intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư khám tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu Tp. HCM năm 2024

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu khảo sát sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân ung thư sau khi khám và được tư vấn dinh dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Nghiên cứu theo dõi dọc, trên 232 bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư và đường nuôi dưỡng dinh dưỡng là đường miệng, đến khám và tư vấn dinh dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư khám tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu Tp. HCM năm 2024

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ KHÁM TẠI KHOA DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM NĂM 2024 Huỳnh Phạm Thanh Trà1 , Nguyễn Thanh Liêm1 , Lê Hoàng Quốc Bảo1 , Trần Thị Anh Tường1 TÓM TẮT 76 bệnh nhân ung thư, sự thay đổi có ý nghĩa thống Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát sự thay đổi kê với p < 0,001. kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân ung Từ khóa: Tư vấn dinh dưỡng, kiến thức, thái thư sau khi khám và được tư vấn dinh dưỡng tại độ, thưc hành, dinh dưỡng, ung thư, Bệnh viện Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu TP. Ung Bướu TP. HCM. HCM Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu theo SUMMARY dõi dọc, trên 232 bệnh nhân đã được chẩn đoán KNOWLEDGE, ATTITUDES, AND ung thư và đường nuôi dưỡng dinh dưỡng là PRACTICES ON NUTRITION OF đường miệng, đến khám và tư vấn dinh dưỡng tại CANCER PATIENTS CONSULTED AT Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu TP. NUTRITION DEPARTMENT HO CHI HCM. MINH CITY ONCOLOGY HOSPITAL Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng IN 2024 nghiên cứu là 55,8 ±12,4; phần lớn bệnh nhân Aim: To survey changes in knowledge, mắc bệnh ung thư tại đường tiêu hóa (44%) và attitudes, and practices of cancer patients after phương pháp điểu trị chủ yếu là hóa trị (31%). examination and nutritional consultation at the Trong 232 đối tượng nghiên cứu, có 37,1% bệnh Department of Nutrition, Ho Chi Minh City nhân suy dinh dưỡng tính theo BMI trong khi Oncology Hospital. đến 65,1% suy dinh dưỡng theo PG-SGA. Tỷ lệ Subjects - methods: Longitudinal follow-up bệnh nhân có kiến thức, thái độ, thực hành tốt study, over 232 patients who were diagnosed trước tư vấn lần lượt là 49,6%; 80,6% và 27,6%. with cancer and oral nutrition, who got Sau tư vấn, tỷ lệ kiến thức tốt là 66,8%; tỷ lệ thái examination and nutritional consultation at the độ tốt là 90,1% và tỷ lệ thực hành tốt là 66,4%. Department of Nutrition, Ho Chi Minh City Kết luận: Tư vấn dinh dưỡng có hiệu quả Oncology Hospital. trong thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của Results: The average age of the study subjects was 55.8 ± 12.4 years; the majority of patients have gastrointestinal cancers (44%) and 1 Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Ung Bướu TP. the major treatment method is chemotherapy HCM (31%). In 232 patients, 37.1% of them were Chịu trách nhiệm chính: Huỳnh Phạm Thanh Trà malnourished according to BMI while 65.1% Email: huynhphamthanhtra@gmail.com were malnourished according to PG-SGA. The Ngày nhận bài: 04/9/2024 proportion of patients with good knowledge, Ngày phản biện: 11/9/2024 attitudes, and practices before consultation was Ngày chấp nhận đăng: 03/10/2024 631
  2. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 49.6%; 80.6% and 27.6%, respectively. After nhân và người nhà sau khi được tư vấn còn consultation, the rate of good knowledge was khá ít. Vì vậy chúng tôi muốn thực hiện 66.8%; the rate of good attitude was 90.1% and nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát sự the rate of good practice was 66.4%. thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành của Conclusion: Nutritional consultation is các bệnh nhân ung thư sau khi khám và được effective in changing the knowledge, attitude, tư vấn dinh dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng and practice of cancer patients, the change is Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. statistically significant with p < 0.001. Keywords: Nutritional consultation, II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU knowledge, attitude, practice, nutrition, cancer, 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Ho Chi Minh City Oncology Hospital. Địa điểm: Khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian: Tháng 01/2024 – tháng Ung thư là một trong những bệnh lý có tỷ 6/2024. lệ mắc mới và tử vong hàng đầu thế giời nói 2.2. Đối tượng nghiên cứu chung và Việt Nam nói riêng. Theo Bệnh nhân ung thư ăn qua miệng đến GLOBOCAN năm 2022, tỷ lệ mắc mới ung khám và tư vấn tại khoa Dinh dưỡng Bệnh thư của thế giới và Việt Nam lần lượt là 20 viện Ung Bướu TP. HCM tại thời điểm thực triệu và 180 nghìn ca, tỷ lệ tử vong là 9,7 hiện nghiên cứu và không có các tiêu chuẩn triệu và 120 nghìn ca[4]. Trong đó có từ 50% loại trừ sau: đến 80% bệnh nhân ung thư bị suy dinh - Bệnh nhân ăn qua ống thông: Ống dưỡng tùy vào loại ung thư và giai đoạn thông mũi dạ dày hoặc ống thông mở dạ dày bệnh[5]. Suy dinh dưỡng là một yếu tố ảnh hoặc hỗng tràng ra da. hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị cũng - Bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch như tiên lượng tử vong, từ đó thấy được sự toàn phần hoặc bán phần. cần thiết của can thiệp dinh dưỡng lên đối - Bệnh nhân không có khả năng nói, tượng bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng. nghe. Trong đó, theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm - Bệnh nhân suy giảm trí nhớ, không hợp sàng và chuyển hóa châu Âu (European tác, mắc các vấn đề về tâm thần, không có Society for Clinical Nutrition and khả năng nhận thức. Metabolism – ESPEN) đã chỉ ra tư vấn dinh - Phụ nữ có thai. dưỡng là phương pháp can thiệp đầu tay và - Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào không xâm lấn giúp bệnh nhân ung thư cũng nghiên cứu. như người nhà có cái nhìn đúng về dinh 2.3. Phương pháp nghiên cứu dưỡng để áp dụng trước - trong - sau quá 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Theo dõi trình điều trị với mục đích ngăn ngừa tình dọc. trạng suy dinh dưỡng, làm giảm độc tính liên 2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: quan đến điều trị và tăng hiệu quả can thiệp Bệnh nhân được cử nhân dinh dưỡng điều trị cũng như chất lượng cuộc sống[2]. phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn về Tuy nhiên các nghiên cứu để đánh giá sự kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng tại thay đổi tích cực về dinh dưỡng của bệnh hai thời điểm: 632
