intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế: Mở đầu

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

167
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế: Mở đầu Kinh điển khởi nghiệp: Tìm chìa khóa dưới chân cột đèn (*) Bài viết này được chuyển ngữ từ công trình có tên “Entrepreneurship and economic growth,” của tác giả Randall G. Holcombe; Giáo sư giữ ghế DeVoe Moore về Kinh tế học tại Florida State University.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế: Mở đầu

  1. Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế: Mở đầu Kinh điển khởi nghiệp: Tìm chìa khóa dưới chân cột đèn (*) Bài viết này được chuyển ngữ từ công trình có tên “Entrepreneurship and economic growth,” của tác giả Randall G. Holcombe; Giáo sư giữ ghế DeVoe Moore về Kinh tế học tại Florida State University. Công trình xuất bản trên tạp chí khoa học The Quarterly Journal of Austrian Economics 1(2): 45-62 (1998). Điều gì dẫn đến tăng trưởng kinh tế? Chấp nhận chút rủi ro do việc đơn giản hóa quá mức, những lời giải đáp do các nhà kinh tế học đưa ra cho câu hỏi này có thể được chia thành 2 trường phái chủ chốt. Một trường phái đi theo tư tưởng kinh tế của Adam Smith (1776) và trường phái kia đi theo tư tưởng của David Ricardo (1821). Smith, với mục tiêu bao trùm là nhằm tới sự hiểu biết về quá trình tạo ra của cải, đã khởi sự học thuyết của mình bằng bài học
  2. đầu tiên nói rằng việc phân công lao động bị giới hạn bởi quy mô của thị trường. Khi các thị trường mở rộng, quá trình khởi nghiệp dẫn tới đổi mới và sáng tạo, yếu tố lại dẫn tới việc tiếp tục phân công lao động và năng suất lao động tăng lên. Ngược lại, Ricardo tiên liệu rằng sản lượng kinh tế là hàm của các đầu vào bao gồm đất đai, lao động và tư bản (vốn). Quá trình đầu tư có thể sản sinh ra nhiều vốn hơn, nhưng do bị chế ngự bởi năng suất nhân tố cận biên giảm dần và do sự tồn tại của các nhân tố bị cố định như đất đai hữu hạn, sự tăng trưởng của dân số sẽ luôn luôn vượt trội sự tăng trưởng kinh tế, khiến cho phần lớn dân số bị giới hạn ở mức thu nhập chỉ đủ tồn tại. Những tư tưởng của Ricardo và bạn của ông, một nhân vật đương đại là Malthus (1798) đã hình thành nên cách nhìn về kinh tế học như một ngành “khoa học sầu thảm.“ Cách nhìn này rõ ràng là tương phản với cách nhìn của Smith về khởi nghiệp và sáng tạo-đổi mới, những nhân tố dẫn đến của cải gia tăng nhanh chóng. Cách thức diễn đạt về tăng trưởng của trường phái Smith và Ricardo như vừa nêu trên rõ ràng là đơn giản hóa rất nhiều, vì cả hai học giả đều có tầm hiểu biết sâu sắc hơn nhiều về quá trình tăng trưởng so với sự biểu đạt ngắn gọn ở trên. Ở khía cạnh nào đó, cách biểu đạt này khá “bất công” đối với cả Smith lẫn Ricardo vì chưa thể trình bày rõ được độ uyên thâm và sự dồi dào quan điểm cũng như kiến thức của các tiền bối này. Nhưng ở khía cạnh khác, cách biểu đạt này cũng khá công tâm. Đó là vì sau tất cả những phân tích và lập luận về quá trình tăng trưởng kinh tế, rốt cục Smith kết luận rằng tiềm năng tăng trưởng kinh tế hầu như là vô tận, trong khi đó Ricardo nhìn nhận rằng tiềm năng đó bị hạn chế ngặt nghèo bởi sự hữu hạn của nguồn lực kinh tế (và nhân tố cụ thể nhất ông nói tới là đất đai). Nếu có cách nào để
  3. nêu rõ sự tương phản các tư tưởng của các kinh tế gia, rõ ràng cách công bằng là biểu đạt theo các kết luận cuối cùng. Tầm nhìn của Smith về tăng trưởng kinh tế cho thấy chính xác hơn Ricardo, nhưng nghề nghiệp kinh tế học lại bám sát các tư tưởng của Ricardo hơn là của Smith trong việc phát triển tiếp lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. Một phần lý do là vì bản chất so sánh tĩnh của quá trình mô hình hóa kinh tế (economic modeling) đã khiến cho cách tiếp cận hàm sản xuất của Ricardo có tính ứng dụng tốt hơn đối với công tác xây dựng mô hình, trong khi đó yếu tô “sáng tạo-đổi mới” của Smith dẫn tới tăng cường phân công lao động xã hội lại rất khó có thể lên mô hình nghiên cứu một cách chính xác. Hai nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith David Ricardo (1723-1790) (1772-1823)
  4. Khi mà kinh tế học đã ngày càng trưởng thành như một ngành khoa học ở thế kỷ XX, các nhà kinh tế cũng đã sẵn sàng hơn để đương đầu giải quyết những bài toán nằm trong nhóm vấn đề mô hình cân bằng tổng quát của nền kinh tế, chứ không phải để giải quyết các bài toán khó “tham số hóa.”[1] [1] Một nhà quan sát phát biểu rằng, “Khi công cụ duy nhất ta có là một chiếc búa, thì mọi sự vật trông đều giống cái đinh.” Phương pháp nghề nghiệp kinh tế học đối với việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế nhắc nhở chúng ta về một câu chuyện cười trong đó một gã đàn ông đứng dưới cột đèn đường tìm chìa khóa trong lúc một gã khác tiến đến hỏi xem có cần giúp đỡ. “Anh đánh rơi chiếc khóa ở đâu,” người có nhã ý giúp hỏi. “Ở phía bên kia đường,” trả lời. “Vậy tại sao anh lại tìm ở đây?” “À, do ở đây sáng hơn.” Bài chúng ta đang thảo luận là một thứ ánh sáng đèn không được sáng rõ lắm, nhưng có lẽ lại là nơi tìm được câu trả lời. Trong phương pháp hàm sản xuất Ricardo, đầu tư là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế, trong khi đó theo quan điểm của Smith, sáng tạo-đổi mới dẫn tới việc tăng mức phân công lao động xã hội chính là chìa khóa. Câu trả lời của Smith dường như là hoàn toàn đúng đắn, nhưng ông lại không giải thích quá trình sáng tạo diễn ra như thế nào. Kirzner (1973) đưa ra một hiểu biết rất quan trọng về khía cạnh này của Smith bằng cách mô tả quá trình khởi nghiệp (entrepreneurship) như một quá trình hành động dựa trên “cơ hội tạo lợi nhuận mà trước đó chưa phát hiện ra.” Theo cách đó, sự khởi nghiệp theo nghĩa của Kirzner có thể tạo ra “cỗ máy” tạo năng lượng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo trường phái Smith.
  5. Theo cách Kirzner xem xét vấn đề, kiến thức khởi nghiệp là những cơ hội tạo lợi nhuận mà trước đó đã trôi qua “lãng phí” mà không được chú ý. Những người khởi nghiệp (entrepreneurs) hành động dựa trên những hiểu biết về các cơ hội đó và nền kinh tế trở nên có năng suất cao hơn bởi vì nó có thể sản sinh ra sự thỏa mãn người tiêu dùng lớn hơn, ở mức chi phí thấp hơn. Sự kết nối giữa quá trình khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế nằm ở chỗ các cơ hội lợi nhuận trước đó chưa được để ý bắt buộc phải sinh ra từ đâu đó, và nguồn cơ hội lợi nhuận phổ biến nhất chính là hiểu biết của những người khởi nghiệp. Các ý tưởng khởi nghiệp xuất hiện khi người khởi nghiệp thấy rằng các ý tưởng triển khai bởi những người đi trước có thể kết hợp lại để cho ra một quá trình hoặc sản phẩm mới. Các cơ hội khởi nghiệp có xu hướng xuất hiện trong bối cảnh thời gian- không gian cụ thể nhất định, vì thế theo Hayek (1945) một nền kinh tế tập trung thấp cho phép các cá nhân hoạt động kinh doanh dựa trên hiểu biết khởi nghiệp, rồi tưởng thưởng cho hành vi khởi nghiệp, sẽ làm sản sinh ra một môi trường xã hội thúc đẩy các tư tưởng khởi nghiệp ngày càng dồi dào. Nhìn vào cách thức này, quá trình khởi nghiệp là nền móng của tăng trưởng kinh tế. Các tư tưởng và kiến thức khởi nghiệp tạo ra nền móng để tiếp tục sản sinh ra tư tưởng và kiến thức mới, cứ thế chúng thúc đẩy quá trình tăng trưởng.[2] [2] Schumpeter (1934, p.154), bàn về một bối cảnh trong đó mọi lợi nhuận bị tối thiểu hóa do cạnh tranh tại điểm cân bằng cạnh tranh, và một bối cảnh khác, trong đó lợi nhuận tạo ra chính là trả công cho “công việc khởi
  6. nghiệp.” Ông nói “Không có sự đầu tư cho phát triển cũng sẽ không thể có lợi nhuận, mà không có lợi nhuận thì đừng hi vọng phát triển.” Rõ ràng thái độ này nắm bắt rất rõ rệt cách thức quá trình khởi nghiệp giúp dẫn đến tăng trưởng, nhưng Kirzner cũng ghi nhận lại một số khác biệt giữa cách tư duy của ông và Schumpeter. Trước khi bàn tiếp vào chi tiết của tăng trưởng kinh tế, cũng rất cần thiết nói rõ ranh giới khác biệt giữa quá trình tăng trưởng kinh tế và một môi trường thuận lợi cho tăng trưởng diễn ra. Sau khi hệ thống các nền kinh tế kế hoạch tập trung thất bại ở Châu Âu năm 1989, chúng ta nhận ra rằng một môi trường có tính kinh tế thị trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế vượt xa so với môi trường kế hoạch hóa tập trung, và khoa học kinh tế thực chứng đã xác nhận hoàn toàn rõ ràng quan sát này.[3] [3] Chẳng hạn chúng ta có thể xem tài liệu Gwartney, Lawson, and Block (1996), Scully (1988, 1992), và Knack (1996). Đề tài vai trò của thị trường trong quá trình tăng trưởng kinh tế rất phù hợp đối với câu hỏi về chính sách kinh tế công “loại tổ chức nào giúp củng cố tăng trưởng kinh tế,” nhưng lại có tính chất “ngoại vi” đối với các chủ đề lý thuyết đang được xem xét. Câu hỏi được nghiên cứu kỹ trong bài luận này là quá trình tăng trưởng kinh tế diễn ra như thế nào, trong một bối cảnh thị trường cụ thể. Câu trả lời, tóm gọn trong một câu thôi, chính là những hành động của quá trình khởi nghiệp tạo nên một môi trường giúp có thể diễn ra những đổi mới-sáng tạo tự thân vận động, rồi sau đó lại tiếp tục dẫn đến sự gia tăng năng suất lao động. Saga.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2