intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày những nghiên cứu về những yêu cầu mới và khuyến nghị biện pháp thực thi trong kiểm tra đánh giá nhằm đáp ứng phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ASSESSMENT TESTS ACCORDING TO STUDENT CAPACITY DEVELOPMENT REQUIREMENTS MEETING THE GENERAL EDUCATION PROGRAM 2018 CHU CẨM THƠ Trưởng Ban – Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, chucamtho1911@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 14/3/2023 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã chính thức được Ngày nhận lại: 20/3/2023 triển khai ở các trường phổ thông từ năm học 2020 - 2021, với Duyệt đăng: 24/4/2023 định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Sự Mã số: TCKH-SĐBT4-B14-2023 chuyển dịch từ chương trình theo tiếp cận nội dung sang tiếp ISSN: 2354 – 0788 cận năng lực, phẩm chất đòi hỏi phải có sự thay đổi đồng bộ trong cả ba cấu phần của chu trình Chương trình - Giảng dạy - Đánh giá. Một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc triển khai thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là việc đổi mới đánh giá quá trình, kết quả học tập của học sinh với yêu cầu: Tăng cường tính chính xác, khách quan; tăng cường hiệu lực của đánh giá, không dừng lại ở việc cho điểm, xếp loại mà chú trọng điều chỉnh cách dạy, cách học; khích lệ sự tiến bộ của người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tư: TT27/2020/TT-BGDĐT; TT22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học, học sinh trung học. Tuy nhiên, trên thực tế, sự lúng túng trong thực thi kiểm tra, đánh giá học sinh vẫn còn phổ biến. Bài viết này trình bày những nghiên cứu về những yêu cầu mới và khuyến nghị biện pháp thực thi trong kiểm tra đánh giá nhằm đáp ứng phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Từ khóa: ABSTRACT Đánh giá năng lực học sinh, đánh The General Education Program 2018 has been officially giá quá trình học tập, đánh giá kết implemented in high schools from the 2020-2021 school year, quả học tập, chuyển đổi số trong with the orientation of developing students' abilities and giáo dục. qualities. The shift from a content-based curriculum to a competency and quality approach requires a synchronous change in all three components of the Curriculum-Teaching- 64
  2. CHU CẨM THƠ Key words: Assessment cycle. One of the important and decisive factors Assessing student capacity, for the successful implementation of the General Education assessing the learning process, Program 2018 is the renewal of assessment of the learning evaluating learning outcomes, process and results of students with the requirements: digital transformation in enhancing accuracy and objectivity; enhance the effectiveness education. of assessment, not stopping at grading and grading, but focusing on adjusting teaching and learning styles; encourage learner progress. The Ministry of Education and Training has issued the following circulars: TT27/2020/TT-BGDĐT; TT22/2021/TT-BGDĐT on assessment of primary and secondary school students. However, in practice, confusion in enforcing testing and evaluating students is still common. This paper presents research on new requirements and recommendations for implementation in assessment to meet student capacity development as required by the General Education Program 2018. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ theo tiếp cận năng lực khi họ vẫn có thói quen Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đánh giá dựa trên kiến thức các học sinh có ra đời, định hướng phát triển năng lực và phẩm được. Nhiều giáo viên vẫn máy móc dạy theo chất của học sinh. Sự chuyển dịch từ chương hướng dẫn chung, không chủ động điều chỉnh trình theo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng theo hướng giúp học sinh tiến bộ so với chính lực, phẩm chất đòi hỏi phải có sự thay đổi, kéo bản thân em. Đại bộ phận học sinh ít có cơ hội theo phải tiến hành nghiên cứu đồng bộ trong cả được học sát với năng lực của mình hoặc có thể ba cấu phần của chu trình: Chương trình - Giảng tự điều chỉnh để học tập hiệu quả, phù hợp với dạy - Đánh giá. Chương trình Giáo dục phổ bản thân. Bên cạnh đó, để đánh giá năng lực thông 2018 đã quy định về yêu cầu cần đạt về người học thì người dạy và người quản lý cần phẩm chất và năng lực theo cấp học. Đối với các thành thạo nhiều công cụ đánh giá quá trình học môn học, các yêu cầu cần đạt đã được chi tiết tập của học sinh chứ không chỉ sử dụng bài kiểm hóa đến từng đơn vị kiến thức qua từng năm học. tra như trước đây. Những sự thay đổi về yêu cầu Tuy nhiên, các yêu cầu cần đạt theo nội dung đánh giá dẫn đến cần thiết phải nhận thức và tổ môn học mới chỉ coi là chuẩn nội dung dưới chức hoạt động đánh giá khoa học, hệ thống. dạng các mục tiêu/yêu cầu, chứ không phải 2. NHỮNG YÊU CẦU MỚI TRONG KIỂM chuẩn đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực. TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM ĐÁP ỨNG PHÁT Trong khi, mục tiêu của Chương trình giáo dục TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH phổ thông 2018 là giáo dục dựa trên năng lực, 2.1. Nguyên tắc đánh giá quá trình giáo dục vì hay nói cách khác nhiệm vụ của việc dạy học nói sự phát triển người học riêng, giáo dục nói chung cần xác định được cấp Có 4 nguyên tắc cho bất kì đánh giá quá độ năng lực hiện tại của học sinh và hỗ trợ học trình giáo dục vì sự phát triển người học, bao sinh lên cấp độ tiếp theo như thế nào. Thực tiễn gồm: Quan điểm phát triển; gắn giảng dạy với cho thấy, nhà trường và giáo viên đã và đang gặp đánh giá; quản lý bởi giáo viên; minh chứng về khó khăn trong giảng dạy và đánh giá học sinh đánh giá chất lượng cao (hình 1). 65
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 Hình 1. Nguyên tắc đánh giá quá trình giáo dục (Hệ thống đánh giá BEAR) [3],[6] Quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển trong học tập của người học hoặc để chỉ ra trong học tập được hiểu là đánh giá sự phát triển những thay đổi trong việc thực hành và quản lý của học sinh về các khái niệm và kỹ năng cụ thể việc giảng dạy. theo thời gian, trái ngược với việc thực hiện một Minh chứng về đánh giá chất lượng cao. Để phép đo duy nhất tại một số thời điểm tổng kết đảm bảo khả năng so sánh của các kết quả theo hoặc một kỳ thi quan trọng. Việc xác định các thời gian và bối cảnh học tập, cần có các quy tiêu chí dựa trên quan điểm phát triển vẫn là một trình để: gắn sự thực hiện của học sinh, gắn các mục tiêu đầy thách thức đối với các nhà giáo câu hỏi và người đánh giá, thiết lập các mức hoạt dục, đặc biệt khi các tình huống học tập khác động thống nhất của hệ thống về kiểm soát chất nhau và đối tượng đa dạng, một cách tiếp cận lượng bằng cách sử dụng, thiết lập bằng chứng đánh giá phát triển duy nhất không thể đáp ứng hợp lệ, tin cậy. được mọi nhu cầu. 2.2. Phản hồi cho học sinh từ thông tin thu được Gắn giảng dạy với đánh giá. Sự phù hợp Phản hồi có thể được đưa ra bằng lời nói, giữa giảng dạy với đánh giá cho thấy khung đánh bằng văn bản hoặc kết hợp cả hai. Có nhiều cách giá và khung giảng dạy phải được liên kết chặt phân loại phản hồi. Chẳng hạn như một số tác chẽ với khung chương trình dạy học. Đánh giá giả chia phản hồi thành ba loại chính: phần hồi và giảng dạy đều phải được thiết kế để đạt được kết quả, phản hồi về quá trình và phản hồi để mục tiêu học tập - nền tảng cho chương trình điều chỉnh. Phản hồi kết quả, lần đầu tiên được giảng dạy. đề xuất bởi Merrill (1987), đề cập đến thông tin Quản lý bởi giáo viên. Nguyên tắc này hàm được cung cấp cho sinh viên về kết quả công ý: việc đánh giá phải do giáo viên thực hiện. Để việc cuối cùng của họ. Phản hồi quy trình được thông tin từ các nhiệm vụ đánh giá và phân tích đưa ra khi công việc đang tiến hành. Phản hồi để trở nên hữu ích cho cả giáo viên và học sinh, điều chỉnh được đưa ra khi giáo viên cung cấp thông tin đó phải có liên quan trực tiếp đến các thông tin phản hồi nhằm giúp học sinh nhận ra mục tiêu giảng dạy. Điều này rõ ràng là rất cần lỗi và sửa chữa các lỗi đó. Một cách phân loại thiết nếu kết quả tổng kết được sử dụng để đánh khác được đề xuất bởi Berry (2005) phân loại giá sự tiến bộ của người học hoặc để phục vụ phản hồi thành ba loại: Động lực, đánh giá và cho việc đưa ra quyết định về các bước tiếp theo học hỏi. 66
  4. CHU CẨM THƠ Phản hồi mang tính động lực. Điểm tốt, Trong các hướng dẫn đánh giá học sinh ở nhận xét tích cực và phần thưởng phục vụ rất tốt trường phổ thông, những nguyên tắc này được trong việc khuyến khích học sinh trong việc lặp thực thi rất cụ thể, quy định về mục đích và yêu lại các hành động đã dẫn đến kết quả tốt đó. cầu đánh giá, chẳng hạn: “Đánh giá kết quả rèn Nghiên cứu của Cowie (2005) cho thấy rằng học luyện và học tập của học sinh là hoạt động thu sinh cảm thấy hạnh phúc khi nhận được những thập, phân tích, xử lý thông tin thông qua quan nhận xét tích cực và do đó tiếp tục làm những gì sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá họ đã làm để một lần nữa có được cảm giác tốt trình rèn luyện và học tập của học sinh trong các như vậy. Nhận thức được tác dụng này, nhiều môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo viên thích thưởng cho học sinh một phần giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địa thưởng nhỏ để học tốt. Các nhận xét đối với học phương (sau đây gọi chung là môn học) trong sinh có thể đơn giản là “Xuất sắc” và “Hoàn Chương trình giáo dục phổ thông; tư vấn, hướng thành tốt” hoặc những nhận xét mang tính cá dẫn, động viên học sinh; xác nhận kết quả đạt nhân như “Làm tốt; em đã thực sự thành thạo kỹ được của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi năng này”. cho giáo viên và học sinh để điều chỉnh quá trình Phản hồi mang tính đánh giá. Loại phản hồi dạy học và giáo dục (sau đây gọi chung là dạy này được thể hiện bằng cách cho điểm để chỉ ra học); Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh thành tích khác nhau trong công việc của học giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh sinh để các em biết mình đứng ở vị trí nào trong diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy mối quan hệ với các học sinh khác. Phản hồi có học theo yêu cầu cần đạt được quy định trong thể phản tác dụng khi học sinh so sánh điểm của Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp họ. Đánh giá kết quả học tập cũng một phần dựa thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để trên ý tưởng rằng học sinh nên được khuyến kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ khích xem mức độ đạt được hiện tại của họ như trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh; xác nhận thế nào so với mức độ trước đây của họ, để nhấn kết quả đạt được của học sinh trong quá trình mạnh sự tiến bộ và cải tiến thể hiện trong những thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập; nỗ lực của các em. Đánh giá định kì là hoạt động đánh giá kết quả Phản hồi cải thiện việc học tập. Phản hồi có rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm thể ở dạng cung cấp cho học sinh thông tin về học nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ cách cải thiện việc học của họ. Loại phản hồi này rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu tập trung vào thành tích của học sinh so với các cần đạt được quy định trong Chương trình giáo mục tiêu học tập đã xác định. Nó giải thích cho dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh lý do tại sao một số nội dung nhất định cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh để là tốt và cung cấp các gợi ý về cách họ có thể cải điều chỉnh hoạt động dạy học; xác nhận kết quả thiện. Loại phản hồi này phù hợp nhất với mô đạt được của học sinh [2]. hình đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Nó 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ THỰC THI không chỉ có thể cung cấp hướng dẫn để học sinh KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG PHỔ tiến bộ mà còn có thể đưa học sinh tham gia tích THÔNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY cực vào việc học của họ, thông qua việc khiến 3.1. Thay đổi nhận thức và thực hành kiểm tra họ suy nghĩ và đưa ra quyết định của riêng họ đánh giá có tính hệ thống, đặc biệt là gắn với bằng cách sử dụng các gợi ý được đưa ra. Để làm phát triển năng lực giáo viên cho loại phản hồi này hữu ích cho học sinh, Trong các nguyên tắc, quy trình được đề chúng phải được trình bày một cách tích cực. xuất, thì việc tham gia của giáo viên vào xây 67
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 dựng, thực hiện chuẩn có tính chất quyết định. học sinh đồng thời có thể tiến hành quá trình Đây chính là yếu tố có thể khiến cho việc xây giáo dục tiếp theo đảm bảo phát triển năng lực dựng hệ thống đánh giá và bồi dưỡng giáo viên cho học sinh của mình theo yêu cầu của Chương cần thời gian và sẽ phải trải qua nhiều năm để có trình Giáo dục phổ thông 2018. thể hoàn thiện ở mức chấp nhận được cả ở Xét trong phạm vi bồi dưỡng cho giáo viên phương diện khoa học và thực tiễn giáo dục. Đây sử dụng phương pháp và công cụ đánh giá (xem cũng chính là điểm khác biệt, cần được thay đổi bảng) đã cần một quá trình bồi dưỡng gắn kết trong nhận thức của toàn ngành giáo dục. Đánh với thực hành. Bên cạnh đó, rất cần tư duy hệ giá vì sự phát triển của người học đòi hỏi không thống từ cấp Sở Giáo dục và Đào tạo đến lớp học thực hiện cứng nhắc, dập khuôn. Sự am hiểu về trong thiết lập các đánh giá định kỳ và đánh giá năng lực người học và phương pháp giáo dục sẽ tổng kết để đảm bảo tính liên thông, có giá trị, là những điều kiện tiên quyết giúp người giáo tác động qua lại vì mục tiêu giáo dục chung: phát viên có thể đánh giá được năng lực phẩm chất triển năng lực người học. Bảng 1. Các phương pháp và các công cụ đánh giá tương ứng có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá (phỏng theo [4],[5]) Phương pháp Mô tả Công cụ (có thể) Thu thập thông tin Đặt ra các câu hỏi trọng tâm trong lớp để kính thích sự tò Đặt câu hỏi Bảng câu hỏi mò và khơi gợi sự hiểu biết Quan sát Quan sát có hệ thống của học sinh khi các em xử lý ý tưởng Phiếu quan sát Bài tập về nhà Bài tập để kiểm tra sự hiểu biết Phiếu bài tập Các cuộc trò chuyện Thảo luận điều tra với học sinh về sự hiểu biết và những hoặc phỏng vấn học Bảng câu hỏi thiếu hụt hiện có của các em tập Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự học hỏi của mình trong Các cuộc trình diễn, Phiếu đánh giá với các buổi biểu diễn, triển lãm bằng lời nói hoặc qua các thuyết trình các tiêu chí cụ thể phương tiện truyền thông Các câu đố, bài kiểm Cơ hội cho học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông Bài kiểm tra chuẩn tra, thi qua phản hồi bằng văn bản và không chuẩn hóa Các nhiệm vụ phức tạp khuyến khích học sinh thể hiện Các nhiệm vụ đánh giá mối liên hệ mà các em đang tạo ra giữa các khái niệm mà Phiếu giao nhiệm vụ phong phú chúng đang có học tập Đánh giá dựa trên máy Các ứng dụng phần mềm thích ứng và có hệ thống được Các bài kiểm tra tính kết nối với kết quả chương trình học thích ứng Các nhiệm vụ mô phỏng hoặc đóng vai khuyến khích học Hệ thống các tình Mô phỏng sinh thể hiện mối liên hệ mà các em đang tạo ra giữa các huống khái niệm đang học Mô tả của học sinh về việc duy trì quá trình các em trải Bảng mẫu các nội Nhật ký học tập qua trong quá trình học tập dung của nhật ký Cơ hội cho học sinh thể hiện sự kết nối trong quá trình học Dự án và/hoặc cuộc Danh mục dự án và tập của mình thông qua điều tra và đưa ra các báo cáo trên điều tra các yêu cầu cần đạt cơ sở phân tích và tổng hợp thông tin thu được Giải thích thông tin 68
  6. CHU CẨM THƠ Phương pháp Mô tả Công cụ (có thể) Hồ sơ mô tả quá trình học tập của học sinh để xác định Phát triển liên tục mức độ học tập, các bước tiếp theo và để báo cáo tiến trình Hồ sơ học tập và thành tích Mô tả các tiêu chí cần xem xét để hiểu việc học của học Bảng các tiêu chí Danh sách kiểm tra sinh đánh giá Các tiêu chí với phân loại thành tích được mô tả và xác Rubrics Phiếu đánh giá định Những phản ánh và phỏng đoán của học sinh về việc học Hồ sơ phản chiếu của các em đang diễn ra như thế nào và các em cần làm gì Phiếu tự đánh giá tiếp theo Quá trình trong đó học sinh tự phản ánh kết quả hoạt động Tự đánh giá của mình và sử dụng các tiêu chí xác định để xác định tình Phiếu tự đánh giá trạng học tập của họ Quá trình trong đó học sinh phản ánh về thành tích của các Phiếu đánh giá đồng Đánh giá dồng đẳng bạn của mình và sử dụng các tiêu chí xác định để xác định đẳng tình trạng học tập của các bạn của mình Lưu giữ các báo cáo Các bản ghi mô tả, tập trung về các quan sát học tập của Ghi chép giai thoại Sổ ghi chép học sinh theo thời gian Thông tin về chất lượng công việc của học sinh liên quan Hồ sơ học sinh đến kết quả chương trình học hoặc kế hoạch học tập cá Hồ sơ học tập nhân của học sinh Băng video hoặc âm Âm thanh, hình ảnh trực quan cung cấp các sản phẩm/kết Hồ sơ học tập số thanh, hình ảnh quả quá trình học tập của học sinh Bộ sưu tập có hệ thống về các sản phẩm của học sinh thể Hồ sơ hiện thành tích, sự phát triển và phản ánh về quá trình học Hồ sơ học tập số tập của mình 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Xét trong phạm vi đánh giá người học, việc số trong kiểm tra, đánh giá người học chuyển đổi số có thể tạo điều kiện cho: Linh hoạt Chuyển đổi số trong giáo dục không phải là và có thể được điều chỉnh để phù hợp với người xu hướng nhất thời hoặc đơn thuần ứng dụng học; Có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự công nghệ thông tin trong dạy và học. Các đánh giá; Sự kết hợp giữa giáo viên và công nghiên cứu cho thấy, để đảm bảo phát triển năng nghệ học tập thích ứng có thể góp phần mang lại lực người học trong bối cảnh hiện nay, giáo dục trải nghiệm học tập hiệu quả cho học sinh; Lưu cần chuyển đổi số để tạo cho người học cơ hội vết quá trình học tập để hướng tới mục tiêu qua và môi trường phát triển hiệu quả. Trong các đánh giá quá trình và định kì, đánh giá tổng kết hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mới đây và cả đánh giá trên diện rộng. Có thể hình dung Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng sự kết nối thông tin giữa trục quản lý, giảng dạy Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng và học tập bởi “đo lường, chất lượng” (hình 2). dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong Nếu chuyển đổi số thành công, trong hệ sinh thái giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định giáo dục mỗi đối tượng sẽ được phân quyền và hướng đến năm 2030" của Thủ tướng Chính phủ thể hiện được vai trò của mình một cách rõ rệt, đã đặt ra yêu cầu cụ thể về lộ trình chuyển đổi như: Người học tự đánh giá, tự học, được học có 69
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 hướng dẫn, định hướng phát triển; người dạy sinh. Cũng có thể hình dung tổng thể về Hệ sinh khai thác công cụ đánh giá, tư liệu dạy học, diễn thái giáo dục được chuyển đổi số thành công qua đàn trao đổi; nhà Quản lý quản trị việc dạy, việc hình 3 để thấy được đánh giá người học sẽ đạt học, đo lường chất lượng cá nhân, tổ chức; Phụ được những yêu cầu thế nào. Huynh chủ động theo dõi tiến độ học tập của học Hình 2. Mô hình kết nối hệ thống giáo dục bởi đo lường chất lượng (Nguồn: Chu Cẩm Thơ, AEGLOBAL, 2020) Các nghiên cứu cho thấy, chuyển đổi số chỉ thay đổi về các quy định mà chưa trở thành trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá cũng cho phép hành động của giáo viên, của nhà trường, của cơ thực hiện đánh giá chính xác theo thời gian thực quan quản lý thì việc đổi mới đánh giá quá trình, hoặc chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi theo lý thuyết kết quả học tập của học sinh rất khó để đạt yêu đánh giá, ứng dụng trong tuyển sinh và đánh giá cầu. Mặc dù đã được tập huấn thông qua các diện rộng phạm vi tỉnh, quốc gia. chương trình bồi dưỡng của ngành giáo dục, 4. KẾT LUẬN song để triển khai hiệu quả các quy định về đánh Triển khai thành công Chương trình giáo giá năng lực người học thì các giáo viên cần dục phổ thông 2018 đảm bảo bền vững là nhiệm được hướng dẫn, tạo bối cảnh thực hành sát sao. vụ của cả hệ thống giáo dục. Thực tiễn tại các Sự quyết tâm thay đổi hệ thống đánh giá kết hợp trường học và địa phương cho thấy, các giáo quá trình chuyển đổi số có thể sẽ tạo ra sự thành viên đang kỳ vọng vào sự thay đổi mang tính dẫn công như mong đợi. dắt của thi cử, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, nếu 70
  8. CHU CẨM THƠ Nền tảng dùng Thống kê chung của ngành BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO giáo dục giáo dục CSDL lớn về Hệ thống tiếp Hệ thống theo Hệ thống kết Cổng DVGD người học, đội nhận và xử lý dõi, giám sát, dự nối tới CSDL công trực tuyến Họp và hội nghị Trung tâm điều ngũ nhà giáo, cán thông tin kết nối báo, kiểm tra, quốc gia, kết nối tới cổng không trực tiếp hành, quản lý, bộ quản lý từ cấp cơ sở thanh tra DVC QG chuyên ngành giám sát SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Quản trị và điều hành Dạy và học, kiểm tra - đánh giá Dịch vụ công trường học QL hoạt động chuyên môn của giáo Soạn giảng điện Kiểm tra, đánh Tuyển sinh và đăng kí tuyển viên tử giá năng lực sinh Văn bản điều Mô phỏng thí Web nhà Thư điện Quản lý đội ngũ hành nghiệm ảo trường tử Xếp thời khóa Thống kê và dự báo Đăng kí Đăng kí Quản lý tài sản Tự học biểu hoạt động lớp học ngoại khóa nghỉ phép Quản lý tài Quản lý chương Kho học liệu số Dạy học phân hóa Giao tiếp với phụ huynh chính trình chia sẻ Quản lý thư Quản lý hoạt động Dạy và học trực Lưu vết và hỗ trợ học tập của học sinh Giao tiếp với học sinh viện tuyến học sinh Nền tảng dùng chung của ngành Học tập thích ứng Giao tiếp với cơ quan quản lý Mã định danh, kết nối liên thông với cơ Các dịch vụ đưa đón, chăm Kết nối tới nền tảng quản trị nhà trường sở dữ liệu Ngành dưỡng, bán trú NHÀ TRƯỜNG Hình 3. Hệ sinh thái số trong giáo dục (AEGLOBAL, 2021) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Số: 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Hà Nội. [3] Chu Cẩm Thơ (2022), Một đề xuất khung kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Chu Cẩm Thơ (2019), Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong đánh giá phẩm chất học sinh tiểu học, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Ferrara, S., & Lewis, D. (2012), The Item-Descriptor (ID) Matching method. In G. J. Cizek (Ed.), Setting performance standards: Foundations, methods, and innovations. [6] Wilson, M., & Draney, K. (2002), A technique for setting standards and maintaining them over time, In S. Nishisato, Y. Baba, H. Bozdogan, K. Kanefugi (Eds.), Measurement and multivariate analysis (Proceedings of the International Conference on Measurement and Multivariate Analysis, Banff, Canada. Tokyo: Springer. 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2