T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ<br />
PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT Ở TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ<br />
Nguy n H u Chút*; Nguy n Th Minh Th y**; Nguy n Xuân Tr<br />
<br />
ng***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả kiến thức và thái độ của người mẹ đối với phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ.<br />
Kết quả: tại các nước đang phát triển và tại Việt Nam, kiến thức và thái độ của người mẹ đối<br />
với phát hiện sớm khuyết tật còn rất hạn chế. Kết luận: Bộ Y tế cần có những chương trình<br />
tăng cường kiến thức và thái độ phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ cho người mẹ. Cơ quan truyền<br />
thông cần tăng cường hơn nữa về số lượng và thời lượng các chương trình truyền thông về<br />
phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ.<br />
* Từ khóa: Trẻ khuyết tật; Phát hiện sớm khuyết tật; Kiến thức; Thái độ.<br />
<br />
Overview of Mothers’ Knowledge and Attitude Towards Early Detection<br />
of Disabilities in Children<br />
Summary<br />
Objectives: To describe knowledge and attitudes of mothers towards early detection of disabilities<br />
in children. Results: In the developing countries and in Vietnam, knowledge and attitudes of<br />
mothers towards early detection of disabilities are very limited. Conclusion: Ministry of Health<br />
should have programs to strengthen the mothers’ knowledge and attitudes to early detection of<br />
disabilities in children. Media agencies need to further enhance the quantity and duration of the<br />
communication programs on early detection of disabilities in children.<br />
* Key words: Children with disabilities; Early detection of disabilities; Knowledge; Attitudes.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc xác định các vấn đề phát triển và<br />
hành vi của trẻ được dựa trên đánh giá<br />
lâm sàng của các chuyên gia y tế, thường<br />
bắt đầu bằng việc quan sát, xem xét, so<br />
sánh với các mốc phát triển bình thường.<br />
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu nhấn<br />
mạnh đánh giá lâm sàng thường bị ảnh<br />
hưởng bởi cách thức đánh giá, lựa chọn<br />
thông tin lâm sàng mà các chuyên gia y tế<br />
nêu ra [17]. Chính vì vậy, một tỷ lệ đáng<br />
<br />
kể trẻ có vấn đề về phát triển vẫn không<br />
được phát hiện trước tuổi đi học [8]. Mặt<br />
khác, một số nghiên cứu cho thấy, nếu có<br />
được những thông tin về trẻ từ người mẹ<br />
thì độ chính xác về lâm sàng cũng tăng lên.<br />
Các nghiên cứu này chỉ ra băn khoăn,<br />
lo lắng của người mẹ về sự phát triển và<br />
hành vi của trẻ có mối liên quan trực tiếp<br />
đến kết quả sàng lọc vấn đề phát triển và<br />
hành vi [11]. Tuy nhiên, nhiều cuộc điều<br />
tra quốc tế cho thấy phụ huynh không được<br />
chuẩn bị và không được hỗ trợ trong vai trò<br />
<br />
* Bệnh viện Nhi TW<br />
** §¹i häc Y tế Công cộng<br />
*** Bộ Y tế<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): NguyÔn H u Chút (chut.viennhi@gmail.com)<br />
Ngày nh n bài: 29/17/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 09/11/2016<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 21/11/2016<br />
<br />
202<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
làm cha mẹ, họ thừa nhận cần được tư vấn<br />
về phương pháp nuôi dạy con cái và<br />
phát hiện những dấu hiệu bất thường về<br />
phát triển của trẻ [9, 19]. Bên cạnh đó,<br />
họ cũng không hiểu mục đích của sàng<br />
lọc phát triển và không nhận thức được<br />
các dịch vụ sàng lọc mà con cái họ được<br />
hưởng [29]. Đa số các bậc cha mẹ thiếu<br />
kiến thức về phòng tránh khuyết tật, nguyên<br />
nhân gây khuyết tật, kiến thức về khuyết<br />
tật, kiến thức và kỹ năng phát hiện các<br />
dạng khuyết tật liên quan đến trí não như<br />
chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi,<br />
đặc biệt là bại não. Vì vậy, những dạng<br />
tật này thường được phát hiện muộn hơn<br />
nhiều so với các dạng khiếm khuyết về<br />
cơ thể và chức năng khác [7, 20, 23, 26].<br />
Trên thế giới, không có nhiều nghiên cứu<br />
về kiến thức và thái độ phát hiện sớm khuyết<br />
tật ở trẻ của người mẹ. Tại Việt Nam,<br />
chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này,<br />
chỉ có một số nghiên cứu về trẻ khuyết<br />
tật, trong đó ít nhiều cũng đã đề cập tới<br />
các khía cạnh kiến thức, thái độ liên quan<br />
đến phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ. Vì vậy,<br />
cần có nghiên cứu tổng quan về thực<br />
trạng kiến thức và thái độ phát hiện sớm<br />
khuyết tật ở trẻ của người mẹ, từ đó đưa<br />
ra khuyến nghị nhằm nâng cao kiến thức<br />
và thái độ về phát hiện sớm khuyết tật ở<br />
trẻ cho người mẹ.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tìm kiếm tài liệu, y văn tại cơ sở dữ<br />
liệu Pubmed, trên “Google” với các từ khóa<br />
chính được sử dụng bằng tiếng Việt là<br />
“Trẻ khuyết tật”, “Phát hiện sớm khuyết tật”<br />
và “Kiến thức và thái độ của các người<br />
mẹ về phát hiện sớm khuyết tật”, tương<br />
ứng với các từ khóa tiếng Anh là “Children<br />
with disabilities”, “Early detection of disability”<br />
<br />
và “Knowledge and attitudes of mothers<br />
about early detection of disabilities” cùng<br />
với tiêu chí lựa chọn không giới hạn về<br />
thể loại tài liệu, sử dụng cả bản tóm tắt và<br />
toàn văn. Thời gian công bố và xuất bản<br />
từ 1987 trở lại đây. Dựa vào tiêu đề, phần<br />
tóm tắt/mục lục của bài viết, 29 tài liệu đã<br />
được sử dụng cho bài báo này. Trong đó,<br />
6 tài liệu tiếng Việt, 23 tài liệu tiếng Anh,<br />
bao gồm 8 báo cáo, 21 bài báo trên các<br />
tạp chí chuyên ngành.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Vai trò của người mẹ trong phát<br />
hiện sớm khuyết tật ở trẻ.<br />
* Người mẹ là người sớm nhận ra các<br />
dấu hiệu bất thường của trẻ:<br />
Việc xác định các vấn đề phát triển và<br />
hành vi của trẻ được dựa trên đánh giá<br />
lâm sàng của chuyên gia y tế, thường bắt<br />
đầu bằng việc quan sát, xem xét, so sánh<br />
với các mốc phát triển bình thường. Tuy<br />
nhiên, một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh<br />
đánh giá lâm sàng thường bị ảnh hưởng<br />
bởi cách thức đánh giá, lựa chọn thông<br />
tin lâm sàng mà các chuyên gia y tế nêu<br />
ra [17]. Chính vì vậy, một tỷ lệ đáng kể trẻ<br />
có vấn đề vẫn không phát hiện được [8].<br />
Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy,<br />
nếu có được những thông tin về trẻ từ<br />
người mẹ thì độ chính xác về lâm sàng<br />
cũng tăng lên. Các nghiên cứu này cũng<br />
chỉ ra sự băn khoăn, lo lắng của người<br />
mẹ về phát triển và hành vi của trẻ có liên<br />
quan trực tiếp đến kết quả sàng lọc cho<br />
vấn đề phát triển và hành vi [11]. Ví dụ,<br />
72% người mẹ của những trẻ không qua<br />
được test sàng lọc về lời nói đã có lo ngại<br />
về phát triển ngôn ngữ của những trẻ này,<br />
trong khi 83% phụ huynh của trẻ qua được<br />
203<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
test này không có băn khoăn gì [13].<br />
Glascoe chỉ ra rằng người mẹ có thể<br />
cung cấp chỉ số chính xác cao về vấn đề<br />
hành vi và sự phát triển thời thơ ấu của<br />
trẻ [16]. Nghiên cứu của Dulcan và CS<br />
cũng cho thấy, khi người mẹ lo ngại về<br />
vấn đề tình cảm và hành vi thì sự chú ý<br />
về vấn đề tâm thần của bác sỹ tăng lên<br />
gấp 13 lần [11]. Vì vậy, các chuyên gia có<br />
thể sử dụng thông tin từ những mối quan<br />
tâm của người mẹ để xác định nguy cơ<br />
đối với vấn đề phát triển và hành vi của<br />
trẻ [18].<br />
Để thăm dò các giá trị tiên đoán của<br />
người mẹ, Diamond (1987) đã thực hiện<br />
một nghiên cứu bằng cách sử dụng mẫu<br />
ngẫu nhiên với 150 trẻ trong số 800 trẻ từ<br />
6 - 62 tháng tuổi. 4 năm sau, đánh giá lại<br />
số trẻ này, kết quả: 50% trẻ có khó khăn<br />
đáng kể về học và phải học trong các lớp<br />
đặc biệt hoặc các lớp khắc phục kỹ năng<br />
đọc được cha/mẹ phát hiện sớm [10].<br />
Nghiên cứu tiếp theo của Glascoe cho thấy,<br />
> 70% trẻ không qua được cuộc kiểm tra<br />
về những vấn đề về hành vi/tình cảm đã<br />
được cha/mẹ phát hiện [15]. Nghiên cứu<br />
của Mulhern cho thấy, 87% trẻ có chứng<br />
rối loạn hiếu động thái quá được phụ<br />
huynh phát hiện do họ lo ngại về tính bốc<br />
đồng, thiếu tập chung... [22]. Nghiên cứu<br />
khác của Thompson cho thấy, trong số<br />
các trường hợp trẻ mất thính lực, có tới<br />
98% trẻ có thể đã được cha/mẹ phát hiện<br />
sớm. Mức độ trẻ được phát hiện sớm từ<br />
cha/mẹ là đáng kể vì trung bình tuổi phát<br />
hiện sớm ở mức độ nặng là 10,5 tháng<br />
tương phản với 24 tháng. Mức độ trung<br />
bình là 48 tháng [28].<br />
204<br />
<br />
* Người mẹ phát hiện sớm khuyết tật<br />
mang lại nhiều lợi thế:<br />
Theo Glascoe (1997), những lợi thế<br />
của phát hiện sớm khuyết tật thông qua<br />
người mẹ rất nhiều [14]:<br />
- Vì băn khoăn về sự phát triển của<br />
con mình nên sự hợp tác giữa người mẹ<br />
với nhân viên y tế được cải thiện đáng kể.<br />
- Khi người mẹ phát hiện dấu hiệu bất<br />
thường ở con mình, thời gian chẩn đoán<br />
sẽ rút ngắn đáng kể.<br />
- Loại bỏ những thách thức như trẻ<br />
không hợp tác, sợ hãi, buồn ngủ hoặc bị<br />
bệnh... khi các chuyên gia y tế trực tiếp<br />
đo lường kỹ năng của trẻ nhỏ.<br />
- Giúp nhân viên y tế có những cuộc<br />
hẹn cụ thể và tập trung.<br />
- Cải thiện đáng kể tỷ lệ trẻ khuyết tật<br />
được phát hiện sớm.<br />
2. Kiến thức và thái độ phát hiện<br />
sớm khuyết tật ở trẻ của người mẹ<br />
trên thế giới và tại Việt Nam.<br />
* Kiến thức và thái độ về phát hiện sớm<br />
khuyết tật ở trẻ nói chung của người mẹ:<br />
Báo cáo của Văn phòng Tổng hợp Hoa<br />
Kỳ theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ (2001)<br />
đã nhấn mạnh, nhiều cha mẹ không hiểu<br />
mục đích của sàng lọc phát triển và cũng<br />
không nhận thức được các dịch vụ sàng<br />
lọc mà con cái họ được hưởng [29].<br />
Cha mẹ trẻ khuyết tật thiếu sự chuẩn bị<br />
kiến thức và hướng dẫn về sức khỏe nhằm<br />
ngăn ngừa những nguyên nhân có thể<br />
dẫn đến khuyết tật cho trẻ sơ sinh [5].<br />
Họ cũng thiếu kiến thức và kỹ năng<br />
phát hiện các dạng khuyết tật liên quan<br />
đến trí não như: chậm phát triển trí tuệ,<br />
rối loạn hành vi, đặc biệt là bại não.<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
Vì vậy, những dạng tật này thường được<br />
phát hiện muộn hơn nhiều so với các<br />
dạng khiếm khuyết về cơ thể và chức<br />
năng khác [1]. Báo cáo phân tích về trẻ<br />
khuyết tật tại Tajikistan của Unicef (2006),<br />
nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thủy<br />
(2007) tại Hoài Đức, TP. Hà Nội và điều tra<br />
kiến thức, thái độ, hành vi tìm hiểu quan<br />
niệm của cộng đồng đối với trẻ khuyết tật<br />
do Unicef thực hiện tại Đà Nẵng (2009) đều<br />
cho thấy thông tin của người mẹ có con<br />
khuyết tật còn thiếu và không được cung<br />
cấp, cập nhật đầy đủ kiến thức về khuyết<br />
tật [4, 5, 27]. Nghiên cứu tại Việt Nam và<br />
Nam Phi cho thấy, tỷ lệ người mẹ có kiến<br />
thức đúng về nguyên nhân của khuyết tật<br />
rất thấp (27%) và nếu có, cũng thiếu chính<br />
xác [1, 26]. Nhận thức của cộng đồng về<br />
sự phát triển và đánh giá phát triển tâm<br />
sinh lý của trẻ còn chưa đầy đủ và chính<br />
xác, người mẹ thiếu kiến thức cơ bản về<br />
các mốc phát triển của trẻ [2, 6]. Hầu hết<br />
cha mẹ chưa có ý thức trong việc tuân<br />
thủ những quy định về thăm khám và<br />
phát hiện sớm của ngành Y tế nên đã<br />
không kịp thời mang con đi khám ở cơ sở<br />
y tế theo định kỳ để có thể phát hiện ra<br />
tình trạng “chậm phát triển” của con [2].<br />
Trong những nghiên cứu này chưa<br />
thấy đề cập đến thái độ của người mẹ<br />
cũng như của cộng đồng đối với phát<br />
hiện sớm khuyết tật ở trẻ, mà chỉ nói đến<br />
thái độ đối với trẻ khuyết tật, như tại Nam<br />
Phi có tới 92% người mẹ cho rằng trẻ<br />
khuyết tật không hề thua kém những trẻ<br />
khác [26]. Tại Việt Nam, nhìn chung cha<br />
mẹ có xu hướng chấp nhận đứa con<br />
khuyết tật của mình như một thành viên<br />
thiệt thòi hơn, vì thế thường dành cho<br />
<br />
chúng nhiều tình cảm và chăm sóc hơn<br />
so với những trẻ khác trong gia đình [1].<br />
* Kiến thức và thái độ đối với phát hiện<br />
sớm dị tật bẩm sinh ở trẻ của người mẹ:<br />
Nghiên cứu về kiến thức và thái độ<br />
của các bà mẹ Hy Lạp và Ả Rập về phát<br />
hiện sớm dị tật bẩm sinh ở trẻ của Afkar<br />
Ragab Mohammed (2013) cho thấy: các<br />
bà mẹ Hy Lạp có kiến thức về yếu tố<br />
nguy cơ gây dị tật bẩm sinh và kiến thức<br />
về phòng tránh dị tật bẩm sinh đạt chiếm<br />
76%, trong khi đó các bà mẹ Ả Rập chỉ<br />
chiếm 51%. Tỷ lệ các bà mẹ Hy Lạp có<br />
thái độ tiêu cực đối với dị tật bẩm sinh ở<br />
trẻ cao hơn các bà mẹ Ả Rập (77% so với<br />
72%) [7]. Nghiên cứu của Lawal tại<br />
Ibadan, Nigeria cho thấy chỉ có 25,6% bà<br />
mẹ có nhận thức về dị tật bẩm sinh [20].<br />
* Kiến thức và thái độ đối với phát hiện<br />
sớm khuyết tật vận động ở trẻ của người<br />
mẹ:<br />
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và kỳ<br />
vọng của người mẹ có con bị rối loạn<br />
thần kinh mạn tính được tiến hành tại<br />
Nigeria (2007) cho thấy, trong 110 người<br />
mẹ tham gia nghiên cứu, chỉ có 21,8%<br />
người mẹ biết được nguyên nhân về<br />
bệnh của con mình. > 70% người mẹ có<br />
thái độ tiêu cực khi con của họ bị mọi<br />
người chú ý ở nơi công cộng [23].<br />
Omoyemi O. Ogwumike (2012) đã tiến<br />
hành một nghiên cứu cắt ngang tại Tiểu<br />
bang Zamfara, Nigeria, kết quả: tỷ lệ<br />
người mẹ có kiến thức trung bình và kém<br />
về bệnh bại liệt chiếm 34,8%; tỷ lệ người<br />
mẹ có thái độ tiêu cực là 44,7% [24]; tỷ lệ<br />
người mẹ không đồng ý rằng một đứa trẻ<br />
bị bại liệt cần được chấp nhận như một<br />
đứa trẻ bình thường chiếm tới 41% [24].<br />
205<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
* Kiến thức và thái độ đối với phát hiện<br />
sớm khuyết tật về nghe ở trẻ của người mẹ:<br />
Nghiên cứu của Swanepoel tiến hành<br />
tại Nam Phi (2008) khảo sát kiến thức và<br />
thái độ của 100 người mẹ thông qua<br />
phỏng vấn trực tiếp. Bảng câu hỏi gồm 16<br />
mục thăm dò kiến thức của người mẹ về<br />
trẻ sơ sinh mất thính lực, văn hóa tín<br />
ngưỡng mê tín dị đoan và thái độ đối với<br />
việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho<br />
trẻ mất thính lực. Kết quả cho thấy chỉ có<br />
50% người mẹ trả lời đúng 3 yếu tố phổ<br />
biến (rửa tai, thuốc men, bẩm sinh) liên<br />
quan đến mất thính giác cho trẻ sơ sinh<br />
và có tới 99% người mẹ mong nuốn con<br />
mình được sàng lọc phát hiện sớm khuyết<br />
tật về nghe [25]. Tại Việt Nam, nghiên cứu<br />
của Trần Thị Tú Nhi cho thấy 66,67% cha mẹ<br />
không biết nguyên nhân gây ra tật điếc [3].<br />
Nghiên cứu về kiến thức và niềm tin về<br />
tai và sức khỏe thính lực trong cộng đồng<br />
các bà mẹ nông thôn ở Nam Ấn Độ của<br />
Meivizhi Narayansamy (2014) cho thấy:<br />
đa số các bà mẹ tin rằng trong 3 tháng<br />
đầu đời không thể biết được trẻ có nghe<br />
được hay không, một số người mẹ tin<br />
rằng phải đến khi đứa trẻ được 1 tuổi mới<br />
có thể xác định được đứa trẻ có nghe<br />
thấy hay không. Ý kiến chung của các bà<br />
mẹ là nên đưa trẻ đến một bác sỹ nhi<br />
khoa khi trẻ có bất kỳ một lý do gì liên<br />
quan đến sức khỏe bao gồm cả các bệnh<br />
tật về tai, nhưng ít người biết được rằng<br />
chính bác sỹ tai mũi họng mới là các<br />
chuyên gia điều trị bệnh về tai [21].<br />
* Kiến thức và thái độ của người mẹ<br />
đối với phát hiện sớm khuyết tật về nghe<br />
ảnh hưởng đến kết quả của chương trình<br />
sàng lọc thính lực sơ sinh:<br />
206<br />
<br />
Kiến thức và thái độ của người mẹ về<br />
các yếu tố liên quan đến mất thính lực<br />
của trẻ sơ sinh rất quan trọng để thực<br />
hiện thành công các chương trình sàng<br />
lọc thính lực sơ sinh, đặc biệt ở các nước<br />
đang phát triển, nơi còn thiếu hiểu biết và<br />
thái độ kỳ thị đối với trẻ khuyết tật. Nghiên<br />
cứu của Swanepoel cho thấy, để thực<br />
hiện một chương trình sàng lọc thính lực<br />
ở trẻ sơ sinh thành công, cần tăng cường<br />
nhận thức và thái độ của người mẹ về<br />
việc mất thính lực ở trẻ sơ sinh [25]. Một<br />
nghiên cứu khác cũng chỉ ra, nếu người<br />
mẹ không có kiến thức đầy đủ về sàng<br />
lọc thính lực sơ sinh và hậu quả của mất<br />
thính lực ở trẻ sơ sinh thì sẽ có một tỷ lệ<br />
cao trẻ sơ sinh có thể không được hưởng<br />
lợi từ chương trình sàng lọc thính lực<br />
miễn phí [12]. Để cải thiện tỷ lệ tái khám<br />
trong chương trình sàng lọc thính lực ở<br />
trẻ sơ sinh, Francozo đã tiến hành một<br />
nghiên cứu, kết quả: sau khi cung cấp<br />
thông tin chi tiết về chương trình sàng lọc<br />
thính lực sơ sinh cho các người mẹ, tỷ lệ<br />
người mẹ không đưa trẻ đến kiểm tra lại<br />
giảm từ 39,8% xuống 25,8% [12].<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
Người mẹ là người sớm nhận ra các<br />
dấu hiệu bất thường của trẻ. Những băn<br />
khoăn lo lắng của các người mẹ về sự<br />
phát triển của con mình có độ nhạy và độ<br />
đặc hiệu như công cụ sàng lọc chất lượng.<br />
Người mẹ tham gia vào hoạt động phát<br />
hiện sớm khuyết tật cải thiện đáng kể tuổi<br />
trung bình của trẻ khuyết tật được phát<br />
hiện sớm. Kiến thức về phát hiện sớm<br />
khuyết tật ở trẻ của người mẹ tại các nước<br />
đang phát triển và tại Việt Nam còn rất<br />
<br />