khởi nghiệp thành công
lượt xem 11
download
Chúng ta quay lại về dữ kiện ban đầu: cần có tiền để triển khai ý tưởng kinh doanh, trong khi trang thiết bị có rất ít hoặc hoàn toàn không có. Xuất hiện vấn đề: đào đâu ra tiền? Vấn đề này lại tiếp tục làm nảy sinh vấn đề khác: tìm đâu ra người đồng ý đầu tư vào công ty? Ở đây cũng có điều phải suy nghĩ: tìm đâu ra được một gã khờ khạo sẵn lòng bỏ ra khoản tiền cần thiết cho mình để kinh doanh nhưng lại không ngáng chân ta? ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: khởi nghiệp thành công
- khởi nghiệp thành công Chúng ta quay lại về dữ kiện ban đầu: cần có tiền để triển khai ý tưởng kinh doanh, trong khi trang thiết bị có rất ít hoặc hoàn toàn không có. Xuất hiện vấn đề: đào đâu ra tiền? Vấn đề này lại tiếp tục làm nảy sinh vấn đề khác: tìm đâu ra người đồng ý đầu tư vào công ty? Ở đây cũng có điều phải suy nghĩ: tìm đâu ra được một gã khờ khạo sẵn lòng bỏ ra khoản tiền cần thiết cho mình để kinh doanh nhưng lại không ngáng chân ta?
- Không có đủ nguồn lực tài chính Thông thường, mọi việc diễn ra thế này: bạn có một ý tưởng kinh doanh, và tất cả mọi thứ thật hay và thú vị, chỉ có điều bạn không có đủ nguồn lực tài chính cho việc hiện thực hóa ý tưởng đó. Hoặc nếu bạn đã có số tiền cần thiết, nhưng lại tiếc không dám đầu tư cho dự án mới. Lúc này xuất hiện một vấn đề: tại sao lúc đầu bạn không thực hiện theo kiểu khiêm tốn hơn? Nhưng, điều quan trọng cần biết là bạn có thể tiết kiệm được bằng cách nào, còn cái gì thì phải làm cho kỳ được với một mức độ xứng đáng. Việc tiết kiệm đối với các hạng mục công việc cần thiết thường giết chết sự nghiệp kinh doanh của bạn.
- Một nhóm bạn bè tổ chức một lĩnh vực kinh doanh mới. Tiền bạc cho các khoản cần chi hiện hành chẳng biết lấy đâu ra, vì thế họ quyết định sử dụng căn hộ đang ở để làm văn phòng. May thay, một người trong số họ đang có căn hộ để trống. Họ bắt đầu làm việc, qua một thời gian xuất hiện nhu cầu cần tuyển nhân viên quản lý bán hàng. Việc trả lương dường như thật nặng nề, vì thế họ quyết định trả lương bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Sau nửa năm tìm kiếm vẫn không được một người nào đáp ứng được yêu cầu, họ hỏi tôi: “Tại sao chúng tôi không thể tìm được nhân viên? Chúng tôi đề nghị trả tới 20% doanh thu bán quảng cáo trên tạp chí. Còn các tạp chí khác chỉ trả có 10% mà có rất nhiều người đến với họ!”.
- Chúng ta hãy tưởng tượng tâm trạng từ phía nhân viên tiềm năng. Anh ta đọc thấy thông báo tuyển dụng trên báo và gọi điện đến “văn phòng” – nơi đâu phải cuộc gọi nào cũng được trả lời cụ thể - hơn nửa ngày làm việc mà chẳng có ai trong căn hộ cả. Chúng ta giả sử là ứng viên đã thỏa thuận được cuộc hẹn. Anh ta đến phỏng vấn và thấy văn phòng chỉ là căn hộ một phòng trong khu dân cư. Thế là đã rõ, tiền đầu tư cho kinh doanh thật là ít ỏi. Việc thỏa thuận về điều kiện công việc càng khẳng định dự đoán sau: thậm chí lương họ còn không có thể trả được và chỉ hứa trả phần trăm hoa hồng. Vậy thì, xin lỗi nhé, bán như thế nào đây? Một nguyên nhân khiến bạn không phát triển công việc kinh doanh được - đó là sự hèn nhát tầm thường. Lẽ ra, họ đã có thể bán căn hộ đi hoặc thế chấp để vay ngân hàng rồi sau đó thuê văn phòng, trả lương thích đáng, làm ra tiền và hoàn trả vốn đầu
- tư cùng lợi nhuận. Bạn sẽ nói rằng, kinh doanh là “chuyện chưa chắc chắn”, còn căn hộ thì luôn là căn hộ? Đúng vậy, nếu bản thân chủ doanh nghiệp không tin vào công việc của mình thì ai sẽ tin nó đây? Điều quan trọng – tìm được nhà đầu tư Chúng ta quay lại về dữ kiện ban đầu: cần có tiền để triển khai ý tưởng kinh doanh, trong khi trang thiết bị có rất ít hoặc hoàn toàn không có. Xuất hiện vấn đề: đào đâu ra tiền? Vấn đề này lại tiếp tục làm nảy sinh vấn đề khác: tìm đâu ra người đồng ý đầu tư vào công ty? Ở đây cũng có điều phải suy nghĩ: tìm đâu ra được một
- gã khờ khạo sẵn lòng bỏ ra khoản tiền cần thiết cho mình để kinh doanh nhưng lại không ngáng chân ta? Với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, tôi có thể đưa ra cho bạn một số lời khuyên cho bạn – nhà đầu tư không mong muốn trở thành vật tế thần “của sự lường gạt”. 1. Đây là điều mà tôi nghe được từ một doanh nhân kinh nghiệm: “Tôi không hút thuốc và vì vậy tôi sẽ không kinh doanh thuốc lá”. Không nên lao vào kinh doanh trong lĩnh vực mà bạn cảm thấy hoàn toàn xa lạ vì nó sẽ khiến bạn đau đầu.
- 2. Thậm chí nếu như bạn là nhà đầu tư chính, sẽ tốt hơn nếu như có thêm các cổ đông cùng góp cổ phần, cho dù cổ phần của họ có thể ít hơn bạn. Nhưng điều quan trọng là sao cho phần góp đó có vẻ nặng ký đối với các cổ đông đó. Điều mà các cổ đông mạo hiểm mất tiền, một phần sẽ bảo vệ được phần vốn đầu tư của bạn. 3. Nếu như bạn là người đầu tư chủ yếu bằng tiền, còn việc quản lý kinh doanh lại do các cổ đông điều hành thì cổ phần kiểm soát của bạn trong công ty có thể là sự bảo vệ bổ sung. Nhưng để đảm bảo hơn đối với dạng công ty này bạn cần phải có người của mình ở vị trí giám đốc, nhân vật có quyền ký duyệt tài chính. Cũng không tồi nếu như bạn kiểm soát được nhân viên tài chính hoặc nhân viên kế toán của công ty. Và nếu các cổ đông không
- đầu tư cổ phần tương ứng vào công ty, tốt nhất nguồn tài sản mà bạn đã thanh tóan nên được đăng ký thành tài sản cá nhân, đồng thời hành cho thuê công ty và mua bảo hiểm rủi ro. 4. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh doanh, hãy cố gắng đầu tư tiền bạc vào những gì mà có thể bán được khi đóng cửa doanh nghiệp. Bất động sản không những không mất giá mà thậm chí còn tăng giá. Trang thiết bị chỉ bán lại được với mức30-70% giá mua. Chi phí lương nhân viên và quảng cáo thì không thể thu hồi. 5. Không đáng phải để ý đến các ngành nghề kinh doanh mà bạn không thích hoặc không thể kiểm soát. Nếu không quan tâm đến
- bản thân công việc kinh doanh mà chỉ quan tâm đến sự tăng trưởng của vốn đầu tư thì tốt nhất bạn nên đem tiền cho vay. 6. Bỏ tiền cho người khác vay theo hình thức lấy lãi đơn thuần là việc cho vay nặng lãi. Giống như tất cả các công việc chuyên nghiệp khác, nó cũng cần phải có kinh nghiệm. Hãy nhớ rằng: việc cho 15 người khác nhau vay lấy lãi dễ hơn là việc trở thành đồng sáng lập của 15 công ty và sau đó tham gia vào công tác quản lý điều hành. 7. Khi đưa tiền cho người khác, bạn nên làm một khế ước vay nợ với hai người làm chứng. Sẽ là không thừa nếu bạn yêu cầu người vay cho biết cách thức trả nợ trong trường hợp kinh doanh
- thua lỗ. Đừng chấp nhận câu trả lời kiểu như “công việc kinh doanh không thể thua lỗ”. Bạn cần thu hồi tiền của mình trong trường hợp kinh doanh thành công cũng như bị thất bại. Nếu như không thể tính toán được điều đó thì tốt nhất là đừng nên mạo hiểm. 8. Hãy hỏi người vay là trước đây anh ta đã từng rơi vào vào trường hợp không thể thực hiện được như đã hứa và anh ta đã xử lý nó như thế nào. Quan trọng bạn phải hiểu anh ta có trung thực hay không - ở đây kinh nghiệm sống sẽ giúp bạn rất nhiều. Sẽ tin cậy hơn nếu như người vay đã từng rơi vào trường hợp bất khả kháng và đã có thể thanh toán. Nếu như anh ta chưa có được kinh nghiệm này, thì bạn không thể dự đoán được hành vi của anh ta trong các trường hợp không phổ biến.
- 9.Cần phải hỏi về những tài sản riêng nào mà người vay sẵn sàng bán để trả nợ trong trường hợp không thực hiện được cam kết cũng như giá trị của tài sản. Nếu như tài sản bảo đảm không đủ thì nhìn chung hãy đừng cho vay (hay là đừng cho vay nhiều hơn số tiền mà nếu mất nó thì bạn vẫn cảm thấy thanh thản). 10. Sự bảo đảm trong trường hợp xấu nhất là khế ước vay nợ mà bạn có thể dùng làm bằng chứng để đưa vụ việc ra tòa nhằm buộc người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ thông qua thi hành án. Trước đó cần phải làm rõ, tài sản nào là của người vay có thể phát mãi (ví dụ: căn hộ và các tài sản kèm theo, ô tô, ga-ra, nhà nghỉ, biệt thự, v.v.). Nếu như anh ta chỉ có căn hộ một phòng ngủ
- không lớn, thì hầu như bạn không bao giờ sờ tới nó được. Khi căn hộ có hai phòng trở lên thì may ra mới có khả năng phát mãi thu hồi nợ. 11. Nếu như con nợ hoàn toàn không có một tài sản riêng nào (tất cả đều mang tên mẹ hoặc là vợ, chị, v.v.), thì có một điều tốt nhất phải nghĩ đến - có nên cho anh ta vay hay không. Dĩ nhiên, câu hỏi này cần phải làm rõ từ lúc trước, chứ không phải là sau khi khoản trả nợ đã bị quá hạn và bạn đang chuẩn bị thủ tục đưa ra tòa. Phương án được chấp nhận là thiết lập khế ước nợ hoặc bảo lãnh không phải với chính người vay nợ mà với người sở hữu tài sản.
- 12. Nếu cho vay một khoản tiền lớn, bạn phải có biện pháp đảm bảo an toàn một cách nghiêm túc, thậm chí cả việc phải thu hồi nợ bằng các biện pháp mạnh. Tựu chung, điều quan trọng hơn cả vẫn là kinh nghiệm và lương tri của các bên tham gia vụ việc!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
những nguyên tắc cơ bản trong khởi nghiệp kinh doanh - jeanne holden
72 p | 889 | 476
-
170 cách khởi nghiệp thành công
6 p | 543 | 254
-
14 nguyên tắc khởi nghiệp thành công
1 p | 469 | 244
-
Khởi nghiệp chỉ với nguồn vốn ít hơn 1000 đôla
7 p | 408 | 97
-
Bảy vấn đề quan trọng để khởi nghiệp thành công
5 p | 319 | 77
-
Khởi nghiệp thành công không hề khó
8 p | 161 | 40
-
Những điều cần lưu ý cho một cuộc khởi nghiệp thành công
7 p | 158 | 39
-
Những điều cần lưu ý cho một cuộc khởi nghiệp thành công (Phần cuối)
9 p | 179 | 39
-
Những bí quyết khởi nghiệp thành công
4 p | 202 | 39
-
Muốn khởi nghiệp thành công: Đừng mơmộng trở thành Bill Gates
14 p | 133 | 38
-
Bí kíp khởi nghiệp thành công
4 p | 146 | 35
-
Dấu hiệu thành công cho một công ty khởi nghiệp
11 p | 126 | 20
-
Hệ sinh thái khởi nghiệp - một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
22 p | 81 | 13
-
Kỹ năng giúp bạn trẻ thành công
5 p | 67 | 9
-
Đánh giá các yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên đại học
9 p | 65 | 8
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến khởi nghiệp tại Việt Nam
8 p | 55 | 3
-
Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống tại công ty dịch vụ A và công ty sản xuất B
14 p | 42 | 1
-
Vai trò của vốn văn hoá trong hoạt động khởi nghiệp của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khởi nghiệp tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội)
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn