Khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng Phật giáo của Tuệ Trung Thượng Sĩ
lượt xem 10
download
Đề tài nghiên cứu về Tuệ Trung đặt trong bối cảnh thời đại Lý – Trần hưng thịnh Phật giáo, cơ bản trình bày những chi tiết về hành trạng và trước tác Tuệ Trung đồng thời tiếp tục khai thác giá trị tư tưởng Phật giáo của ông thể hiện trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng Phật giáo của Tuệ Trung Thượng Sĩ
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ------------ TRẦN THỊ VÂN ANH TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ------------ TRẦN THỊ VÂN ANH TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI – 2018
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới TS. Nguyễn Thị Việt Hằng – ngƣời đã nhiệt tâm hƣớng dẫn, động viên để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và trƣởng thành hơn trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy và trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu. Cảm ơn bạn bè, ngƣời thân luôn tin tƣởng, tạo điều kiện để tôi chuyên tâm nghiên cứu. Xin tri ân mọi nhân duyên hiện hữu. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Vân Anh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tƣ tƣởng Phật giáo của Tuệ Trung Thƣợng Sĩ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và không trùng với bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình ! Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Vân Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................... 1 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 5 4. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 5 5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5 7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................................ 5 8. Bố cục của khóa luận ................................................................................................. 6 NỘI DUNG .................................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................................ 7 1.1. Vài nét về Phật giáo thời Lý – Trần ...................................................................... 7 1.2. Tuệ Trung Thƣợng Sĩ – hành trạng và trƣớc tác ................................................. 9 1.2.1. Hành trạng Tuệ Trung ........................................................................................ 9 1.2.2. Trước tác ............................................................................................................ 11 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ ................................................................................................................ 13 2.1. Tƣ tƣởng về bản thể .............................................................................................. 13 2.2. Tƣ tƣởng “hòa quang đồng trần” ............................................................. 17 2.3. Tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” ................................................................ 22 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ ....................................................................................... 31 3.1. Thể loại .................................................................................................................. 31 3.1.1. Giới thuyết chung về thể loại văn học ............................................................. 31 3.1.2. Các thể loại trong trước tác Tuệ Trung Thượng Sĩ........................................ 32
- 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................................ 36 3.2.1. Ngôn từ Phật học ............................................................................................... 36 3.2.2. Điển cố ................................................................................................................ 38 3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ........................................................................ 42 3.3.1. Không gian nghệ thuật ...................................................................................... 42 3.3.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................... 44 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO THƢ MỤC TÁC PHẨM CỦA TUỆ TRUNG
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề tôn giáo trong Văn học trung đại thời Lý – Trần đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đây là thời kì hƣng thịnh của Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng. Văn học giai đoạn này đƣợc coi nhƣ “những viên ngọc quý lấp lánh ánh sáng nhưng đã bị che phủ bởi một lớp bụi thời gian mà hiện nay giới nghiên cứu văn học đang tìm tòi lượm lặt” [10, 11]. Song với từng tác giả vẫn còn nhiều khoảng trống riêng hấp dẫn ngƣời nghiên cứu. Niềm tự hào của dân tộc khi nhắc đến Phật giáo Việt Nam đó là sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó không thể không nhắc đến Tuệ Trung Thƣợng Sĩ – thầy dạy của sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm, ông không những là một bậc cƣ sĩ đạt đạo ngay trong đời sống gia đình mà còn là một nhà thiền học thông tuệ. Trƣớc tác của ông để lại cho hậu thế vừa kết tinh những tƣ tƣởng uyên áo vừa mang đậm giá trị văn chƣơng. Tuy nhiên Thƣợng Sĩ vẫn còn là một tác giả khá mới mẻ và xa lạ so với sách giáo khoa. Với tinh thần học hỏi, chúng tôi mong muốn tìm hiểu tƣ tƣởng cũng nhƣ các trƣớc tác Tuệ Trung nhằm bổ sung vốn kiến thức về một mảng văn học đạt thành tựu rực rỡ, giúp bản thân có cơ hội đƣợc hiểu thêm thơ văn thời Lý – Trần đồng thời phục vụ cho nghề nghiệp trong tƣơng lai. Do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Tư tưởng Phật giáo của Tuệ Trung Thượng Sĩ". 2. Lịch sử nghiên cứu Tuệ Trung Thƣợng Sĩ là một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Phật giáo thời Lý – Trần. Ông là một thiền gia đắc đạo với tƣ tƣởng uyên bác, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, tự do và là một vị tƣớng có nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông của dân 1
- tộc. Dù là ở phƣơng diện tƣ tƣởng, chính trị hay văn học, Tuệ Trung Thƣợng Sĩ cũng có nhiều đóng góp đáng kể. Do đó, có khá nhiều công trình nghiên cứu về ông. Năm 1985, khi bàn về đặc điểm Phật giáo đời Trần, cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Tài Thƣ đã đề cập đến tƣ tƣởng Tuệ Trung Thƣợng Sĩ và khẳng định: “Tuệ Trung không xuất gia, ông là một cư sĩ, nhưng có trình độ thiền học cao” [6, 248]. Mật Thể viết cuốn “Việt Nam Phật giáo sử lược” đƣợc NXB Tôn giáo ấn hành năm 2004 đã khái quát nguồn gốc Phật giáo từ khi ra đời cho đến khi du nhập vào Việt Nam và trải qua các triều đại từ hậu Lý Nam Đế đến triều Nguyễn thời kì cận đại. Trong đó tác giả dành riêng chƣơng V bàn về Phật giáo đời nhà Trần, khi đề cập đến vua Trần Nhân Tông, ông có dành vài trang viết về Tuệ Trung với tƣ cách là thầy dạy của sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. “Vua Nhân Tôn nhớ ơn ngài dạy dỗ, liền sai thợ vẽ chân dung để thờ và lấy đạo của ngài truyền cho mà tuyên dương, lập nên phái Trúc Lâm” [17, 161]. Trong cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập III”, Lê Mạnh Thát dành chƣơng cuối nghiên cứu về Tuệ Trung và vua Trần Thánh Tông, trong đó đề cập đến các căn cứ khẳng định tên thật của Tuệ Trung đồng thời khẳng định tƣ tƣởng “hỗn tục hòa quang” của ông là “một đóng góp to lớn mà Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung đã cống hiến không chỉ cho Phật giáo Việt Nam, mà còn cho Phật giáo thế giới. Lối sống Thiền của Tuệ Trung về sau thông qua vua Trần Nhân Tông đã trở thành một lối sống chuẩn mực của Phật giáo Việt Nam kéo dài trong mấy thế kỷ và còn ảnh hưởng cho tới ngày hôm nay” [16, 565]. Qua công trình “Việt Nam Phật giáo sử luận tập I” do Nguyễn Lang chủ biên, tác giả giới thiệu về Tuệ Trung Thƣợng Sĩ trong chƣơng XI với các phần: - Diện mục Tuệ Trung 2
- - Hòa quang đồng trần - Đập vỡ thái độ bám víu vào khái niệm - Đập phá quan niệm lưỡng nguyên - Phá vỡ những vấn đề giả tạo - Diệu khúc bản lai tu cử xướng Qua sáu phần lớn này, Nguyễn Lang khẳng định hành trạng đặc biệt của Tuệ Trung: “Tùy tục hay không tùy tục, trộn lẫn với đời hay không trộn lẫn với đời, hành tung của Tuệ Trung chỉ có thể là hành tung của Tuệ Trung, chẳng ai có thể bắt chước mà trở nên một Tuệ Trung được” [9, 332]. Hai cuốn “Văn học trung đại Việt Nam” (1985, Lê Trí Viễn) và “Văn học Trung đại Việt Nam thế kỷ X – cuối thế kỷ XIX” (2008, Đoàn Thị Thu Vân) đều lấy một số câu, bài thơ của Tuệ Trung làm dẫn chứng minh họa khi viết về đặc điểm nội dung, nghệ thuật thơ Thiền trong văn học thời đại Lý Trần. Hai công trình nghiên cứu của Nguyễn Công Lý là “Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý – Trần” (1997) và “Văn học Phật giáo thời Lý Trần – diện mạo và đặc điểm” (2002) đã bàn về đặc điểm và bản sắc dân tộc trong văn học thời Lý – Trần, trong đó trích nhiều dẫn chứng văn học là các sáng tác của Tuệ Trung để củng cố và làm sáng tỏ các luận điểm. Một số bài viết của Đoàn Thị Thu Vân đăng trên Tạp chí Văn học có bàn về văn học thời Lý – Trần nhƣ: “Một vài nhận xét về thơ Thiền Lý Trần” (TCVH, 1992, số 13, tr.35); “Quan niệm về con người trong thơ Thiền Lý Trần” (TCVH, 1993, số 11, tr.12); “Khoảnh khắc Quên trong thơ Thiền” (TCVH, 1998, số 8, tr.90);… Đặc biệt trong chuyên luận “Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV” (1996), tác giả Đoàn Thị Thu Vân đã khảo sát đặc điểm nghệ thuật thơ Thiền Lý – Trần trên các mặt: thể loại, kết cấu, ngôn ngữ, hình tƣợng, giọng điệu,… 3
- trong đó nhiều trƣớc tác của Tuệ Trung đƣợc phân tích để làm sáng tỏ luận điểm. Một số công trình nghiên cứu chính về Tuệ Trung có thể kể đến nhƣ: “Trần Tung – một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền thời Lý – Trần” (TCVH, 1977, số 8, tr.116), Nguyễn Huệ Chi không những chỉ ra sự nhầm lẫn của Bùi Huy Bích (tác giả “Hoàng Việt thi tuyển”) về thân thế của Tuệ Trung mà còn đề cập đến sự “lạ” trong sáng tác của ông. Năm 1998, cuốn sách “Tuệ Trung nhân sĩ – Thượng sĩ – Thi sĩ” do Nguyễn Duy Hinh chủ biên đã khẳng định: “Tuệ Trung là một nhân sĩ quý tộc, một Thượng sĩ hạng trí giả, một nhà thơ Thiền mà chất Lão Trang đậm đà trong hình tượng thi ca (…). Thơ Thiền của Tuệ Trung thoát tục mà không xuất thế, cuồng mà không say” [5, 254]. Ngoài ra, một số bài viết in trên các website cũng nghiên cứu về trƣớc tác Tuệ Trung nhƣ: “Tuệ Trung Thượng Sĩ” của Tỳ kheo Thích Chơn Thiện (http://www thuvienhoasen.org), “Con trâu đất – một biểu tượng độc đáo của Tuệ Trung” của Thích Đức Thắng (http://www thuonghylenien.com), “Những dòng thơ đời của Tuệ Trung Thượng Sĩ” của Huệ Thiên (http://www quangduc.com),… Nhìn chung các bài tham luận, công trình lấy Tuệ Trung làm đối tƣợng chính để nghiên cứu thì chủ yếu tìm hiểu Tuệ Trung từ góc độ của một nhà tƣ tƣởng hoặc một nhà thơ. Trong khi đó, tƣ tƣởng Thiền và chất thơ trong con ngƣời Tuệ Trung hài hòa nhƣ sữa với nƣớc. Chƣa có công trình nào tập trung khai thác tƣ tƣởng Tuệ Trung với tƣ cách vừa là một nhà thiền học, vừa là một thi sĩ. Tuy nhiên tất cả các công trình trên đều là cơ sở quý báu, cung cấp tƣ liệu cần thiết để chúng tôi bƣớc đầu nghiên cứu tƣ tƣởng Phật giáo của Tuệ Trung qua các trƣớc tác một cách có hệ thống và chuyên sâu. 4
- 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về Tuệ Trung đặt trong bối cảnh thời đại Lý – Trần hƣng thịnh Phật giáo, cơ bản trình bày những chi tiết về hành trạng và trƣớc tác Tuệ Trung đồng thời tiếp tục khai thác giá trị tƣ tƣởng Phật giáo của ông thể hiện trên hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các trƣớc tác của Tuệ Trung, gồm 49 bài thơ đƣợc lấy trong cuốn “Thơ văn Lý Trần”, tập II, do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, 1988, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu trong phạm vi tƣ tƣởng Phật giáo của Tuệ Trung Thƣợng Sĩ thể hiện qua nội dung và hình thức nghệ thuật. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp và thao tác: - Phƣơng pháp phân tích. - Phƣơng pháp so sánh – lịch sử. - Thao tác thống kê. 7. Đóng góp của khóa luận Đóng góp cho nghiên cứu một đề tài bao quát về Tuệ Trung Thƣợng Sĩ, cung cấp thêm tƣ liệu nghiên cứu văn học cho các đề tài khác. Đồng thời tìm hiểu tƣ tƣởng Phật giáo của Tuệ Trung mở ra cơ hội tìm về nét đẹp văn hóa dân tộc, khẳng định tinh thần nhập thế của Phật pháp chứ không phải bi quan yếm thế mà không ít ngƣời từng ngộ nhận, phần nào ứng dụng Phật pháp vào đời sống hàng ngày để có thể tiếp cận chân giá trị cuộc sống. 5
- 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nội dung tƣ tƣởng Phật giáo của Tuệ Trung Thƣợng Sĩ Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tƣ tƣởng Phật giáo của Tuệ Trung Thƣợng Sĩ 6
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về Phật giáo thời Lý – Trần Phật Giáo xuất hiện trên thế giới có chiều dài lịch sử nhiều ngàn năm, khởi thủy từ Ấn Độ, sau đó truyền sang nhiều nƣớc khác. Khoảng cuối thế kỷ I sau Công nguyên, Phật giáo truyền từ Ấn Độ vào nƣớc ta bằng đƣờng biển. Qua sự tiếp xúc với những sinh hoạt tín ngƣỡng đơn sơ của các thủy thủ, thƣơng gia Ấn Độ nhƣ thờ Phật, đốt trầm, đọc kinh,… lại có sự viếng thăm, truyền đạo của các tăng sĩ Ấn Độ đi theo thƣơng thuyền, trung tâm Phật giáo Luy Lâu tại Giao Chỉ (nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) đƣợc thiết lập, trở thành trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Từ thế kỷ X – XIV, Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ, đạt đến cực thịnh ở hai thời Lý – Trần. Phật giáo đƣợc coi là quốc giáo, ảnh hƣởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Về chính trị, đây là thời kì Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Nhiều nhà sƣ, cƣ sĩ tham gia triều chính, không ngại dấn thân vào cuộc đời hoằng hóa nhƣ: Vạn Hạnh, Pháp Thuận, Khuông Việt, Tuệ Trung,… Nếu nhƣ các thiền sƣ đời Lý giúp vua trong công tác giáo dục, ngoại giao, xin ý kiến, công việc triều đình thì đến đời Trần, tình trạng đã có sự thay đổi. Các vị vua đời Trần đã là những ngƣời am hiểu Đạo Phật và có nền tảng Phật học vững chắc. “Họ ủng hộ Phật giáo một phần vì họ là Phật tử, một phần có lẽ cũng vì muốn liên kết nhân tâm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước” [9, 481]. Tinh thần yêu thƣơng và hiểu biết là cốt lõi của Đạo Phật đã ảnh hƣởng đến cách vận hành chính trị theo lối từ bi, khoan dung của triều đình, tạo nên một đời sống thuần từ, đẹp đẽ trong nhân dân. Có thể kể đến Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) – một ông vua nhân từ và yêu mến đạo Phật. Trong “Việt Nam sử lược”, Trần 7
- Trọng Kim có kể lại lời vua Thánh Tông: “Lòng Trẫm yêu dân như yêu con Trẫm vậy; Trẫm vì trăm họ ngu dại làm càn phải tội, Trẫm lấy làm thương lắm; vậy từ rày về sau, tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi” [8]. Tuy nhiên cách “trị quốc” của các vị vua đời Lý – Trần không vì thế mà rơi vào thái độ nhu nhƣợc hay tiêu cực. Khi vận mệnh tổ quốc bị đe dọa, họ sẵn sàng mặc áo giáp xông pha trận mạc. Hội Nghị Diên Hồng do Trần Nhân Tông triệu tập đã nói lên đƣợc sự đồng tâm nhất trí của vua dân thời bấy giờ. Một lời đồng thanh “Đánh” không chỉ là tiếng nói của ý thức tự chủ mà còn thể hiện tinh thần tự cƣờng tự lực của cả dân tộc trong thời đại Phật giáo thống nhất đời Trần. Về văn hóa, dấu ấn Phật giáo đã in hằn rõ nét qua nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc. Nhiều chùa tháp có quy mô lớn, kết cấu độc đáo đƣợc xây dựng: Chùa Chân Giáo (1024), chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột, 1049), chùa Lãm Sơn (1086),… Đặc biệt, thời kì này nổi tiếng với bốn công trình đƣợc gọi là “An Nam tứ đại khí”, bao gồm: Tháp Báo Thiên chùa Sùng Khánh, tƣợng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền và đỉnh (vạc) chùa Phổ Minh. Những công trình mỹ thuật của Phật giáo không chỉ có giá trị quan trọng trong thời đại đó mà còn để lại dấu ấn văn hóa cho đến ngày nay. Nền chính trị từ bi và khoan dung thời Lý – Trần đã mở cửa cho văn học đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là văn học Phật giáo. “Văn học đời Trần rực rỡ và phản chiếu tinh thần từ ái, hòa đồng, thanh thoát của Đạo Phật” [9, 502]. Nhiều tác giả văn học là các thiền sƣ, do đó thi ca thời kì này ảnh hƣởng Thiền sâu đậm, tạo nên phong vị rất riêng, không dễ nhầm lẫn so với thơ ca các giai đoạn khác. Chính sách tiêu diệt văn hóa thâm độc của nhà Minh đã phá hoại nhiều gia tài tinh thần của Triều Trần, điển hình nhƣ “Viên Thông tập” của thiền sƣ Viên Thông, khoảng 1000 bài nhƣng đến nay không còn. 8
- Nhiều bài thơ giữ lại đƣợc cho đến ngày nay là nhờ cuốn “Thiền Uyển Tập Anh”, ghi lại các tông phái Thiền học, hành trạng các vị thiền sƣ nổi tiếng với nhiều bài thơ, kệ có giá trị văn học. Ngoài ra cũng phải kể đến các bộ lục là những tài liệu biên chép hành trạng và trƣớc tác của các vị thiền sƣ, cƣ sĩ tại gia đắc đạo nhƣ: “Thánh Đăng Lục” ghi chép sự nghiệp tu học của năm ông vua đời Trần, “Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục” ghi chép hành trạng và trƣớc tác của cƣ sĩ Tuệ Trung, “Tam Tổ Thực Lục” ghi chép những câu chuyện liên quan đến Tam Tổ phái Trúc Lâm Yên Tử. Tóm lại, thời kì Lý – Trần là thời kì hƣng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Đạo Phật ăn sâu, bám rễ vào tƣ tƣởng, lối sống cho đến các vấn đề chính trị, xã hội của quốc gia. Đặc biệt về lĩnh vực văn học, các trƣớc tác kinh điển của nhiều thiền sƣ là ngọn nguồn vô tận khơi gợi cảm hứng sáng tác, tạo nên diện mạo nền văn học Lý – Trần mang đậm màu sắc Phật giáo. 1.2. Tuệ Trung Thƣợng Sĩ – hành trạng và trƣớc tác 1.2.1. Hành trạng Tuệ Trung Nghiên cứu về hành trạng Tuệ Trung, cần thiết phải nhắc lại sự nhầm lẫn tên của Tuệ Trung với một nhân vật khác trong lịch sử. Cụ thể, bắt đầu từ cuốn sách “Hoàng Việt văn tuyển”, tác giả Bùi Huy Bích (1744 – 1818) đã viết Tuệ Trung có tên là Trần Quốc Tảng, con lớn của Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn. Sự nhầm lẫn về tiểu sử này khiến cho một thời gian dài, cuộc đời và sự nghiệp của Tuệ Trung bị rơi vào quên lãng. Đến năm 1973 tại Sài Gòn, tác giả Nguyễn Lang đã công bố tìm ra tên thật của Tuệ Trung Thƣợng Sĩ trong cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận tập 1”. Trong thời gian này thì ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu Thơ văn Lý – Trần của Viện Văn học cũng đạt kết quả đó. Tuệ Trung Thƣợng Sĩ tên thật là Trần Quốc Tung (1230 – 1291), là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Đại Vƣơng 9
- (Trần Liễu), anh của Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn và là anh cả của Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm – vợ vua Trần Thánh Tông. Từ khi còn nhỏ, con ngƣời Tuệ Trung đã toát lên khí chất cao siêu, phong thái nhàn nhã, lại có lòng yêu mến đạo Phật, tìm sự giác ngộ của mình ngay chính cuộc đời bụi bặm nơi trần thế. Tuệ Trung học đạo thiền sƣ Tiêu Dao tại tinh xá Phƣớc Đƣờng, ngộ đƣợc lý Thiền, Ngài vừa chuyên tâm tu hành ngay trong đời sống gia đình, vừa có trách nhiệm tham gia vào các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lƣợc (1257 – 1258, 1285), Trần Tung đều đƣợc cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ. Lại là ngƣời trí tuệ cao siêu, dũng cảm và có tài ngoại giao khéo léo, trong cuộc chiến chống quân xâm lƣợc Nguyên Mông lần 3 (1287 – 1288), Trần Tung làm sứ giả vào trong sào huyệt địch để thƣơng thuyết, giả hàng, thực hiện kế hoãn binh cho vua tôi nhà Trần và nhân dân thành Thăng Long bảo toàn tính mạng. Con ngƣời Tuệ Trung bản lĩnh, khí lƣợng thâm trầm đƣợc thiền sƣ Pháp Loa (1284 – 1330) ca ngợi: “Á! Thần cƣơng đả tựu Sinh thiết chú thành Xích thiên thốn địa Nguyệt bạch phong thanh Đốt!” Con ngƣời Tuệ Trung đƣợc ví nhƣ “gang ròng, sắt sống”, dẫu lấy “thƣớc trời tấc đất” cũng không đo lƣờng hết. Vua Trần Thánh Tông khâm phục đạo học của Tuệ Trung, tôn làm đạo huynh, tặng hiệu cho ông là “Thƣợng Sĩ” – tiếng gọi khác của từ Bồ tát – là bậc hành giả viên mãn, sống lợi mình, lợi ngƣời đồng thời ký thác vua Trần Nhân Tông cho Ngài dạy bảo. 10
- Sau ngày kháng chiến thắng lợi, Trần Tung đƣợc phong Tiết Độ Sứ, trấn giữ Thái Bình. Sau đó không lâu, Thƣợng Sĩ lui về ấp Tịnh Bang và đổi tên lại là Vạn Niên (nay là làng Yên Quảng, huyện Vĩnh Lại), tự hiệu là Tuệ Trung, tham cứu Phật học và hành sâu giải thoát. Sống giữa cuộc đời tự do phóng khoáng, không câu nệ chấp trƣớc, Tuệ Trung Thƣợng Sĩ sống trọn vẹn tinh thần tự giác và giác tha trong thời kì hƣng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Tuệ Trung Thƣợng Sĩ là tấm gƣơng sáng không chỉ đối với Phật giáo thời Trần mà còn có ảnh hƣởng không nhỏ đối với không khí học thuật của Phật giáo Việt Nam nói chung. Quả thật xứng đáng nhƣ lời Nguyễn Lang: “Hành tung của Tuệ Trung chỉ có thể là hành tung Tuệ Trung, chẳng ai có thể bắt chước mà trở nên một Tuệ Trung được” [9, 332]. 1.2.2. Trước tác So với các tác giả cùng thời, số lƣợng trƣớc tác của Tuệ Trung để lại tƣơng đối nhiều, tuy nhiên không đƣợc chú thích mốc thời gian cụ thể nên do đó không chia thành các giai đoạn nhƣ vẫn thực hiện đƣợc với nhiều tác giả. Trƣớc tác Tuệ Trung tập hợp trong cuốn “Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục” (gọi tắt là “Thượng Sĩ Ngữ Lục”), do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ghi chép, Thiền sƣ Pháp Loa khắc bản in. “Thượng Sĩ Ngữ Lục” nằm trong bộ “Trần Triều dật tồn Phật điển lục” – là bộ Phật điển còn sót lại của đời nhà Trần. Các trƣớc tác của ông có giá trị lớn không chỉ đối với kho tàng văn hóa Phật giáo nói riêng mà còn đóng góp không nhỏ cho văn hóa dân tộc nói chung. “Thượng Sĩ Ngữ Lục” gồm ba phần: Phần thứ nhất là “Ngữ lục” gồm Đối cơ và Tụng cổ. “Đối cơ” là tập hợp những mẩu đối thoại giữa Tuệ Trung Thƣợng Sĩ với các thiền sinh tham vấn học hỏi các chủ đề liên quan đến Phật giáo. Qua các cuộc vấn đáp và giảng giải đó nhằm khai ngộ cho ngƣời học đạo. “Tụng cổ là những lời Phật 11
- dạy trong kinh, hay những lời khai thị của các vị cổ đức trong nhà Thiền, rất khó hiểu khó hội. Thượng Sĩ đem ra tụng giải để cho người hiểu, nên gọi là Tụng cổ” [19, 211]. Trong cả hai phần “Đối cơ” và “Tụng cổ” có không ít câu, đoạn mang giá trị thi ca. Phần thứ hai là “Thi ca” gồm 49 bài thơ đƣợc sáng tác dƣới nhiều đề tài và nhiều thể loại, trong đó có một bài “Tịnh Bang cảnh vật” trùng với bài “Đề dã thự” của Trần Quang Khải và bài “Tứ sơn khả hại” trùng với thơ Trần Thái Tông. Phần thứ ba gồm một bài “Thƣợng Sĩ hành trạng” của Trần Nhân Tông, tám bài “tán” của tám nhà thiền học phái Trúc Lâm và một bài “bạt” của Đỗ Khắc Chung. Nhƣ vậy, sáng tác của Tuệ Trung có thể tóm tắt trong ba phần chính: Đối cơ, Tụng cổ và Thi ca. Mỗi phần đều ngập tràn cảm hứng chứng ngộ tâm linh, không chỉ soi sáng tƣ tƣởng thiền học của Tuệ Trung mà quan trọng hơn cả là toát lên cốt cách đặc thù, đậm chất nghệ sĩ của một thi nhân. “Thượng Sĩ Ngữ Lục” đã trở thành tác phẩm mở đƣờng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mà sau này, thơ văn của các hàng môn đệ phần nào chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng từ Tuệ Trung. 12
- CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ 2.1. Tƣ tƣởng về bản thể Theo quan niệm của đạo Phật, bản thể là cái gốc của mọi sự vật, hiện tƣợng vốn không có tự tính, không có thực thể cố định. Đại từ điển Phật Quang chỉ rõ bản thể tính “không” nghĩa là khi tính của các pháp chƣa sinh thì không có; còn lúc gặp các duyên hòa hợp thì sinh khởi các pháp, nếu không có các duyên thì cũng không có tính. Nếu nhìn ở góc độ hiện tƣợng thì thấy sự vật hay con ngƣời là sự kết hợp của nhiều nhân duyên và trải qua quá trình hình thành, tồn tại, hoại diệt theo thời gian. Còn nếu nhìn ở góc độ bản thể, không có một sự vật hay hiện tƣợng nào có thể tự nó sinh khởi nên do đó không có tự tính, bản thể chân nhƣ tồn tại vĩnh hằng nhƣ thế và nhƣ thế. Phật giáo quan niệm “pháp môn bất nhị” là giáo pháp hiển bày chân lý bình đẳng tuyệt đối, đi vào cửa Phật thì mọi sự vật, hiện tƣợng không có hai. Trong bài “Sắc không”, Ỷ Lan viết: “Sắc thị không, không tức sắc Không thị sắc, sắc tức không Sắc, không câu bất quản Phƣơng đắc khế chân tông”. Mọi sự vật, hiện tƣợng vốn rỗng lặng. Ngƣời tu theo đạo Phật không phân biệt “sắc”, “không” là nắm đƣợc tƣ tƣởng về bản thể mà giác ngộ. Tuệ Trung Thƣợng Sĩ bàn luận về vấn đề này theo đúng tƣ tƣởng Phật giáo. Trong phần Tụng cổ có trích dẫn câu chuyện: Một thiền tăng hỏi: “Con giun bị chém làm hai đoạn, hai phía đều động, vậy Phật tính ở phía nào?”. Sƣ trả lời: “Hai phía đều chẳng động Động ở phía nhà ngƣơi” [1]. 13
- “Động” đƣợc nói đến ở đây là vọng niệm. Bản thể chân tâm của con ngƣời vốn bình lặng, bất biến, vì những vọng niệm nên mới có phân biệt bên động, bên không. Hai đầu của con giun thực chất chỉ nhƣ hai mặt của một bàn tay, khi tâm giác ngộ, tĩnh lặng thì thấy con giun chỉ là con giun. Do đó, sự giác ngộ nằm ngay nơi tâm mình, vọng niệm lặng xuống thì Phật tính tự nhiên hiển bày. Tuệ Trung giác ngộ đƣợc bởi ông nhìn sự vật đúng nhƣ sự vật. Trong bài “Sinh tử nhàn nhi dĩ”, Tuệ Trung cũng khẳng định: “Sinh tử nguyên lai tự tính không Thử huyễn hóa thân diệc đƣơng diệt”. (Sống chết vốn là không có tự tính Cái thân do huyễn ảo hóa thành này rồi cũng phải diệt). Câu thơ khái quát đƣợc quy luật thành, trụ, hoại, không của vạn pháp. Con ngƣời đƣợc sinh ra do các duyên đất, nƣớc, gió, lửa hợp thành, vốn không thật, khi hết duyên thì hoại diệt lại trở về với cát bụi. Bậc giác ngộ thấy sinh tử tự tính vốn không nên coi đó chỉ là chuyện nhàn, không bám chấp. Con ngƣời không giác ngộ đƣợc thể tính chân thật là do vọng niệm, Tuệ Trung đã đả phá cái nhìn phân biệt trong bài “Phàm thánh bất dị”: “Thân tòng vô tƣớng bản lai không Huyễn hóa phân sai thành nhị kiến”. Thân ngƣời và vạn vật xƣa nay vốn không thật, do nhân duyên hợp tạm mà thành nhƣng do cái nhìn bám chấp, phân biệt nên mới thấy có phải, có trái, có thân phàm, thân Thánh. Hay trong bài “Phật Tâm ca”, Tuệ Trung viết: “Dục cầu tâm Hƣu ngoại mịch Bản thể nhƣ nhƣ tự không tịch Niết bàn sinh tử mạn la lung Phiền não bồ đề nhàn đối địch”. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh
102 p | 218 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước của các nhà Triết học phương Tây cận – hiện đại và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay
71 p | 55 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử (281 TCN-233 TCN) và vận dụng nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
75 p | 52 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh: Công tác vận động quần chúng ở Ba Vì, Hà Nội hiện nay theo tưởng Hồ Chí Minh
54 p | 83 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 34 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng con người mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
50 p | 48 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều trị bệnh nhân từ xa
84 p | 28 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (Soy whey protein isolate) và bột protein thủy phân (Soy whey protein hydrolysate) từ đậu tương
48 p | 44 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình yêu trong thơ của Marina Tsvetaeva và Xuân Quỳnh
98 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng Nho giáo trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai
59 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh: Công tác vận động quần chúng ở Ba Vì, Hà Nội hiện nay theo tưởng Hồ Chí Minh
54 p | 53 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh: Thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa - Hà Nội hiên nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
55 p | 39 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bồi dưỡng đạo đức người thầy cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
50 p | 39 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên - tự nhiên trong ca dao
74 p | 28 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng con người mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
50 p | 46 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nam Cao
73 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh: Thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa - Hà Nội hiên nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
55 p | 49 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn