intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

82
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013; Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết tại hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013

  1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN HAI XÃ, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2013 Nguyễn Thị Hồng Lụa - Luận văn thạc sỹ YTCC Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 hộ gia đình tại 2 xã Hàm Chính và Hàm Phú thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013 nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan của người dân về bệnh sốt xuất huyết (SXH). Kết quả cho thấy, tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng chống SXH là 38,5%, thái độ và thực hành đúng đạt 16,8%. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố giới tính, tôn giáo với kiến thức phòng chống SXH, giữa kiến thức với thái độ, thực hành phòng chống SXH và chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, kinh tế, tiếp cận thông tin với kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH của người dân tại hai xã nghiên cứu. 1. Đặt vấn đề Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 50 triệu người nhiễm virút Dengue, trong đó khoảng 500.000 người mắc SXH với khoảng 12.000 – 15.000 ca tử vong/năm. Năm 2012, SXH được xếp vào bệnh do muỗi truyền quan trọng nhất trên thế giới. Việt Nam là một trong 8 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thế giới về tỷ lệ mắc và chết do bệnh SXH [8]. Bệnh lưu hành rộng rãi ở Việt nam nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung. Bệnh có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và gây dịch lớn ở cả 4 khu vực trong toàn quốc và là một trong 10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta [6]. Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, để phòng bệnh SXH phần lớn phụ thuộc vào kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh để có thể chủ động phòng tránh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có khoảng cách giữa kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về SXH. Một nghiên cứu tại tỉnh Đồng Tháp năm 2006 cho kết quả người dân có kiến thức đúng về SXH là 50%, thái độ đúng là 57%, thực hành đúng chỉ chiếm 26%[3]. Bình Thuận là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc SXH cao trong cả nước. Các địa phương như Phan Thiết, Hàm Thuận 148
  2. Bắc…tập trung nhiều ca mắc nhất [2]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận trong việc phòng tránh bệnh SXH. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết tại hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là chủ hộ gia đình 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. - Thời gian: từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2014 3.4. Phân tích số liệu: Số liệu được làm sạch, nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS16. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu Trong 400 đối tượng nghiên cứu (ĐTNC), nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới tương ứng là 59% và 41%, tuổi trung bình là 41 tuổi. Trình độ học vấn của ĐTNC chủ yếu là tiểu học (51,8%), trung học cơ sở trở lên (48,2%), đa số làm nông nghiệp (86,2 %), các ngành nghề khác như công nhân, cán bộ công chức, thợ thủ công,…chiếm tỷ lệ thấp 13,8%. Phần lớn ĐTNC thuộc nhóm thành phần kinh tế không nghèo (trung bình, khá, giàu) với tỷ lệ là 88,2%; thành phần kinh tế nghèo là 11,8%. Giữa 2 xã nghiên cứu có sự khác nhau nhiều về tuổi, giới trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
  3. 38,5 Đạt Không đạt 61,5 Biểu đồ 1: Kiến thức chung về phòng chống SXH Phần lớn ĐTNC không đạt kiến thức chung về bệnh SXH (61,5%). Tỷ lệ này cũng khác nhau rõ rệt ở 2 xã nghiên cứu (xã Hàm Phú là 18,5%, thấp hơn xã Hàm Chính 58,5% ; p
