Kiến thức cha me cần biết - Phần 10
lượt xem 13
download
Cha mẹ cãi nhau, trẻ dễ mất cân bằng tâm lý Martin Seligman, tác giả cuốn "Đứa trẻ tích cực", cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu trên 700 đứa trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6 và phát hiện có đến 20% trong số ấy bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng sau khi chứng kiến những trận cãi cọ của cha mẹ”. Những mâu thuẫn giữa cha mẹ đôi lúc không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng có ảnh hưởng xấu trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Rất nhiều trẻ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức cha me cần biết - Phần 10
- Cha mẹ cãi nhau... Cha mẹ cãi nhau, trẻ dễ mất cân bằng tâm lý Martin Seligman, tác giả cuốn "Đứa trẻ tích cực", cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu trên 700 đứa trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6 và phát hiện có đến 20% trong số ấy bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng sau khi chứng kiến những trận cãi cọ của cha mẹ”. Những mâu thuẫn giữa cha mẹ đôi lúc không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng có ảnh hưởng xấu trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Rất nhiều trẻ phản ứng lại bằng cách tỏ ra hung hãn, dễ gây hấn, kích động ở những môi trường khác. Còn khi ở nhà, bé lại rơi vào trạng thái khép kín, bướng bỉnh, ngấm ngầm chống đối. Nếu mâu thuẫn giữa cha mẹ có liên quan đến trẻ, bé rất dễ mang mặc cảm tội lỗi, cho rằng mình là nguyên nhân gây ra sự bất hòa giữa cha mẹ. Lâu dần, những tác động xấu gây nên sự mất cân bằng trong tâm lý của trẻ. Bé dễ có cái nhìn lệch lạc trong mối quan hệ với những người xung quanh.
- Có nên tranh luận trước mặt con? Có nhiều ý kiến cho rằng, chuyện tranh luận trước mặt trẻ là điều nên làm, bởi đó là thực tế. Trẻ cần phải hiểu mỗi người có một quan điểm riêng nên chuyện bất đồng hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí giữa cha mẹ chúng. Không sai! Thực tế cho thấy, những đứa trẻ sống trong môi trường hoàn toàn "vô trùng", không một lời tranh luận, khi trưởng thành rất dễ rơi vào tình trạng lúng túng, kém cỏi trong việc nói lên quan điểm riêng hay khi phải giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Chuyên gia tâm lý Paul Silverman, Đại học Montana, Mỹ, cho rằng không phải tất cả những mâu thuẫn giữa cha mẹ đều làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ. Trong chừng mực nào đó, việc tranh cãi giữa cha mẹ trở thành một “tình huống giáo dục", giúp trẻ hình thành nguyên tắc giải quyết vấn đề. Vì vậy, nếu phải tranh luận với người bạn đời trước mặt con, bạn cần lưu ý những điểm sau: - Không phải bất cứ đề tài nào bạn cũng có thể tranh luận trước mặt con, nhất là những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ vợ chồng hoặc những chuyện liên quan đến việc giáo dục bé.
- - Cả hai cần ý thức về những hành vi của mình trong lúc tranh luận. Dập tắt nguy cơ chiến tranh Cũng theo tiến sĩ Seligman, khi xảy ra bất đồng trước mặt trẻ, bạn nên cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất cảm xúc của mình, vì con. Đừng bao giờ tỏ ra hung hãn, cố chấp, thô bạo trước mặt bé. Tất cả những hành động ấy sẽ để lại trong đầu và bé sẽ học theo cách xử sự của bạn. Ngược lại, bạn cần tập tính ôn hòa ngay cả trong lúc tranh cãi. Nếu không thể giải quyết vấn đề, bạn nên đề nghị với người bạn đời là cả hai sẽ tiếp tục thảo luận chuyện ấy vào lúc khác. Đôi khi, với thái độ ôn hòa của bạn, người bạn đời cũng bình tĩnh hơn và cả hai sẽ tìm ra giải pháp cho vấn đề. Con của bạn lúc ấy sẽ học được bài học lớn đấy. Nguồn: Tiếp Thị và Gia Đình Cha mẹ học kìm nén cơn giận (-C) Làm vậy không chỉ giúp các bậc cha mẹ giảm bớt căng thẳng mà còn có thể dạy cho con cách kiềm chế. 1. Không nên đánh con
- Những hành động không thể kiểm soát được của cha mẹ mỗi khi bực tức sẽ ảnh hưởng xấu tới con cái, nhiều khi chỉ càng khiến chúng trở nên lì lợm và khó dạy hơn. Vì thế, hãy cố gắng nhẹ nhàng khi chúng mắc lỗi thay vì đánh mắng chúng. 2. Tự dành thời gian ''thư giãn'' Mỗi khi cảm thấy bực tức đến mức không thể kiềm chế được hãy nói với lũ trẻ rằng bạn cần thời gian để nghỉ ngơi, rồi hãy đi vào phòng, đóng cửa và tĩnh tâm lại. 3. Tập thể dục hoặc hát to Khi bạn cảm thấy sắp nổi cơn tam bành với lũ trẻ thì tập thể dục hoặc hát to cũng là một cách làm bạn giảm sự bực tức. 4. Báo trước cơn giận Bạn cũng có thể báo trước cho lũ trẻ biết khi cơn bão sắp xảy ra rằng những việc mà chúng đang làm sẽ khiến bạn bực mình như thế nào. Con cái thường hay làm những việc không được cha mẹ cho phép nhưng chúng lại không đủ nhạy cảm để nhận ra sự giận giữ trong giọng nói và hành động của cha mẹ. Vì thế, tốt hơn là bạn nên chỉ cho chúng biết những việc làm sai trái mà chúng đang làm để tự sửa chữa.
- Cha mẹ là lá chắn Hôm nay trong giờ chơi của lớp lá 2, cô Yến cho học trò của mình chia thành các nhóm chơi khác nhau. Thấy các góc chơi trong lớp đã ổn định, cô ra hành lang hướng dẫn các cháu ở góc xây dựng chơi. Bỗng cô nghe có tiếng la hét, tiếng hất đổ đồ chơi, tiếng các cháu ồn ào trong góc chơi gia đình. Cô chạy vào thì thấy đồ chơi văng tung tóe. Thấy cô giáo đến, mỗi đứa một câu, được chắp nối thành câu chuyện như sau. Các bạn trong nhóm chơi gia đình phân vai như sau: bạn Hải đóng vai ba, Nu là mẹ cùng với con trai là Tâm và con gái là Âu. Mẹ Nu đang làm thức ăn và chờ ba Hải đi làm về để cùng nhau ăn bữa cơm chiều. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Rồi ba Hải về, ông đi nghiêng qua nghiêng lại, bảo mình xỉn rồi, quát mẹ Nu đi mua thêm rượu, rồi ba Hải đánh mẹ Nu, đánh luôn các con, hất đổ hết mọi thứ đồ ăn trên bàn, còn cầm dao bằng nhựa dí mọi người nữa... Cô gọi Hải lại gần, nhỏ nhẹ hỏi: - Tại sao ba Hải đánh mẹ Nu và các con vậy? Ba Hải có thấy mẹ và các con khóc vì đau, vì sợ không? Lại còn hất đồ văng tung tóe thì làm sao ăn được, bể đồ hết trơn rồi, công mẹ Nu nấu đồ ăn giờ không còn gì ăn nữa rồi. Tại sao ba Hải lại làm thế? Ngập ngừng một lát, Hải lí nhí:
- - Con bắt chước ba, mỗi lần về nhà ba con đều làm như thế, ba đòi mẹ mua rượu cho ba, rồi ba đánh mẹ, ba đập đồ, ba la hét, ba đánh cả con nữa... Cô kéo Hải vào lòng, thì ra là bé bắt chước ba, cô nhỏ nhẹ nói với bé: - Mỗi lần ba làm vậy con có buồn không? - Dạ có, con sợ lắm. - Con buồn, con sợ thì các bạn cũng vậy, con đừng làm như thế nữa, làm như thế là không ngoan đâu sẽ làm các bạn đau, làm các bạn sợ và làm hư đồ chơi đó, các bạn sẽ không chơi với con nữa, con biết chưa? Cô bày cho cháu xin lỗi bạn, cùng bạn bày lại đồ chơi tiếp tục chơi và cô ở lại góc gia đình, đóng vai một người bạn của mẹ Nu để gián tiếp hướng dẫn Hải đóng vai ba cho đúng. Cô bỗng thấy lòng buồn buồn, thật thương cho những cháu bé phải sống và lớn lên trong cảnh gia đình lục đục, trong những cơn say xỉn, quậy phá của ba. Cô định bụng sẽ trao đổi với mẹ cháu để mẹ cháu có cách tránh cho cháu bắt chước cái sai của ba và hơn nữa là để tránh cho cháu không bị tổn thương khi phải chứng kiến những cảnh không hay đó vì những cảnh khủng khiếp ấy sẽ in sâu trong tâm trí trẻ, ám ảnh trẻ đến suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến nhân cách, tình cảm của trẻ, làm trẻ lớn lên trong lệch lạc... Không đem đến hạnh phúc cho trẻ là đã có tội, cướp đi hạnh phúc của trẻ, đem bất hạnh đến cho trẻ thì không thể nào tha thứ được.
- Lời khuyên Trẻ rất cần được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Gia đình hòa thuận, sẽ là môi trường tốt để trẻ lớn khôn, phát triển nhân cách hoàn thiện. Thông qua người lớn, trẻ sẽ học được những chuẩn mực đạo đức, quy tắc hành vi, cách ứng xử. Trẻ dễ dàng bắt chước vô ý thức những gì chúng được tai nghe, mắt thấy trong cách sống của người lớn. Trẻ không có lỗi khi đưa vào trò chơi những gì chúng học được từ người lớn. Lỗi ở đây là do người lớn chưa là chuẩn mực tốt cho trẻ noi theo. Cô giáo sẽ rất khó khăn trong việc giáo dục học trò nếu ở gia đình mỗi ngày con trẻ phải chứng kiến những hành vi của người cha say xỉn, quậy phá. Trong trường hợp này, cô chỉ gặp mẹ thôi là chưa đủ mà cần phải gặp cho được ba cháu, kể lại câu chuyện để ông suy nghĩ. Nhưng phải nhớ rằng nên trao đổi trong lúc ông không say rượu. Công việc này phải hết sức khéo léo và kiên trì vì muốn một người thay đổi hành vi là điều rất khó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 1
6 p | 155 | 26
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 4
6 p | 132 | 23
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 2
7 p | 155 | 20
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 5
6 p | 129 | 19
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 18
5 p | 140 | 16
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 7
8 p | 112 | 15
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 8
6 p | 121 | 15
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 6
5 p | 116 | 14
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 9
6 p | 143 | 14
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 11
8 p | 94 | 14
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 12
5 p | 93 | 10
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 17
5 p | 140 | 10
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 13
5 p | 98 | 10
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 3
6 p | 108 | 9
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 14
5 p | 98 | 9
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 16
6 p | 85 | 7
-
Kiến thức cha me cần biết - Phần 15
4 p | 116 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn