intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Lao động - Xã hội

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động marketing tại TT TT – TV, trường ĐH LĐ – XH trong những năm gần đây. Từ đó, đưa ra một vài nhận xét cũng như kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Trung tâm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Lao động - Xã hội

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ================== NGUYỄN THỊ PHƢƠNG (29/12/1988) Ơ TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH : THÔNG TIN - THƢ VIỆN HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY KHÓA HỌC : QH - 2006 – X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: THS. ĐỒNG ĐỨC HÙNG HÀ NỘI, 2010
  2. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Thông tin-Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ của Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Thạc sỹ Đồng Đức Hùng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Phương K51 Thông tin – Thư viện 1
  3. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 2 CSDL Cơ sở dữ liệu 3 ĐH LĐ - XH Đại học Lao động - Xã hội 4 HS - SV Học sinh - sinh viên 5 TT TT - TV Trung tâm Thông tin - Thƣ viện K51 Thông tin – Thư viện 2
  4. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................3 1 Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................3 2 Mục đích nghiên cứu ...............................................................................5 3 Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài .................................................5 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................5 5 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................6 6 Đóng góp về lý luận và thực tiễn ............................................................6 7 Cấu trúc của khóa luận ............................................................................6 PHẦN 2: NỘI DUNG ..................................................................................7 CHƢƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING .............7 1.1 Giới thiệu Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội ............................................................................................................7 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................7 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................8 1.1.2.1 Chức năng ...............................................................................8 1.1.2.2 Nhiệm vụ.................................................................................8 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ .....................................................9 1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức ....................................................................... 9 1.1.3.2 Đội ngũ cán bộ ..................................................................... 10 1.1.4 Cơ sở vật chất .................................................................................. 11 1.1.5 Nguồn lực thông tin ........................................................................ 12 1.2 Hoạt động Marketing trong lĩnh vực thông tin - thƣ viện .................... 17 1.2.1 Khái niệm Marketing ..................................................................... 17 1.2.2 Vai trò của Marketing trong hoạt động thông tin - thƣ viện ........... 19 1.2.3 Ứng dụng Marketing trong hoạt động thông tin - thƣ viện ............ 20 K51 Thông tin – Thư viện 3
  5. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI .............................................................................................................. 25 2.1 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm ........................ 25 2.2 Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Trung tâm ...................... 29 2.2.1 Sản phẩm thông tin - thƣ viện ........................................................ 29 2.2.2 Dịch vụ thông tin - thƣ viện ........................................................... 38 2.3 Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu ........................................... 43 2.3.1 Tổ chức thông báo sách mới ........................................................... 44 2.3.2 Tổ chức hội nghị ngƣời dùng tin ..................................................... 45 2.3.3 Tổ chức đào tạo ngƣời dùng tin .................................................... 45 2.4 Tổ chức đào tạo cán bộ thƣ viện ........................................................... 47 2.5 Mối quan hệ trong và ngoài nhà trƣờng của Trung tâm ...................... 48 CHƢƠNG 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 3.1 Nhận xét, đánh giá................................................................................. 50 3.1.1 Thuận lợi ........................................................................................ 50 3.1.2 Khó khăn ........................................................................................ 51 3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại Trung tâm .................................................................................................... 53 3.2.1 Các giải pháp về tổ chức quản lý .................................................... 53 3.2.2 Các giải pháp kỹ thuật ..................................................................... 55 3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ ........................................................................ 57 PHẦN 3: KẾT LUẬN ............................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 64 K51 Thông tin – Thư viện 4
  6. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa học - công nghệ và sự biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới, xu hƣớng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lƣợng và chất lƣợng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục đại học trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nƣớc, do đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học. Đảng và Nhà nƣớc ta ý thức đƣợc rõ tầm quan trọng của phát triển giáo dục và khoa học - công nghệ, coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội IX đã ghi rõ: "Phát triển kinh tế, CNH- HĐH là nhiệm vụ trung tâm. Con đƣờng CNH của Việt Nam cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nƣớc đi trƣớc..., gắn CNH với HĐH, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học - công nghệ, từng bƣớc phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của ngƣời Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục, khoa học - công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH"[10, 1]. Nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi rất nhiều ở giáo dục đại học những năng lực mới. Tuyên ngôn của hội nghị thế giới về giáo dục đại học trong thế kỷ XXI đã nhấn mạnh: xã hội "ngày càng dựa vào tri thức..., giáo dục đại học và nghiên cứu hiện nay hoạt động nhƣ là các thành tố quan trọng của sự phát triển bền vững văn hoá, kinh tế - xã hội và môi trƣờng đối với mọi ngƣời, mọi cộng đồng và dân tộc". K51 Thông tin – Thư viện 5
  7. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương Nhiệm vụ trên đặt ra cho giáo dục những trách nhiệm nặng nề, trong đó có trách nhiệm xây dựng nguồn nhân lực cho CNH – HĐH, đào tạo đƣợc đội ngũ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH. Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (ĐH LĐ - XH) là trƣờng đầu ngành thuộc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nƣớc hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho trƣờng hết sức nặng nề, bao gồm nhiều lĩnh vực công tác trọng yếu có tác động sâu sắc đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nƣớc. Một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng là thành lập Trung tâm Thông tin - Thƣ viện (TT TT - TV), để trở thành nơi cung cấp thông tin phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trƣờng. Ngành Thông tin - Thƣ viện (TT - TV) đóng vai trò quan trọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ, năng động, trí tuệ cho đất nƣớc. Hiện nay, ở nƣớc ta nói chung cũng nhƣ trƣờng ĐH LĐ - XH nói riêng, thƣ viện đƣợc xem nhƣ cơ quan văn hóa giáo dục thực hiện nhiệm vụ phổ biến thông tin, tri thức giúp ngƣời đọc tự nâng cao trình độ; tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; góp phần giáo dục đạo đức và thẩm mỹ cho ngƣời sử dụng thông qua việc tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật; đồng thời cung cấp các tài liệu giúp cho ngƣời sử dụng nghỉ ngơi, giải trí một cách tích cực. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên thƣ viện không những cần tạo lập các sản phẩm, dịch vụ tốt mà còn cần Marketing các dịch vụ và sản phẩm của mình đến với ngƣời dùng tin. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động Marketing trong ngành TT - TV, nhiều năm trở lại đây TT TT - TV, trƣờng ĐH LĐ - XH đã có nhiều cố gắng và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực K51 Thông tin – Thư viện 6
  8. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương này, góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng hoạt động phục vụ cũng nhƣ thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tin của ngƣời dùng tin. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, hoạt động Marketing tại thƣ viện vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy, trong thời gian thực tập ở đây cùng với những kiến thức đã đƣợc học trên giảng đƣờng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu hoạt động Marketing tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Lao động - Xã hội” làm đề tài khóa luận của mình. 2 Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động Marketing tại TT TT – TV, trƣờng ĐH LĐ – XH trong những năm gần đây. Từ đó, đƣa ra một vài nhận xét cũng nhƣ kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Trung tâm. 3 Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Hiện nay, hƣớng đề tài: “Tìm hiểu hoạt động Marketing tại một cơ quan thông tin - thƣ viện” là tƣơng đối mới và chƣa có nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này tại phòng tƣ liệu Khoa TT-TV, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động Marketing tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội” là phù hợp với tính mới trong nghiên cứu khoa học 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động Marketing tại TT TT – TV, Trƣờng ĐH LĐ – XH. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu các nội dung liên quan tới hoạt động Marketing tại TT TT – TV, trƣờng ĐH LĐ - XH: Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu; Tổ chức đào tạo ngƣời dùng tin; Tổ chức hội nghị bạn đọc… K51 Thông tin – Thư viện 7
  9. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp quan sát; - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; - Phƣơng pháp thống kê các số liệu; - Phƣơng pháp phỏng vấn; - Phƣơng pháp điều tra theo bảng hỏi. 6 Đóng góp về lý luận và thực tiễn - Về lý luận: Đề tài chỉ ra đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tìm hiểu hoạt động Marketing trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao kiến thức bổ ích cũng nhƣ thúc đẩy khai thác có hiệu quả nguồn tài liệu phong phú để phục vụ tốt nhất cho công tác nghiên cứu và phục vụ bạn đọc. - Về thực tiễn: Đề tài nêu đƣợc thực trạng hoạt động Marketing tại TT TT-TV Trƣờng ĐH LĐ - XH. Từ đó, tác giả đề tài đƣa ra những nhận xét, đánh giá cùng với những kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại Trung tâm. 7 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội với hoạt động Marketing. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động Marketing tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội. Chƣơng 3: Một vài nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội. K51 Thông tin – Thư viện 8
  10. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING 1.1 Giới thiệu Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1961, trƣờng ĐH LĐ - XH đƣợc thành lập lấy tiền thân từ trƣờng Trung học Lao động Tiền lƣơng thuộc Bộ Lao động. Năm 1991, trƣờng hợp nhất với trƣờng Quản lý Cán bộ Thƣơng binh Xã hội lấy tên là Trƣờng Cán bộ Lao động – Xã hội. Tháng 1 - 1997 trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành trƣờng Cao đẳng Lao động Xã hội. Tháng 1 - 2005 trƣờng trở thành trƣờng ĐH LĐ – XH. Song song với sự thành lập của trƣờng, TT TT - TV cũng đƣợc hình thành và phát triển, cùng trực thuộc Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, chịu sự quản lý của Nhà nƣớc và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi mới thành lập, Thƣ viện chỉ là một bộ phận nhỏ trực thuộc phòng Đào tạo. Bộ phận này phục vụ rất đơn giản và thủ công cho học sinh các khóa tại cơ sở đào tạo cán bộ lao động tiền lƣơng. Thời gian này hoạt động của Thƣ viện gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, kho tài liệu ít chỉ vài nghìn cuốn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Đội ngũ cán bộ Thƣ viện vào thời điểm đó có duy nhất 01 cán bộ, hình thức phục vụ chủ yếu là cho đọc và mƣợn tài liệu về nhà. Tháng 10/1999 tổ Thƣ viện đã tách khỏi phòng Đào tạo với tên gọi riêng là tổ Thƣ viện – Tƣ liệu trực thuộc Ban giám hiệu và số cán bộ đƣợc biên chế là 02 ngƣời gồm 01 tổ trƣởng và 01 nhân viên. K51 Thông tin – Thư viện 9
  11. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương Đến tháng 10 – 2004 số cán bộ đƣợc biên chế đã tăng lên 07 cán bộ, trong đó 04 cán bộ có trình độ nghiệp vụ thƣ viện. Ngày 11/3/2005 Theo Quyết định số 57/QĐ của Hiệu trƣởng Trƣờng ĐH LĐ - XH, quyết định thành lập Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội trên cơ sở Thƣ viện Trƣờng Cao đẳng Lao động - Xã hội. Sự kiện này đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của Trung tâm. Vào thời gian này, Trung tâm đã có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu để phục vụ bạn đọc. Trong thời gian tới, đƣợc sự phê duyệt của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Nhà trƣờng sẽ triển khai xây dựng và lắp đặt thƣ viện điện tử với kinh phí 6,9 tỷ đồng cùng với hệ thống phần mềm, thiết bị hiện đại, góp phần đắc lực cho công tác giáo dục - đào tạo toàn diện của nhà trƣờng. Hiện nay, quy mô đào tạo của trƣờng đã đƣợc mở rộng hơn và trƣờng đã có 2 cơ sở đào tạo mới ở Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 1.1.2.1 Chức năng - Thƣ viện thực hiện chức năng giáo dục, tham gia vào việc phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của thầy và trò trong trƣờng. - Thƣ viện là trung tâm thông tin văn hóa, khoa học kỹ thuật có chức năng tổ chức, xây dựng, thu thập, xử lý, bảo quản và cung cấp thông tin, các tài liệu khoa học, chuyên ngành xã hội, chuyên ngành tự nhiên cho cán bộ và học sinh, sinh viên tại trƣờng. - Thƣ viện là Trung tâm văn hóa giải trí cung cấp kiến thức xã hội và nâng tầm hiểu biết của ngƣời dùng tin. 1.1.2.2 Nhiệm vụ Trên cơ sở những chức năng trên thì TT TT - TV trƣờng ĐH LĐ - XH có những nhiệm vụ sau: K51 Thông tin – Thư viện 10
  12. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương - Tham mƣu giúp Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch phát triển vốn tài liệu văn hóa, khoa học, kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu của trƣờng. - Phát triển vốn tài liệu phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, đối tƣợng phục vụ của thƣ viện. Thực hiện công tác bổ sung các nguồn tài liệu kịp thời theo yêu cầu của độc giả, đồng thời tiến hành thanh lý các tài liệu không có giá trị sử dụng, lỗi thời, tài liệu hƣ hỏng, rách nát không thể khôi phục lại đƣợc, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học. - Tổ chức phục vụ cho cán bộ giảng viên, HS - SV của trƣờng khai thác và sử dụng thuận lợi có hiệu quả các tƣ liệu do Trung tâm quản lý nhƣ: Phân loại tài liệu, xây dựng hệ thống mục lục, định từ khóa, định chủ đề… - Tổ chức kho lƣu trữ và phục vụ bạn đọc tham khảo kết quả các công trình nghiên cứu nhƣ: luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (cấp khoa, cấp trƣờng, cấp Bộ) và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. - Xây dựng quy chế làm việc của thƣ viện, nội quy phòng mƣợn, phòng đọc; làm thẻ thƣ viện cho cán bộ, giảng viên và HS - SV của trƣờng. - Xây dựng mối quan hệ hợp tác với thƣ viện các trƣờng đại học để trao đổi tài liệu và chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi quy định của nhà trƣờng và Nhà nƣớc. - Quản lý, nâng cấp và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị của Trung tâm. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Trung tâm có các phòng ban sau: * Các phòng thuộc bộ phận nghiệp vụ - Phòng xử lý nghiệp vụ và thông tin - Phòng cấp thẻ và photo tài liệu * Các phòng thuộc bộ phận phục vụ K51 Thông tin – Thư viện 11
  13. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương - Phòng đọc lớn - Phòng mƣợn sách - Phòng bán sách và thuê sách Hiện tại, phòng tra cứu tài liệu nằm trong phòng mƣợn sách. Trong thời gian tới phòng tra cứu sẽ đƣợc tách riêng để đáp ứng nhu cầu tra tìm tài liệu ngày càng cao của độc giả. Phòng đọc báo tạp chí thuộc phòng đọc lớn để tiện cho bạn đọc sử dụng thƣ viện. BAN LÃNH ĐẠO Tổ xử lý nghiệp vụ Tổ phục vụ bạn đọc Phòng Phòng xử lý cấp thẻ Phòng Phòng Phòng nghiệp và đọc lớn mƣợn bán vụ và photo sách sách và thông tài liệu thuê tin sách Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm 1.1.3.2 Đội ngũ cán bộ Số lƣợng đội ngũ cán bộ của Thƣ viện gồm 14 ngƣời, trong đó: - Giám đốc (01): Là ngƣời phụ trách chung, chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về toàn bộ công tác thông tin – thƣ viện, trực tiếp lãnh đạo một số công việc cụ thể. Xây dựng chủ trƣơng, kế hoạch, công tác, tổ chức thực hiện, phân công kiểm tra, đánh giá cán bộ. K51 Thông tin – Thư viện 12
  14. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương - Phó giám đốc (01): Là ngƣời thay mặt giám đốc khi đƣợc ủy quyền, đƣợc phân công đảm nhiệm một số công tác trong Trung tâm. Ngoài ra Phó giám đốc còn là ngƣời xây dựng, thực hiện kế hoạch công tác đã đƣợc Giám đốc duyệt và thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao; quản lý lao động trong tổ; là thành viên ban thi đua của Trung tâm - Tổ xử lý nghiệp vụ (02): Tiến hành các công tác xử lý kỹ thuật nghiệp vụ thƣ viện nhƣ: tiếp nhận đầy đủ nguồn tài liệu nhập vào thƣ viện gồm có sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo bổ sung từ nguồn mua; các công trình nghiên cứu khoa học. Đồng thời, ứng dụng phần mềm Ilib để tự động hóa tất cả các công đoạn của quá trình xử lý thông tin. Xuất bản ấn phẩm thông tin thƣ mục, quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu, tiếp nhận và photo tài liệu theo nhu cầu của ngƣời dùng tin, làm thẻ và cấp lại thẻ thƣ viện cho sinh viên, tìm kiếm và trao đổi thông tin với các cơ sở thông tin – thƣ viện bên ngoài phạm vi cho phép - Tổ phục vụ bạn đọc (07): Họ làm việc tại các phòng: phòng đọc lớn; phòng mƣợn; phòng bán và phòng cho thuê sách. Cán bộ tại các phòng này có nhiệm vụ tổ chức các dịch vụ thông tin – thƣ viện nhƣ phục vụ đọc tại chỗ, mƣợn về nhà, tra cứu thông tin và bán hoặc cho thuê các loại giáo trình, bài giảng do trƣờng biên soạn. Đồng thời cán bộ thƣ viện phải tiếp nhận, bảo quản trang thiết bị tài sản, nắm bắt nhu cầu tin của các đối tƣợng ngƣời dùng tin để đề xuất với lãnh đạo Trung tâm Trình độ đội ngũ cán bộ của Trung tâm: - 05 cán bộ có trình độ Thạc sỹ - 06 cán bộ có trình độ Cử nhân - 03 cán bộ có trình độ Cao đẳng 1.1.4 Cơ sở vật chất Trong những năm gần đây Nhà trƣờng đã có sự quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm. Tổng diện tích của Trung tâm hiện có gần 1000m2 đƣợc bố trí tại tầng 6 (nhà E) gồm: K51 Thông tin – Thư viện 13
  15. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương - 01 Phòng đọc lớn: diện tích 400m2 với trên 400 chỗ ngồi. Đây đƣợc coi là phòng đọc tổng hợp, vì nó bao gồm cả đọc giáo trình, tài liệu tham khảo và báo - tạp chí. - 01 Phòng mƣợn: diện tích 150m2, đƣợc trang bị hệ thống giá mới bằng sắt với sức chứa trên 100.000 bản sách. - 01 Phòng kho: diện tích 80m2, đây là kho chứa toàn bộ giáo trình - bài giảng do trƣờng in ấn. - 01 Phòng xử lý nghiệp vụ: diện tích 60m2. - 01 Phòng tra cứu: diện tích 20m2 đƣợc trang bị 02 máy tính phục vụ hiệu quả tìm kiếm tài liệu. Ngoài ra Trung tâm còn có phòng bán tài liệu nằm tách biệt với Trung tâm, vị trí rất thuận tiện cho việc trƣng bày, giới thiệu và bán tài liệu với diện tích 70m2. Các phòng phục vụ và phòng đọc đƣợc trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ, quạt trần, bàn ghế, ánh sáng, giá kệ khá hiện đại và khang trang. Hệ thống mạng nội bộ (LAN), đƣợc xây dựng năm 2005 với tổng số máy tính hiện có là 06 máy. Trong đó 04 máy phục vụ cho quá trình xử lý thông tin và 02 máy phục vụ cho tra cứu. Năm 2006, Trung tâm đã đƣợc nối mạng Internet cùng với nhà trƣờng. Ngoài ra, Trung tâm đƣợc trang bị thêm một số thiết bị khác nhƣ: 01 máy in laser, 01 máy photocopy với màn hình cảm ứng khá hiện đại. Tháng 4/2004 nhà trƣờng trang bị cho Trung tâm phần mềm “Hệ thống quản trị thƣ viện tích hợp – Smilib V4” do công ty CMC cung cấp. Nhờ hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lƣợng phục vụ tại Trung tâm. 1.1.5 Nguồn lực thông tin Hiện nay, TT TT - TV có một kho sách tƣơng đối lớn (trên 150.000 bản) với đầy đủ các môn loại tri thức phục vụ các nội dung và chƣơng trình K51 Thông tin – Thư viện 14
  16. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương đào tạo của trƣờng. Tài liệu bổ sung vào thƣ viện bao gồm: sách, giáo trình, bài giảng, các tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứu liên quan đến các ngành đào tạo của nhà trƣờng nhƣ: Công tác xã hội, Quản lý lao động, Kế toán, Bảo hiểm chiếm 90%, giáo trình, bài giảng do trƣờng biên soạn là 120.000 cuốn, các sách tham khảo nhƣ văn học, lịch sử, văn hoá, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, thể dục thể thao, tin học, ngoại ngữ, các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin… đã đƣợc đầu tƣ đúng mức nhằm phục vụ kịp thời cho quá trình học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, giảng viên trong nhà trƣờng. Hiện tại, trong kho của Thƣ viện trƣờng có thể phân chia nguồn lực thông tin nhƣ sau: 1.1.5.1 Sách (giáo trình, bài giảng, sách tham khảo) Sách là phƣơng tiện học tập và giảng dạy không thể thiếu của cán bộ, giảng viên, HS – SV. Hiện tại, trong kho của thƣ viện trƣờng có thể phân chia nguồn tài liệu sách, theo lĩnh vực đào tạo nhƣ sau: SỐ LƢỢNG TỶ LỆ TT TÊN TÀI LIỆU (BẢN) (%) 1 Kinh tế - kế toán 37.132 25,2 2 Quản trị nhân lực 39.646 26,9 3 Công tác quần chúng 33.126 22,4 4 Bảo hiểm xã hội 9.068 6,1 5 Mác Lênin - Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 16.264 11 6 Chính trị xã hội và các lĩnh vực khác 12.349 8,4 TỔNG 147.585 100 Bảng 1: Thành phần vốn tài liệu là sách theo lĩnh vực K51 Thông tin – Thư viện 15
  17. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương Hình 2: Biều đồ thể hiện vốn tài liệu là sách theo lĩnh vực SỐ LƢỢNG TỶ LỆ NGÔN NGỮ (Bản) (%) Tiếng Việt 148.672 99,5 Tiếng Anh 705 0,5 TỔNG 149.377 100 Bảng 2: Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữ Hình 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữ K51 Thông tin – Thư viện 16
  18. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương Bên cạnh mảng sách giáo trình làm chủ đạo thì tài liệu tham khảo của thƣ viện là hết sức cần thiết, giúp cho HS - SV tự bổ sung kiến thức, mở rộng những vấn đề cơ bản trong bài giảng và những vấn đề giáo viên trong trƣờng nghiên cứu khoa học. 1.1.5.2 Báo - tạp chí Báo - tạp chí cũng là một mảng quan trọng nhằm giúp bạn đọc cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức, tra cứu làm đề tài, báo cáo hay tiểu luận. Từ năm 2002 đến nay, do thƣ viện đƣợc chủ động trong việc đặt bổ sung, nên số lƣợng báo, tạp chí đã tăng lên nhiều lần, chủng loại phong phú bám sát những đề tài nội dung chuyên ngành đào tạo của trƣờng, với gần 150 loại báo - tạp chí nhƣ: báo Thanh niên, Tiền phong, Lao động việc làm… tạp chí nhƣ: tin học, chứng khoán, tài chính... Điều này đã đáp ứng một phần nhu cầu tra cứu, tìm kiếm thông tin, cũng nhƣ giải trí của đông đảo cán bộ giáo viên, HS - SV. 1.1.5.3 Luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học Đối với các liệu tài liệu này thì từ trƣớc năm 2001 hầu nhƣ chƣa đƣợc chuyển về thƣ viện để bảo quản và phục vụ độc giả. Bắt đầu từ năm 2002, thƣ viện mới tiếp nhận các đề tài, báo cáo khoa học và luận văn tốt nghiệp… từ phòng Khoa học đối ngoại (nay là phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế), Trung tâm đã xử lý, lƣu trữ để phục vụ độc giả trong trƣờng. K51 Thông tin – Thư viện 17
  19. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương SỐ LƢỢNG TỶ LỆ TT TÀI LIỆU XÁM (Bản) (%) 1 Luận văn, luận án 200 11,2 2 Báo cáo khoa học 357 19,9 3 Đề tài khoa học 450 25,1 4 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 670 37,4 5 Báo cáo chuyên đề 115 6,4 TỔNG 1.792 100 Bảng 3: Bảng thống kê cơ cấu tài liệu Luận văn, Luận án; Đề tài nghiên cứu khoa học Hình 4: Biểu đồ thống kê cơ cấu tài liệu Luận văn, Luận án; Đề tài nghiên cứu khoa học 1.1.5.4 Tài liệu điện tử Trong những năm qua Trung tâm đã chú trọng xây dựng và phát triển nguồn tài liệu điện tử, làm cơ sở để tiến tới xây dựng thƣ viện điện tử. Tài liệu điện tử của Trung tâm bao gồm: CSDL về sách (giáo trình, sách tham khảo); báo - tạp chí; luận văn, K51 Thông tin – Thư viện 18
  20. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phương luận án, báo cáo khoa học TỶ LỆ CSDL BIỂU GHI (%) Giáo trình 5.388 72,7 Tài liệu tham khảo 853 11,5 Báo - Tạp chí 331 4,5 Luận văn, luận án, báo 841 11,3 cáo khoa học… TỔNG 7.413 100 Bảng 4: Bảng thống kê thể hiện cơ cấu CSDL của Trung tâm Hình 5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu CSDL của Trung tâm 1.2 Hoạt động Marketing trong lĩnh vực thông tin - thƣ viện 1.2.1 Khái niệm Marketing Marketing ra đời trong nền sản xuất hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa nhằm giải quyết mâu thuẫu giữa cung và cầu, xuất phát từ Mỹ và sau đó đƣợc truyền bá dần sang các nƣớc khác. Marketing đầu tiên đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Trong những năm gần đây, Marketing đã xâm nhập vào các ngành dịch vụ và phi lợi nhuận. Từ chỗ chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh doanh, sau đó Marketing đƣợc ứng dụng ở hầu K51 Thông tin – Thư viện 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1