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Thời điểm 1: Trước khi được bác sĩ khám Phần D và G: Thực hành về dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng. Bệnh nhân được trước và sau tư vấn – 8 câu hỏi cho mỗi lần phỏng vấn trực tiếp. và 7 câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm. Thời điểm 2: 1 tuần sau khi nhận được tư Bộ câu hỏi được kiểm định hệ số vấn từ bác sĩ về dinh dưỡng. Bệnh nhân được Cronbach’s Alpha, mô hình có 3 thang đo phỏng vấn qua điện thoại. với 23 biến đặc trưng. Kiểm định hệ số của 2.4. Bảng câu hỏi dùng trong nghiên kiến thức chung, thái độ chung, thực hành cứu: chung trước và sau tư vấn lần lượt là: 0,84 và Sử dụng bộ câu hỏi tự soạn, tham khảo từ 0,88; 0,88 và 0,85; 0,65 và 0,56. Kết quả cho nghiên cứu của Vũ Văn Đẩu[1] và hướng dẫn thấy bảng câu hỏi có độ tin cậy cao, thích dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư của Hiệp hợp cho dữ liệu thực tế. hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa Châu Âu – ESPEN [6], được sắp xếp và hiệu III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU chỉnh để dễ hiểu cho đối tượng tham gia. 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng Bộ câu hỏi được chia làm 7 phần: nghiên cứu Phần A: Thông tin hành chính – 19 câu Nghiên cứu thực hiện trên 232 bệnh nhân hỏi. đã được chẩn đoán ung thư, có độ tuổi trung Phần B và E: Kiến thức về dinh dưỡng bình là 55,8 ± 12,4 với độ tuổi nhỏ nhất là 19 trước và sau tư vấn – 8 câu hỏi cho mỗi lần. tuổi và cao nhất là 82 tuổi. Nữ giới chiếm Phần C và F: Thái độ về dinh dưỡng 60%, đa số bệnh nhân là dân tộc Kinh với trước và sau tư vấn – 6 câu hỏi cho mỗi lần. trình độ học vấn từ cấp II trở lên chiếm 78,5%. Hình 1. Tỷ lệ các loại ung thư trong nghiên cứu Hình 2. Tỷ lệ các phương pháp điều trị trong nghiên cứu 633
  4. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 Bảng 1. Đặc điểm dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tình trạng theo PG -SGA PG – SGA A 81 34,9 PG – SGA B 92 39,7 PG – SGA C 59 25,4 Tình trạng dinh dưỡng theo BMI Suy dinh dưỡng 86 37,1 Bình thường 100 43,1 Thừa cân – Béo phì 46 19,8 Số lần khám dinh dưỡng Lần đầu 210 90,5 Tái khám 22 9,5 3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau tư vấn: Bảng 2. Tỷ lệ kiến thức chung trước và sau tư vấn dinh dưỡng Kiến thức sau tư vấn Kiến thức trước Tần số Tốt Chưa tốt p tư vấn Tỷ lệ (%) Tần số Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tốt 115 (49,6) 105 (67,7) 10 (13) < 0,001 Chưa tốt 117 (50,4) 50 (32,3) 67 (87) Tổng số bệnh nhân có kiến thức tốt trước và sau tư vấn lần lượt là 49,6 và 66,8. Trong đó có 32,3% bệnh nhân thay đổi kiến thức từ chưa tốt trước tư vấn sang tốt sau tư vấn. 3.3. Thái độ của đối tượng nghiên cứu trước và sau tư vấn: Bảng 3. Tỷ lệ thái độ chung trước và sau tư vấn dinh dưỡng Thái độ sau tư vấn Thái độ trước tư Tần số Tốt Chưa tốt p vấn Tỷ lệ (%) Tần số Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tốt 187 (80,6) 185 (88,5) 2 (8,7) < 0,001 Chưa tốt 45 (19,4) 24 (11,5) 21 (91,3) Bệnh nhân có thái độ tốt trước và sau tư vấn đều cao trên 80%. Chỉ có 8,7% bệnh nhân thay đổi thái độ theo hướng tiêu cực từ tốt sang không tốt. 634
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 3.4. Thực hành của đối tượng nghiên cứu trước và sau tư vấn Bảng 4. Tỷ lệ thực hành chung trước và sau tư vấn dinh dưỡng Thực hành sau tư vấn Thực hành trước Tần số Tốt Chưa tốt p tư vấn Tỷ lệ (%) Tần số Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tốt 64 (27,6) 58 (37,7) 6 (7,7) < 0,001 Chưa tốt 168 (72,4) 96 (62,3) 72 (92,3) Bệnh nhân thực hành tốt trước tư vấn là Thay vào đó, PG-SGA đã được xem là bộ 64 người chiếm 27,6% và sau tư vấn là 154 công cụ tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng người chiếm 66,4%. dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư với độ nhạy lên đến 98% và độ đặc hiệu là 82% IV. BÀN LUẬN theo báo cáo của Bauer và cộng sự vào năm 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng 2002[3]. nghiên cứu 4.2. Sự thay đổi về kiến thức, thái độ, Nghiên cứu thực hiện trên 232 bệnh nhân thực hành của đối tượng nghiên cứu sau được chẩn đoán ung thư đến khám và tư vấn tư vấn dinh dưỡng trong 6 tháng đầu năm 2024, với Kết quả về thay đổi kiến thức chung tỷ lệ ung thư hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất trước và sau tư vấn cho thấy bệnh nhân có sự đến 44,4%, tiếp đến là ung thư vú với 21%. gia tăng kiến thức đúng sau tư vấn dinh Điều này phụ hợp với “Mô hình bệnh tật dưỡng từ 49,6% lên 66,8%, trong đó có 50 Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM năm 2022” người bệnh thay đổi theo chiều hướng tích và phù hợp với tính chất bệnh lý tại đường cực từ kiến thức chưa tốt thành kiến thức tốt tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng nhiều chiếm 32,3% trong tổng số bệnh nhân có hơn các bệnh lý tại cơ quan khác. Hình thức kiến thức tốt sau tư vấn. Tuy nhiên vẫn có 67 điều trị chủ yếu trong nghiên cứu là phương bệnh nhân còn kiến thức chưa tốt dù đã nhận pháp hóa trị và điều trị đa mô thức với tỷ lệ được sự tư vấn của bác sĩ. Điều này có thể lý lần lượt là 31% và 26%. giải do bệnh nhân chỉ mới nhận được tư vấn Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa 1 lần và thời gian khảo sát lại bảng câu hỏi chọn 2 công cụ để đánh giá tình trạng dinh khá nhanh chỉ trong 1 tuần. Từ đó cho thấy, dưỡng là BMI và PG-SGA. Bệnh nhân được sự cần thiết của việc tái khám dinh dưỡng để chẩn đoán suy dinh dưỡng khi BMI < 18,5 đánh giá lại những kiến thức còn chưa tốt để hoặc phân loại PG-SGA loại B hoặc C. Kết điều chỉnh kip thời giúp bệnh hiểu và áp quả cho thấy, khi sử dụng công cụ là BMI, tỷ dụng tốt trong thực hành. Ngoài ra cần có lệ suy dinh dưỡng chỉ là 37,1%, trong khi sử nhiều buổi tuyên truyền với cộng động để dụng bộ công cụ PG-SGA tỷ lệ suy dinh nhắc nhớ các kiến thức thường thức về dinh dưỡng được chẩn đoán lên đến 65,1%. Từ đó dưỡng giúp bệnh nhân có cái nhìn đúng đắn, cho thấy không nên dùng chỉ số BMI đơn tránh bị tác động bởi những kiến thức sai độc để chẩn đoán suy dinh dưỡng trên đối lệch làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh tượng bệnh nhân ung thư do nhiều yếu tố ảnh dưỡng cũng như quá trình điều trị ung thư. hướng đến cân nặng như phù, báng bụng... 635
  6. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 Về thái độ đối với dinh dưỡng, đây là hai loại thực phẩm được kiêng cử nhiều nhất biến số đạt tỷ lệ tốt cao nhất trong 3 biến số trước khi tư vấn với tỷ lệ lần lượt là 41,8% khảo sát, cả trước và sau nghiên cứu, điều và 31%, sau tư vấn tỷ lệ kiêng thịt bò và đậu này tương tự với kết quả của tác giả Neama nành vẫn là cao nhất trong các nhóm thực Fosdok William và cộng sự thực hiện tại Ai phẩm nhưng tỷ lệ đã giảm dưới 30%. Điều Cập năm 2018 với đối tượng là bệnh nhân này là hợp lý vì trước khi được tư vấn bệnh hóa trị[7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhân nhận được quá nhiều nguồn thông tin các đối tượng có thái độ tốt với dinh dưỡng không chính thống về các loại thực phẩm nên có tỷ lệ trước tư vấn là 80,6% và sau tư vấn có sự kiêng cử không cần thiết, từ sau tư vấn là 90,1%. Điều này cho thấy bệnh nhân phần lớn đều nhận ra được sự quan trọng và cần các bệnh nhân đã có sự cải thiện, nhưng thiết của dinh dưỡng trong suốt quá trình chúng tôi thấy rằng thời gian tái đánh giá là điều trị. Đồng thời bệnh nhân mong muốn một tuần và số lần được tư vấn dinh dưỡng là bản thân và người nhà được tiếp cận với dinh một lần là khá khiêm tốn để làm cho tỷ lệ dưỡng từ những ngày đầu phát hiện bệnh này thay đổi tốt hơn nữa. Từ đó lại một lần hoặc khi bắt đầu điều trị và có thái độ rất tích củng cố sự cần thiết của việc tái khám dinh cực trong việc cố gắng duy trì tình trạng dinh dưỡng và tuyên truyền về dinh dưỡng tại dưỡng dù có thể bị ảnh hưởng bởi các tác cộng đồng để nâng cao kiến thức lẫn nhận dụng phụ bởi các phương pháp điểu trị. Tuy thức của bệnh nhân và người nhà. nhiên vẫn có 21 bệnh nhân chưa có sự thay Giá trị thay đổi của 3 biến số kiến thức, đổi thái độ tốt hơn từ sau tư vấn. Từ đó lại 1 thái độ và thực hành dinh dưỡng của bệnh lần nữa cho thấy việc tái khám, nhắc nhở và nhân trước và sau tư vấn đều có ý nghĩa động viên bệnh nhân là cân thiết trong quá thống kê với chỉ số p < 0,001. trình điều trị. Kết quả khảo sát về thực hành dinh V. KẾT LUẬN dưỡng cho chúng tôi nhiều sự chú ý nhất về Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh thay đổi trước và sau khi nhận được lời nhân ung thư trước khi tư vấn có kiến thức khuyên tư vấn từ khoa Dinh dưỡng. Trước và thực hành về dinh dưỡng chưa cao. Sau tư khi được tư vấn dinh dưỡng, chỉ có 64 bệnh vấn tỷ lệ này đã có sự cải thiện có ý nghĩa nhân thực hành tốt chiếm 27,6%, và sau tư thống kê. Điều này cho thấy hiệu quả của vấn con số đã tăng lên thành 154 người việc tư vấn dinh dưỡng trong bước đầu can chiếm 66,4%, trong đó có 96 người thay đổi thiệp dinh dưỡng ở bệnh nhân nói chung và hành vi từ chưa tốt thành tốt và 58 người vẫn bệnh nhân ung thư nói riêng. Tuy nhiên, duy trì được hành vi tốt từ trước khi tư vấn. nghiên cứu của chúng tôi có thời gian theo Theo phân tích, những hành vi có sự thay đổi dõi sau tư vấn ngắn nên chưa thể phản ánh nhiều nhất bao gồm: Lượng thức ăn ăn vào kết quả toàn diện. Trong tương lai cần có mỗi ngày, tăng từ 16,8% lên 71,1%; lượng thêm các nghiên cứu mới với thời gian theo sữa tiêu thụ đúng theo hướng dẫn, tăng từ dõi dài hơn để có cái nhìn khách quan giúp 37,1% lên 75,1 và cuối cùng là loại thực cải thiện hiệu quả tư vấn hơn. phẩm đang kiêng cử. Thịt đỏ và đậu nành là 636
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO worldwide for 36 cancers in 185 countries. 1. Đẩu Vũ Văn, Hiền Phạm Thị Thu. Kiến CA: a cancer journal for clinicians. thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng trong 2024;74(3):229-63. điều trị ung thư của người bệnh tại Bệnh viện 5. Lis CG, Gupta D, Lammersfeld CA, Đa khoa Tỉnh Nam Định năm 2020. Tạp chí Markman M, Vashi PG. Role of nutritional Y học Việt Nam. 2023;527(1). status in predicting quality of life outcomes 2. Arends J, Bodoky G, Bozzetti F, Fearon in cancer--a systematic review of the K, Muscaritoli M, Selga G, et al. ESPEN epidemiological literature. Nutrition journal. Guidelines on Enteral Nutrition: Non- 2012; 11: 27. surgical oncology. Clinical nutrition 6. Muscaritoli M, Arends J, Bachmann P, (Edinburgh, Scotland). 2006;25(2):245-59. Baracos V, Barthelemy N, Bertz H, et al. 3. Bauer J, Capra S, Ferguson M. Use of the ESPEN practical guideline: Clinical scored Patient-Generated Subjective Global Nutrition in cancer. Clinical nutrition Assessment (PG-SGA) as a nutrition (Edinburgh, Scotland). 2021;40(5):2898-913. assessment tool in patients with cancer. 7. William NF, Mekkawy MM, Azer SZ, European journal of clinical nutrition. Saleh MA, Khallaf SM. Knowledge, 2002;56(8):779-85. Attitude, and Practices Regarding Nutrition 4. Bray F, Laversanne M, Sung H, Ferlay J, for Patients With Chemotherapy % J Assiut Siegel RL, Soerjomataram I, et al. Global Scientific Nursing Journal. 2018;6(15):119- cancer statistics 2022: GLOBOCAN 25. estimates of incidence and mortality 637
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2