Khủng hoảng tài chính toàn cầu là do lãnh đạo kém
lượt xem 184
download
Cuộc khủng hoảng tài chỉnh nặng nề trong năm 2008 đã gây ra một hậu quả năng nề: sự mất lòng tin vào những nhà lãnh đạo trong các tổ chức tài chính trọng yếu nhất trên toàn nước Mỹ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khủng hoảng tài chính toàn cầu là do lãnh đạo kém
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu là do lãnh đạo kém Cuộc khủng hoảng tài chỉnh nặng nề trong năm 2008 đã gây ra một hậu quả năng nề: sự mất lòng tin vào những nhà lãnh đạo trong các tổ chức tài chính trọng yếu nhất trên toàn nước Mỹ. Việc giành được niềm tin của mọi người là điều cốt yếu đối với mỗi nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo không thể lãnh đạo hiệu quả mà không có được sự tin tưởng của những người bỏ phiếu cho mình, chính những người đã cho tổ chức cái quyền hạn đó. Việc này cũng ví như bất kì một hệ thống tư tưởng nào hoạt động mà không có nền tảng niềm tin. Niềm tin tượng trưng như “đồng tiền trong một triều đại.” Theo như một bản nghiên cứu vừa được công bố trong năm 2008 vừa rồi của Trung tâm Lãnh đạo cộng đồng thuộc Trường Harvard’s Kenedy, một tỷ lệ gây kinh ngạc là ngày nay 80% người Mỹ tin rằng đang có một cuộc khủng hoảng lãnh đạo trên nước Mỹ. 79% số người cho rằng nước Mỹ sẽ có thể trên đà tuột dốc trừ khi quốc gia này có những nhà lãnh đạo khá hơn. Những nhà lãnh đạo trong kinh doanh xếp hạng gần cuối, với chỉ 45% vẫn còn đặt lòng tin ở họ, giảm từ 59% (năm ngoái). Dắt tay nhau đứng cuối bảng xếp hạng là Quốc hội và Tổng thống. Trái ngược với điều đó, các nhà chỉ huy quân đội giành được niềm tin của 71% số người tham gia cuộc khảo sát, đứng đầu bảng xếp hạng. Sự tuột dốc trong niềm tin giành cho những nhà lãnh đạo kinh tế đặc biệt đáng lo ngại. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên, trong tình hình khủng hoảng ngân sách hiện tại, vấn đề niềm tin bị lung lay là không thể tránh khỏi cho nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính. Nếu như chúng ta không thể tin tưởng những người chúng ta đang đầu tư bằng tiền tiết kiệm suốt một đời của mình, thì chúng ta còn có thể tin vào ai nữa đây? Những sự chỉ trích này là xứng đáng với nhiều người được gọi là lãnh đạo. Cơ quan đầu não của những tổ chức như Lehman, AIG, Bear Stearns, Countrywide Financial, Fannie Mae, Freddie Mac, Wachovia, và Quỹ đầu tư Washington đã làm
- một việc không thể coi là phục vụ khách hàng, nhân viên, cổ đông, và đất nước. Thật là một điều đáng xấu hổ khi chính phủ Mỹ phải cứu vớt quá nhiều công ty để giữ cho hệ thống tài chính không bị rối loạn. Lo sợ bị mất sự tin tưởng, nhiều trong số những nhà lãnh đạo này phản đối hệ thống kế toán điều chỉnh theo giá thị trường, hệ thống luật lệ nhằm phòng tránh thiếu hụt tiền tệ, hệ thống minh bạch hơn cho các quỹ đầu tư. Nguyên nhân của thất bại không phải là từ các công cụ tài chính phức tạp. Mà nguyên nhân là từ sự thất bại ở cấp chỉ huy. Những người đứng đầu doanh nghiệp quên mất hai nguyên tắc cơ bản của kinh doanh: Để duy trì thành công bền vững, doanh nghiệp phải phục vụ khách hàng của họ một cách tốt nhất trong dài hạn và đóng góp cho sự ổn định của một thị trường mạnh khỏe. Hai nguyên tắc này là cốt lõi thành công của nhiều thế hệ những nhà lãnh đạo thị trường Phố Wall. Cựu giám đốc điều hành CEO Walter Wriston của tập đoàn Citigroup và cựu CEO John Whitehead của Goldman Sachs luôn luôn tin tưởng rằng lợi ích của khách hàng và một thị trường vốn vững chắc chính là nhân tố quyết định cho thành công của doanh nghiệp. Cùng chia sẻ chung một suy nghĩ như vậy với Henry Paulson Tổng thư kí Bộ Tài Chính trong những ngày quản lý ngân hàng đầu tư của mình. Warren Buffett cũng liên tục nhắc nhở mọi người về những vấn đề của các doanh nghiệp tài chính đang lao đầu vào, nhưng chẳng mấy người lắng nghe ông, trừ một doanh nghiệp liên tiếp đạt được những thành công to lớn của ông, Berkshire Hathaway. Trong những năm gần đây, những doanh nghiệp tài chính đâm đầu vào một cuộc chạy đua điên cuồng để bù chi phí quản lý tiền của khách hàng bằng cách cung cấp doanh thu ngắn hạn cao quá mức hợp lý. Điều này đã khiến nhiều nhà lãnh đạo đánh mất tầm nhìn về độ quan trọng của việc bảo vệ những khoản đầu tư dài hạn của khách hàng và mức độ an toàn tài chính cho những khoản đầu tư đó. Trong vòng hỗn loạn kiếm trác cho bản thân, những doanh nghiệp này đánh giá thấp rủi ro và lựa chọn đầu tư quá mức – tỉ lệ nợ so với tài sản là gấp 35 lần. Đánh bạc với tương lai của doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo thất bại này tạo ra lợi nhuận lớn trong ngắn hạn, nhưng theo sau đó là những thất bại lớn hơn rất nhiều, và cuối cùng đỉnh điểm là đặt dấu chấm hết cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chẳng có gì khó hiểu khi công chúng đánh mất niềm tin ở những nhà lãnh đạo kinh tế này. Trí tuệ của Tổng thống mới đắc của Barack Obama – người đã nói về cuộc chiến tranh ở Iraq, “Tôi không chỉ muốn đưa quân đội ra khỏi Iraq. Tôi muốn thay đổi hệ thức luận đã đưa chúng ta đến cuộc chiến tranh đó” – cũng được áp dụng ở đây. Trong trường hợp thị trường Phố Wall, mọi hành động vẫn là chưa đủ nếu như chỉ cố xoay xở ra khỏi mớ hỗn loạn đó. Mọi người cần thay đổi hệ thức luận đã dẫn chúng ta đến những rắc rối này để không lặp lại những sai lầm này trong tương lai. Việc sửa chữa những khiếm khuyết cơ bản của hệ thống, mặc dù đã là việc rất khó khăn, nhưng vẫn là chưa đủ. Chúng ta cần những nhà lãnh đạo người có tầm nhìn cho thị trường tài chính thế giới trong thế kỷ 21 hoạt động như thế nào để duy trì sự ổn định và đóng góp cho tất cả những người tham gia một cách công bằng và xứng đáng nhất. Những nhà lãnh đạo Phố Wall phải ngồi xuống cộng tác với cơ quan chính phủ của họ để đặt những luật lệ thể chế vào đúng chỗ của nó và có tầm nhìn xa để đảm bảo thị trường vận hành êm thấm trong tương lai, thậm chí trong cả những trường hợp cực đoan nhất. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề tầm cỡ như vậy bằng cách đơn giản thay thế những nhà lãnh đạo thất bại hôm nay bằng những người mà suy nghĩ và hành động cũng chỉ giống những người thất bại trước đó. Chúng ta cần sự lãnh đạo mới và một hệ thức luận mới cho những nhà lãnh đạo của các thể chế tài chính lớn của nước Mỹ. Những nhà lãnh đạo mới này nên có chung năm đặc điểm: 1. Họ nên là những nhà lãnh đạo đáng tin cậy, tập trung vào phục vụ cho lợi ích của khách hàng và toàn bộ những người đóng góp cho sự tồn tại của thể chế đó,
- hơn là những nhà lãnh đạo có khả năng kiếm tiền, danh vọng và quyền lực cho bản thân họ. 2. Họ nên đặt lợi ích của thể chế và xã hội như là một chỉnh thể thống nhất lên trên lợi ích riêng của bản thân họ. 3. Họ nên có sự nhất quán để nói toàn bộ sự thật, thừa nhận sai lầm, và những khiếm khuyết của mình. Sự lãnh đạo đáng tin tưởng này không phải là hoàn hảo. Đó là việc có được lòng can đảm để thừa nhận khi họ mắc sai lầm và cam kết để giải quyết sai lầm, hơn là cố giấu giếm những sai lầm đó. 4. Họ cần thích ứng nhanh với những thực tế mới, thay đổi bản thân họ cũng như toàn bộ thể chế do họ lãnh đạo, hơn là khăng khăng phủ nhận khi mọi thứ không như họ lường trước. 5. Họ cần có khả năng linh hoạt để bật lại sau những thất bại nặng nề. Sự linh hoạt cho phép nhà lãnh đạo khôi phục được lòng tin bằng cách trao quyền hành cho mọi người để tìm ra những giải pháp mới nhằm xây dựng một thể chế lớn mạnh trong tương lai. Chúng ta đã nhìn thấy một số trong những nhà lãnh đạo này nổi lên ở Thị Trường Phố Wall. Danh sách tóm tắt có thể kể đến Jamie Dimon của JPMorgan, Dick Kovacevich của Well Fargo, Lloyd Blankfein của Goldman, and John Mack của Morgan Stanley. Doanh nghiệp của họ tham vào cùng một thị trường như các doanh nghiệp đã phá sản, và sử dụng các công cụ tài chính tương tự. Vậy sự khác nhau là gì? Họ luôn đặt lợi ích của khách hàng lên tối thượng, tiếp cận cẩn trọng hơn tới những rủi ro, giữ cho hệ thống kế toán minh bạch và chặt chẽ, và tập trung vào sự bền vững trong dài hạn. Danh sách đó là chưa đủ. Điều mà chúng ta cần ở đây là một thế hệ những nhà lãnh đạo đáng tin cậy đứng lên để lãnh đạo các thể chế tài chính của nước Mỹ. Những nhà lãnh đạo mới này phải cam kết để không bị mê hoặc bởi cám dỗ của những món lợi ngắn hạn để tập trung vào những thành tựu dài hạn cho khách hàng và doanh nghiệp để đảm bảo một thị trường vốn vững chắc và hợp lý cho đất nước.
- Chỉ khi đó cộng đồng tài chính mới có thể lấy lại lòng tin và sự tin tưởng của người dân Mỹ. Và chỉ khi đó chúng ta mới có thể đảm bảo rằng chúng ta sẽ không còn lâm vào tình cảnh bế tắc như thế này trong những năm tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tránh rủi ro khi chấm dứt Hợp Đồng Lao Động
5 p | 365 | 141
-
Nguyên tắc đầu tiên để trở thành tỉ phú
4 p | 208 | 97
-
Xu hướng đào tạo và phát triển
2 p | 281 | 55
-
Bốn bí quyết xây dựng tinh thần trách nhiệm
5 p | 156 | 47
-
Để tránh rủi ro khi chấm dứt quan hệ lao động
5 p | 173 | 40
-
Khủng hoảng: Động lực tìm mô hình quản trị mới
6 p | 142 | 23
-
Những sai lầm trong quản lý vốn ( Harvard Business Review)_P1
11 p | 103 | 18
-
Tỉnh táo trong cơn khủng hoảng
5 p | 116 | 16
-
Lãnh đạo tài chính trong cơn khủng hoảng
7 p | 74 | 13
-
Giải quyết nhân sự thời khủng hoảng
3 p | 124 | 10
-
Quản trị nhân sự thời suy thoái
4 p | 96 | 9
-
Đầu tư cho sự nghiệp thời khủng hoảng
3 p | 69 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn