KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA KHÁNH HÀNG ĐẾN CHỦNG NGỪA <br />
HPV TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG VÀ VIỆN PASTEUR <br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Lê Thị Yến Phi 1, Vũ Thị Nhung 2<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức và thái độ của khách hàng khi đến chùng ngừa human papilloma <br />
virus (HPV) tại Bệnh viện Hùng Vương (BVHV) và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu phối hợp định tính và định lượng. Sử dụng khảo sát cộng đồng (với <br />
206 mẫu) theo hướng định lượng (với bảng câu hỏi có cấu trúc). Sau đó chọn 20 đối tượng <br />
phỏng vấn sâu phân tích định tính <br />
Kết quả: Tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ về chủng ngừa HPV được đánh giá tốt là <br />
37,38%, kiến thức và thái độ khá là 39,32%, trung bình là 20,87%, và kém là 2,43%. Có 17,96 % <br />
khách hàng nghĩ rằng chủng ngừa HPV thì có thể yên tâm 100% không bị ung thư cổ tử cung <br />
và có 19,90% khách hàng nghĩ rằng sau chủng ngừa HPV không cần thiết phải làm xét nghiệm <br />
tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP) . Qua phỏng vấn sâu cho thấy họ chưa có đầy đủ kiến thức <br />
về chủng ngừa HPV vì chưa được tư vấn đầy đủ cũng như chưa được truyền thông rộng rãi.<br />
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu tại tại Bệnh viện Hùng Vương (BVHV) và Viện Pasteur <br />
Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ đúng về <br />
chủng ngừa HPV còn thấp. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông để <br />
khách hàng không chủ quan sau khi chủng ngừa HPV . <br />
Từ khóa: Vaccine ngừa HPV.<br />
EVALUATING THE CUSTOMERS’ KNOWLEDGE AND ATTITUDES TOWARDS <br />
VACCINATION AGAINST HUMAN PAPILLOMA VIRUS AT HUNGVUONG HOSPITAL <br />
AND PASTEUR INSTITUTE OF HO CHI MINH CITY<br />
<br />
ABSTRACT <br />
Objectives: Evaluating the customers’ knowledge and attitudes towards vaccination against <br />
human papilloma virus (HPV) at Hung Vuong hospital and HoChiMinh city Pasteur institute <br />
Method: A cross section study on. 206 customers (103 at Hung Vuong hospital and 103 at <br />
Pasteur institute of HCMC )was conducted; the mass survey (206 samples) with quantitative <br />
structure (structural questionnaire) was used; then 20 randomly selected customers were <br />
interviewed for qualitative analysis.<br />
Results: The rate of customers’ knowledge and attitude towards vaccination against human <br />
papilloma virus are as follows: Good: 37.4%; satisfactory: 39.3%; <br />
fair: 20.9%; poor: 2.4%.<br />
Futhermore, 17.96% customers thought that after being vacinated against HPV, they will be <br />
completely protected from cervical cancer; 19.90% customers assumed they need not take PAP <br />
tests after vaccination. From deep interview, customers are found to have insufficient knowledge <br />
on vaccination human papilloma virus due to lack of experts’ proper consultation as well as <br />
limited propagation from the mass media. <br />
Conclusions: The rate of custermers who have comprehensive knowledge and right attitudes <br />
towards vaccination against human papilloma virusare rather low. For this reason, it is <br />
necessary to promote futher propagation to prevent customers subjectivily thought after <br />
vaccination.<br />
Key words: Vaccinate against HPV <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
Phòng Điều Dưỡng Bệnh viện Hùng Vương, 2 Giảng Viên Trường ĐH Y Dược – ĐH Y khoa <br />
Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: CN. Lê Thị Yến Phi ĐT: 0918115035 Email: phivygdhp@ymail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý phổ biến, đứng hàng thứ hai trong số các <br />
ung thư sinh dục ở phụ nữ trên thế giới và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng <br />
đầu của giới nữ, nhất là ở những nước đang phát triển mặc dù thực tế thì đây là bệnh có <br />
thể phòng ngừa được. Trong thập niên 70, human papilloma virus (HPV) được mô tả như <br />
là một trong những tác nhân gây biến đổi tế bào cổ tử cung, tiền đề của ung thư cổ tử <br />
cung. <br />
Đầu những năm 90 có nhiều nghiên cứu dịch tễ đã củng cố quan điểm này đồng thời <br />
với sự phát hiện nhóm HPV nguy cơ cao là yếu tố chính gây UTCTC. Tuy nhiên, HPV chỉ <br />
mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ để dẫn đến bệnh lý này vì còn nhiều yếu tố khác tạo <br />
điều kiện thuận lợi trong tiến trình gây bệnh ung thư []. Sự hiểu biết rõ về cấu tạo và cơ <br />
chế sinh bệnh của HPV đã mở hướng cho ý tưởng có thể phòng ngừa UTCTC gây ra bởi <br />
HPV bằng phương pháp chủng ngừa và nay đã trở thành hiện thực.Hiện nay đã có thuốc <br />
chủng ngừa được lưu hành ở nhiều quốc gia trên thế giới . Những thuốc này đã nhận được <br />
sự hưởng ứng của chị em phụ nữ trên thế giới. Ở Việt Nam, từ 2008 đến nay thuốc chủng <br />
ngừa HPV mới được phép lưu hành. Vấn đề tuyên truyền về mối liên quan giữa HPV và <br />
UTCTC cũng chỉ mới bắt đầu. <br />
Tuy nhiên, khả năng có thể ngừa ung thư cổ tử cung (CTC) gây ra bởi HPV bằng <br />
thuốc chủng còn rất hạn chế, chỉ mới ngừa chủ yếu 2 loại HPV 16, 18 là 2 loại HPV <br />
chiếm 70% các trường hợp nhiễm HPV và thuộc nhóm nguy cơ cao, mặc dù có thể ngăn <br />
ung thư gây ra do HPV 16/18, nhưng không thể ngừa ung thư gây ra bởi loại HPV nguy cơ <br />
cao khác []. Do đó, sau khi chủng ngừa xong, người phụ nữ vẵn phải đi khám phụ khoa và <br />
làm xét nghiệm tầm soát ung thư CTC. Kiến thức của người dân về lĩnh vực này vẫn chưa <br />
có được một đánh giá cụ thể và có hệ thống. Vì vậy, cần có sự tìm hiểu về sự hiểu biết <br />
của các đối tượng đến cơ sở Y tế để xin chủng ngừa HPV là cần thiết để có biện pháp <br />
tuyên truyển giáo dục sức khỏe đúng mức cho họ.<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu tổng quát:<br />
Khảo sát kiến thức và thái độ của khách hàng đến cơ sở Y tế để chủng ngừa HPV cho bản <br />
thân. <br />
Mục tiêu cụ thể:<br />
1. Xác định tỷ lệ khách hàng muốn chủng ngừa HPV có kiến thức và thái độ đúng về chủng <br />
HPV.<br />
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về chủng ngừa HPV.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Loại nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang (phối hợp định tính và định lượng.)<br />
Thời gian nghiên cứu 20/12/2010 – 31/12/2010<br />
Địa điểm nghiên cứu Bệnh Viện Hùng Vương và Viện Pasteur Tp HCM<br />
Đối tương nghiên cứu Khách hàng đến BV Hùng Vương hay Viện Pasteur Tp HCM <br />
để chủng ngừa HPV (cho bản thân)<br />
Tiêu chuẩn thu nhận<br />
Khách hàng muốn chủng ngừa cho bản thân <br />
Tuồi từ 19 – 26<br />
<br />
<br />
3<br />
Chưa chủng ngừa HPV lần nào hay đến chủng theo lịch hẹn.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Mắc bệnh tâm thần không thể tiếp xúc<br />
Tiền sử CIN 2/3 chưa điều trị<br />
Tiền sử ung thư cổ tử cung chưa hay đã điều trị<br />
Đã cắt tử cung hoàn toàn.<br />
Đang có thai<br />
Cỡ mẫu Khảo sát 206 người (103 người ở BV Hùng Vương, 103 người ở Viện <br />
Pasteur). Theo công thức:<br />
pq<br />
n = Z2 ( 1 – α /2 ) x <br />
<br />
d2<br />
p: tỷ lệ kiến thức đúng = 0,84 []<br />
Phỏng vấn sâu 20 người (Số người phỏng vấn có thể thay đổi tùy theo nhận định <br />
người nghiên cứu, không ít hơn 10 người và không nhiều quá 30 người). Chọn mẫu <br />
dựa theo tuần tự. Khảo sát 9 khách hàng thì chọn 1 khách hàng phỏng vấn<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Phương pháp đo<br />
Phân tích định lượng để đánh giá theo điểm về kiến thức & thái độ<br />
Phân tích định tính để có khái niệm về Kiến thức & thái độ của đối tượng nghiên <br />
cứu.<br />
Phương tiện thu thập số liệu<br />
Bảng câu hỏi có cấu trúc (tự trả lời) dùng cho khảo sát cộng đồng<br />
Phỏng vấn sâu dùng bản câu hỏi bán cấu trúc, có ghi âm và giải băng sau đó<br />
KẾT QUẢ BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 206 đối tượng phụ nữ tuồi từ 19 26 trong đó 103 <br />
người được thu nhận tại Bệnh viện Hùng Vương, 103 người được thu nhận tại viện <br />
Pasteur. Đa số (78,6%) thuộc nhóm tuổi từ 20 26. Có đến 59,7% là dân thành phố HCM và <br />
40,3% là người từ các tỉnh khác đến. <br />
Những đối tượng đi chủng ngừa đa số là Cán bộ viên chức (40, 8%) và kế đến là <br />
thành phần sinh viên học sinh (36,4%). Về văn hóa thì 80,1% có trình độ cao đẳng, đại học. <br />
Điều này cho thấy sự hưởng ứng tham gia chủng ngừa có vẻ tập trung vào nhóm người có <br />
trình độ học vấn cao. Nội thành và ở tỉnh tham gia chủng ngừa (86,9%), cho thấy khách <br />
hàng sống ở trung tâm thành phố và tại thị trấn được tiếp cận với các phương tiện truyền <br />
thông cũng như các dịch vụ y tế về thông tin của chủng ngừa hơn những người dân sống ở <br />
ngoại thành. Một điều khá đặc biệt là số người đi chủng ngừa đa số là người độc thân <br />
(75,2%), như vậy chủng ngừa sẽ phát huy tác dụng giúp khách hàng phòng tránh nhiễm <br />
HPV khi họ có quan hệ tình dục sau này. Trong nhóm đối tượng còn dưới 20 tuổi thì chỉ có <br />
1 người đã có quan hệ tình dục (2,3%) và trong nhóm 2126 tuổi thì đã có quan hệ tình dục <br />
là 24,8%.<br />
Trong những người đã có bạn tình thì 75,2% thường khám phụ khoa định kỳ hàng <br />
năm. Tỷ lệ này gấp đôi so với nhóm độc thân ( 33%). Trên thực tế, số phụ nữ độc thân <br />
thường ngại đi khám phụ khoa nên có khả năng con số 33% này chưa chính xác (do đối <br />
tượng không nói thật), cũng có thể giải thích là số khách hàng tham gia nghiên cứu đa số là <br />
cán bộ viên chức và trình độ cao đẳng, đại học nên có ý thức trong việc khám phụ khoa <br />
định kỳ hàng năm hay được khám phụ khoa trong đợt kiểm tra sức khỏe hàng năm tại nơi <br />
làm việc.<br />
<br />
4<br />
Kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra: <br />
Bảng 1.1. Nguồn thông tin của khách hàng về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do <br />
HPV gây ra<br />
Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ<br />
Qua bạn bè, người thân 58 28,2%<br />
Qua tạp chí,báo chí, tranh ảnh, tờ rơi 18 8,7%<br />
Qua đài phát thanh, ti vi 14 6,8%<br />
Qua nhân viên y tế. 6 2,9%<br />
Qua Internet 5 2,4%<br />
Qua tranh ảnh, tờ rơi quảng cáo 1 0,5%<br />
Nhiều nguồn thông tin (hai trong số các nguồn trên) 104 50,5%<br />
<br />
37% 39%<br />
40%<br />
<br />
30%<br />
21%<br />
20%<br />
<br />
10%<br />
2,43%<br />
0%<br />
Tốt (đạt ≥ 9đ) Khá (đạt 7 - 8đ) TB (đạt 5 - 6đ) Kém (đạt ≤ 4đ)<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2. 1. Kiến thức và thái độ của khách hàng về chủng ngừa ung <br />
thư cổ tử cung do HPV gây ra theo điểm đạt.<br />
Tỷ lệ kiến thức và thái độ của khách hàng về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV <br />
gây ra (qua phỏng vấn sâu 20 khách hàng)<br />
Về nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung (UTCTC) thì chỉ 15% khách hàng trả lời được <br />
nguyên nhân là do viêm sinh dục kéo dài, quan hệ tình dục bừa bãi . Đa số thì không <br />
biết rõ nguyên nhân gây ung thư CTC.<br />
Về cách phòng ngừa UTCTC thì đa số khách hàng đều trả lời phải chủng ngừa HPV, <br />
chỉ có 15% khách hàng cho là phải đi khám phụ khoa định kỳ để làm các xét nghiệm <br />
tầm soát sau khi chủng ngừa.<br />
Sự hiểu biết về thuốc thì tất cả khách hàng đều trả lời chưa biết rõ mà chỉ biết thuốc <br />
chủng là để phòng ngừa ung thư CTC .<br />
Về các quan tâm và khó khăn khi chủng ngừa HPV thì khách hàng quan tâm đến tác <br />
dụng phụ của thuốc nhưng chưa được phổ biến rõ ràng, không biết thời gian phòng <br />
ngừa được bao lâu. Hầu hết khách hàng đều chưa nhận được đầy đủ thông tin về <br />
chủng ngừa. Có ý kiến cho là giá thành còn khá cao đối với sinh viên và tầng lớp có thu <br />
nhập thấp.<br />
Tất cả khách hàng đều có ý kiến đề nghị các dịch vụ y tế cần hỗ trợ, tư vấn thêm về <br />
mặt thông tin như về giá cả, tác dụng phụ, số mũi cần chủng ngừa, và thời hạn của <br />
hiệu quả sau chủng ngừa HPV để giúp cho khách hàng trong độ tuổi chủng ngừa thuận <br />
tiện khi đến chủng ngừa HPV.<br />
Tỷ lệ người có kiến thức khá cao cho từng vấn đề như biết được HPV là siêu vi <br />
khuẩn lây qua đường quan hệ tình dục (70,4%) hay biết được sau chủng ngừa vẫn cần <br />
thiết phải đi khám phụ khoa định kỳ (96,1%) hay sau chủng ngừa vẫn cần thiết phải làm <br />
xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (80,1%) nhưng xét tổng hợp các kiến thức và thái <br />
<br />
<br />
5<br />
độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra (gồm 11 câu hỏi) thì số đối tượng <br />
được đánh giá là tốt (≥9đ ) chỉ chiếm 37,4% (77/206) trong đó chỉ có 8,7% (18/206) đáp <br />
đúng 100% , đối tượng có kiến thức và thái độ khá (87đ) là 39,3% (81/206), đối tượng có <br />
kiến thức và thái độ trung bình (65đ) là 20.9% (43/206) và số người có kiến thức và thái <br />
độ kém là 2,4%.(5/206). Như vậy, gần 25% chưa hiểu rõ về tác dụng của chủng ngừa ung <br />
thư cổ tử cung do HPV gây ra. Khi phỏng vấn thì có khách hàng đã phát biểu rằng: “Nghe <br />
nói thuốc để chủng ngừa ung thư CTC thì đi chủng ngừa cho yên tâm nhưng cũng chưa <br />
biết rõ hết thông tin về thuốc”. So với kết quả nghiên cứu khảo sát cộng đồng về vaccin <br />
HPV và tầm soát ung thư CTC của Hội Kế Hoạch Gia Đình ở Hồng Kông vào tháng 9 năm <br />
2008, đã tiến hành phỏng vấn 500 bà mẹ có con gái từ 9 16 tuổi về sự hiểu biết về cách <br />
phòng ngừa ung thư CTC, các thông tin của họ về vaccin HPV thì có 45% bà mẹ trả lời <br />
đúng tác dụng của chủng ngừa HPV [ ], thì kết quả nghiên cứu này thấp hơn, điều này có <br />
thể giải thích do ở nước ta, chị em phụ nữ chưa được tư vấn đầy đủ cũng như chưa được <br />
truyền thông rộng rãi. <br />
Có 18 % khách hàng nghĩ rằng chủng ngừa HPV thì không bị ung thư cổ tử cung và có <br />
gần 20% khách hàng nghĩ rằng sau chủng ngừa HPV thì không cần làm xét nghiệm tầm <br />
soát ung thư cổ tử cung (PAP). Cũng so với kết quả nghiên cứu trên [12] thì có đến 32% nghĩ <br />
rằng vaccin HPV có thể ngăn ngừa được 100% ung thư CTC cho con của họ và có đến <br />
42% nghĩ rằng sau chủng ngừa HPV thì không cần làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử <br />
cung (PAP). Sự khác biệt về kết quả này do đối tượng được chủng ngừa là 9 – 16 tuổi, <br />
trong độ tuổi đi học và độc thân dẫn đến các bà mẹ này đã có ý kiến chưa đúng.<br />
Để biết về thuốc chủng ngừa HPV, có 50,5% nhận thông tin từ nhiều nguồn nhưng <br />
chỉ có 2,9% biết được qua nhân viên y tế. Những thông tin nhận được nhờ các phương tiện <br />
truyền thông đại chúng thì thấp (8,8% qua báo chí , 6,8% từ đài phát thanh, TV). Đa số họ biết <br />
thông tin qua bạn bè (28,2%). Đó có thể là nguyên nhân khiến sự hiểu biết đúng về những <br />
điều liên quan giữa ung thư cổ tử cung và HPV cũng như tác dụng của thuốc chủng ngừa <br />
không cao. Các đối tượng có kiến thức chưa đúng và thái độ chưa phù hợp phần lớn là do <br />
tiếp nhận thông tin không đầy đủ. Tuy nhiên 96,1% nghĩ rằng vẫn cần phải đi khám phụ <br />
khoa định kỳ sau chủng ngừa, hay sau chủng ngừa vẫn cần thiết phải làm xét nghiệm tầm <br />
soát ung thư cổ tử cung (80,1%).So với kết quả nghiên cứu về kiến thức thái độ liên quan <br />
đến nhiễm HPV ở người trưởng thành, nghiên cứu khảo sát 289 người thuộc 3 nơi là: 1 là <br />
trường đại học chăm sóc y tế và 2 nhóm thuộc phòm khám gia đình do Bryan Holcomb và <br />
CS thực hiện tại Mỹ [] .Kết quả khảo sát có 22,8% người nhận thông tin từ NVYT, 18,3% <br />
từ bạn bè, 27,6% từ lớp giáo dục sức khỏe, 20,3% từ báo chí, 11% từ Ti vi và đài phát <br />
thanh và 22,8% chưa từng nghe về HPV. Sự khác biệt này có thể giải thích do những tiến <br />
bộ của các phương tiện truyền thông và các hoạt động y tế của nhân viên xã hội tại Mỹ. <br />
Đa số khách hàng biết đến chủng ngừa ung thư CTC qua bạn bè giới thiệu, một số ít biết <br />
qua các phương tiện truyền thông như ti vi, internet <br />
Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của khách hàng <br />
Yếu tố liên quan Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ<br />
Đọc báo 96 (66,6%) 95 (46, %) 12 (5,8%) 3 (1,5%)<br />
Xem Ti vi 132 (64,5 %) 70 (34,5%) 3 (1,5%) 1 (0,5%)<br />
Được NVYT tư vấn về Có Không<br />
chủng ngừa 138 (67%) 68 (33%)<br />
Hiểu rõ về mục đích Hiểu rõ Hiểu 1 phần Không hiểu<br />
<br />
<br />
6<br />
chủng ngừa 98 (47,6%) 102 (49,4%) 6 (3 %)<br />
<br />
Xếp loại<br />
Yếu tố liên quan<br />
Tốt Khá TB Kém<br />
Đọc báo thường xuyên (96) 37 (38,5%) 40 (41,7%) 17 (17,7%) 2 (2,1%)<br />
Xem Ti vi thường xuyên (132) 51 (38,6%) 56 (42,4%) 21 (16%) 4 (3 %)<br />
Được NVYT tư vấn chủng ngừa (138) 64 (46,4%) 49 (35,5%) 23 (16,7%) 2 (1,4%)<br />
Hiểu rõ mục đích chủng ngừa (98) 49 (50%) 38 (38,8%) 9 (9,2%) 2 (2 %)<br />
<br />
<br />
Địa chi<br />
Kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra (gồm 11 câu <br />
hỏi) thì trong số đối tượng được đánh giá là tốt ( ≥9đ ) thì có 88,3% khách hàng sống ở <br />
khu vực nội thành và tỉnh. Như vậy, khách hàng sống ở khu vực nội thành và thị trấn được <br />
tiếp cận với các phương tiện truyền thông và các dịch vụ y tế nên được cập nhật kiến <br />
thức về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra, các vùng ngoại thành thiếu phương <br />
tiện truyền thông cũng như các dịch vụ y tế nên thông tin đến khách hàng chưa hiệu quả. <br />
Khách hàng ở vùng ngoại thành cho rằng: “Chỉ nghe được thông tin chủng ngừa qua người <br />
bạn đã được chủng ngừa tại BVHV đang đi học tại thành phố”<br />
Trình độ văn hóa<br />
Có 83,1% (64) khách hàng trong số đối tượng được đánh giá là tốt ( 77 khách hàng) <br />
(đạt ≥9đ) có trình độ cao đẳng, đại học, nhóm người này có trình độ và sống trong khu vực <br />
nội thành và thị trấn là 87,3% (144/165 khách hàng) nơi có điều kiện tiếp cận với thông tin <br />
về chủng ngừa nên có kiến thức về chủng ngừa, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý <br />
nghĩa thống kê có thể do cỡ mẫu không đủ lớn.<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Số người đi chủng ngừa đa số là người độc thân (75,2%). Trong nhóm đối tượng còn <br />
dưới 20 tuổi thì chỉ có 1 người đã có quan hệ tình dục (2,3%) và trong nhóm 2126 tuổi thì <br />
đã có quan hệ tình dục là 24,76%. Nhóm độc thân là sinh viên học sinh có kiến thức về <br />
chùng ngừa đạt tốt là 28/77 khách hàng đạt loại tốt về kiến thức (36,4%). Kết quả này <br />
giống với một vài nghiên cứu đối với sinh viên Đại học ở Florida, chỉ có 37% được nghe <br />
về HPV, 59% không biết HPV lây truyền như thế nào và 64% không chắc chắn rằng HPV <br />
là nguyên nhân của mụn cóc sinh dục[].. Khảo sát kiến thức về các bệnh lây truyền qua <br />
đường tình dục cửa sinh viên trường Cao đẳng ở New York đã cho thấy chỉ có 45% cho <br />
rằng HPV lây qua đường tình dục, 87% không cho là HPV mà là các bệnh khác lây qua <br />
đường tình dục chẳng hạn như vi rút HIV [ ],Như vậy ở nhóm học sinh và sinh viên cần <br />
được cập nhật thông tin tốt và cũng có thể thông qua nhờ sự hỗ trợ từ phía gia đình để <br />
phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi họ có quan hệ tình dục sau này<br />
Số lần đến khám để chủng ngừa<br />
Điều đáng chú ý ở đây số khách hàng đến chủng ngừa lần đầu được đánh giá tốt <br />
chiếm 51,95% cao hơn so với chủng ngừa lần 2 là 29,87% và chủng ngừa lần 3 là 18,18%, <br />
điều này cho thấy có vẻ như trong những lần đi chủng theo hẹn, khách hàng không được <br />
tư vấn thêm nên dần dần họ quên những điều đã được nghe từ trước khi đi chủng. Do đó, <br />
người cán bộ y tế cần phải tiếp tục duy trì tư vấn trong các lần khám tiếp theo. <br />
<br />
<br />
7<br />
Nguồn thông tin về chủng ngừa<br />
Dù được tiếp cận thường xuyên với phương tiện truyền thông (Tivi, báo), khám <br />
phụ khoa hàng năm, được nhân viên y tế tư vấn về chủng ngừa ung thư CTC do HPV gây <br />
ra nhưng tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do <br />
HPV gây ra khi đến chùng ngừa HPV tốt ở nhóm khách hàng này không cao chỉ đạt ≤ 50%, <br />
ngay cả khách hàng cho là đã hiểu rõ mục đích của chủng ngừa nhưng t ỷ lệ khách hàng có <br />
kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra khi đến chùng ngừa <br />
HPV tốt không cao chỉ đạt 50%. Mặc dù phần lớn khách hàng tham gia nghiên cức có <br />
trình độ trên cấp 3 là 80,1%. Điều này có thể giải thích nguyên nhân là chưa đẩy mạnh <br />
được thông tin về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra trên các phương tiện <br />
truyền thông và nhân viên y tế cần đẩy mạnh vai trò tư vân khi khách hàng đến khám phụ <br />
khoa vào thời điểm thuận tiện để khách hàng tiếp nhận được thông tin một cách hiệu <br />
quả., Về thông tin chủng ngừa Các khách hàng cho biết “Chúng tôi rất cần biết thông tin <br />
về thuốc chủng ngừa, tác dụng phụ cũng như thời hạn của chủng ngừa, giá thành của <br />
thuốc, có thể in cụ thể trên tờ rơi nếu quảng cáo trên ti vi ở chương trình quảng cáo thì <br />
thuốc chủng ngừa cho độ tuổi 9 – 26, mà ở tuổi này thì phần lớn không thích xem mục <br />
quảng cáo và hay chuyển kênh khi phát đến mục quảng cáo nên không thể biết được thông <br />
tin về chủng ngừa ung thư CTC khi xem ti vi”<br />
Hạn chế của nghiên cứu:<br />
Kỹ thuật chọn mẫu dựa theo tuần tự (206 khách hàng), những người tham <br />
gia nghiên cứu đa phần có trình độ học vấn cao, có khả năng tiếp cận thông tin mới <br />
tham gia chủng ngừa CHƯA đại diện cho cộng đồng. Bên cạnh đó, cỡ mẫu nhỏ nên <br />
chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của những yếu tố liên quan<br />
KẾT LUẬN <br />
Tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do <br />
HPV gây ra được đánh giá <br />
Tốt 37,4%, khá là 39,3%, trung bình là 20,9%, kém là 2,4%. <br />
Chỉ có 47,5% hiểu rõ mục đích chủng ngừa HPV, 3% không hiểu chủng ngừa để <br />
làm gì. <br />
Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do <br />
HPV là vì chưa được tư vấn đầy đủ cũng như chưa được truyền thông rộng rãi : <br />
Đọc báo hay xem TV, nghe đài thường xuyên, được CB Y tế tư vấn thì kiến <br />
thức hơn 80% xếp loại từ khá trở lên .<br />
Trong số khách hàng có kiến thức tốt đa số là khách hàng có trình độ trên cấp 3 <br />
(83,1%) trong đó 88,3% là người sống ở nội thành và thị trấn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. ANN ARBOR. (2004) Adults’ Knowledge and Behaviors Related to Human Papillomavirus Infection <br />
From the University of Michigan, Vol. 17, 1st<br />
2. CAMILLE C. RAGIN AND EMANUELA TAIOLI. (2009) Knowledge about human papillomavirus and <br />
the HPV vaccine – a survey of the general population. Infect Agent Cancer, Vol. 4 (Suppl 1). Second <br />
Anunual International african – Caribbean Cancer Consortium Conference 12 – 13 May 2008. <br />
3. JOHN T. SCHILLER. (2005) Second generation HPV vaccines. HPV today. N o 06 April 2005: 6 – 7.<br />
4. MARK G.MARTENS, HOWARD A.SHAW (2009). Cervical cancer prevention : understanding current <br />
clinical data for prophylactic vaccines. The American journal of Medicine 2009, Vol. 122 ISS 8, S16 <br />
S23.<br />
5. NELSON J.H. & COLL. (2000). A novel and rapid PCR based method for genotyping human <br />
papillomaviruses in clinical samples. J Clin. Microbiol. 38: 688 695<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
6. SUSANNE K.KJAER (2002).Type specific persistence of high risk human papillomavirus (HPV) as <br />
indicator of high grade cervical squamous intraepitheliallesions in young women: population based <br />
prospective follow up study . BMJ Volume 325 14 SEPTEMBER 2002: 1 7.<br />
7. .SANFORD R. KIMMEL (2006) Practical implementation of HPV vaccines in clinical practice Journal <br />
of Family Practice, Nov, 2006, suppl: 18 – 22.<br />
8. SONGNAN CHAW, RUEY SOON et at (2010) . Knowledge, attitudes, and communication arround <br />
HPV vaccination amongst urban Asian mothers and physicians. Vaccine 28: 3809 3817<br />
9. TOSHIYUKI SASAGAWA, WALID BASHA (2001). Highrisk and multiple Human Papillomavirus <br />
infections associated with Cervical abnormalities in Japanese women. Cancer Epidemiology, Biomarkers <br />
& Prevention Vol. 10, , January 2001: 45 52.<br />
10. Vernon SD & coll. (2000). Comparison of human papillomavirus detection and typing by cycle <br />
sequencing, line blotting and hybrid capture. J Clin. Microbiol. 38: 651 655.<br />
11. Yacobi E, Tennant C, Fcrrante J, et al (1999). University students' knowledge and aware ness of HPV. <br />
Prey Med. 28: 535 541.<br />
12. http://www.ippfeseaor,org/en/News/Country+highlights/FPAHKPublicSurvey.htm .<br />
13. http://www. awareness .com.vn/viVN/zone/223/news/308moiphunucanduocbietcachphongngua <br />
ungthucotucunghieuquadebaoveminhvanguoithan.aspx<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />