Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu
lượt xem 10
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu được thực hiện với mục tiêu nhằm đi sâu và khám phá nhiều hơn về từ chỉ thời gian trong tiếng Việt nói chung và từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu nói riêng. Đồng thời, tìm hiểu được kĩ càng hơn về cách sử dụng từ chỉ thời gian trong thơ Tố Hữu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG TẬP THƠ TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU NGUYỄN THỊ HUYỀN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG TẬP THƠ TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s BÙI THỊ TÂM NGUYỄN THỊ HUYỀN MSSV: 0956010209 Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Võ Trường Toản và quý thầy cô Khoa Cơ bản đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn cô Bùi Thị Tâm, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Huyền i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) NGUYỄN THỊ HUYỀN ii
- TÓM TẮT MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tố Hữu vừa là nhà thơ lớn của dân tộc, vừa là một chiến sĩ cách mạng. Thơ ông không chỉ ca ngợi, tuyên truyền cho cách mạng, mà thơ ông còn là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù, hun đúc ý chí cho nhân dân đứng lên đấu tranh…Ngay từ khi là học sinh tiểu học tôi đã yêu thích những vần thơ của ông. Càng về sau, khi học ngành Ngữ Văn tôi càng yêu thích hơn những ngôn từ bình dị và rất riêng đó. Một trong những yếu tố làm nên nét riêng đó là cách Tố Hữu sử dụng từ chỉ thời gian trong thơ. Từ chỉ thời gian không chỉ thể hiện thời gian tuần hoàn của vũ trụ mà còn thể hiện tâm trạng của con người. Chính vì thế, từ chỉ thời gian có giá trị nghệ thuật rất cao. Vì những lí do trên người viết chọn đề tài Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, người viết có dịp đi sâu và khám phá nhiều hơn về từ chỉ thời gian trong Tiếng Việt nói chung và tập thơ Từ ấy nói riêng. 3. Lịch sử vấn đề Nhằm chứng minh Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu là đề tài tương đối mới mẻ hấp dẫn. Người viết đưa ra một số quan niệm về từ chỉ thời gian của một số nhà ngôn ngữ học như: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1), Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt - tập 2), Đỗ Thị Kim Liên (Ngữ pháp tiếng Việt), Nguyễn Văn Tư (Ngữ pháp tiếng Việt 1). Người viết cũng đưa ra một số ý kiến đã nhận định, đánh giá về cuộc đời và tác phẩm của Tố Hữu từ nhiều tác giả như: Trần Đình Sử (Thi pháp thơ Tố Hữu), Hoài Thanh (Thơ Tố Hữu), Trần Văn Minh (Giáo trình văn học Việt Nam 1945- 1975), Hà Minh Đức (Những bài học lớn và sự cổ vũ chân tình). Bên cạnh đó người viết đưa ra những nhận định về tập thơ Từ ấy từ nhiều tác giả khác nhau như: Đặng Thai Mai (Mấy ý nghĩ), Xuân Diệu (Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ), Phan Cự Đệ (Một bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ Cách mạng), iii
- Hoàng Minh Châu (Về giá trị tập thơ Từ ấy và phương pháp sáng tác của Tố Hữu)… Tất cả các nhà nghiên cứu trên đã có cái nhìn khái quát về tập thơ Từ ấy, cũng như về Tố Hữu. Tuy nhiên, người viết nhận thấy chưa có một công trình riêng biệt nào đánh giá về nghệ thuật dùng từ chỉ thời gian trong thơ Tố Hữu. 4. Phạm vi nghiên cứu Với thời gian và điều kiện cho phép, trong luận văn này người viết xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và đi sâu vào cách vận dụng từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu. Đối tượng chủ yếu để người viết khảo sát và thực hiện đề tài là cuốn Tố Hữu toàn tập (tập 1) và cuốn Tố Hữu thơ và đời của nhà xuất bản Văn Học. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp hệ thống, thống kê, phân loại và đối chiếu. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ CHỈ THỜI GIAN 1.1. Các quan niệm về từ, từ chỉ thời gian và phân loại từ chỉ thời gian 1.1.1. Các quan niệm về từ Theo giáo trình Từ vựng học của Nguyễn Thị Thu Thủy đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về từ của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng định nghĩa: Một là từ tiếng Việt trùng với âm tiết ( tiêu biểu cho khuynh hướng này là tác giả Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp). Hai là từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết (Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Đái Xuân Ninh, Lưu Văn Lăng, Đỗ Hữu Châu). Ngoài những định nghĩa trên, người viết còn đưa ra một số định nghĩa khác về từ tiếng Việt của các tác giả khác như: Nguyễn Văn Tư, Đỗ Thị Kim Liên, Đỗ Việt Hùng, Hữu Đạt, Nguyễn Hữu Quỳnh. 1.1.2. Từ chỉ thời gian và phân loại về từ chỉ thời gian Người viết đưa ra những quan niệm và cách phân loại về từ chỉ thời gian của nhiều tác giả như: Diệp Quang Ban-Hoàng Văn Thung (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt tập 1), Diệp Quang Ban (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt tập 2), Đỗ Thị Kim iv
- Liên (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt), Hữu Đạt (trong cuốn Cơ sở tiếng Việt), Nguyễn Hữu Quỳnh (trong cuốn Tiếng Việt hiện đại), Nguyễn Văn Tư (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt 1) Trong luận văn này, người viết sẽ theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Tư trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt 1 làm tiêu chí để phân loại từ chỉ thời gian. Vì vậy, người viết sẽ phân loại từ chỉ thời gian bao gồm : danh từ, đại từ và phó từ. 1.2. Sự khác nhau giữa từ chỉ thời gian và thời gian nghệ thuật 1.2.1. Khái niệm từ chỉ thời gian Có nhiều quan niệm về từ chỉ thời gian của nhiều tác giả như Newton, Eintstein, Nguyễn Như Ý, Trần Thanh Đạm. Qua đó, chúng ta thấy thời gian là một phạm trù triết học, tất cả đều không thể tồn tại ngoài thời gian và không gian. Chỉ có trong thời gian và không gian thì sự vật mới có tính xác định. Do vậy, mọi cảm nhận về sự tồn tại của con người đều gắn liền với cảm nhận thời gian, không gian. 1.2.2. Từ chỉ thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG TẬP THƠ TỪ ẤY 2.1. Những nét chính về cuộc đời và tác phẩm Từ ấy của Tố Hữu 2.1.1. Cuộc đời Người viết giới thiệu sơ lược về tên thật, năm sinh, quê quán và quá trình hoạt động cách mạng của Tố Hữu từ năm 1937 đến năm 1947. Với lòng nhiệt huyết hết lòng vì dân tộc, với tài năng của mình, Tố Hữu đã giữ nhiều chức vụ quan trọng từ năm 1948 đến năm 1968 ông và được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 01 năm 1996). Ông đã mất ngày 19-12-2002, sau một cơn bệnh nặng. 2.1.2. Tác phẩm Người viết giới thiệu sơ lược về 7 tập thơ và 3 tập tiểu luận của Tố Hữu, sau đó giới thiệu tập thơ Từ ấy. v
- 2.2. Khảo sát về từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy 2.2.1. Danh từ chỉ thời gian Qua danh từ chỉ thời gian, Tố Hữu đã thể hiện ở nhiều chủ đề khác nhau như đêm, ngày, xuân… và có cách kết hợp độc đáo giữa danh từ chỉ thời gian và từ chỉ số lượng. Chính sự kết hợp đó và cách thể hiện ở nhiều chủ đề đã góp phần tạo nên nét riêng trong ngôn từ của tác giả. 2.2.2. Phó từ chỉ thời gian Phó từ chỉ thời gian gồm những từ như đã, đang, đương, sẽ… Qua việc sử dụng những từ ngữ này, chúng ta càng thấy rõ hơn hiện thực ở quá khứ, hiện tại và niềm tin ở tương lai của con người đương thời. Phó từ chỉ thời gian được kết hợp với các từ ngữ khác, đặc biệt là động từ và tính từ đã cho chúng ta càng thấy rõ hơn sự vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo trong cách sử dụng ngôn từ của Tố Hữu. 2.2.3. Đại từ chỉ thời gian Những đại từ chỉ thời gian được sử dụng trong thơ Tố Hữu như bỗng, khi, bao giờ… chúng xuất hiện trong thơ Tố Hữu nhằm khẳng định ý chí, quyết tâm của người chiến sĩ cách mạng. Những đại từ chỉ thời gian được kết hợp với các từ ngữ khác càng khẳng định hơn ý chí của người cộng sản trong con đường đấu tranh và khắc ghi những khoảnh khắc của sự việc đã, đang và sẽ xảy ra hoặc thậm chí không xảy ra. 2.3. Một số nhận xét về từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy 2.3.1. Vị trí của các từ chỉ thời gian Vị trí của các từ chỉ thời gian xuất hiện trong các dòng thơ rất đa dạng và phong phú. Dù là ở từ chỉ thời gian có số lượng nhiều nhất như danh từ, hay từ chỉ thời gian có số lượng ít nhất như đại từ, thì các từ chỉ thời gian đều xuất hiện rất đa dạng ở các vị trí khác nhau như đầu, giữa và cuối ở nhiều dòng thơ. Đôi khi, tác giả cũng đảo vị trí của các từ chỉ thời gian. 2.3.2. Từ chỉ thời gian được dùng với các biện pháp tu từ Trong tập thơ Từ ấy, từ chỉ thời gian được Tố Hữu sử dụng ở nhiều biện pháp tu tù như phép lặp, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Những biện pháp tu từ ấy đã góp phần tạo nên nét độc đáo riêng trong thơ ông. vi