  4. Xã Hàm Chính Xã Hàm Phú Tổng số Hiểu biết về đường lây Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ (n=200) (%) (n=200) (%) (n=400) (%) Biết nguyên nhân do 179 89,5 137 68,5 316 79,0 muỗi đốt Biết tên muỗi truyền 177 88,5 149 74,5 326 81,5 bệnh là Ae.agypti Biết mùa muỗi sinh sản 160 80,0 69 34,5 229 57,2 Biết nơi muỗi đẻ trứng 158 79,0 170 85,0 328 82,0 Biết thời gian muỗi 179 89,5 114 57,0 293 73,3 thường đốt Hầu hết các ĐTNC đều biết đường lây truyền bệnh, tên muỗi truyền bệnh, nơi muỗi đẻ trứng và thời gian muỗi thường đốt với tỷ lệ lần lượt là 79%, 81,5%, 82%, 73,3%. Các tỷ lệ này ở xã Hàm Chính đa số chiếm tỷ lệ cao hơn xã Hàm Phú và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p
  5. Về triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết - 75,8% ĐTNC kể được dấu hiệu sốt cao, 44,8% kể được dấu hiệu xuất huyết dưới da, 29,8% kế được dấu hiệu đau đầu. - Các dấu hiệu khác mà ĐTNC kể được như đi ngoài ra máu; hành kinh sớm; đau cơ lần lượt là 13,2%;12,8%; 12%. - Tỷ lệ đối tượng kể được dấu hiệu nôn ra máu rất thấp chỉ có 1,5%. 4.3. Thái độ, thực hành của người dân về phòng bệnh SXH: 16,8 Đạt Không đạt 83,2 Biểu đồ 3: Thái độ, thực hành phòng chống SXH của ĐTNC Tỷ lệ ĐTNC có thái độ, thực hành đạt về phòng bệnh SXH ở mức thấp (16,8%) và có đến 83,2% ĐTNC có thái độ, thực hành không đạt. có phát triển thành dịch bệnh rất nguy hiểm 80 60 79,5 71 75,2 40 45 44,5 44,8 20 0 Hàm Chính Hàm Phú Cả 2 xã Biểu đồ 4: Thái độ của ĐTNC đối với bệnh SXH 152
  6. 75,2% ĐTNC cho rằng bệnh có phát triển thành dịch, tỷ lệ này ở 2 xã Hàm Chính và Hàm Phú lần lượt là 79,5% và 71%. Sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐTNC cho rằng bệnh rất nguy hiểm chỉ chiếm 44,8%. Về thực hành phòng bệnh - Các thực hành về phòng bệnh SXH có tỷ lệ trả lời tương đối cao như: không lưu giữ phế thải, DCCN có đậy nắp, không có vũng nước đọng quanh nhà, thu gom rác, nhà sạch tương ứng là 94%, 93,5%, 90,8%, 90,5%, 90%. - Các thực hành khác có tỷ lệ lựa chọn thấp hơn là: mắc màn khi ngủ (70%), thả cá diệt bọ gậy (52%), có hệ thống nước thải (39,5%), cống rãnh có nắp đậy (22,5%). 4.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, thực hành phòng chống SXH Thái độ, thực hành Kiến thức Tổng Đạt Không đạt Đạt 35 (22,7%) 119 (77,3%) 154 Không đạt 32 (13,0%) 214 (87,0%) 246 OR = 1,97 ; p = 0,01; 95%CI (1,159-3,339) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ, thực hành phòng chống SXH ở người dân tại 2 xã nghiên cứu. Tỷ lệ đối tượng có thái độ, thực hành đạt trong nhóm có kiến thức đạt cao hơn 1,97 lần so với tỷ lệ này trong nhóm có kiến thức không đạt. Sự khác biệt về tỷ lệ thái độ, thực hành đạt giữa hai nhóm có kiến thức đạt và không đạt có ý nghĩa thống kê với p
  7. Giữa hai xã nghiên cứu thì ĐTNC đạt kiến thức chung về bệnh SXH ở xã Hàm Chính cao hơn xã Hàm Phú (58,5%, 18,5%). Điều này có thể lý giải do sự khác nhau về một số đặc điểm của ĐTNC giữa hai xã: nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, ngành nghề. Đây là những gợi ý hữu ích cho lãnh đạo địa phương cần ưu tiên các chương trình truyền thông đến người dân xã Hàm Phú. Đa số ĐTNC có kiến thức tốt về khả năng lây truyền của bệnh (chiếm 71,2%), đường lây truyền bệnh là do muỗi đốt (79%) và 81,5% biết được tên muỗi truyền bệnh là muỗi Aedes agypti (dân gian gọi là muỗi vằn), 82% biết được nơi muỗi đẻ trứng ở trong nước, 81,8% biết được các biện pháp cần làm để phòng bệnh. Điều này có thể được lý giải do năm vừa qua tại địa phương có tỷ lệ người mắc bệnh cao nên địa phương có tổ chức một số đợt chiến dịch truyền thông phòng chống bệnh, nên người dân biết được một số thông tin cơ bản. Tuy nhiên, ĐTNC có kiến thức chưa tốt về lứa tuổi dễ mắc bệnh, triệu chứng của bệnh, thời gian sinh sản và phát triển của muỗi, thời gian muỗi thường đốt. Đa số cho rằng trẻ em là dễ mắc bệnh nhất (chiếm 62,5%), còn các đối tượng khác khả năng mắc bệnh thấp hơn. Điều này có thể được lý giải do các đợt dịch SXH tại địa phương lứa tuổi mắc nhiều nhất là trẻ em dưới 15 tuổi [2] vì vậy người dân cho rằng chỉ có trẻ em là dễ mắc bệnh còn người lớn và những người khác ít mắc bệnh hơn. Chính sự hiểu biết không đúng này có thể dẫn đến việc người dân chủ quan trong phòng chống bệnh cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình. 5.2. Về thái độ, thực hành Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân có thái độ, thực hành đúng phòng chống bệnh SXHD rất thấp là 16,8%. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Trần Văn Hai, Lê Thị Thanh Hương, Trương Phi Hùng (lần lượt là 20%, 26%, 26%, 53%) [4],[3],[5]. Giữa hai xã nghiên cứu cũng có sự khác nhau về tỷ lệ thái độ, thực hành đạt ở xã Hàm Chính cao hơn xã Hàm Phú (26% so với 7,5%). Điều này có thể được lý giải do người dân xã Hàm Chính có kiến thức chung về phòng chống bệnh tốt hơn xã Hàm Phú nên họ cũng có thái độ, thực hành đạt cao hơn. ĐTNC đã có thái độ đúng về sự phát triển thành dịch của bệnh SXH chiếm tỷ lệ cao 75,2%, chỉ có 44,8% ĐTNC cho rằng bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Chính thái độ không tích cực của ĐTNC có thể sẽ làm họ chủ quan với các thông tin về bệnh và là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tại địa phương cao trong thời gian vừa qua. 154
  8. Đối với thực hành mắc màn khi ngủ, kết quả nghiên cứu cho thấy 70% ĐTNC đã thực hiện. Kết quả này so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang tại Hà Nội [3] thì thấp hơn, nhưng lại cao hơn nhiều so với kết quả tại Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh của Lê Thị Thanh Hương,Trương Phi Hùng, Lý Lệ Lan và Lê Hoàng Ninh, Trần Văn Hai [3],[5]. Điều này có thể do khác nhau về các đặc điểm đối tượng nghiên cứu tại các vùng miền. Hành vi thả cá diệt bọ gậy không được ĐTNC chú trọng lắm, chỉ có 52% ĐTNC thực hiện hành vi này. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do quan niệm của nhiều người dân thả cá sẽ làm bẩn, tanh nước nên họ ít thực hiện hoặc có thể do họ không biết về lợi ích của việc thả cá diệt bọ gậy. Thực hành vệ sinh nhà ở, không lưu giữ phế thải, DCCN có nắp đậy, không có vũng nước đọng quanh nhà, thu gom rác, nhà sạch đạt tỷ lệ cao từ 72,8% đến 94%. Điều này cho thấy việc thực hành về vệ sinh nhà ở khá tốt. So với kết quả của một số nghiên cứu khác thấy có sự tương đồng, như nghiên cứu tại Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh [3], [5]. Nghiên cứu tại Đồng Tháp cho thấy thực hành vệ sinh trong nhà tốt chiếm 66,9%, vệ sinh môi trường xung quanh tốt chiếm 56,2%. 5.3. Về mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, thực hành phòng bệnh SXH Kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH ở người dân tại 2 xã nghiên cứu. Tỷ lệ đối tượng có thái độ, thực hành đạt trong nhóm có kiến thức đạt cao hơn 1,97 lần so với tỷ lệ này trong nhóm có kiến thức không đạt. Sự khác biệt về tỷ lệ thái độ, thực hành đạt giữa hai nhóm có kiến thức đạt và không đạt có ý nghĩa thống kê với p
  9.  Thời gian muỗi thường đốt. - Công tác truyền thông cần chú trọng tới những đối tượng nam giới, người có trình độ văn hóa thấp, người làm nghề nông và nhóm người dân tộc. 6.2. Đối với người dân - Cần mắc màn bất cứ khi nào ngủ. - Cần thực hiện thường xuyên một số hành vi như thả cá diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường xung quanh, có hệ thống nước thải, cống rãnh có nắp đậy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Y tế dự phòng, Niêm giám thống kê các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, 2009, Cục thống kê Hà Nội: Hà Nội. 2. Lê Thị Thanh Hương, T.T.H., Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Y tế công cộng, 2006. 9. 3. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue và một số yếu tố liên quan tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2012, 2012. 4. Trương Phi Hùng, Kiến thức, thái độ thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết của thân nhân bệnh nhân sốt xuất huyết tại bệnh viện nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Tạp chí Y Hoc Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. 15(1): p. 119-125. 5. Viện VSDT Trung ương, Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch khu vực Miền bắc năm 2010. 2011. p. 6-10. 6. Vũ Trọng Dược, Đ.T.V.A., Trần Vũ Phong và cộng sự,, Điều tra kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 11 tỉnh miền núi phía Bắc, 2011. Tạp chí Y Hoc Dự Phòng, 2011. tập XXI(8). 7. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=10008 &cn_id=604091. 8. World Health Organization, Guidlines for dengue surveillance and mosquito control. Regional Office for the Western Pacific Mannila, 2003. 2nd edition: p. 1-10 ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỆ SINH TỔNG THỂ DO CỘNG ĐỒNG LÀM CHỦ HUYỆN THUẬN BẮC TỈNH NINH THUẬN BS. Nguyễn Năm, Nguyễn Thị Bích Trâm - Trung tâm Truyền thông GDSK Ninh Thuận BS. Phan Quốc Khánh - Trung tâm YTDP Ninh Thuận 156
  10. Tóm tắt nghiên cứu “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ” là một phương pháp mới nhằm đạt được và duy trì tình trạng không phóng uế bừa bãi thông qua việc hướng dẫn cộng đồng phân tích thực trạng vệ sinh, thói quen đi vệ sinh và hậu quả của nó. Không giống các cách tiếp cận khác trợ cấp bằng tiền mặt và vật tư cho hộ gia đính và chú trọng vào xây dựng nhà vệ sinh, “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ” tập trung vào động cơ thay đổi hành vi vệ sinh của cộng đồng. Tâm điểm của vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ là kích hoạt, tại đây những cộng tác viên sẽ thuyết phục cộng đồng thông qua hướng dẫn cộng đồng vẽ bản đồ về vị trí nhà ở và vị trí họ hay đi vệ sinh ngoài trời, sau đó tính toán đơn giản số lượng phân mà cộng đồng thải ra môi trường sống và phân tích con đường lây nhiễm từ phân đến miệng. Từ đó tạo cho người dân ghê sợ, kinh tởm, xấu hổ và tự nguyện tìm cách bỏ thói quen đi vệ sinh ngoài trời bằng việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu. Nghiên cứu “Đánh giá triển khai mô hình vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ” phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn trên nhóm đối tượng là đại điện 136 hộ gia đình, cán bộ y tế xã, già làng, trưởng thôn và đại diện giáo viên của 6 trường tiểu học trên địa bàn 03 xã (Công hải, Lợi Hải, Bắc Sơn) của huyện Thuận Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiện tại trên địa bàn có 55,1% hộ gia đình có nhà tiêu, còn lại 44,5% có thói quen đi ngoài nương rẫy. Trong số những người đi ngoài nương thì có 44,3% cho rằng thoải mái vì không hôi, số còn lại cho rằng họ cũng ngại người khác nhìn thấy và không an toàn. Trong số những người đi vệ sinh trong nhà tiêu có tới 60,0% cho rằng nơi đó an toàn và hơn 50% họ không sợ người khác nhìn thấy. Khi hỏi về mong muốn thay đổi tình trạng đi vệ sinh bên ngoài gần 80% người dân cho rằng cần thay đổi thói quen đi vệ sinh ở rẫy và nên có chính sách cho vay vốn để xây nhà tiêu. Có tới 99,3% đối tượng nghiên cứu cho rằng đi vệ sinh bên ngoài gây ra bệnh tật và ô nhiễm môi trường, trong đó bệnh được nhắc đến nhiều nhất là tiêu chảy. Hầu hết đều cho rằng già làng tác động rất lớn trong việc thực hiện chương trình xây nhà tiêu hộ gia đình để thay đổi thói quen cả tập thể, cộng đồng đi cầu bên ngoài. Nghiên cứu đưa ra kiến nghị: Tiếp tục xin kinh phí hỗ trợ người dân và cho vay vốn ưu đãi để người dân có điều kiện và quyết tâm xây nhà tiêu; Có thể nên kết hợp với các nội dung của Chương trình Xây dựng nông thôn mới đang được triển khai hiện nay. 157
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1