Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo
lượt xem 11
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo được nghiên cứu với mục tiêu nhằm thấy được cái nhìn tích cực, luôn nhìn cuộc đời bằng cái nhìn lạc quan, làm rõ tư tưởng lãng mạn tích cực trong thơ, qua đó nhận biết được những triết lý về bản chất cuộc sống và mối quan tâm về số phận của con người nơi ông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM THƠ TRỮ TÌNH LÃNG MẠN CỦA VICTOR HUGO NGUYỄN THỊ THÚY AN Hậu Giang, tháng 05 năm 2012
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM THƠ TRỮ TÌNH LÃNG MẠN CỦA VICTOR HUGO Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: TS. LÊ NGỌC THÚY NGUYỄN THỊ THÚY AN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: TS. Lê Ngọc Thúy, người cô kính mến đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Người đã động viên, hướng dẫn, chia sẻ cho tôi nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khóa luận, và luôn cho tôi những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Võ Trường Toản đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Tuy có những cố gắng nhất định nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thúy An GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy i SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thúy An PHỤ LỤC Phần mở đầu....................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................ 1 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy ii SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo 1.2. Lịch sử vấn đề ............................................................................ 1 1.3. Phạm vi đề tài ............................................................................. 3 1.4. Mục đích nghiên cứu .................................................................. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 4 Phần nội dung ..................................................................................... 5 Chương 1. Thời đại, tác giả, tác phẩm .............................................. 5 1.1. Tình hình lịch sử, xã hội nước Pháp thế kỷ XIX ........................ 5 1.1.1. Tình hình xã hội, lịch sử...................................................... 5 1.1.2. Đời sống văn hóa, tinh thần................................................. 8 1.1.3. Đặc điểm của văn học lãng mạn Pháp ................................. 9 1.2. Tác giả và tác phẩm ................................................................... 12 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo ................ 12 1.2.2. Giới thiệu thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo ............... 15 Chương 2. Nội dung thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo .......... 18 2.1. Tình yêu thương trong thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo….18 2.1.1. Lòng thương yêu con người ................................................. 18 2.1.2. Tình yêu nam nữ .................................................................. 28 2.2. Khát vọng trong thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo............. 33 2.2.1. Khát vọng hạnh phúc tự do cho con người ........................... 33 2.2.2. Khát vọng hạnh phúc tình yêu.............................................. 38 2.3. Ý nghĩa triết lý nhân sinh trong thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo .................................................................................................... 39 2.3.1. Triết lý về bản chất cuộc sống.............................................. 39 2.3.2. Suy ngẫm về lịch sử ............................................................. 43 Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo .................................................................................................... 45 3.1. Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ....................................... 45 3.1.1. Nghệ thuật cường điệu, phi thường hóa................................. 46 3.1.2. Nghệ thuật tương phản.......................................................... 52 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy iii SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo 3.2. Giọng điệu trong thơ trữ tình của Victor Hugo............................ 56 3.2.1. Giọng châm biếm.................................................................. 56 3.2.2. Giọng triết lý......................................................................... 58 3.2.3. Giọng chia sẻ, đồng tình........................................................ 61 KẾT LUẬN.................................................................................................. 65 Phụ lục thơ GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy iv SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Victor Hugo (1802-1885) là bậc thầy vĩ đại của văn học Pháp, là một nhà lý luận, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết nổi tiếng của chủ nghĩa lãng mạn, ông là chủ soái của trường phái lãng mạn, đã góp phần đưa trào lưu lãng mạn lên đến chổ toàn thắng chủ nghĩa cổ điển, chiếm lĩnh vị trí thống trị trên văn đàn Pháp. Victor Hugo là một tác giả có tầm cỡ thế kỷ, người đã phối hợp sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo với nghệ thuật lãng mạn, đã xây dựng được riêng cho mình một sự nghiệp sáng tác thơ, tiểu thuyết độc đáo. Ông còn là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, là “tiếng vọng âm vang của thời đại”. Victor Hugo xuất hiện như một ngôi sao mọc rất sớm nhưng lặn rất muộn ở chân trời của thế kỷ. Ngay từ đầu ông đã tự khẳng định mình là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn. Cho tới nữa sau thế kỷ, dù trào lưu lãng mạn đã qua thời vàng son nhưng “cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết”ấy làm nắng cả một vùng xanh quanh nó. Mặc dù kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhưng tôi chọn đề tài “Đặc điểm thơ trữ tình Victor Hugo” với mong muốn hiểu biết thêm về đặc điểm của thơ trữ tình lãng mạn Pháp và đại thi hào Victor Hugo- một tác gia mà tôi yêu thích, qua đó đưa ra những ý kiến riêng cơ bản của bản thân cũng như thực hành những kiến thức thu được qua học phần. II. Lịch sử vấn đề Victor Hugo sống và chứng kiến gần như trọn vẹn thế kỷ XIX của nước Pháp, trải qua nhiều chế độ chính trị. Ông sống một cuộc sống của thời đại mình một cách sâu sắc, tâm hồn ông luôn cảm thông và hòa mình với tâm hồn của quần chúng hay là linh hồn của sự vật, bằng một sự tương ứng, tương cầu sâu xa rộng rãi. Nhà thơ Lơcôngtơ đơ Lilơ (Leconte de Lisle) trong diễn văn đọc lúc được bầu vào Viện Hàn Lâm, kế tục ghế của V. Hugo phát biểu (1887): “cả cuộc đời ông đã là một khúc ca đa dạng và ngân vang, trong đó mọi say đắm, mọi thân thương, mọi cảm xúc, mọi nỗi giận đầy độ lượng, đã từng lay động, cảm kích, đi qua tâm hồn con người trong thế kỷ này (thế kỉ XIX) đã tìm thấy nơi ông một sự diễn tả huy hoàng rực rỡ”[5;Tr.21] 1 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo Năm 1952, trong diễn văn đọc ở Ủy ban toàn quốc các nhà văn, Aragông nói: “Chính trong những hoạn nạn của tổ quốc, mà người ta cảm nghe gần gũi, hiện diện, cái hơi thở mênh mông của nhà thơ, và người ta thật sự biết rằng lò lửa ấy không chút nào nguội tắt”.[5;Tr.14] Nói đến Victor Hugo là người ta nói đến chủ nghĩa nhân đạo, tấm lòng thương yêu của ông đối với những người lao động nghèo đói, bị áp bức. Và những tư tưởng nhân đạo ấy được ông chuyển tải trong toàn bộ các tác phẩm của mình, đặc biệt là mãng thơ ca. Do đó, thơ và đặc biệt là thơ trữ tình trở thành thể loại được ưu đãi, rất thích hợp để diễn tả thế giới của “cái tôi” mới mẽ và đầy sức hấp dẫn. Victor Hugo nằm trong quỹ đạo chung ấy. Ông sáng tác nhiều loại thơ, trong số đó, thơ trữ tình chiếm một số lượng quan trọng.[11;Tr.18-19] Bôđơle, một nhà thơ Pháp nổi tiếng cùng thời nhận xét: “Không có một nghệ sĩ nào đại chúng được hơn ông”. Ông đề cập mọi chủ đề dùng mọi hình thức thể hiện vừa trữ tình, vừa sử thi, vừa trào lộng, vừa thương cảm. Ông hiển nhiên trở thành một nhà thơ đa dạng và phi thường vào bậc nhất thế kỷ. [5;Tr.11] Victor Hugo còn là một trong những người tiến bộ nhất của thời đại ông với tư cách là nhà văn và là công dân. Quan điểm sáng tác của ông có những bước chuyển biến rõ rệt và được kết tinh trong nhiều tác phẩm kịch, thơ và tiểu thuyết xuất bản vào thời điểm trước và sau 1830. [4;Tr.106] Bài thơ Ngôi sao mai “lời lời châu ngọc”, là một bài thơ rất tiêu biểu cho nghệ thuật và tư tưởng của Hugo. Sao mai tượng trưng cho sự chiến thắng của tiến bộ, nhà thơ một đêm kia chợp ngủ ở bên gành đá cạnh biền, lúc choàng thức dậy thì thấy sao mai đã mọc. [5;Tr.13] Hugo có những nét đặc biệt khác với các nhà thơ lãng mạn khác, ông quan tâm đến mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc sống. Ngay từ khi bước chân vào con đường sáng tác, “ông đã tự đặt mình trong lịch sử, muốn trở thành cây bút lịch sử…, ông dành cho chính trị vị trí của nó trong thơ, dành cho thơ vị trí của nó trong thế giới; ông bác bỏ mọi thứ hình thức chủ nghĩa, ông dùng mỹ học làm đạo đức học…” [11;Tr.20] 2 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo Victor Hugo đã thấy mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị. Không thể có nghệ thuật tách rời chính trị, và các chế độ kế tiếp nhau trong thời đại ông cũng chẳng bao giờ để cho nghệ thuật được tự do trong vương quốc riêng của mình. [11;Tr.14] Các nhà phê bình văn học Pháp cũng nhận định rằng: “Trong thể loại anh hùng ca của thơ Pháp, chỉ có Victor Hugo là nhà thơ duy nhất thành công, với pho Truyền thuyết của những Thế kỷ”.[5;Tr.19] Thơ của ông ghi lại đầy đủ những diễn biến phức tạp trong tâm tư nhà thơ trên suốt chặng đường dài chuyển biến “từ bóng tối đến ánh sáng”, vì đối với ông “thơ, đó là tất cả những gì tâm tình nhất trong tất cả”. [11;Tr.17] Nói về giá trị thơ của Hugo, Bô đơ le (Baudelaire) viết (1861): “ Victor Hugo là người có năng khiếu nhất, là người rõ rệt được chọn để diễn đạt bằng thơ điều mà tôi gọi là sự huyền bí của cuộc đời… không nghệ sĩ nào thông cảm bao la bằng ông, có tài liên hệ với những sức lực của cuộc sống vũ trụ, bằng ông, sẵn sàng luôn luôn lặn tăm vào giữa thế giới như ông. Không những ông diễn đạt sáng rõ, ông dịch đúng nguyên văn dòng chữ sáng sủa rõ ràng mà ông còn diễn đạt được với một sự âm u cần thiết cái gì là tối tăm khó hiểu và mới hé ra một cách mơ hồ bàng bạc” [5;Tr.23] Bên cạnh sự tiến bộ về nội dung trong các tác phẩm thơ, thì Victor Hugo còn là người có sự đóng góp to lớn cho việc “giải phóng thơ” ông không sử dụng những khuôn khổ chật hẹp và những luật lệ gò bó của chủ nghĩa cổ điển. Về phương diện này thì công lao của ông không ai có thể chối cải được. “Tác giả đoạn tuyệt với thể thơ a-lêc-xăng-đranh trang trọng, khô khan và ngôn ngữ sáo rỗng của chủ nghĩa cổ điển. Cách ngắt đoạn trong câu thơ được biến đổi linh hoạt, phép liên cú được sử dụng trái với thi pháp truyền thống, tạo nên những tiết tấu, âm điệu mới mẻ, có nhạc tính cao”. [11;Tr.21] Việc Victor Hugo đoạn tuyệt với tư tưởng bảo hoàng có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp sáng tác của ông. “Chính trên cơ sở đó, ông đã rời bỏ trận tuyến của trường phái lãng mạn tiêu cực và trở thành ngọn cờ đầu của trường phái lãng mạn tích cực. Với tư cách là một tác gia lãng mạn khi trường phái lãng mạn đương hưng thịnh và suốt đời gắn bó với phương pháp sáng tác ấy”. [11;Tr.14] 3 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo III. Phạm vi đề tài Ở đây, để làm nổi bật lên đặc điểm của thơ trữ tình mà ông sáng tác, tôi đã khảo sát qua các tác phẩm thơ của ông. Qua đó có được cái nhìn khái quát hơn. Nhưng do sự nghiệp văn chương của ông khá lớn ở lĩnh vực thơ, tôi chỉ chọn được một Tuyển tập thơ Hugo do Tế Hanh tuyển chọn, Xuân Diệu giới thiệu được NXB Văn Học Hà Nội xuất bản năm 1986, cùng một số tài liệu khác có liên quan để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. IV. Mục đích nghiên cứu Thơ của Hugo đa dạng với nhiều cung bậc, nhiều màu sắc khác nhau. Qua thơ ông ta thấy được cái nhìn tích cực, luôn nhìn cuộc đời bằng cái nhìn lạc quan, làm rõ tư tưởng lãng mạn tích cực trong thơ qua đó nhân biết được những triết lý về bản chất cuộc sống và mối quan tâm về số phận của con người nơi ông. V. Phương pháp nghiên cứu Trong bài luận đã sử dụng các phương pháp: khảo sát, liệt kê, chứng minh, so sánh. 4 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. Tình hình lịch sử, xã hội nước pháp thế kỷ XIX 1.1.1 Tình hình xã hội, lịch sử Nền văn học lãng mạn phương Tây - xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVIII, phát triển mạnh mẽ vào ba mươi năm đầu thế kỷ XIX là một trào lưu văn học phức tạp, phản ánh một tâm trạng xã hội ngự trị ở nhiều nước Châu Âu thời kì tiếp sau cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Xã hội Pháp trước cách mạng 1789 với tình trạng phân hóa đẳng cấp (tu sĩ, quý tộc, bình dân) với những đặc quyền đặc lợi thuộc về hai tầng lớp trên, gây bất bình đẳng trong xã hội. “con người chưa bao giờ cảm thấy mình bị ruồng bỏ đến thế, trong khi anh đi tìm kiếm một cách vô vọng sự đích thực của bản thân mình giữa một xã hội cơ khí hóa, ở đấy những mệnh lệnh thật sự hoặc ngụ ý thắt chặt lấy anh ta, bó buộc anh làm cho anh què cụt trở thành đồng lõa với một sự phi nhân tính cùng nghĩa với sự tàn ác. [4;Tr.12]. Bên cạnh đó là sự bất hợp lý về cơ cấu xã hội, văn hóa tinh thần, tư pháp, chính trị, giáo dục. Lối sống xa xỉ của triều đình Louis XVI đưa tới khủng hoảng tài chính nặng nề , dẫn đến khủng hoảng chính trị là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng Pháp 1789, là cuộc cách mạng chống phong kiến đầu tiên của nước Pháp và cũng là của toàn nhân loại. Khẩu hiệu Tự do - bình đẳng - bác ái được lòng người trông đợi trong suốt thế kỷ XVIII đã được cách mạng Pháp đề ra. Cơ sở của hiện tượng trên Ăngghen đã phát triển một cách chính xác trong tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học: sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp trên cơ sở tư bản chủ nghĩa làm cho sự nghèo khổ và sự khôn cùng của quần chúng lao động trở thành điều kiện tất yếu của sự sống còn của xã hội… So với những lời hứa tốt đẹp của các nhà triết học Pháp thì những chế độ xã hội, chính trị do thắng lợi của lý tính dựng nên chỉ là một bức vẽ trào phúng làm cho người ta thất vọng chua cay” [4;Tr.12] 5 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo Nhưng cách mạng Pháp không thực hiện được những khẩu hiệu đã đề ra, kéo theo nhiều phản ứng khác nhau của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn. Cuộc đảo chính phản cách mạng ngày 9 Tecmidor (27.7.1794) đã đưa tầng lớp tư sản mới làm giàu bằng cách đầu cơ tích trữ trong mấy năm giao thời cách mạng mới lên nắm chính quyền. Phái Tecmido đã khủng bố những người cách mạng, đưa ra Hiến pháp phản động bãi bỏ quyền tuyển cử phổ thông, “Sự cai trị của viện chấp chính đã tạo điều kiện cho đời sống thật sự của xã hội tư sản mới vươn mạnh và phát triển đầy đủ”(Karl Marx). Thời kì này những cuộc nổi loạn của bọn bảo hoàng muốn phá bỏ nền cộng hoà để khôi phục chế độ quân chủ đã nổ ra ở Paris. Ở Vandet, tướng Napoleon Bonaparte đã nổi danh khi chỉ huy quân đội chống bọn phiến loạn trong nước và đánh thắng quân Áo trong chiến dịch thôn tính Italia. Giai cấp tư sản Pháp định thực hiện một chương trình to lớn dùng Italia làm bàn đạp chiếm toàn bộ châu Âu rồi tiến đánh Ai cập và Syrie. Giai cấp tư sản cần một chính quyền mạnh, dựa vào một tay kiếm vững chắc để trấn áp bọn bảo hoàng và phái cách mạng Jacobin, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh chống liên minh phong kiến châu Âu. Cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương mù (9-11-1799) đã chuyển chính quyền sang tay Napoleon thiết lập chế độ Tổng tài (1799) và nền Ðế chế I (1804). Ðế chế Napoleon đã tiến hành chiến tranh xâm lược châu Âu và hầu hết các nước châu Âu đều bị đặt dưới quyền cai trị của đế quốc Pháp. “Napôlêông đã giương cao ngọn cờ bình đẳng để đi thiết lập bất bình đẳng ở châu Âu”(Karl Marx). “Liên minh thần thánh” châu Âu gồm các nước Anh, Phổ, Áo, Nga, Tây Ban Nha đã chống lại Napoleon I, đặc biệt nhân dân Nga và nhân dân Tây Ban Nha đã anh dũng chiến đấu giải phóng dân tộc mình. Năm 1814, đế chế Napoleon sụp đổ, dòng họ vua Bourbon đưa các thế lực phong kiến lưu vong ở nước ngoài trở lại nắm chính quyền ở Pháp. Dưới chế độ vương chính Louis 18 phục hồi, đẳng cấp quí tộc và tăng lữ đòi chiếm lại ruộng đất đã bị cách mạng tịch thu. Mặc dù đã có bản Hiến chương của một chế độ Quân chủ lập hiến, nhà vua vẫn khuyến khích bọn bảo hoàng cực đoan hoành hành áp chế 6 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo nhân dân. Dân chúng đã vùng dậy làm cuộc cách mạng tháng Bảy 1830. Một lần nữa, giai cấp tư sản lợi dụng thắng lợi của nhân dân, thiết lập nền Quân chủ tháng Bảy với thực chất là chế độ tư sản, đứng đầu là Louis Philip ông vua của giai cấp tư sản tài chính. Cách mạng 1789 không theo con đường Tự do - Bình đẳng - Bác ái như khẩu hiệu đã đề ra. Nhiều tầng lớp (quý tộc, trí thức, bình dân, tuổi trẻ,…) đều thất vọng. Hiện tượng này dẫn đến sự phủ nhận thực tại sau cách mạng thể hiện qua nhiều thái độ khác nhau. Sự phủ nhận của các tầng lớp nhân dân đối với xã hội mới được thiết lập sau cách mạng Pháp do nhiều nguyên nhân khác nhau, mối thất vọng sâu xa về cơ chế xã hội đã không đáp ứng được khát vọng tự do dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, dẫn đến nhiều thái độ khác nhau trước thực tế xã hội và trong sáng tác văn học là tiền đề lịch sử đã dẫn đến sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp [ 10; Tr.1]. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trên cơ sở sự bất bình đối với trật tự xã hội tư sản được thiết lập sau cách mạng 1789. Sự bất bình ấy tuy xuất phát từ những nguyện nhân giai cấp khác nhau, nhưng đều dẫn đến sự thất vọng sâu sắc trong các tầng lớp xã hội. Giai cấp quý tộc thất thế, bị cách mạng lật đổ, đau đớn, thất vọng trước sự tàn lụi không cứu vãn được của “ thời kỳ hoàng kim” một đi không trở lại. Quần chúng nhân dân cũng thất vọng và bất mãn vì bao nhiêu hy vọng đặt vào cách mạng 1789 bị đổ vỡ. Sự bất mãn đối với trật tự xã hội ấy được đẩy lên đến mức căng thẳng, trở thành mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tế , giữa ước mơ và cuộc đời, một thứ mâu thuẫn gay gắt không sao hòa hoãn được. Giữa hai yếu tố ấy dường như có một hố sâu ngăn cách, tự nó ngày càng sâu thêm và những tâm hồn lãng mạn càng cố đào cho sâu thêm nữa. [11;Tr.18] Thực vậy, Pha-ghê, một nhà nghiên cứu văn học Pháp cuối thế kỷ XIX đã viết: “cơ sở của chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê tỏm đối với thực tại và nguyện vọng mãnh liệt muống thoát khỏi thực tại đó”. [4; tr 14-15] Tất cả các nhà lãng mạn đều nhận thấy có một sự “đoạn tuyệt gay gắt giữa ước mơ và cuộc đời” bắt nguồn từ sự trái ngược giữa khát vọng của con người với 7 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo thực tại sau cách mạng, cái thực tại ở đó “Mọi vật đều như khô cứng lại trong cái vẻ thấp hèn, ti tiện” (Su-be). Tuy vậy, các nhà lãng mạn vì không hiểu được quy luật khách quan chi phối sự phát triển của xã hội, họ chỉ có thể đề xuất những lối thoát tinh thần, những lý tưởng đẹp đẽ và cao quý. 1.1.2. Đời sống văn hóa, tinh thần Từ thế kỷ triết học sang thế kỷ lãng mạn: Thế kỷ XVIII- Thế kỷ ánh sáng là một thế kỷ mà văn chương Pháp đã dành trọn thời gian để hướng về mục tiêu khai sáng, đổi mới nền văn hóa tinh thần của nước Pháp hướng về nền cộng hòa dân chủ tự do. Ðó là thế kỷ của văn chương triết học, văn chương chính luận và bút chiến, văn chương luận đề hướng về mục tiêu chống phong kiến, chống cơ chế văn hóa tinh thần trung đại, cỗ vũ cho một nền văn học mới với những mục tiêu nhân bản mới với những nguyên lý chung của tư tưởng ánh sáng như: - Lựa chọn nền tảng tự do tri thức và duy lý (không phải là duy lý của chủ nghĩa cổ điển) - Thái độ chống định kiến, cuồng tín, đề cao suy tư khách quan. Chống tinh thần tiên nghiệm, không dùng một nguyên lý duy nhất để giải thích mọi sự kiện, nghĩa là tách rời niềm tin tôn giáo khỏi tri thức con người. - Yêu mến lý trí, thích thực nghiệm, cổ vũ việc quảng bá kiến thức và nhập thế hành động. Ý nghĩa của khái niệm Ánh sáng, khai sáng chính là sự khai mở khả năng trí tuệ và hành động của con người dựa trên Lý trí, Tiến bộ và Tự do. “ Khai sáng là sự thoát li của con người ra khỏi tình trạng ấu trĩ do chính con người gây ra. Ấu trĩ là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập, không cần sự chỉ đạo/ giúp đỡ của người khác. Hãy can đảm sử dụng trí tuệ của mình! Đó là phương châm của khai sáng” (I. Kant- Khai sáng là gì?) Ảnh hưởng của tư tưởng ánh sáng với sự ra đời của văn học lãng mạn không trực tiếp và toàn bộ, mà chỉ là một số quan điểm thích hợp thông qua thời kì tiền lãng mạn hay chủ nghĩa tình cảm. Mục tiêu chống đối chính thức và trực tiếp của chủ nghĩa tình cảm cũng như chủ nghĩa lãng mạn chính là tinh thần duy lý cứng nhắc cũng như các nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển [10; tr 3] 8 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo Cuối thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tình cảm (Sentimentalisme), là thời kỳ tiền lãng mạn, được coi là tiền thân của chủ nghĩa lãng mạn Pháp sẽ phát triển mạnh mẽ và thống trị văn đàn Pháp trong ba thập niên đầu của thế kỷ XIX. Những tên tuổi nổi tiếng của chủ nghĩa tình cảm như Bernadin de Saint Pierre với Paul và Virginie thể hiện khát vọng về một chốn ẩn cư giữa thiên nhiên và tình yêu, lên án sự tha hóa của xã hội văn minh với đời sống con người; J. J. Rousseau với nhiều tiểu luận, tiểu thuyết, đặc biệt là tác phẩm La Nouvelle Héloise chống tinh thần luân lý cứng nhắc,cổ vũ cho tự do, say sưa mô tả niềm đam mê của tình yêu cá nhân, vẻ đẹp của tình yêu trong thiên nhiên, tràn đầy cảm xúc âm nhạc và thơ ca, vượt ra khỏi rào chắn của tôn ti đẳng cấp. Rousseau là người tiên phong của chủ nghĩa tình cảm. Tư tưởng của ông là nguồn cảm hứng cho thế hệ lãng mạn tiếp theo 1.2.3. Đặc điểm của văn học lãng mạn Pháp Đặc điểm về nội dung: Sau những phấn khởi đầu tiên, nhiều biến cố lịch sử đã hướng cách mạng Pháp không theo con đường của Tự do - bình đẳng - bác ái. Chế độ độc tài Napoléon đã hủy diệt khái niệm tự do mà cách mạng Pháp đã dày công khởi xướng. Thực chất chính sách của Napoléon là hủy diệt tự do cá nhân và cổ vũ cho trào lưu Tân cổ điển (Néoclassicisme). Tầng lớp quí tộc cũ bị mất đặc quyền đặc lợi thất vọng đã đành, nhân dân nói chung và nhiều tầng lớp thanh niên, nhiều nhân vật văn học đã từng ngưỡng mộ đế chế cũng trở thành thất vọng. Hiện tượng này dẫn đến sự phủ nhận thực tại sau cách mạng thể hiện qua nhiều thái độ khác nhau. Sự phủ nhận của các tầng lớp nhân dân đối với xã hội mới được thiết lập sau cách mạng Pháp do nhiều nguyên nhân khác nhau, mối thất vọng sâu xa về cơ chế xã hội mới đã không đáp ứng được khát vọng tự do dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, dẫn đến nhiều thái độ khác nhau trước thực tế xã hội và trong sáng tác văn học là một tiền đề đã dẫn đến sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp. Theo Marx, chủ nghĩa lãng mạn là "phản ứng đầu tiên đối với cách mạng Pháp và tư tưởng khai sáng gắn liến với cuộc cách mạng đó". Hoặc theo Emile Faguet. "chủ nghĩa lãng mạn là sự khước từ thực tại và nguyện vọng muốn thoát ra khỏi thực tại đó". 9 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo Văn học lãng mạn trước hết là sự trở về với tự nhiên và tình cảm. Thế giới nội tâm, tình cảm của con người với nhiều trạng thái khác nhau chính là đối tượng mới của sáng tạo văn học. Chủ nghĩa lãng mạn là "cuộc chiến thắng của chủ nghĩa tự nhiên và sự bộc bạch cái Tôi". Cá nhân đòi hỏi được giải phóng. Trong sáng tác, vai trò của cá nhân rất quan trọng, thế giới chủ quan của nhà văn đóng vai trò trung tâm và quyết định. Nguyên tắc Tự do được đề cao. Victor Hugo, chủ soái của trường phái lãng mạn viết trong lời tựa Cromwell "Ba nguyên tắc? không. Chỉ có một. Ðó là tự do. Tự do trong nghệ thuật và tự do trong cấu trúc" Chủ nghĩa lãng mạn cũng là "thị hiếu về ước mơ, về sự huyền diệu và phóng khoáng, của trí tưởng tượng vượt khỏi lề thói". Vì thế, lý tưởng lãng mạn đôi khi làm biến dạng thực tế để phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm. Những chủ đề quan trrọng và quen thuộc của văn học lãng mạn bắt nguồn từ cảm thức về thời đại, về lịch sử, về thân phận con người trong đó. Con người thất vọng, bàng hoàng trước những cơn lốc của lịch sử, trước sự trôi chảy của dòng đời theo những biến đổi của thời gian, dẫn đến những suy tưởng về dòng đời, về định mệnh, về tôn giáo, về vĩnh cửu... Nhân vật lãng mạn là người thực hiện các suy tưởng lãng mạn, các phản kháng lãng mạn, các thái độ lãng mạn thường giống nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn và u sầu, xa cách và nổi loạn, không thoả hiệp được với thực tại cuộc đời, thường có kết thúc mang tính bi kịch, dù họ là nhân vật lãng mạn hướng nội hay lãng mạn hướng ngoại, tiêu cực hay tích cực.Tuy có một số nhà văn lãng mạn thường đưa vào thơ ca những nỗi u sầu, những nỗi xao xuyến và kể cả những trạng thái xuất thần, nhưng cũng có một số nhà văn đã không gắn bó mãi với tâm tình riêng tư, mà tự mang lấy sứ mệnh xã hội, hình thành trong thơ ca cảm hứng về thế kỷ của mình. Ðó là những nhà văn lãng mạn tích cực. Chẳng hạn như Hugo đã quan niệm rằng nhà thơ "phải đưa nhân dân đến một tương lai chiến thắng". Những đặc điểm về nghệ thuật - Tự do là nguyên tắc lớn nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Với chủ nghĩa lãng mạn, đã xuất hiện "một nền văn học được giải phóng" trên nhiều bình diện : thơ ca, tiểu thuyết, sân khấu. Chủ nghĩa lãng mạn đã giải phóng thơ ca, cách tân sân khấu, 10 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo trong bài tựa Cromwell của Victor Hugo cũng xác định: "Ba nguyên tắc ? không, chỉ có một. Ðó là tự do. Tự do trong nghệ thuật và tự do trong cấu trúc". Nhờ nguyên tắc tự do, “chủ nghĩa lãng mạn đã đem lại một làn sóng tiểu thuyết cực kỳ phong phú và đa dạng”, “chủ nghĩa lãng mạn đã cách tân sân khấu”, với chiến thắng Hernanie rực rỡ năm 1830. - Các thủ pháp nghệ thuật được ưa thích của chủ nghĩa lãng mạn như phong vị ngoại lai (exotique) thể hiện trong cách lựa chọn đề tài, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật không phải là những khung cảnh, con người quen thuộc ở thị thành, cung đình, mà ở những nơi xa lạ, những thời điểm xa xưa, những tập tục khác thường... Tạo cảm giác tươi mới hứng thú. Nguyên tắc tự do góp phần trẻ hóa lối hành văn, cách gieo vần, cách sử dụng các biện pháp tu từ, cách lựa chọn các không gian và thời gian nghệ thuật. Và do nhiệt tình, sôi nổi muốn tự thể hiện, chia sẻ và thuyết phục, văn chương lãng mạn nói chung thường mang tính hùng biện. - Ở từng nhà văn còn có các thủ pháp riêng. Chateaubriand nổi tiếng với sự tưởng tượng phong phú, nghệ thuật văn xuôi điêu luyện tài hoa, gợi cảm và đầy màu sắc, đặc biệt trong văn xuôi tả cảnh đầy chất pittoresque. Ða số các nhà thơ, nhà văn từ thời chủ nghĩa tình cảm như Rousseaau, De Staell cho đến thời lãng mạn như Lamartine, Musset, Hugo, George Sand...đều có tài trong nghệ thuật mổ xẻ phân tích các tâm tình và trạng thái lãng mạn. Ðặc biệt nhất là Hugo, với một loạt các thủ pháp nghệ thuật đặc thù mà ông sử dụng suốt đời, sử dụng đến thành một “cố tật” như tương phản, cường điệu, trữ tình ngoại đề (yếu tố ngoài cốt truyện của tác phẩm tự sự, tác giả dùng để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với nhân vật hay sự kiện trong tác phẩm, hoặc giải thích trình bày thêm về các vấn đề có liên quan đến sự kiện và nhân vật trong tác phẩm. Trữ tình ngoại đề có tác dụng tô đậm ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm, nhân vật, bộc lộ chủ đề…), sự đối lập giữa cái trác việt (sublime), đặc biệt nhất là nghệ thuật Grotesque (dùng yếu tố nghịch dị, cái thô kệch, là một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật ở các phương diện hình tượng, phong cách, thể loại dựa vào những yếu tố bất thường, kì dị, huyễn tưởng, dựa vào những yếu tố trào phúng, ngụ ngôn, sự tương phản kì dị giữa những yếu tố đối nghịch nhau. 11 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo - Nói tóm lại, theo nhận xét của các nhà phê bình, thì nghệ thuật lãng mạn có khả năng dung nạp rộng rãi các phương tiện thể hiện. "Tinh thần lãng mạn chính là sự nối kết liên tục các yếu tố đối kháng nhau: Tự nhiên và nghệ thuật, thơ ca và văn xuôi, sự nghiêm túc và thú vui, kỷ niệm và dự cảm, tư tưởng trừu tượng và những cảm giác sống động, sự sống và cái chết,...hòa lẫn với nhau một cách mật thiết trong thể loại lãng mạn” (A W Sleigel). Nói chung, với chủ nghĩa lãng mạn, thơ ca cũng như văn xuôi Pháp đã tiến một bước rất dài với những thành tựu rực rỡ. 1.2. Tác giả và tác phẩm 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo Victor Hugo sống và chứng kiến gần như trọn vẹn thế kỷ XIX của nước Pháp, trải qua nhiều chế độ chính trị (Đế chế I, Trung Hưng, Quân chủ tư sản, bỏ đi lưu vong thời Đế chế II (1850-1870), chứng kiến và tham gia Công xã Paris, chứng kiến được những năm tháng đầu tiên nước Pháp chính thức bước qua chế độ Cộng Hòa sau sự kiện công xã Paris). Xuất thân từ tầng lớp cao nhưng không phải là phong kiến quý tộc, ông bước thẳng tới tương lai mà không lưu luyến gì quá khứ. Lịch sử và xã hội tồn tại trong tư tưởng Hugo bằng những vấn đề của con người và cho mọi người, ít dấu ấn của sự kỳ thị hay định kiến giai cấp.[10; tr 40-41] Cuộc đời: Victor Hugo sinh ngày 26-2-1802 tại Besancon nước Pháp, trong một gia đình thuộc tầng lớp nhân dân lao động. Khi mẹ cậu sinh ra, cậu rất bé nhỏ và yếu ớt, đã tưởng khó nuôi, nhưng mẹ cậu cố gắng săn sóc và cứu được cậu. Cha của Victor Hugo là Léopold Hugo, gốc ở Loraine, làm chức Ðại Tá trong quân đội dưới triều vua Napoléon. Mẹ là Sophie Trébuchet, gốc ở Bretagne. Victor Hugo có 2 người anh tên là : A-ben Hugo và Ơ-gien Hugo. Thời thơ ấu theo bước đường binh nghiệp của cha, ông đi nhiều nơi: Ý, Tây Ban Nha,… Và ông đã sống một cuộc đời tươi đẹp ở Pari. Thơ của ông sau này không chỉ bắt nguồn từ những nét trái ngược, từ sự đan chéo cái thô kệch tầm thường và cái cao cả trong cảnh vật, từ sự rối loạn ở đất nước Tây ban nha dưới gót giày quân đội Pháp do Hugo giữ lại ấn tượng mạnh mẽ từ tuổi thơ, mà còn phản ánh những giằng xé bắt nguồn từ cuộc sống gia đình: mâu thuẫn giữa mẹ và cha của Hugo kết thúc bằng sự chia rẽ hoàn toàn vào lúc Hugo 16 tuổi. 12 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo Mẹ Hugo mặc dù gọi là “bảo hoàng” vẫn được coi là “bảo hoàng theo kiểu Voltaire” nghĩa là vẫn gần gũi với tư tưởng Ánh sáng hơn là kiểu Nhà thờ. Bà vẫn là đứa con của một thời đại mãnh liệt. Bà đã giáo dục các con theo một tinh thần cởi mở, thoải mái, nhưng không có chút nào mềm yếu. Rất nhạy cảm đối với năng khiếu của đứa trẻ, bà luôn luôn khuyến khích Victor Hugo (và cả Ơ-gien) trong sự nghiệp “chinh phục nàng thơ”. Còn Hugo chỉ nhận thấy cha đẻ có những phẩm chất cao thượng sau khi mẹ mất. Tuy nhiên ảnh hưởng của người cha đỡ đầu – là người tình của mẹ – cũng có những khía cạnh lành mạnh, mang hơi thở thời đại. Laorie dạy cậu bé Victor đọc sách La tinh, đồng thời đã dạy cậu bé trước hết, cái quí nhất vẫn là Tự do. Thiên tài Hugo bộc lộ từ rất sớm. Nhà văn lãng mạn Chateaubriand khi dạy cậu bé đánh vần và phát hiện Hugo đã biết đọc từ lâu rồi, đã gọi Hugo là “cậu bé trác việt”. Mười tuổi, Hugo đã làm thơ, 14 tuổi viết một vở kịch, 15 tuổi được bằng khen của Viện Hàn lâm Pháp, 17 tuổi được giải Bông huệ vàng trong cuộc thi thơ ở Tulouse… Hugo thoát khỏi sự áp đặt của người cha, không đi theo hướng khoa học, đã cùng người anh là Engene Hugo lập ra tờ báo “Người bảo thủ văn học”. Năm 1820, một cuốn tiểu thuyết của Hugo ra đời. Vinh quang đã đến sớm khi ông nổi lên như một nhân vật đầy hứa hẹn với nhiều ý niệm mới mẻ trong thi ca. Các vua chúa thời Trung hưng cũng chú ý tới nhà thơ trẻ này và muốn biến ông thành một loại thi sĩ cung đình. Vua Louis 18 cấp cho Hugo hai món lương bổng đặc biệt, nhờ đó chỗ dựa kinh tế gia đình được bảo đảm; sau đó vua Charles 10 lại ban cho ông huân chương Bắc đẩu bội tinh và mời nhà thơ tới dự lễ đăng quang của mình (1825). Ông thành công trong nghề nghiệp lẫn trong cuộc sống tương đối dễ dàng do tài năng bẩm sinh, sức lao động bền bỉ, sáng tạo của ông cùng những tập quán tốt trong cuộc sống (đúng giờ, tính kỷ luật rất cao,…) Ông quan tâm nhiều đến những vấn đề xã hội, nhất là chuyện của người nghèo, thường trích lợi tức riêng để làm từ thiện. Lập trường chính trị ông rất quyết liệt (phản đối Đế chế II, ra khỏi nước Pháp 19 năm cho đến khi thể chế này sụp đổ mới về, tham gia đồng cam cộng khổ với Công xã Paris). Do đó một số tiểu thuyết 13 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
- Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo và thơ của ông lấy cảm hứng và đề tài chính trị. Ông đặc biệt quan tâm đến những tài năng trẻ, luôn tìm hiểu, phát hiện và nâng đỡ những tài năng đó. Khi Victor Hugo còn sống, thủ đô Paris đã long trọng tổ chức lễ mừng sinh nhật lần thứ tám mươi của ông. Khi mất ngoài di sản để lại cho con cháu, ông còn trích ra một phần cho từ thiện. Ông được tổ chức lễ quốc tang. Năm 1952, theo đề nghị của Hội đồng Hòa bình Thế giới, nhân loại tiến bộ khắp thế giới lại kỉ niệm trọng thể một trăm năm mươi năm ngày sinh của nhà văn. Sự nghiệp: Cùng một lúc, Hugo xuất hiện trên cả ba lĩnh vực: thơ, kịch và tiểu thuyết. Mới bước chân vào văn đàn, Hugo tuyên bố rằng “Tôi sẽ là Chateaubriand hoặc chẳng là gì cả !”. Ngày nay các nhà phê bình đã tin rằng ngay khi phát tuyên ngôn ấy, Hugo đã là Hugo. Trước hết, ông là một nhà thơ, làm thơ suốt đời. Những tập thơ nổi tiếng: Đoản thi và Ballades (Odes et ballades), về phương Đông, Ánh sáng và bóng tối, Tiếng hát buổi hoàng hôn, Mặc tưởng, Trừng phạt, Truyền kỳ các thời đại,… Kịch: viết khá nhiều, cho đến 1985 (kỉ niệm 100 năm ngày mất Hugo) các vở kịch của ông vẫn được công diễn nhiều lần nhất trên sân khấu châu Âu. Có vở nổi tiếng như Hernani (1830, đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa lãng mạn trên sân khấu Pháp), Ruy Blas (1838), Nhà vua vui chơi (1832) Văn xuôi: Bắt đầu với những truyện ngắn sớm bộc lộ xu hướng xã hội và nhân đạo như: Hans d, Islande (1823) và Bug Jargal (1826), Ngày cuối cùng của một người bị kết án (1828). Nhân vật chính toàn là những người nghèo, hoặc là người mang trong bản thân một vấn đề xã hội gây nhức nhối (người phạm tội). Sau đó là những tiểu thuyết dài gây được tiếng vang: Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Những người khốn khổ (1862, viết khi lưu vong), Lao động trên biển (1866), Người cười (1869), Chín mươi ba (1881). Ông còn là nhà lý luận của chủ nghĩa lãng mạn Pháp, với bài tựa cho vở Cromwell được coi như tuyên ngôn chính thức của chủ nghĩa lãng mạn, để giải phóng tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác, đồng thời nêu lên một số cảm hứng sáng tạo mới như cảm hứng về tự nhiên, về cái thô kệch và cái trác việt, cải cách cho câu thơ bớt nặng nề… Hugo là người chủ soái của trường phái lãng mạn, sinh 14 GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 41 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 57 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 87 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 58 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
78 p | 39 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
81 p | 30 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau
130 p | 22 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine
80 p | 50 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
75 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 31 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức
73 p | 31 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
86 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật vè Nam bộ
122 p | 17 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin
74 p | 21 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn