Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI <br />
THÔNG DỤNG CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ NHẤT <br />
TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM (2013) <br />
Dương Hồng Phúc*, Võ Minh Tuấn**, Lê Thị Kiều Dung** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sinh viên Y khoa năm thứ nhất có kiến thức và thái độ đúng về ba BPTT: bao cao <br />
su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp và các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đúng <br />
của sinh viên Y khoa năm thứ nhất tại Đại học Y Dược TP HCM. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 5‐6/2013 ở các sinh viên Y khoa năm thứ nhất <br />
tại Đại học Y Dược TP HCM. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiện phân tầng. <br />
Kết quả: Khảo sát 396 sinh viên Y khoa năm thứ nhất, tỉ lệ có kiến thức đúng về BCS, thuốc tránh thai phối <br />
hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 18,7% (KTC 95%: 0,15‐0,23); 4,5% (KTC 95%: 0,03‐0,07); 12,6% (KTC 95%: <br />
0,10‐0,16). Tỉ lệ có thái độ đúng về BCS, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 19,9% (KTC <br />
95%: 0,16‐0,24); 7,6% (KTC 95%: 0,05‐0,11); 12,9% (KTC 95%: 0,10‐0,17). Các yếu tố liên quan đến kiến thức <br />
và thái độ của sinh viên là: giới tính và nơi cư trú. <br />
Kết luận: Đa số sinh viên Y khoa năm thứ nhất có kiến thức chưa đúng và thái độ chưa tích cực về các <br />
BPTT phổ biến. Mặc dù là sinh viên Y khoa, kết quả cho thấy thậm chí họ kém hơn so với sinh viên các trường <br />
khác. Do đó cần lồng ghép kiến thức SKSS và các BPTT vào các môn học năm thứ nhất. Kết hợp với Đoàn <br />
Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức các buổi sinh hoạt, các phong trào thi đua nhằm cung cấp kiến thức về BPTT <br />
phổ biến cho sinh viên. <br />
Từ khóa: Kiến thức ‐ thái độ, biện pháp tránh thai, bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp, thuốc tránh thai <br />
khẩn cấp. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
KNOWLEDGE AND ATTITUDE OF FRESHMAN MEDICAL STUDENTS ABOUT <br />
THE CURRENT CONTRACEPTIVE METHODS AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY <br />
OF MEDICINE AND PHARMACY (2013) <br />
Duong Hong Phuc, Vo Minh Tuan, Le Thi Kieu Dung <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 14 ‐ 19 <br />
Objective: To examine the prevalence of freshman medical students at HCMC University of Medicine and <br />
Pharmacy about their knowledge and attitude on contraceptive methods including condom, oral contraception <br />
and emergency contraception; and relative factors of the knowledge and attitude among those of medical students. <br />
Methods: A cross‐sectional study was conducted from May to June 2013 among freshman medical students <br />
at the UMP using the randomized cluster selection. <br />
Results: 396 freshman medical students from the UMP involved in the research. The prevalence of students <br />
having right knowledge on using condom, oral contraception and emergency contraception is 18,7% (95% CI: <br />
0,15‐0,23), 4,5% (95% CI: 0,03‐0,07), 12,6% (95% CI: 0,10‐0,16), and the rate of students having right attitude <br />
on using the methods is 19,9% (95% CI: 0,16‐0,24), 7,6% (95% CI: 0,05‐0,11), 12,9% (95%: 0,10‐0,17). The <br />
* ĐHYD TP.HCM <br />
** Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM <br />
Tác giả liên lạc. SV. Dương Hồng Phúc ĐT: 0988049223 Email: hongphuc.y07a@yahoo.com <br />
<br />
14<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
factors significantly relating to students’ knowledge and attitude are their gender, and place of residence. <br />
Conclusion: Most of freshman medical student do not have proper knowledge or positive attitude on <br />
common contraceptive methods. These results are worse than those of other universities. Therefore, we should <br />
integrate productive health and contraceptive knowledge in the first year courses. Collaborate with the Youth <br />
Councils, Student Association to organize meetings, competitions to provide knowledge about contraceptive <br />
methods to students. <br />
Keywords: Knowledge‐attitude, contraceptive methods, condom, oral contraception, emergency <br />
contraception. <br />
(1999), chỉ 53,6% sinh viên 18‐24 tuổi sử dụng <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
BPTT trong lần QHTD đầu tiên(3). Trong khi đó, <br />
Tình hình phá thai hiện nay vẫn còn cao và <br />
nhiều nghiên cứu lớn trên nhiều quốc gia đã <br />
là thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe <br />
được thực hiện và đều khẳng định kiến thức, <br />
sinh sản (SKSS) tại các nước. Tổ chức Y tế Thế <br />
thái độ, hành vi đúng về các BPTT hiện đại <br />
giới (TCYTTG) ước tính hằng năm trên thế giới <br />
trong QHTD giúp tránh được mang TNYM, nạo <br />
có khoảng 40 – 60 triệu phụ nữ phá thai. Tại Việt <br />
phá thai và nguy cơ lan truyền các bệnh lây qua <br />
Nam, theo Niên giám thống kê của Bộ Y tế, tỉ lệ <br />
đường tình dục(5). <br />
nạo phá thai trong độ tuổi sinh sản (15 ‐ 49 tuổi) <br />
Đại học Y Dược TP. HCM là trung tâm đào <br />
là 34,91%(10). <br />
tạo nhân lực y tế hàng đầu khu vực phía nam <br />
Nguy cơ từ nạo phá thai không chỉ ảnh <br />
hưởng SKSS mà còn gây ra các tổn thương về <br />
tinh thần cho người phụ nữ. Theo TCYTTG, tỉ lệ <br />
phụ nữ mắc tai biến do nạo phá thai khoảng <br />
25%; tại các nước đang phát triển, tai biến từ nạo <br />
phá thai chiếm 7 – 27% nguyên nhân gây tử <br />
vong bà mẹ(10). Bên cạnh đó, nạo phá thai còn là <br />
một trong những nguyên nhân chủ yếu gây vô <br />
sinh thứ phát ở phụ nữ(7). <br />
Hiện trạng này có nguyên nhân chủ yếu là <br />
do không sử dụng hoặc sử dụng sai các biện <br />
pháp tránh thai (BPTT) khi quan hệ tình dục <br />
(QHTD). Cùng với quá trình hội nhập, giới trẻ <br />
Việt Nam ngày một năng động, sáng tạo góp <br />
phần tạo nên những thành tựu về kinh tế ‐ xã <br />
hội cho đất nước. Bên cạnh đó, lối sống phóng <br />
khoáng cùng quan niệm cởi mở về vấn đề giới <br />
tính và tình dục của các nước phương Tây cũng <br />
đang ngày một phổ biến trong giới trẻ. Điều này <br />
lí giải cho tình trạng QHTD trước hôn nhân hiện <br />
nay của thanh thiếu niên nói chung và trong giới <br />
sinh viên nói riêng, đặc biệt là các bạn học tập xa <br />
nhà. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ QHTD <br />
trước hôn nhân được ghi nhận ở thanh niên là <br />
25%(8). Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng các BPTT trong <br />
QHTD rất khiêm tốn. Theo Dương Đăng Hanh <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Việt Nam. Sinh viên Y khoa của trường vừa <br />
mang đặc điểm chung của giới trẻ Việt Nam vừa <br />
là nguồn nhân lực tương lai của ngành y tế. <br />
Trong đó, sinh viên năm thứ nhất chưa tiếp cận <br />
với các môn chuyên ngành nên nhận thức về các <br />
vấn đề sức khỏe có phần tương đồng sinh viên <br />
năm nhất tại các trường đại học khác. Tuy nhiên, <br />
chưa có công trình nghiên cứu nào được thực <br />
hiện để tìm hiểu về kiến thức, thái độ của sinh <br />
viên Y khoa năm thứ nhất về các BPTT phổ biến <br />
hiện nay. Chính vì vậy mà chúng tôi thực hiện <br />
đề tài này với câu hỏi nghiên cứu là “Tỉ lệ kiến <br />
thức, thái độ đúng về các BPTT phổ biến của sinh <br />
viên Y khoa năm thứ nhất tại Đại học Y Dược TP. <br />
HCM là bao nhiêu”. Từ đó giúp các nhà quản lý <br />
giáo dục có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình <br />
nhận thức các vấn đề SKSS của giới sinh viên <br />
Việt Nam hiện nay. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Mục tiêu chính <br />
Xác định tỉ lệ sinh viên Y khoa năm thứ nhất <br />
có kiến thức và thái độ đúng về ba BPTT: bao <br />
<br />
15<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
cao su, vỉ thuốc tránh thai phối hợp và thuốc <br />
tránh thai khẩn cấp tại Đại học Y Dược TPHCM. <br />
<br />
viên điền vào bộ câu hỏi khảo sát kiến thức và <br />
thái độ về 3 BPTT kể trên. <br />
<br />
Mục tiêu phụ <br />
Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sinh <br />
viên Y khoa năm thứ nhất có kiến thức và thái <br />
độ đúng về ba BPTT nêu trên. <br />
<br />
Phương pháp tiến hành <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu <br />
Thời gian khảo sát từ 15/05/2013 đến <br />
30/06/2013. <br />
Mỗi ngày chúng tôi tiến hành lấy mẫu 2 tổ. <br />
Trước ngày khảo sát, chúng tôi liên hệ gặp tổ <br />
<br />
Thiết kế <br />
<br />
trưởng 2 tổ sẽ khảo sát để gửi thư ngỏ và hẹn <br />
<br />
Nghiên cứu cắt ngang. <br />
<br />
thời gian, địa điểm tiến hành phỏng vấn. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Dân số mục tiêu: Sinh viên Y khoa năm thứ <br />
nhất của các trường đại học tại TPHCM <br />
Dân số nghiên cứu: Sinh viên Y khoa năm thứ nhất <br />
năm học 2012‐2013 tại Đại học Y Dược TPHCM đồng <br />
ý tham gia nghiên cứu. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Sinh viên không trả lời 1 <br />
trong 3 phần của bộ câu hỏi: bao cao su, hoặc vỉ <br />
thuốc tránh thai phối hợp, hoặc thuốc tránh thai <br />
khẩn cấp; sinh viên người Campuchia. <br />
<br />
Khảo sát được tiến hành vào các buổi chiều. <br />
Sau giờ học, điều tra viên tiếp xúc với sinh viên 2 <br />
tổ tại giảng đường 3. Sinh viên được phổ biến <br />
nội dung tiến hành, cách ghi chép, giải đáp các <br />
thắc mắc, cung cấp trang thông tin nghiên cứu <br />
và ký tên vào bản Tự nguyện đồng ý tham gia <br />
nghiên cứu sau khi đọc kỹ. <br />
Sau đó các sinh viên được phát bộ câu hỏi, <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
<br />
mỗi bạn ngồi riêng tự trả lời. Các bạn được <br />
<br />
Cỡ mẫu được tính theo công thức tìm 1 tỉ lệ <br />
trong cộng đồng: <br />
<br />
dành thời gian 1 giờ, đủ để đọc hiểu và suy <br />
<br />
Z<br />
n <br />
<br />
2<br />
1-<br />
<br />
<br />
<br />
p 1 p <br />
<br />
2<br />
<br />
d2<br />
<br />
nghĩ câu trả lời cho từng câu hỏi của bộ câu <br />
hỏi. Mỗi bộ câu hỏi có mã số riêng và không <br />
<br />
<br />
<br />
ghi tên họ để bảo đảm tính bí mật cho cá nhân <br />
<br />
Với: =0,05 có Z(1‐ α/2)=1,96. P=50% để có cỡ <br />
mẫu lớn nhất. Chọn d=0,05. Cỡ mẫu cần thiết: <br />
n=385. <br />
<br />
sinh viên và thông tin thu nhận được chính <br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu <br />
<br />
Ngay sau khi sinh viên trả lời xong, bộ câu <br />
hỏi được điều tra viên thu lại cho vào túi. <br />
<br />
Ngẫu nhiên theo cụm, đơn vị cụm là toàn bộ <br />
sinh viên trong tổ được chọn. <br />
Bước 1: Lập danh sách tất cả sinh viên Y <br />
khoa năm thứ nhất năm học 2012‐2013 tại Đại <br />
học Y Dược TP HCM, gồm 589 sinh viên đã <br />
được chia ngẫu nhiên thành 36 tổ. <br />
Bước 2: Rút thăm ngẫu nhiên chọn 24 tổ từ <br />
36 tổ trên. Các tổ được chọn: 3, 7, 8, 9, 10, 11, 12, <br />
14, 15, 16, 18, 19, 20, 22, 23, 24, 25, 27, 29, 30, 31, <br />
32, 35, 36. <br />
Bước 3: Mời hết tất cả các sinh viên trong 24 <br />
tổ được chọn đưa vào mẫu nghiên cứu. Sinh <br />
<br />
16<br />
<br />
xác, đồng thời bảo đảm tính khách quan trung <br />
thực của nghiên cứu. <br />
<br />
Người làm nghiên cứu mỗi tuần kiểm lại các <br />
bộ câu hỏi và nhập số liệu. <br />
Chúng tôi áp dụng cùng một quy trình lấy <br />
mẫu nêu trên tại cùng địa điểm là giảng <br />
đường 3 và cùng thời gian là sau giờ học cho <br />
tất cả các nhóm để kết quả thu được đồng bộ <br />
và khách quan. <br />
<br />
Công cụ thu thập số liệu <br />
Công cụ thu thập số liệu chính của nghiên <br />
cứu là bộ câu hỏi trắc nghiệm tự điền. Bộ câu hỏi <br />
này dựa vào nguồn của các câu hỏi chuẩn của <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
các nghiên cứu trước đây như: John Cleland‐<br />
WHO(2005‐2007) “Illustrative Questionnaire for <br />
Interview‐survey with Young People”, Anjel <br />
Vahratian (2008) “College Students’ Perceptions <br />
of Emergency Contraception Provision”, và <br />
Demographic Health Survey (2011). Chúng tôi <br />
tập hợp chỉnh sửa lại bộ câu hỏi cho phù hợp <br />
dựa vào 30 mẫu pilot. Kiến thức, thái độ về các <br />
BPTT của sinh viên là biến nhị giá. <br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu <br />
Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft <br />
Excel 2010. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống <br />
kê Stata 10.0. Phân tích gồm 2 bước: bước 1 mô <br />
tả và phân tích đơn biến; bước 2 dùng mô hình <br />
hồi qui đa biến nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu <br />
để tính PR hiệu chỉnh (PR*) cho các biến số. <br />
Thống kê với độ tin cậy 95%. <br />
<br />
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu <br />
Có 396 sinh viên tham gia nghiên cứu, tất cả <br />
đều thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đều được đưa <br />
vào phân tích thống kê. Đa số sinh viên nhỏ hơn <br />
hoặc bằng 19 tuổi (72,7%). Tỉ lệ nam/nữ là 1,1 và <br />
tỉ lệ sinh viên ở thành thị và nông thôn xấp xỉ <br />
nhau. Phần lớn sinh viên ở nhà trọ (50,5%) và ký <br />
túc xá (24,5%). Hầu hết sinh viên chưa lập gia <br />
đình (99,2%). Đa số sinh viên không tôn giáo <br />
(72,7%) và dân tộc Kinh (84,9%). 75% có tình <br />
trạng kinh tế gia đình ở mức vừa đủ sống. Tỉ lệ <br />
đã từng QHTD là 7,3%. <br />
<br />
Tỉ lệ sinh viên Y khoa năm thứ nhất có kiến <br />
thức đúng <br />
Về bao cao su, vỉ thuốc tránh thai phối hợp <br />
và thuốc TTKC lần lượt là: 18,7% (KTC 95%: <br />
0,15‐0,23); 4,5% (KTC 95%: 0,03‐0,07); 12,6% <br />
(KTC 95%: 0,10‐0,16). <br />
Tỉ lệ sinh viên Y khoa năm thứ nhất có thái <br />
độ đúng <br />
Về bao cao su, vỉ thuốc tránh thai phối hợp <br />
và thuốc TTKC lần lượt là: 19,9% (KTC 95%: <br />
0,16‐0,24); 7,6% (KTC 95%: 0,05‐0,11); 12,9% <br />
(KTC 95%: 0,10‐0,17). <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỉ lệ sinh viên Y khoa năm thứ nhất có <br />
kiến thức lẫn thái độ đúng về các BPTT <br />
Bảng 2. Kiến thức và thái độ của sinh viên Y khoa <br />
năm thứ nhất về các BPTT phổ biến <br />
Kiến thức và thái độ<br />
<br />
Đúng<br />
Chưa đúng<br />
N (%) (KTC 95%) N (%) (KTC 95%)<br />
Bao cao su<br />
30 (7,6)<br />
366 (92,4)<br />
(0,05-0,11)<br />
(0,89-0,95)<br />
Vỉ thuốc tránh thai<br />
7 (1,8)<br />
389 (98,2)<br />
phối hợp<br />
(0,01-0,04)<br />
(0,96-0,99)<br />
Thuốc tránh thai khẩn<br />
2 (0,5)<br />
394 (99,5)<br />
cấp<br />
(0,001-0,018)<br />
(0,982-0,999)<br />
Cả 3 BPTT<br />
0 (0,0)<br />
396 (100)<br />
<br />
Khi so sánh với các tác giả Lê Trung (2008)(4) <br />
và Nguyễn Hoàng Lam (2009)(6), khảo sát ở nữ <br />
đã lập gia đình và đang hoặc đã sử dụng BPTT <br />
hoặc đối tượng đến nạo phá thai kết quả của <br />
chúng tôi đều thấp hơn. Đây là điều dễ hiểu vì <br />
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đa số chưa <br />
lập gia đình và chưa QHTD. Hai tác giả <br />
Carvalho (2008)(1) và Daniyam (2008)(2) đều nhận <br />
thấy sinh viên y khoa luôn có kiến thức về BPTT <br />
tốt hơn. Tuy nhiên, khi so sánh với một nghiên <br />
cứu khác trên đối tượng sinh viên các trường <br />
cao đẳng tại Kiên Giang(11), chúng tôi nhận thấy <br />
sinh viên Y khoa đa số có kiến thức và thái độ <br />
kém hơn. Đây là điều rất đáng quan tâm và <br />
được giải thích là do các bạn dành nhiều thời <br />
gian cho việc học tập văn hóa để thi tuyển vào <br />
một trường có điểm chuẩn cao như Đại học Y <br />
Dược TPHCM. <br />
<br />
Các yếu tố liên quan đến kiến thức – thái <br />
độ của sinh viên Y khoa năm thứ nhất <br />
Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi đưa <br />
các biến số có P trị giá