- CHƯƠNG 3: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC DÙNG TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG TẬP THƠ TỪ ẤY 3.1. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước và lòng căm thù giặc 3.1.1. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện lí tưởng cách mạng Những từ chỉ thời gian mà tác giả sử dụng trong thơ đã thể hiện cảm xúc của ông, chúng ta nhận thấy Tố Hữu vô cùng vui sướng, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Bên cạnh đó, qua những dòng thơ chúng ta còn cảm nhận được sự chân thành, tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin tuyệt đối của Tố Hữu đối với cách mạng. 3.1.2. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện lòng yêu nước Từ những trang thơ ta có thể cảm nhận một tình yêu lớn của Tố Hữu dành cho quê hương, đất nước, cho đồng bào. Các từ chỉ thời gian đã góp phần tạo nên tình yêu ấy; tình yêu đã tiếp thêm sức mạnh cho nhà thơ và cho dân tộc ta thêm sức mạnh để vững lòng bước tiếp trên con đường cách mạng, dù nó vô cùng khó khăn và gian khổ. 3.1.3. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện lòng căm thù giặc Trong thơ Tố Hữu, các từ chỉ thời gian được kết hợp với một số từ ngữ khác giúp ta cảm nhận được sự căm phẫn của nhà thơ đối với tầng lớp thống trị và bọn đế quốc xâm lược. Đồng thời, cũng cho chúng ta thấy được những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã đem lại. Những đau thương ấy không gì có thể bù đắp và những tội ác kia cũng không thể nào tha thứ. 3.2. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh 3.2.1. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với số phận những em bé Qua các từ chỉ thời gian được tác giả sử dụng trong thơ, chúng ta càng thấy rõ tình cảnh đáng thương, đáng được chia sẻ từ những em bé mồ côi, lưu lạc, đi ở, đi đàn dạo, đi bán rong. Chúng ta cảm nhận được một tình cảm nồng nàn mà nhà thơ đã dành cho những số phận ấy. Từ đó chúng ta càng trân trọng hơn tình cảm giữa người với người. vii
- 3.2.2. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với số phận những người phụ nữ Từ chỉ thời gian đã góp phần thể hiện sự xót xa, thông cảm của nhà thơ dành cho người kĩ nữ trên sông Hương, người mẹ phải lìa xa con mình làm “vú em” và người vợ phải vất vả gánh nặng mưu sinh cho gia đình. Đồng thời, nhà thơ còn thể hiện tâm trạng đớn đau, buồn tủi, cay đắng của những người con gái ấy. 3.2.3. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện sự cảm thông, chia sẻ động viên với những số phận người thợ, người dân cày, ông lão đầy tớ, người lính Từ chỉ thời gian đã thể hiện tấm lòng rộng mở của nhà thơ dành cho những số phận đáng thương trong cuộc sống. Nhà thơ không chỉ cảm thương mà còn tiếp thêm cho họ động lực để tiếp tục sống, vì cuộc sống của họ ở “ngày mai” là sự ấm no, hạnh phúc. Đó là những điều họ đáng được có. 3.3. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện ý chí, nghị lực chiến đấu và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng 3.3.1. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện ý chí, nghị lực chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng Từ chỉ thời gian trong thơ Tố Hữu đã mở trần ra cho chúng ta thấy những tranh đấu gay go, thấy cái lò luyện thép bên trong một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ hừng hừng đưa ta từ lửa này sang lửa khác, đốt mãi chủ nghĩa cá nhân. 3.3.2. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng Khát vọng tự do, khát vọng được tham gia chiến đấu không hề chùng bước, nó luôn tuôn chảy một cách mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ cách mạng nói chung và Tố Hữu nói riêng. Khát vọng ấy luôn cháy rực một niềm tự do cho mình và cho đất nước dù ở nơi đâu. Từ chỉ thời gian cũng đã góp phần khẳng định và nhấn mạnh trong việc thể hiện tâm trạng ấy. KẾT LUẬN Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ - chiến sĩ, gắn bó cả cuộc đời và hoạt động thơ ca của mình với lí tưởng cao cả vì độc lập, tự do của tổ quốc. Những vần thơ của ông đã đánh thức, thôi thúc bao trái tim con người đến với cách mạng, bao tầng lớp đứng lên đấu tranh vì đất nước. Qua việc khảo sát Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, người viết nhận thấy từ chỉ thời gian được Tố Hữu sử viii
- dụng rất phong phú và đa dạng. Thời gian trong thơ Tố Hữu không chỉ là thời gian vật lí, thời gian tuần hoàn của vũ trụ mà nó còn là thời gian tâm lí của con người. Tố Hữu, một nhà thơ luôn tìm tòi và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ. Từ những ngôn từ bình dị ông đã đem đến cho người đọc những trang thơ thắm đượm tình người và tái hiện lại những chiến công đầy hào hùng của dân tộc. Giờ đây, tuy ông đã mất nhưng chắc hẳn, những vần thơ và hình ảnh của ông luôn tồn tại trong tâm hồn của mọi thế hệ, mọi thời đại. ix
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2 3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ CHỈ THỜI GIAN...................9 1.1. Các quan niệm về từ, từ chỉ thời gian và phân loại từ chỉ thời gian ................9 1.1.1. Các quan niệm về từ ....................................................................................9 1.1.2. Từ chỉ thời gian và phân loại về từ chỉ thời gian ........................................11 1.1.2.1. Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban-Hoàng Văn Thung (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt tập 1)................................................................11 1.1.2.2 Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt tập 2)................................................................13 1.1.2.3 Quan điểm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt).........................................................................14 1.1.2.4 Quan điểm của tác giả Hữu Đạt (trong cuốn Cơ sở tiếng Việt)...............................................................................15 1.1.2.5 Quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh (trong cuốn Tiếng Việt hiện đại) ..........................................................................15 1.1.2.6 Quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Tư (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt 1)......................................................................17 1.2. Sự khác nhau giữa từ chỉ thời gian và thời gian nghệ thuật ...........................19 1.2.1. Khái niệm từ chỉ thời gian..........................................................................19 1.2.2. Từ chỉ thời gian nghệ thuật ........................................................................20 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG TẬP THƠ TỪ ẤY ..................................................................................24 2.1. Những nét chính về cuộc đời và tác phẩm Từ ấy của Tố Hữu .......................24 2.1.1. Cuộc đời ....................................................................................................24 2.1.2. Tác phẩm ...................................................................................................25 x
- 2.2. Khảo sát về từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy............................................26 2.2.1. Danh từ chỉ thời gian .................................................................................27 2.2.2. Phó từ chỉ thời gian....................................................................................32 2.2.3. Đại từ chỉ thời gian ....................................................................................36 2.3. Một số nhận xét về từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy ................................39 2.3.1. Vị trí của các từ chỉ thời gian .....................................................................39 2.3.2. Từ chỉ thời gian được dùng với các biện pháp tu từ....................................41 CHƯƠNG 3: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC DÙNG TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG TẬP THƠ TỪ ẤY ..................................................................................49 3.1. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước và lòng căm thù giặc............................................................................................49 3.1.1. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện lí tưởng cách mạng .....................................49 3.1.2. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện lòng yêu nước.............................................52 3.1.3. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện lòng căm thù giặc .......................................55 3.2. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh...............................................................................................................58 3.2.1. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với số phận những em bé........................................................................................................58 3.2.2. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với số phận những người phụ nữ ............................................................................................61 3.2.3. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện sự cảm thông, chia sẻ động viên với những số phận người thợ, người dân cày, ông lão đầy tớ, người lính .............65 3.3. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện ý chí, nghị lực chiến đấu và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng ................................................68 3.3.1. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện ý chí, nghị lực chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng ..............................................................................68 3.3.2. Dùng từ chỉ thời gian thể hiện khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng ..............................................................................71 KẾT LUẬN.........................................................................................................74 xi
- DANH MỤC BIỂU BẢNG 1. Bảng 1: Danh từ chỉ thời gian 2. Bảng 2: Phó từ chỉ thời gian 3. Bảng 3: Đại từ chỉ thời gian xii
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tố Hữu vừa là một chiến sĩ cách mạng, vừa là một nhà thơ lớn của dân tộc. Những chặng đường thơ của ông luôn gắn liền với những chặng đường cách mạng. Thơ ông luôn gắn liền với các giai đoạn, các mục tiêu của cuộc đấu tranh cách mạng, có sức cổ vũ to lớn với đông đảo quần chúng và thu hút sự quan tâm sâu sắc của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Thơ ông không chỉ ca ngợi, tuyên truyền cho cách mạng, mà thơ ông còn là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù. Không chỉ thế, thơ ông còn là sự chan chứa một tấm lòng đối với nhân dân, với đất nước. Tố Hữu đã để lại một sự nghiệp đồ sộ cho văn học. Với ba bài tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta (1973), Cuộc sống Cách mạng và văn học nghệ thuật (1981), Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa (1981), và bảy tập thơ: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và Hoa (1977), Một tiếng đờn (1933), Ta với ta (2000). Chính vì có một sự nghiệp thơ ca đồ sộ và có giá trị nên tác phẩm của Tố Hữu hiếm khi vắng bóng trên văn đàn thơ ca. Nguyễn Văn Minh, trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam 1945-1975 đã nhận định: “Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn di sản văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng.” [8;tr.52]. Từ ấy, tập thơ đầu tiên của Tố Hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ ấy là quả chín đầu mùa của vườn thơ cách mạng, nó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đồng thời tạo bước ngoặc lớn cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Từ ấy chính là tiếng lòng của người thanh niên yêu nước khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng cách mạng. Kể từ đó người thanh niên ấy đã nguyện “Dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa”, cũng chính từ Từ ấy, khi chúng ta đọc những câu thơ đầu tiên trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, chúng ta đã hiểu được niềm vui của ông: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim” Tôi đã thật sự bị “Từ ấy” cuốn hút. Cũng chính từ “Từ ấy”, Tố Hữu đã gắn bó máu thịt với nhân dân với giai cấp vô sản, với những người cùng khổ, tất cả những điều đó được Tố Hữu thể hiện qua những vần thơ của mình. Với giọng thơ 1
- khi thì hùng hồn, quyết liệt, khi nhỏ to tâm tình, cùng những ngôn từ bình dị, thể thơ lục bát của dân tộc làm cho thơ Tố Hữu dễ thuộc, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Đặc biệt, ở những câu thơ của mình Tố Hữu đã sử dụng lớp từ chỉ thời gian, lớp từ thể hiện bốn mùa của tự nhiên: xuân, hạ, thu, đông và những ngày kháng chiến cùng nhân dân… Ngay từ khi tôi còn là học sinh tiểu học, tôi đã được tiếp xúc với thơ Tố Hữu qua bài thơ Lượm, với cách cảm của một học sinh tiểu học, có lẽ lúc đó chưa thật sự sâu sắc. Càng về sau, tôi càng có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với thơ Tố Hữu. Đặc biệt, khi học ngành Ngữ văn, được các thầy cô giảng dạy tôi càng hiểu thêm dòng thơ cách mạng. Vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu để làm luận văn tốt nghiệp. Với mong muốn góp phần tạo nên tiếng nói về thơ ông. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, người viết có dịp đi sâu và khám phá nhiều hơn về từ chỉ thời gian trong tiếng Việt nói chung và từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu nói riêng. Công việc này còn giúp cho người viết bước đầu tập làm quen với việc nghiên cứu. Đặc biệt, người viết còn có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về nhà thơ Tố Hữu, cũng như cách sử dụng ngôn ngữ tài tình của nhà thơ. Từ đó người viết có được sự nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn về nhà thơ này. Đồng thời, tìm hiểu được kĩ càng hơn về cách sử dụng từ chỉ thời gian trong thơ Tố Hữu. 3. Lịch sử vấn đề Khi nghiên cứu về nhà thơ Tố Hữu chúng ta nhận thấy, Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Vì vậy có rất nhiều công trình, nhiều nhà nghiên cứu lớn đã tìm hiểu về ông và thơ ông. Đáng kể nhất, phải kể đến công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử. Trong công trình này, ông đã đi sâu vào việc phân tích quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chất thơ và phương thức thể hiện….Với thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã nhận định: “ Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu nằm trong qũy đạo của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thế giới, là bước phát triển mới của thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân tộc với nhiều biểu hiện phong phú. 2
- Nổi bật nhất là nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng thời gian lịch sử trong thơ với các bình diện khác nhau, khắc họa dòng thời gian vận động mang nhịp sống lớn của thời đại.”[20;tr.210]. Có thể nói, trong thơ cổ với ưu thế của thời gian vũ trụ tuần hoàn, một thời gian vĩnh viễn được tính bằng vạn năm, vạn đời, nghìn thu, kim cổ, không hề có khái niệm thời gian lịch sử như là một sự hình thành, vận động, biến đổi và phát triển về mặt xã hội. Còn khi đến với thơ mới lãng mạn hầu như chỉ tập trung thể hiện thời gian cá nhân của đời người, khép kín, vắng bóng thời gian lịch sử xã hội. Với Xuân Diệu thời gian là đại lượng tiêu cực, là thù địch với hạnh phúc và tuổi xuân, với Chế Lan Viên thời gian là nấm mồ vô tận chôn vùi tuổi thanh xuân. Đến với thơ ca cách mạng vô sản, nó thật sự mang lại tin tức về một thời đại mới, mặc dù lúc đầu chưa được cụ thể. Cách mạng càng phát triển, hình ảnh tương lai càng cụ thể hơn. Tuy nhiên, nhìn chung thơ ca Cách mạng trong tù chưa đề ra yêu cầu thể hiện hình tượng lịch sử. Chính vì thế nên: “Việc Tố Hữu thể hiện tập trung hình tượng thời gian lịch sử - xã hội trong thơ ông, ngay từ hồi Từ ấy phải xem là một sáng tạo mới mẻ.” [20;tr.213] “Tố Hữu là người đầu tiên đem gắn điểm tính thời gian đời tư vào với điểm tính thời đại mới.”[20;tr.214]. Trong Từ ấy, hầu hết mọi thời điểm đời tư đều có thể được tính lại trong thời gian cách mạng. Những cô gái sông Hương, lão đầy tớ, vú em…đều có thể tái sinh trong xã hội ngày mai. Tố Hữu đã thể hiện rất nổi bật mối liên hệ thời gian cá nhân và thời gian lịch sử. Lịch sử là tổng thể liên tục của các thời gian cá nhân, và cá nhân là một khâu của thời gian lịch sử. Tính thời điểm đời tư bằng thời điểm cách mạng, đem thời điểm cách mạng vào đời tư đã trở thành nguyên tắc thể hiện thời gian nhất quán của Tố Hữu từ trước đến sau. Nên: “ Trong thơ Tố Hữu, thời gian cá nhân và thời gian lịch sử hòa hợp thành một dòng duy nhất, thống nhất, trong đó mọi thời điểm đời tư đều có thể trở thành lịch sử, và mọi thời điểm lịch sử đều có thể trở thành thời điểm trữ tình.” [20;tr.217]. Sự xuyên thấm của hai dòng thời gian làm thời gian cá nhân mang thêm viễn cảnh lịch sử, làm thời gian lịch sử trở nên cụ thể, gần gũi, bình thường. Đặc sắc khác của thơ Tố Hữu: “Là đã thể hiện thành công trong thơ Việt Nam hình tượng một dòng thời gian vận động.”[20;tr.219]. Trong thơ cổ và trong văn học thế kỉ trước, thời gian ẩn tàng trong sự vật, hiện tượng, tính cách, môi trường. Người ta cảm nhận thời gian theo các dấu hiệu vật chất cố định: sen mùa hạ, 3
- cúc mùa thu, tóc bạc, chim én…Đến với thơ Tố Hữu thời gian vẫn gắn liền với sự vật, nhưng đã không còn ẩn tàng, mà xôn xao náo nức khắp nơi, trào ra thành dòng thời gian lịch sử vận động. Ta có thể nói thời gian mới là “nhân vật” chính của thơ Tố Hữu. Trong công trình này, Trần Đình Sử đã đi sâu vào nhiều vấn đề về thơ của Tố Hữu. Tuy nhiên, về các lớp từ chỉ thời gian chưa được ông nhắc đến. Hoài Thanh, trong Thơ Tố Hữu ông đã nhận định: “Thơ Tố Hữu có tính thời sự sâu sắc nhưng nó không làm cái việc minh họa chủ trương, chính sách. Nó đáp ứng yêu cầu của cách mạng theo đúng phương thức của thơ. Cũng như tất cả nghệ sĩ chân chính, Tố Hữu không đi từ những khái niệm, những vấn đề của nội dung rồi tìm cách thể hiện nội dung ấy trong chất liệu của nghệ thuật” [5;tr.39]. Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1975, Trần Văn Minh đã nhận định: “Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn di sản văn hóa tinh thần của quần chúng cách mạng. Từ góc nhìn, thời điểm khác nhau, sẽ phát hiện những tầng ý nghĩa khác nhau của kho tàng nghệ thuật ấy. Có thể đôi chỗ ngôn ngữ thơ còn khô ráp, thiếu sự gọt giũa cần thiết hoặc ồn ào, sáo mòn, công thức. Nhưng trên đại thể, dựa vào quan điểm lịch sử cụ thể và lập trường Cách mạng, hoàn toàn có thể khẳng định: thơ Tố Hữu là một giá trị. Tất nhiên nó sẽ bất tử.” [8;tr.52] Trong cuốn Những bài học lớn và sự cổ vũ chân tình, Hà Minh Đức đã nhận định: “Tố Hữu lấy tình cảm cách mạng làm cái gốc của hồn thơ và sự sáng tạo. Đồng chí không xem nhẹ các yếu tố khác như chất liệu hiện thực trực tiếp, chất suy nghĩ,… trong thơ, mà quan niệm rằng tất cả các yếu tố đó cũng chỉ đi qua ngõ tình cảm mà đến trong thơ.” [14;tr.86]. Qua các nhận định của Hoài Thanh, Trần Văn Minh và Hà Minh Đức chúng ta có thể nhận thấy các tác giả trên chỉ nhận xét chung chung chưa chỉ ra những nét hay về nghệ thuật của Tố Hữu. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về tập thơ Từ ấy: Ý kiến của Đặng Thai Mai, trong Mấy ý nghĩ, ông đã nhận định về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu như sau :“Thơ Tố Hữu là “bó hoa lửa” lộng lẫy, nồng nàn, kết tinh trên cơ sở của một hiện thực vĩ đại : cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong mười năm, dưới ánh sáng của Đảng, của tư Tưởng Mác – Lênin.” [14;tr.378]. Ý kiến của ông đã nói nhiều về tập thơ nhưng cũng chỉ đánh giá chung về tư tưởng, nội dung thể hiện. 4
- Nhà thơ Xuân Diệu, trong Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, cũng đã nhận định về tập thơ Từ ấy với ba vấn đề lớn. Trước hết Xuân Diệu đã nhìn nhận nhà thơ Tố Hữu ở góc độ nội dung. Đó là sự cảm thông và chia sẻ với những số phận bất hạnh của những em bé mồ côi, những người cụ già ở thuê, những chị vú em, những anh lính gác… Đặc biệt, nhà thơ Xuân Diệu đã đánh giá cao nhà thơ Tố Hữu trong việc đưa ca dao vào thơ để nói lên cảm xúc của chính mình. Xuân Diệu đã khẳng định Tố Hữu đã chuyển đổi thành công từ lời của một người thành thị sang lời của một người ở thôn quê. Điều đó chứng tỏ Tố Hữu đã am hiểu ngôn từ của quần chúng. Bên cạnh đó, Xuân Diệu còn nói đến tinh thần liên tục, sự quyết liệt đấu tranh và một niềm say thơ của Tố Hữu. Về thơ Từ ấy với phong trào Thơ mới Xuân Diệu đã:“tìm hiểu cho sâu hơn nữa sự cấu tạo, sự kết thành của thơ Tố Hữu trước Cách mạng”[14;tr.419]. Cuối cùng cũng trong bài viết này Xuân Diệu đã viết: “những bài ưu tú trong tập Từ ấy chính là thơ của Tố Hữu, mang dấu hiệu của Tố Hữu chứ không ai khác, rất độc đáo. Cái độc đáo ấy là do tâm hồn của Tố Hữu quyết định; chất tình cảm, chất tư tưởng của Tố Hữu là nội dung đã quyết định cho hình thức những bài thơ, đoạn thơ thành xuất sắc, ưu tú.”[14;tr.426]. Có thể nói, qua những nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu, chúng ta thấy nhà thơ đã rất tâm đắc về nhà thơ Tố Hữu, về tập thơ Từ ấy. Tuy nhiên, Xuân Diệu mới chỉ nhận xét về cách dùng từ chứ thật sự chưa đi sâu vào việc sử dụng các lớp từ trong thơ Từ ấy. Phan Cự Đệ, với công trình nghiên cứu Một bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ Cách mạng, trong công trình này ông đã nhận định: “phong cách của nhà thơ Tố Hữu không thể giống phong cách của các nhà thơ lãng mạn tiêu cực đương thời vì thế giới quan của Tố Hữu khác xa thế giới quan của họ. Càng không thể nói có một “phong cách lãng mạn” chung cho các nhà thơ lãng mạn tiêu cực và lãng mạn cách mạng” [14;tr.436]. Cuối cùng Phan Cự Đệ đã khẳng định Từ ấy là một bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ cách mạng:“Nó là con đẻ của phong trào, nhưng đồng thời cũng là tiếng nói tiêu biểu, kết tinh cao nhất của phong trào. Nó là bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ cách mạng. Tách thơ Tố Hữu ra khỏi phong trào thơ ca cách mạng 1936 – 1945 thì không thể nào hiểu thơ Tố Hữu và đồng thời cũng không đánh giá đúng mức thơ Tố Hữu, đỉnh cao nhất của thơ ca cách mạng 1930 – 1945” [14;tr.442,443]. 5
- Hoàng Minh Châu, với công trình nghiên cứu Về giá trị tập thơ Từ ấy và phương pháp sáng tác của Tố Hữu, ông đã khẳng định:“Từ ấy có kế thừa chăng là kế thừa cái truyền thống thơ ca cách mạng của dân tộc, kế thừa những hình ảnh đất nước quê hương” [14;tr.444]. Khi một số ý kiến cho rằng trong tập thơ Từ ấy những bài thơ viết về công nông dường như là ít, thì Hoàng Minh Châu đã giải thích: “cắt nghĩa vì sao thơ Từ ấy ít đề tài công nông mà chủ đề tư tưởng vẫn rất công nông” [14;tr.446]. Về lời thơ trong thơ Từ ấy của Tố Hữu, Hoàng Minh Châu đã nhận định: “Tôi thấy giá trị lớn lao của lời thơ Tố Hữu là đã đánh bạt được những lời ru ngủ, đầu độc thanh niên lúc bấy giờ.” [14;tr.448]. Huỳnh Lý, với công trình nghiên cứu Nên xét thơ Tố Hữu như một thực thể động, cũng đã cho rằng: “Những ý kiến cho rằng thơ Tố Hữu thoát thai từ thơ mới, rằng Tố Hữu là nhà thơ tiểu tư sản,… đã đành là không đúng. Nhưng còn nói như ý kiến bạn Hoàng Minh Châu, thơ Tố Hữu không còn chút rơi rớt tiểu tư sản nào cả, không có quan hệ gì với thơ mới, thậm chí không dung cho người ta gắn thơ mới với phong trào thơ ca cách mạng, coi Tố Hữu như một cái đỉnh, nhưng một cái đỉnh tuyệt vời, chơi vơi ở trên hết cả trong văn học của thời đại, tôi tưởng là cũng chưa nắm được chân giá trị tập Từ ấy.”[14;tr.450], trước những ý kiến ấy Huỳnh Lý trong công trình nghiên cứu này của ông, ông đã tập trung đi vào giải quyết vấn đề trong Từ ấy còn rơi rớt tiểu tư sản hay không. Trên đây là một số ý kiến đã nhận định, đánh giá về Tố Hữu và tập thơ Từ ấy. Tất cả các nhà nghiên cứu trên đã có cái nhìn khái quát và đầy đủ về tập thơ Từ ấy, cũng như về Tố Hữu. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy chưa có ý kiến nào đánh giá về nghệ thuật dùng từ hoặc dùng từ một cách riêng biệt. Đặc biệt, về từ chỉ thời gian. Vì thế đề tài của người nghiên cứu còn rất mới mẻ và chuyên sâu. Ngoài một số công trình nghiên cứu kể trên, chúng ta cần điểm qua một số công trình về ngữ như: Trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), của Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung đã đề cập đến cấu tạo từ và từ loại tiếng Việt. Trong công trình này, tác giả đã nói đến từ chỉ thời gian bao gồm: danh từ, động từ, đại từ, phó từ. Trong công trình nghiên cứu Ngữ Pháp tiếng Việt (tập 2), của Diệp Quang Ban đã nhận định: “Danh từ đơn vị thời gian bao gồm danh từ chỉ đơn vị thời gian 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 105 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 46 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 42 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 46 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 18 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 17 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn