâu, có thể có một hoặc nhiều tĩnh mạch dẫn lưu [12]. Hình 1. 6. Hình chụp trong mổ với hình ảnh khối DDTĐTMN nằm nông, giàu mạch máu, tĩnh mạch dẫn lưu giãn lớn (mũi tên) [7]. 1.2.2.2. Vi thể Xung quanh ổ dị dạng là hiện tượng viêm khu trú với các tế bào lympho xuất hiện mật độ dày quanh mạch máu và ở cả thành mạch (H.1.3C). Các tĩnh mạch nông thường giãn (H.1.3A). Nhiều mạch máu tăng sinh cùng với sự dày thành của tĩnh mạch dẫn lưu (H.1.3D) [15]. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella
48 p | 430 | 86
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu nghệ thuật ca trù
9 p | 256 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập
108 p | 136 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động marketing của hệ thống khách sạn chuỗi Elegance
8 p | 150 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình làng Đoài Giáp thôn Đoài Giáp – xã Đường Lâm – Thành phố Sơn Tây – Hà Tây
11 p | 159 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động PR trong xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà hát ca múa nhạc Việt Nam
10 p | 194 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp Lạc Việt – Vebrary
10 p | 148 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCs) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
82 p | 160 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về những ca khúc cách mạng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên
6 p | 218 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu tại một số thư viện trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
7 p | 145 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
11 p | 137 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về làn điệu Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
11 p | 100 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu các làn điệu khắp của người Thái Đen tỉnh Sơn La
7 p | 107 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu những nét mới trong thủ tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
10 p | 122 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 120 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 10 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu giá trị văn hoá nghệ thuật đền Gin (Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
8 p | 110 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số ấn phẩm định kỳ và dịch vụ thông tin điện tử tại Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 p | 135 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn