Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SƠ CỨU BỎNG <br />
TẠI QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH <br />
Lâm Thị Thu Tâm*, Susan Norwood**, Trần Thiện Trung***. <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức và thái độ của người dân về sơ cứu bỏng tại quận Tân Phú, thành phố Hồ <br />
Chí Minh. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, điều tra khảo sát. <br />
Kết quả: Trong 384 người được phỏng vấn tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh về kiến thức và thái <br />
độ của người dân về sơ cứu bỏng có đến 55% người trả lời đã từng bị bỏng trong số đó người dân bị bỏng trên 2 <br />
lần chiếm 65%. 314 người được phỏng vấn biết nguyên nhân bỏng do nước nóng chiếm 82%. Khi bị bỏng người <br />
dân đã sử dụng nước lạnh sạch để sơ cứu bỏng chiếm tỷ lệ 63% nhưng chỉ có 59% trường hợp trả lời đây là <br />
phương pháp đầu tiên được lựa chọn và 11% truờng hợp áp dụng thời gian sơ cứu bỏng 20 phút. Nguồn thông <br />
tin về sơ cứu bỏng có được từ gia đình chiếm 44% (105/384), từ bạn bè chiếm 38% (91/384) và từ truyền hình, <br />
internet chiếm 39% (92/384). Thái độ tích cực của người dân về sơ cứu bỏng chiếm 54%. Tuy nhiên khi người <br />
dân đã có kiến thức đúng nhưng vẫn chưa có thái độ tích cực về sơ cứu bỏng cho chính bản thân của mình với <br />
(p=0,001). <br />
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy kiến thức đúng về sơ cứu bỏng của người dân còn <br />
rất thấp và thái độ tích cực về sơ cứu bỏng ở mức trung bình. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh hơn nữa công <br />
tác truyền thông giáo dục tại cộng đồng để người dân không chủ quan trong việc phòng ngừa và xử lý tốt tai <br />
nạn bỏng. <br />
Từ khóa: Bỏng, sơ cứu bỏng, kiến thức về sơ cứu bỏng. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
SURVEY KNOWLEDGE AND ATTITUDES OF BURN FIRST AID AMONG THE POPULATION <br />
IN TAN PHU DISTRICT, HO CHI MINH CITY <br />
Lam Thi Thu Tam, Susan Norwood, Tran Thien Trung <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 223 ‐ 228 <br />
Objectives: to determine the current level of knowledge and attitudes of burn first aid among the population <br />
in Tan Phu district, Ho Chi Minh City. <br />
Method: A cross–sectional descriptive study. <br />
Results: In total 384 respondents (in Tan Phu district, Ho Chi Minh City) were asked questions related to <br />
burn first aid. 55% reported that they had been burn injuries and some of them had over twice burn injuries <br />
(65%). 314 respondents reported that they knew burns caused by accidents involving scalds (82%). 63% <br />
reported that they would cool a burn with cool clear water or run under the water but 59% reported that this way <br />
was a first choice and 11% report that they would cool the burn for the commended 20 minutes. The most <br />
common sources of burn first aid information were family (44%), friends (38%) and television and internet <br />
(39%). 54% reported that they had helpful attitude about burn first aid. However, there are some of populations <br />
with correct knowledge and without helpful attitude for burn first aid <br />
* Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh <br />
** Friendship Bridge Group‐ Gonzala University‐USA. <br />
*** Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: CN Lâm Thị Thu Tâm <br />
ĐT: 0902898820 <br />
Email: lamtam70@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
223<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Conclusions: the rate of respondents who have correct knowledge rather low and have helpful attitude above <br />
average about first aid for burns. For this reason, it is necessary to promote educational strategies to prevent <br />
and treat burn accidents at home. <br />
Keywords: Burn, first aid for burns, knowledge of first aid for burns. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bỏng là một trong những tai nạn thường <br />
gặp nhất trong cộng đồng(13). Bỏng gây ra <br />
những thương tổn không những về mặt thể <br />
chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến yếu tố <br />
xã hội của bệnh nhân(1). Trên thế giới mỗi năm <br />
có khoảng 300,000 người chết và hơn 10 triệu <br />
người tàn tật do bỏng lửa gây ra(14). Tại Mỹ, <br />
hàng năm hơn 2 triệu người bị bỏng và 75,000 <br />
trường hợp bỏng nặng phải nhập viện. Theo <br />
Viện bỏng quốc gia tai nạn thương tích về <br />
bỏng ở nước ta đứng hàng hai chỉ sau tai nạn <br />
giao thông, mỗi năm có khoảng 15,000‐16,000 <br />
bệnh nhân bỏng phải nhập viện. <br />
Tai nạn bỏng thường xảy ra một cách bất <br />
ngờ tại nhà chiếm tỷ lệ đến hơn 84,7%(13) và <br />
chính người bị nạn sẽ tự mình sơ cứu hay được <br />
người thân trong gia đình sơ cứu(8). Do đó việc <br />
sơ cứu bỏng hợp lý và chính xác tại nhà như làm <br />
mát vết bỏng bằng nước lạnh sẽ giúp làm giảm <br />
tỷ lệ tử vong, giảm đau đớn, giảm tổn thương tế <br />
bào, giảm sưng, hạn chế mức độ bỏng sâu(12) và <br />
có thể ngăn chặn những biến chứng nặng nề <br />
khác do bỏng gây ra(5). Các trường hợp bỏng <br />
nặng xảy ra phải nhập viện theo thống kê đều là <br />
do người dân thiếu kiến thức đúng về sơ cứu <br />
bỏng và thiếu sự hướng dẫn đúng các biện pháp <br />
phòng tránh. <br />
Trong nghiên cứu của Harvey(6), mặc dù có <br />
đến hơn 80% người dân biết làm mát vết bỏng <br />
bằng nước lạnh nhưng trong số đó chỉ có 9,4% <br />
người trả lời biết thời gian làm mát vết bỏng là <br />
20 phút. Như vậy người dân chưa có kiến thức <br />
đúng, thái độ tích cực trong sơ cứu bỏng có thể <br />
do nhiều yếu tố tác động, một trong số đó là do <br />
thiếu thông tin hoặc là do thiếu hướng dẫn của <br />
ngành y tế. Nguồn cung cấp thông tin về sơ cứu <br />
bỏng cho người dân theo thống kê chủ yếu hiện <br />
nay là từ các trường Y, trên internet hoặc qua <br />
sách báo(12)… <br />
<br />
224<br />
<br />
Đây chính là cơ sở để thực hiện tốt chương <br />
trình giáo dục nâng cao sức khỏe cho người dân <br />
về sơ cứu bỏng tại cộng đồng, giúp cho nhân <br />
viên y tế đang làm việc tại cộng đồng có cơ sở để <br />
đưa ra những chương trình giáo dục sức khỏe <br />
nhằm cập nhật các kiến thức về sơ cứu bỏng <br />
giúp cho người dân cho họ có thể phòng ngừa <br />
và sơ cứu tốt khi bị bỏng. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Mẫu nghiên cứu được chọn lựa dân số trên <br />
18 tuổi hiện đang sống tại quận Tân Phú, thành <br />
phố Hồ Chí Minh từ tháng 3 đến tháng 5 năm <br />
2013, có khả năng tiếp xúc và đồng ý tham gia <br />
nghiên cứu. <br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu <br />
Bốc thăm ngẫu nhiên theo trình tự: chọn ra <br />
phường, chọn ra khu phố, chọn ra tổ dân phố. <br />
Tại tổ dân phố lấy nhà tổ trưởng dân phố làm <br />
nơi phỏng vấn đầu tiên tiếp theo là các hộ gia <br />
đình xung quanh hộ gia đình đầu tiên được <br />
chọn lựa. Mỗi hộ gia đình chọn một thành viên <br />
đủ điều kiện và phỏng vấn khi không có mặt <br />
người xung quanh để tránh sai lệch thông tin. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu cắt ngang. <br />
Cỡ mẫu trong nghiên cứu này là n = 384 <br />
người dân. <br />
Thông tin được thu thập qua một biểu mẫu <br />
có sẵn gồm các mục: tuổi, giới, dân tộc, trình <br />
độ học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm bản <br />
thân về sơ cứu bỏng, kiến thức và thái độ về sơ <br />
cứu bỏng. <br />
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm <br />
Epi Data 3.1 và Stata 8.0. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Qua phỏng vấn 384 người dân về kinh <br />
nghiệm sơ cứu bỏng, chúng tôi đã có kết quả <br />
nghiên cứu được trình bày qua các bảng sau. <br />
Bảng 1. Kinh nghiệm bản thân về sơ cứu bỏng <br />
Kinh nghiệm bản thân<br />
Đã từng bị bỏng<br />
Số lần bị bỏng<br />
1 lần<br />
≥ 2 lần<br />
Chưa từng bị bỏng<br />
Tổng số<br />
<br />
n<br />
210<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
55<br />
<br />
73<br />
137<br />
<br />
35<br />
65<br />
<br />
174<br />
384<br />
<br />
45<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Trong 384 người được phỏng <br />
vấn, chúng tôi có 210 người trả lời đã từng bị <br />
bỏng, chiếm tỷ lệ 55%. Trong 210 người đã <br />
từng bị bỏng có 137 người trả lời rằng đã từng <br />
bị bỏng ít nhất 2 lần, chiếm 65%. <br />
Bảng 2. Nguyên nhân gây bỏng. <br />
Nguyên nhân gây bỏng<br />
Lửa<br />
Nước nóng (nước sôi, thức ăn nóng, dầu<br />
mỡ sôi...)<br />
Dụng cụ nóng (bô xe, bàn là,<br />
đồ dùng nhà bếp…)<br />
Điện, hóa chất<br />
Không biết<br />
Tổng số<br />
<br />
n Tỷ lệ (%)<br />
23<br />
6<br />
314<br />
<br />
82<br />
<br />
38<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
9<br />
384<br />
<br />
0<br />
2<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Trong 384 người được phỏng <br />
vấn có 314 người dân cho rằng nước nóng là <br />
nguyên nhân chủ yếu gây bỏng chiếm tỷ lệ <br />
82% (314/384) trường hợp. Bỏng do bô xe, bàn <br />
là, đồ dùng nhà bếp chiếm 10% (38/384). Trong <br />
khi đó bỏng do lửa là 6% (23/384) trường hợp. <br />
Hầu như không có người dân nào trả lời điện <br />
và hóa chất gây bỏng là nguyên nhân gây <br />
bỏng, và có 2% (9/384) trường hợp trả lời <br />
không biết bỏng xảy ra do nguyên nhân gì. <br />
Bảng 3. Lựa chọn phương pháp sơ cứu bỏng <br />
Phương pháp<br />
n = 384 Tỷ lệ (%)<br />
Nước lạnh sạch hay dưới vòi nước đang<br />
228<br />
59<br />
chảy<br />
Kem đánh răng<br />
74<br />
19<br />
Thuốc trị bỏng (dầu mù u…)<br />
21<br />
5<br />
Nước đá<br />
30<br />
8<br />
Nước mắm<br />
4<br />
1<br />
Đến bệnh viện<br />
14<br />
4<br />
Mỡ trăn<br />
8<br />
2<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phương pháp<br />
Khác (rượu, dấm, mật ong, lá cây….)<br />
<br />
n = 384 Tỷ lệ (%)<br />
5<br />
1<br />
<br />
Nhận xét: Người dân được phỏng vấn đã lựa chọn cách <br />
làm mát bằng nước lạnh, sạch là phương pháp sơ cứu <br />
chiếm đến 59%. <br />
<br />
Bảng 4. Các nguồn thông tin về kiến thức thức sơ <br />
cứu bỏng <br />
Nguồn<br />
Gia đình<br />
Bạn bè, lối xóm<br />
Ti vi, internet<br />
Sách báo<br />
Nhân viên y tế<br />
Trường học<br />
<br />
n = 384<br />
105<br />
91<br />
92<br />
70<br />
20<br />
21<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
44<br />
38<br />
39<br />
29<br />
8<br />
9<br />
<br />
Nhận xét: Trong số 384 người được phỏng <br />
vấn có đến 62% (238/384) trường hợp đã có tìm <br />
hiểu kiến thức về sơ cứu bỏng. Trong các <br />
nguồn thu nhận kiến thức, chủ yếu là từ gia <br />
đình chiếm 44% (105/238) trường hợp. Các <br />
nguồn kiến thức từ truyền hình, internet chiếm <br />
39% (92/238), từ bạn bè, hàng xóm chiếm 38% <br />
(91/238). Tiếp theo là nguồn từ các sách báo <br />
chiếm 29% (70/238). Kiến thức được cung cấp <br />
từ nhân viên y tế 8% (20/238), và kiến thức <br />
được cung cấp từ trường học chiếm 9% <br />
(21/238) trường hợp. <br />
Bảng 5. Kiến thức về thời gian sơ cứu bỏng <br />
Thời gian sơ cứu bỏng<br />
< 20 phút<br />
= 20 phút<br />
> 20 phút<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
333<br />
42<br />
9<br />
384<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
87<br />
11<br />
2<br />
<br />
Nhận xét: Trên 384 người dân được phỏng <br />
vấn chỉ có 42 người dân lựa chọn thời gian sơ <br />
cứu bỏng đúng 20 phút chiếm tỷ lệ 11% (42 / <br />
384) trường hợp. Trong khi số người dân lựa <br />
chọn thời gian sơ cứu bỏng dưới 20 phút <br />
chiếm tỷ lệ rất cao 87% (333 / 384) trường hợp. <br />
Bảng 6. Kiến thức chung về sơ cứu bỏng <br />
Kiến thức sơ cứu bỏng<br />
n = 384 Tỷ lệ (%)<br />
Sơ cứu ngay tại chỗ<br />
356<br />
93<br />
(làm mát càng sớm càng tốt)<br />
Chọn làm mát bằng nước lạnh sạch<br />
228<br />
59<br />
dưới vòi nước đang chảy<br />
Thời gian sơ cứu bỏng đúng 20 phút<br />
42<br />
11<br />
* Kiến thức chung đúng<br />
41<br />
11<br />
<br />
225<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Nhận xét: Trong số 384 người được phỏng <br />
vấn có 93% (356/384) trường hợp biết sơ cứu <br />
bỏng ngay tại chỗ. Phương pháp đầu tiên để <br />
sơ cứu là bằng nước lạnh sạch chiếm 59% <br />
(228/384) trường hợp. Chọn thời gian sơ cứu <br />
bỏng đúng 20 phút chiếm 11% (42/384) trường <br />
hợp. Như vậy kiến thức đúng chung phụ <br />
thuộc vào thời gian sơ cứu bỏng đúng 20 phút <br />
chỉ chiếm 11%. <br />
<br />
Bảng 7. Thái độ tích cực về sơ cứu bỏng <br />
Thái độ<br />
Tích cực<br />
Không tích cực<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n = 384<br />
207<br />
177<br />
384<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
54<br />
46<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy <br />
người dân khi được phỏng vấn có thái độ tích cực về sơ <br />
cứu bỏng của chiếm tỷ lệ 54% (207 / 384) trường hợp và <br />
thái độ không tích cực chiếm 46% (177 / 384) trường hợp. <br />
<br />
Bảng 8. Mối liên quan giữa thái độ tích cực với kiến thức đúng chung sơ cứu bỏng <br />
Kiến thức về sơ cứu bỏng<br />
Đúng<br />
Sai<br />
<br />
Thái độ tích cực (n = 384)<br />
Có n (%)<br />
Không n (%)<br />
33 (79)<br />
9 (21)<br />
174 (51)<br />
168 (49)<br />
<br />
Nhận xét: Ở nhóm người có kiến thức đúng chung về sơ <br />
cứu bỏng sẽ có thái độ tích cực cao gấp 1,5 lần so với <br />
nhóm người có kiến thức về sơ cứu bỏng sai có ý nghĩa <br />
thống kê với PR = 1,54 (KTC 95%: 1,28‐1,87), với <br />
p=0,001 <br />
<br />
Bảng 9. Mối liên quan giữa kiến thức đúng chung, <br />
kiến thức sơ cứu các loại bỏng, từng loại đặc điểm <br />
dịch tễ học và thái độ tích cực (hồi quy poisson). <br />
Yếu tố<br />
Kiến thức đúng chung<br />
Biết sơ cứu các loại bỏng<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
PR<br />
1,94<br />
3,34<br />
3,02<br />
<br />
KTC 95%<br />
0,99 – 1,54<br />
1,15 – 1,69<br />
1,10 – 1,59<br />
<br />
p<br />
0,052<br />
0,001<br />
0,003<br />
<br />
Nhận xét: Không có liên quan giữa kiến thức đúng <br />
chung và thái độ tích cực về sơ cứu bỏng, PR = 1,94 <br />
(KTC 95%: 0,99 – 1,54), với p = 0,052. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Kinh nghiệm, nguyên nhân và phương <br />
pháp sơ cứu bỏng <br />
Tùy theo đặc điểm vùng miền, lứa tuổi mà <br />
nguyên nhân gây bỏng ở mỗi nơi có sự khác <br />
nhau. Người lao động với các ngành nghề như <br />
nội trợ, buôn bán, may gia công tại nhà thường <br />
xuyên, trực tiếp thực hiện công việc nấu ăn, <br />
chăm sóc cho gia đình nên trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi trong số 55% (210/384) người trả lời <br />
rằng đã từng bị bỏng và trong đó có đến 137 <br />
người bị bỏng trên 2 lần chiếm tỷ lệ 65% (bảng <br />
1), số lần bỏng càng nhiều giúp cho họ càng có <br />
nhiều kinh nghiệm trong việc sơ cứu bỏng, và <br />
kinh nghiệm này sẽ được củng cố hơn sau mỗi <br />
<br />
226<br />
<br />
p<br />
<br />
PR<br />
KTC 95%<br />
<br />
0,001<br />
<br />
1,54 (1,28 - 1,87)<br />
<br />
lần bị bỏng. Đây cũng chính là động lực giúp <br />
người dân mong muốn tìm kiếm những thông <br />
tin về sơ cứu bỏng và giúp cho ngành y tế <br />
truyền thông giáo dục tại cộng đồng. <br />
Trong tổng số người được phỏng vấn có đến <br />
314 người dân biết nước nóng là nguyên nhân <br />
hàng đầu gây bỏng tại nhà chiếm tỷ lệ đến 82% <br />
(bảng 2). Kết quả này phù hợp với 2 nghiên cứu <br />
của Maghsoudi(9) và McCormack(10), nhằm xác <br />
định nguyên nhân gây bỏng thường gặp nhất tại <br />
nhà. Kết quả của nghiên cứu của Maghsoudi cho <br />
thấy 88,95% trẻ dưới 9 tuổi có nguyên nhân <br />
bỏng liên quan nước nóng và kết quả của nghiên <br />
cứu của McCormack cho thấy nguyên nhân gây <br />
bỏng do nước sôi chiếm 63%. Như vậy nguyên <br />
nhân bỏng do nước nóng vẫn luôn là mối quan <br />
tâm hàng đầu của người dân và luôn cần cảnh <br />
giác, đề phòng với các nguyên nhân này. Qua <br />
kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể đưa trong <br />
nội dung tuyên truyền cho người dân về sơ cứu <br />
bỏng các biện pháp ngăn ngừa nguyên nhân gây <br />
bỏng tại nhà một cách cụ thể cho người dân. <br />
Về phương pháp sơ cứu bỏng kết quả <br />
nghiên cứu cho thấy số người dùng nước lạnh, <br />
sạch để làm mát vết bỏng chiếm 59% (bảng 3), tỷ <br />
lệ này cho chúng ta thấy nước lạnh vẫn là chất <br />
dễ tìm thấy nhất, hiệu quả nhất để sơ cứu bỏng <br />
và được người dân lựa chọn để sơ cứu tại nhà. <br />
Tuy nhiên vẫn có một số lượng không nhỏ <br />
người dân vẫn dùng chất khác theo kinh nghiệm <br />
dân gian sai lầm như kem đánh răng hoặc nước <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
mắm sơ cứu vết thương bỏng chiếm tỷ lệ lần <br />
lượt là 32% và 7%. Công việc hàng ngày bắt <br />
buộc người dân phải thực hiện nhanh và ngay <br />
lập tức nên khi xảy ra tai nạn bỏng họ chỉ sơ cứu <br />
bỏng một cách qua loa sau đó làm tiếp công việc <br />
còn dang dở và một lý do nữa mà họ thường bỏ <br />
qua việc sơ cứu đúng cách vì nghĩ rằng mình chỉ <br />
bị bỏng nhẹ không đáng kể, vết bỏng tự lành và <br />
không để lại sẹo, trường hợp vết bỏng nặng họ <br />
chỉ sơ cứu sơ sài với vài gáo nước lạnh và lập tức <br />
chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Như vậy <br />
nghiên cứu của chúng tôi rất phù hợp với kết <br />
quả nghiên của Nega(11), bỏng xảy ra tại nhà <br />
chiếm 81% và trong số này 89,4% vết thương <br />
bỏng lành tốt và không để lại di chứng, bỏng do <br />
nước sôi chiếm tỷ lệ 59%, bỏng do lửa chiếm <br />
34%, các loại bỏng khác chiếm 3,5%. Việc sơ cứu <br />
bỏng bằng bùn, nước tiểu và thảo mộc chiếm <br />
36%, sử dụng vaseline và dầu 28,5%, được chăm <br />
sóc tại cơ sở y tế 20% và chỉ có 13,5% làm mát <br />
vết thương bằng nước lạnh, sạch. <br />
<br />
Thông tin, kiến thức đúng và thái độ tích <br />
cực về sơ cứu bỏng <br />
Nguồn thông tin về sơ cứu bỏng được người <br />
dân tìm hiểu chủ yếu qua sự hướng dẫn của gia <br />
đình có 44% (105/384) người trả lời đồng ý, qua <br />
bạn bè, lối xóm chiếm 38% (91/384), từ nguồn <br />
thông tin từ tivi, internet chiếm 39% (92/384), kế <br />
tiếp là nguồn từ các sách báo có 29% (70/384) <br />
người trả lời là có đọc, thông tin được cung cấp <br />
từ nhân viên y tế 8% (20/384) và từ trường học <br />
nghề 9% (21/384) (bảng 4). Các kết quả nghiên <br />
cứu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so <br />
với kết quả nghiên cứu của Harvey(6), nguồn <br />
thông tin qua sách báo chiếm 41,7%, internet <br />
3,2%, nhân viên y tế 9,8%, từ bạn bè và gia đình <br />
là 4,8%. Sự khác biệt về nguồn cung cấp thông <br />
tin từ gia đình và bạn bè có thể là do phong tục <br />
tập quán của người phương đông mối quan hệ <br />
gia đình, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến <br />
những suy nghĩ, hành động của các thành viên <br />
trong gia đình, các bậc ông bà, cha mẹ thường <br />
truyền lại những kinh nghiệm đã có cho con <br />
cháu của mình. Kinh nghiệm dân gian không <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phải là không tốt hoặc sai trong việc sơ cứu và <br />
điều trị các trường hợp bỏng nhẹ(7), nhưng cách <br />
chúng ta áp dụng nó như thế nào hay hiểu <br />
nhầm việc chọn lựa cách xử trí dẫn đến hậu quả <br />
không lường. <br />
Người dân áp dụng thời gian làm mát bằng <br />
sử dụng nước lạnh, sạch hay dưới vòi nước <br />
đang chảy cho sơ cứu bỏng rất khác nhau. Số <br />
người dân lựa chọn thời gian sơ cứu bỏng dưới <br />
20 phút chiếm tỷ lệ rất cao 87% (333/384) trường <br />
hợp, trong khi đó chỉ có 42 người dân lựa chọn <br />
thời gian sơ cứu bỏng đúng 20 phút chiếm tỷ lệ <br />
11% (42/384) trường hợp (bảng 5). Kết quả này <br />
phù hợp với nghiên cứu của Harvey(6) thời gian <br />
làm mát 20 phút chiếm 9,4% và nghiên cứu của <br />
Cuttle(2) chiếm 12%. Điều này cho thấy người <br />
dân có kiến thức về thời gian làm mát vết bỏng <br />
nhưng chưa đúng cho nên vẫn còn những biến <br />
chứng do bỏng gây ra. <br />
Kiến thức đúng chung về sơ cứu bỏng của <br />
người dân chỉ chiếm có 11% (bảng 6) thấp hơn 2 <br />
kết quả nghiên cứu của Vũ Mạnh Độ(13) là 21,9% <br />
và của Đỗ Thanh Long(3) là 17,63%. Như vậy, kết <br />
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiểu biết <br />
và kiến thức về sơ cứu bỏng của người dân chưa <br />
thực sự đầy đủ và khoa học. Do đó cách xử trí <br />
ban đầu mang tính tự phát, tự cứu chữa theo <br />
kinh nghiệm sai lầm được truyền miệng trong <br />
dân gian cũng có thể làm cho tỷ lệ sơ cứu không <br />
đúng gia tăng. <br />
Thái độ tích cực về sơ cứu bỏng của người <br />
dân khi được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 54% (bảng <br />
7). Kết quả này cho thấy rất phù hợp với tình <br />
hình thực tế tại cộng đồng dân cư lao động. <br />
Người dân biết khi bị bỏng thì rất nguy hiểm có <br />
thể để lại sẹo xấu và cần phải sơ cứu ngay <br />
nhưng có thể do chưa từng bị bỏng nặng hay <br />
bỏng với diện tích lớn nên họ chủ quan chưa cần <br />
phải tìm hiểu thông tin sơ cứu bỏng làm gì và <br />
chỉ cần kinh nghiệm truyền miệng đã có thể đủ <br />
để sơ cứu bỏng. Ngoài ra, có thể do công việc <br />
làm quá bận rộn nên không có thời gian để tìm <br />
hiểu thông tin. <br />
<br />
227<br />
<br />