Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN<br />
CỦA NGƯỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ<br />
TẠI TỈNH AN GIANG NĂM 2008<br />
Lê Thành Tài 1, Từ Quốc Tuấn 2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Thức ăn đường phố (TAĐP) rất dễ bị ô nhiễm và là nguyên nhân chính của ngộ độc thực phẩm<br />
(NĐTP) cũng như các bệnh truyền qua thực phẩm (TP). Đây chính là mối nguy hại lớn cho sức khỏe cộng đồng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) đúng<br />
của người cung cấp dịch vụ thức ăn đường phố (DVTAĐP) về vệ sinh an toàn thức ăn đường phố<br />
(VSATTAĐP) tại địa bàn tỉnh An Giang, năm 2008.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 202 người cung cấp DVTAĐP được chọn từ 30 cụm phường<br />
xã trong toàn tỉnh An giang bằng phương pháp PPS, được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và quan sát bằng bảng<br />
kiểm. Phân tích số liệu bằng phần mềm Epi Info 6.04.<br />
Kết quả nghiên cứu: Ở người cung cấp DVTAĐP, các tiêu chí vệ sinh nơi kinh doanh hầu hết đều đạt yêu<br />
cầu (>75%), dụng cụ phương tiện chế biến đạt yêu cầu (>80%), xử lý TP sống chín đạt tốt (> 96%), thực hành<br />
rửa tay tốt (>95%). Tuy nhiên, 37,6% cửa hàng bố trí bếp chưa đạt yêu cầu, 31% thiếu tủ lạnh bảo quản, chưa<br />
đến 9% đầu bếp có trang bị bảo hộ, chỉ 27,2% có khám sức khỏe định kỳ và 36,6% có học hỏi các kiến thức<br />
VSATTP.<br />
Kết luận: Cần tăng cường vận động, thuyết phục, kiểm tra, xử phạt nghiêm người cung cấp DVTAĐP.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE ABOUT HYGIENE AND SAFETY<br />
OF STREET-VENDED FOOD SELLERS IN AN GIANG PROVINCE, 2008<br />
Le Thanh Tai, Tu Quoc Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 176 – 179<br />
Backgound: Street-vended food (SVF) is very easy to be contaminated and also main cause of food toxic and<br />
food born-diseases. It is the big danger for community health.<br />
Objectives: To identify the proportion of related factors to right knowledge, attitude and practice of SVF<br />
sellers about SVF hygiene and safety in An Giang Province, 2008.<br />
Method: A cross sectional study was conducted. 202 SVF sellers were randomly selected from 30 communes<br />
to interview by questionnaires and to observe hygiene practice. Epi-Info 6.04 software was used to analyse data.<br />
Results: >75% shops had good hygiene, >80% cooking facilities were good, >96% sellers treated food well,<br />
washed hand well >95%. However, only 37.6% kitchen were arranged properly, 31% shops had fridges, 9% cooks<br />
had safety working clothing, lacked of periodic health examination and learning of knowledge on food hygiene and<br />
safety.<br />
Conclusion: It’s nessesary to strengthen mobilizing, convincing, inspecting, seriously fining sellers.<br />
TAĐP chính là mối nguy hại lớn cho sức<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
khỏe cộng đồng(9,15,16,17). TAĐP rất dễ bị ô nhiễm<br />
1. Trường Đại học Y Dược Cần thơ,<br />
2. Sở Y tế An Giang<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
và là nguyên nhân chính của ngộ độc thực<br />
phẩm, cũng như các bệnh truyền qua TP(1,2,3,4).<br />
Theo điều tra của Cục An toàn Vệ sinh TP 2004,<br />
tỷ lệ sử dụng DVTAĐP cho bữa ăn sáng từ hơn<br />
74% năm 2000, lên 90% năm 2004, bữa ăn trưa từ<br />
hơn 71% năm 2000 lên hơn 81% năm 2004(2,3). Kết<br />
quả kiểm tra 2005 đã phát hiện gần 30% cơ sở vi<br />
phạm các quy định VSATTP(4,10,11). DVTAĐP ở<br />
tỉnh An Giang trong những năm qua không<br />
ngừng phát triển từ loại hình kinh doanh đến<br />
chủng loại TAĐP(8). Tuy nhiên, ở khía cạnh này,<br />
An Giang vẫn còn nhiều điều bất cập như người<br />
cung cấp DVTAĐP còn thiếu KAP đúng về<br />
VSATTP, trong khi việc quản lý còn nhiều bất<br />
cập do sự thiếu nhân lực, ngân sách, trang bị(13).<br />
Để tìm hiểu thực trạng KAP của người cung cấp<br />
DVTAĐP về VSATTP An Giang, chúng tôi tiến<br />
hành đề tài nghiên cứu kiến thức thái độ thực<br />
hành VSATTAĐP tại tỉnh An Giang năm 2008.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Người cung cấp DVTAĐP trên địa bàn tỉnh<br />
An Giang.Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2008<br />
đến tháng 9/2008.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
Bao gồm 202 người cung cấp DVTAĐP ở 30<br />
cụm phường xã trong toàn tỉnh An Giang được<br />
chọn theo phương pháp PPS.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Điều tra qua bảng câu hỏi và quan sát trực<br />
tiếp. Tập huấn điều tra viên mẫu phiếu điều tra<br />
và thống nhất các nội dung quan sát để đánh giá<br />
KAP của các đối tượng.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Từ 21 – 40<br />
Từ 41 – 60<br />
Trên 60<br />
Giới<br />
- Nam<br />
- Nữ<br />
Trình độ văn hóa<br />
- Không biết chữ<br />
- Tiểu học và trung học cơ sở<br />
- Trung học phổ thông<br />
- Trung cấp, Cao đẳng- Đại học hoặc trên<br />
Đại học<br />
Công việc trước đây có liên quan đến TP<br />
- Có<br />
- Không<br />
<br />
107<br />
73<br />
4<br />
47<br />
155<br />
<br />
53,0<br />
36,1<br />
2,0<br />
23,3<br />
76,7<br />
<br />
4<br />
162<br />
36<br />
<br />
2,0<br />
80,2<br />
17,8<br />
<br />
1<br />
<br />
0,5<br />
<br />
13<br />
189<br />
<br />
6,6<br />
93,4<br />
<br />
* Đa số người cung cấp DVTAĐP là nữ<br />
(77%), có độ tuổi từ 21-60 tuổi (89%), trình độ<br />
phổ thông cơ sở chiếm đa số (80%), nghề nghiệp<br />
trước khi cung cấp DVTAĐP không có liên quan<br />
công việc hiện tại (93%).<br />
Bảng 2: Sự phân bố các loại mặt hàng TAĐP<br />
(n=202)<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Biến số<br />
Tần số<br />
Tạp hóa, đồ hộp, bánh, kẹo<br />
156<br />
Cà phê giải khát, quán trà<br />
117<br />
Miến, bún, phở, cháo<br />
54<br />
Cơm bình dân<br />
37<br />
Kem, chè, nước khoáng (lọc)<br />
17<br />
Bánh mỳ<br />
9<br />
Cửa hàng rượu, bia<br />
9<br />
Cửa hàng bán thịt, thủy sản<br />
4<br />
Xôi, bánh cuốn, bánh bao<br />
2<br />
Mặt hàng khác<br />
74<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
77,2<br />
57,9<br />
26,7<br />
18,3<br />
8,4<br />
4,5<br />
4,5<br />
2,0<br />
1,0<br />
36,6<br />
<br />
* Các mặt hàng kinh doanh tương đối đại<br />
diện cho các loại TAĐP hiện nay. Tạp hóa, bánh<br />
kẹo là mặt hàng kinh doanh phổ biến nhất chiếm<br />
77%, kế đến là cà phê giải khát chiếm 58%, phở<br />
hủ tiếu chiếm 27%, cơm bình dân 18%.<br />
Gánh hàng<br />
2 20.5<br />
<br />
Cửa hàng cố định<br />
Quầy, giá cố định<br />
<br />
Phân tích số liệu<br />
Sử dụng phần mềm EPI INFO 6.04.<br />
<br />
Xe đẩy<br />
95.5<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mặt bằng kinh doanh DVTAĐP (n=202)<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của người cung cấp<br />
DVTAĐP (n = 202)<br />
<br />
* Hầu hết các cơ sở có địa điểm bán cố định<br />
trên đường phố chiếm tới 95.5%. Bán tại một<br />
điểm cố định ít nguy cơ gây nhiễm bẫn thức ăn<br />
hơn so với các DV bán lưu động là các xe đẩy và<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Biến số<br />
Dưới 21<br />
<br />
2Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
18<br />
8,9<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
gánh hàng rong (3%) vì thường đảm bảo được<br />
nguồn nước sạch cũng như có thiết bị bảo quản<br />
thức ăn.<br />
Kết quả nghiên cứu về TAĐP bán lưu động<br />
của chúng tôi thấp hơn so với khảo sát của Lê<br />
Vinh và cộng sự (25%)(6).<br />
Bảng 3: Kiểu chế biến thức ăn tại các DVTAĐP (n =<br />
202)<br />
Kiểu chế biến thức ăn<br />
Bán thức ăn chế biến, nấu ăn tại chỗ<br />
Bán thức ăn chế biến, nấu từ nơi khác<br />
đem đến<br />
Bán thức ăn sẵn không qua chế biến<br />
Bán thức ăn tươi sống<br />
Bán thức ăn không tươi sống<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
142<br />
70,3<br />
25<br />
<br />
12,4<br />
<br />
19<br />
13<br />
3<br />
<br />
9,4<br />
6,4<br />
1,5<br />
<br />
* Phần lớn các cơ sở TAĐP đều có bếp nấu<br />
ăn tại chỗ chiếm 70%. Tiếp đến là thức ăn chế<br />
biến, nấu từ nơi khác đem đến chiếm 12%, thức<br />
ăn sẵn chiếm 9% và thức ăn tươi sống chiếm 6%.<br />
Đun nấu tại chỗ có thể đảm bảo được nhiệt độ<br />
nấu chín thức ăn, cung như bảo quản an toàn và<br />
hạn chế ô nhiễm trong quá trình vận chuyển.<br />
Bảng 4: Nguồn gốc nguyên liệu (n = 202)<br />
Nguồn gốc nguyên liệu<br />
- Cố định (mối quen)<br />
- Không rõ nguồn gốc<br />
<br />
Tần số<br />
186<br />
16<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
92,1<br />
7,9<br />
<br />
* Đại đa số các cơ sở TAĐP đều mua nguyên<br />
liệu TP có nguồn gốc rõ ràng (92%). Kết quả này<br />
cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nông<br />
Văn Vân và Nguyễn Thái Hồng năm 2004 tại Bắc<br />
Kạn (51%)(8). Đây là điều tốt, vì mua nguyên liệu<br />
có nguồn gốc sẽ đảm bảo VSATTP. Tuy nhiên<br />
vẫn còn một bộ phận khoảng 8% các cơ sở TAĐP<br />
mua nguyên liệu không có nguồn gốc rõ ràng,<br />
nay mua chỗ này mai mua chỗ khác, không<br />
tránh khỏi có thể ham lợi nhuận nên săn sàng<br />
mua nguyên liệu giá rẽ, kém chất lượng để chế<br />
biến phục vụ cho khách. Đây là hành động cần<br />
phải được quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức<br />
năng.<br />
Bảng 5: Đảm bảo vệ sinh hoàn cảnh DVTAĐP<br />
(n=202)<br />
Biến số<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
Đảm bảo vệ sinh nơi bán hàng<br />
98,6<br />
Địa điểm nơi bán hàng cách biệt nguồn ô 199<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiễm<br />
Có nước sạch<br />
Có nhà vệ sinh tại cơ sở<br />
Xử lý nước thải tốt<br />
Xử lý rác thải tốt<br />
Bố trí bếp ăn và trang thiết bị, dụng cụ<br />
Thiết kế bếp theo nguyên tắc một chiều<br />
Nơi chế biến cách xa mặt đất<br />
Vệ sinh bếp ăn sạch sẽ<br />
Có dụng cụ, thiết bị chuyên dùng<br />
Có dụng cụ riêng biệt cho TP sống chín<br />
Có thiết bị phòng chống côn trùng, chuột<br />
Dụng cụ, thiết bị chế biến sạch sẽ<br />
Tủ lạnh, thiết bị bảo quản<br />
Nơi rửa dụng cụ<br />
<br />
175<br />
115<br />
154<br />
191<br />
<br />
86,7<br />
56,9<br />
76,2<br />
94,7<br />
<br />
76<br />
181<br />
180<br />
196<br />
178<br />
99<br />
197<br />
63<br />
163<br />
<br />
37,6<br />
89,6<br />
89,1<br />
97,0<br />
88,1<br />
49,0<br />
97,5<br />
31,2<br />
80,7<br />
<br />
* Gần như toàn bộ cơ sở TAĐP có địa điểm<br />
bán hàng cách biệt nguồn ô nhiễm (99%), có<br />
dụng cụ chứa đựng rác thải (95%), có nguồn<br />
nước sạch để chế biến (87%), có hệ thống xử lý<br />
nước thải tốt 76% và có nhà vệ sinh là 57%. Kết<br />
quả này cao hơn một số nơi khác(9,5,8)<br />
Các cơ sở TAĐP đều có dụng cụ, thiết bị<br />
chuyên dụng (97%), sạch sẽ (98%), dụng cụ riêng<br />
biệt cho TP sống chín (97%), có nơi chế biến TP<br />
cách xa mặt đất (90%), giữ gìn vệ sinh bếp ăn<br />
sạch sẽ (89%), có nơi rửa dụng cụ (81%)<br />
Bảng 6: Thực hành vệ sinh của người cung cấp<br />
DVTAĐP (n = 202)<br />
Thực hành phân chia, chế biến TP<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
Dùng dụng cụ riêng gắp thức ăn sống, chín 201<br />
99,5<br />
Dùng dao, thớt riêng cho thức ăn sống,<br />
197<br />
97,5<br />
chín<br />
Không dùng tay bốc thức ăn để chia bán<br />
194<br />
96,0<br />
Thực hành rửa tay của người cung cấp<br />
DVTAĐP<br />
Có rửa tay sau khi đi vệ sinh<br />
198<br />
98,0<br />
Có rửa tay khi bắt đầu cung cấp việc<br />
196<br />
97,0<br />
Có rửa tay sau tiếp xúc với nguyên liệu<br />
197<br />
97,5<br />
tươi sống<br />
Có rửa tay trước khi tiếp xúc với TP ăn<br />
192<br />
95,0<br />
ngay<br />
<br />
Người cung cấp DVTAĐP có nhận thức rất<br />
cao về phân chia TP hợp vệ sinh. Dùng dụng cụ<br />
gắp TP sống chín (99%), dùng dao thớt riêng và<br />
dụng cụ riêng cho thức ăn sống và chín trên<br />
98%, không dùng tay bốc TP (96%).<br />
Tỷ lệ người cung cấp DVTAĐP có thói quen<br />
rửa tay sau khi đi vệ sinh là 98%, sau khi chế<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
biến nguyên liệu tươi sống là 98%, trước khi bắt<br />
đầu cung cấp việc là 97% và có thói quen rửa tay<br />
trước khi tiếp xúc với TP ăn ngay là 95%.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bảng 7: Sử dụng trang phục bảo hộ lao động (n=202)<br />
Biến số<br />
Tần số<br />
Đeo tạp dề<br />
17<br />
Khi chế<br />
biến phục<br />
Đội mũ<br />
15<br />
vụ TAĐP<br />
Đeo găng tay<br />
14<br />
Cung cấp đẹp khi phục vụ<br />
32<br />
Lý do<br />
sử dụng Giảm lan truyền mầm bệnh 200<br />
từ người sang TP<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
8,4<br />
7,4<br />
6,9<br />
15,8<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
99<br />
<br />
Hầu hết người cung cấp DVTAĐP đều<br />
không đeo tạp dề, đội mũ và đeo găng tay (chỉ<br />
có 7- 8% có đeo) mặc dù 99% biết rằng mục đích<br />
đeo nhằm giảm lây lan mầm bệnh.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Bảng 8: Các yếu tố khác liên quan tới người cung cấp<br />
DVTAĐP (n = 202)<br />
Các vấn đề liên quan khác<br />
Có khám sức khỏe định kỳ<br />
Có học kiến thức VSATTP<br />
Móng tay gọn gàng<br />
Không có bệnh ngoài da<br />
<br />
Tần số<br />
55<br />
74<br />
141<br />
195<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
27,2<br />
36,6<br />
69,8<br />
96,5<br />
<br />
Hầu hết người cung cấp DVTAĐP không có<br />
bệnh ngoài da (97%), móng tay gọn gàng 70%.<br />
Tuy nhiên, chỉ có 27% trong số họ có khám sức<br />
khỏe định kỳ và 37% có học tập kiến thức<br />
VSATTP.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Ở người cung cấp DVTAĐP<br />
- Các tiêu chí vệ sinh nơi kinh doanh hầu hết<br />
đều đạt yêu cầu trên 75%.<br />
- Dụng cụ phương tiện chế biến đạt yêu cầu<br />
trên 80%.<br />
- Xử lý TP sống chín đạt yêu cầu trên 96%.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
- Thực hành rửa tay yêu cầu trên 95%<br />
Tuy nhiên, việc bố trí bếp chưa đạt yêu cầu<br />
(37,6%), thiếu tủ lạnh bảo quản (31%), trang bị<br />
bảo hộ còn yếu chưa đến 9%, chưa kể việc thiếu<br />
khám sức khỏe định kỳ và học hỏi các kiến thức<br />
an toàn vệ sinh TP.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Bộ Y tế (2000): Quy định về tiêu chuẩn cơ sở đạt vệ sinh an<br />
toàn thức ăn đường phố ban hành kèm theo Quyết định số<br />
3199/2000/QĐ-BYT ngày 2/9/2000.<br />
<br />
4Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
<br />
17.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bộ Y tế (2005): Quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối<br />
với cơ sở sản xuất thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định<br />
số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/11/2005.<br />
Bộ Y tế (2005): Quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực<br />
phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống,<br />
ban hành kèm theo Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày<br />
08/12/2005.<br />
Bộ Y tế (2007): Báo cáo tổng kết dự án đảm bảo chất lượng vệ<br />
sinh an toàn thực phẩm năm 2006 và triển khai chương trình<br />
mục tiêu năm 2007. Hà nội.<br />
Bùi Ngọc Lân (2007): Nghiên cứu thực trạng vệ sinh an toàn<br />
thực phẩm thức ăn đường phố tại các phường nội thành<br />
thành phố Quy Nhơn. Kỷ yếu hội nghị khoa học vệ sinh an<br />
toàn thực phẩm lần thứ 4 - 2007. Hà Nội: NXB Y học.<br />
Lê Vinh và cs. (2006): Kiến thức – thái độ - thực hành của<br />
người kinh doanh và sử dụng thức ăn đường phố tại thị xã<br />
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 2004. Hội nghị khoa học kỹ<br />
thuật Y tế công cộng TP HCM: Y học dự phòng<br />
Nguyễn Xuân Mai và cs. (2003): Đánh giá tình trạng vệ sinh<br />
an toàn thực phẩm quán ăn bình dân lân cận khu công nghiệp<br />
tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An. Báo cáo<br />
toàn văn hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ<br />
2- 2003. Hà Nội: Bộ Y tế.<br />
Nông Văn Vân, Nguyễn Thái Hồng (2005): Điều tra, đánh giá<br />
thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng vệ sinh<br />
an toàn thực phẩm tại một số địa bàn trọng điểm tỉnh Bắc<br />
Kạn. Kỷ yếu hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm lần<br />
thứ 3-2005. Hà Nội: Bộ Y tế.<br />
Trần Văn Chí (2005): Khảo sát ban đầu dịch vụ TP TAĐP có<br />
địa điểm cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kỷ yếu hội nghị<br />
khoa học VSATTP lần thứ 3-2005.<br />
Trần Đáng (2005): Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thức<br />
ăn đường phố. Hà Nội. NXB Y học.<br />
Trần Đáng (2005): Mô hình kiểm soát vệ sinh an toàn thực<br />
phẩm thức ăn đường phố. Kỷ yếu hội nghị khoa học vệ sinh<br />
an toàn thực phẩm. Hà Nội: NXB Y học<br />
Trung tâm Y tế dự phòng An Giang (2006): Báo cáo công tác<br />
vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2001 - 2005.<br />
Trung tâm Y tế dự phòng An Giang (2007): Báo cáo công tác<br />
vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
WHO/Geneva. (1999): Food safety. An essential public health<br />
issue for the new millenium<br />
WHO. 24.07.2007. Prevention of foodborne disease: Five keys<br />
to<br />
safer<br />
food<br />
(on-line)<br />
http://www.who.int/foodsafety/consumer/5keys/en/index.ht<br />
ml (Accesed 2.1.2008)<br />
WHO. 18.04.2007. Five keys to safer food manual (on-line)<br />
http://www.who.int/foodsafety/consumer/5keysmanual/en/in<br />
dex.html (Accesed 20.5.2007)<br />
WHO. 2002. Global strategy for food safety (on-line).<br />
http://www.who.int/foodsafety/publications/general/en/strate<br />
gy_en.pdf (Accesed 25.12.2007)<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5<br />
<br />