Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP<br />
TẠI PHƯỜNG 8, QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Văn Cư*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) bệnh tăng huyết áp (THA) ở<br />
người lớn là phổ biến trên thế giới 20,00%; đây là một trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm<br />
giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Tại Việt Nam, bệnh THA khoảng 27,00% và đang có xu hướng tăng. Theo<br />
nghiên cứu của Viện Tim mạch tại 8 tỉnh và thành phố, thì số người mắc bệnh THA khoảng 25,00%. Nghiên<br />
cứu này nhằm xác định người bệnh THA có kiến thức và thái độ đúng, để có giải pháp dự phòng biến chứng.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân THA tại phường 8, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có<br />
kiến thức và thái độ đúng về bệnh THA.<br />
Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Dân số chọn mẫu là người THA tại phường 8,<br />
quận 10, TPHCM. Mẫu chọn là toàn bộ bệnh nhân cư ngụ trong phường. Thu thập số liệu qua bảng với 22 câu<br />
hỏi qua phỏng vấn. Xừ lý số liệu qua phần mềm SPSS 11.5.<br />
Kết quả: Phân tích 41 bảng trả lời của người THA cho kết quả sau: trung bình là 63 tuổi, trên 60 tuổi là<br />
58,5% (Bảng 1); bắt đầu THA từ tuổi 45/nam và 55/nữ. Người bệnh THA đa số trên 2 năm (Bảng 5); biết biến<br />
chứng liệt nửa người là 63,40% (Bảng 9), được bác sĩ khuyên hạn chế ăn mặn là 100,00% (Bảng 12). biết hạn<br />
chế ăn mặn là 92,70% (Bảng 11) và tăng hoạt động thể lực là 75,6% (Bảng 10). Bệnh nhân đồng ý hạn chế ăn<br />
mặn 100,00% (Bảng 13), so với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Nguyên (88,50%) và Nguyễn Hữu Hạnh<br />
(53,40%), đồng tình với hạn chế lạm dụng rượu là 97,60% (Bảng 20). Nghiên cứu cho thấy người THA có biết<br />
về trị số huyết áp, về biến chứng và cách dự phòng bệnh; tuy nhiên có các kiến thức đúng chưa được toàn diện,<br />
chưa đồng đều. Do đó cần phải tư vấn một cách đầy đủ và liên tục hơn về bệnh THA.<br />
Kết luận: Bệnh nhân có kiến thức đúng về trị số huyết áp, các biến chứng và các biện pháp phòng bệnh,<br />
nhưng tỷ lệ không đồng đều như: hạn chế ăn mặn: 92,7%, ăn kiêng: 36,6%, lạm dụng rượu: 58,5 %, hoạt động<br />
thể lực: 75,6%, không hút thuốc: 41,5%.<br />
Đề nghị: Cần chú hướng dẫn cho từng bệnh nhân, và thường xuyên nhắc nhở và động viên bệnh nhân hạn<br />
chế mặn, tăng hoạt động thể lực, không hút thuốc lá và không lạm dụng rượu.<br />
Từ khóa: Kiến thức và thái độ của bệnh nhân về tăng huyết áp, bệnh tăng huyết áp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
KNOWLEDGE AND ATTITUDES OF PATIENT'S BLOOD PRESSURE INCREASE IN WARD 8,<br />
DISTRICT 10, HO CHI MINH CITY<br />
Nguyen Van Cu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 127 - 132<br />
Background: According to the World Health Organization (WHO) hypertension of artery (HTA) is a<br />
common disease worldwide, having about 20.00% of adults, this is one of 10 serious diseases affecting the health<br />
and shortened lifespan from 10 to 20 years. At Vietnam about 27.00% and tends to increase, the Cardiovascular<br />
Research Institute at the eight areas, the number of HTA people approximately 25.00%. This study aims to<br />
* Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Cư<br />
<br />
ĐT: 0903925342<br />
<br />
Email: cuupnt@yahoo.com.vn<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
127<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
identify patients with HTA the right knowledge and attitude to the disease, preventive measures for complications<br />
Objectives: Determine the rate of HTA in Ward 8, District 10, Ho Chi Minh City (HCMC) has the right<br />
attitude and knowledge of HTA patients<br />
Methods: Cross-sectional descriptive study. Population sampling the HTA in Ward 8, District 10, HCMC.<br />
Model selection is the entire patients living in the ward. Data collection over 22 by interview questions. Data<br />
processing by SPSS 11.5 software.<br />
Results: Analysis of 41 of the response table for results: average age 63,00 over age 60 is 58.50% (Table 1),<br />
starting from age 45/male and 55/female. Most people 2 years (Table 5); know hemiplegia complicated by 63.40%<br />
(Table 9), are strongly advised to eat salt is 100,00% (Table 12). but little advice on alcohol abuse (Table 19),<br />
limited knowledge of salty foods is 92.70% (Table 11) and increased physical activity was 75.60% (Table 10).<br />
Patients who agreed to eat salty 100.00% (Table 13), compared with studies by Nguyen Do Nguyen (88.50%)<br />
and Nguyen Huu Hanh (53.40%), agreed with limiting the abuse of alcohol 97.60% (Table 20). Research shows<br />
that the HTA is to know about blood pressure treatment, complications and ways of preventing disease, however<br />
with the right knowledge is not comprehensive, not equal. Therefore need to advise and disseminate an adequate<br />
and continuous than the THA patients<br />
Conclusion: Patients have the knowledge about the treatment of hypertension, its complications and the<br />
preventive measures, but uneven rate limiting salty foods: 92.70%, diet: 36.60%, inflation alcohol: 58.50%,<br />
physical activity: 75.60%, non-smokers: 41.50%. Recommend: Health education should pay attention to each<br />
patient, and constantly remind and encourage patients with salt restriction, increased physical activity, not<br />
smoking and alcohol abuse<br />
Keywords: Knowlegde and attitude for hypertention of artery.<br />
giải pháp đề phòng biến chứng.<br />
MỞ ĐẦU<br />
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health<br />
Organization-WHO) bệnh THA là một bệnh phổ<br />
biến trên thế giới, không chỉ có ảnh hưởng đến<br />
người bệnh, gia đình mà còn là gánh nặng của<br />
xã hội. Hiện nay trên thế giới có khoảng 20%<br />
người lớn bị bệnh THA như: Hoa Kỳ (28,7%2000); Canada (22%- 1992); Anh (38,8%- 1998);<br />
Thụy Điển (38,4%- 1999); Ai Cập (26,3%- 1991);<br />
Trung Quốc (27,2%- 2001); Thái Lan (20,5%2001); Singapore (26,6%- 1998); THA là một<br />
trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức<br />
khỏe và làm giảm thọ từ 10 đến 20 năm.<br />
Tại Việt Nam, người lớn THA khoảng 27%<br />
và ngày càng tăng. Theo số liệu điều tra mới đây<br />
của Viện Tim mạch tại 8 tỉnh, thành trong cả<br />
nước thì số người mắc bệnh THA trên 25%. Do<br />
đó, năm 2011 Thủ tướng chính phủ đã quyết<br />
định đưa dự án phòng chống bệnh THA vào<br />
chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Nghiên<br />
cứu này nhằm xác định tỷ lệ người, có kiến thức<br />
– thái độ đúng đối với bệnh THA, nhằm đề ra<br />
<br />
128<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Xác định tỷ lệ bệnh nhân THA tại phường 8,<br />
quận 10, Tp. HCM có kiến thức và thái độ đúng<br />
về bệnh THA.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Dân số chọn<br />
mẫu là người THA tại phường 8, quận 10,<br />
TPHCM. Mẫu chọn là toàn bộ bệnh nhân THA<br />
đang cư ngụ trong phường. Thu thập số liệu<br />
qua 22 câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân.<br />
Xử lý số liệu qua phần mềm SPSS 11.5<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 01 đến tháng<br />
6 năm 2010 cho kết quả như sau:<br />
Bảng 1: Tuổi của đối tượng nghiên cứu.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
Dưới 40 tuổi<br />
Từ 41 đến 50 tuổi<br />
Từ 51 đến 60 tuổi<br />
Trên 60 tuổi<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
3<br />
7,3<br />
5<br />
12,2<br />
9<br />
22,0<br />
24<br />
58,5<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Nhận xét: Có 7,3% số bệnh nhân tăng huyết<br />
áp dưới 40 tuổi. Có 58,5% số bệnh nhân tăng<br />
huyết áp trên 60 tuổi.<br />
Bảng 2: Trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối<br />
tượng nghiên cứu.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Giới tính: Nam<br />
Nữ<br />
Trình độ học vấn<br />
Không biết chữ<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
Trên cấp 3<br />
Nghề nghiệp<br />
Công nhân<br />
Nông dân<br />
Cán bộ y tế<br />
Kỹ sư<br />
Giáo viên<br />
Nội trợ<br />
Hưu trí<br />
Khác<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
17<br />
41,5<br />
24<br />
58,5<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
2<br />
4,9<br />
8<br />
19,5<br />
7<br />
17,1<br />
14<br />
34,1<br />
10<br />
24,4<br />
2<br />
0<br />
1<br />
2<br />
2<br />
8<br />
25<br />
1<br />
<br />
4,9<br />
0,0<br />
2,4<br />
4,9<br />
4,9<br />
19,5<br />
61,0<br />
2,4<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhân nữ chiếm 58,5%. Có<br />
61,0% bệnh nhân là cán bộ hưu trí. Có 24,4%<br />
bệnh nhân có trình độ học vấn từ cấp 2 trở<br />
xuống. Có 75,6% bệnh nhân có trình độ học vấn<br />
từ cấp 3 trở lên.<br />
Bảng 3: Thời gian bệnh tăng huyết áp và nguồn<br />
thông tin về bệnh tăng huyết áp.<br />
1<br />
2<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Dưới 2 năm<br />
4<br />
9,8<br />
Từ 2 năm trở lên<br />
37<br />
90,2<br />
Biết nguồn thông tin về bệnh THA Tần số Tỷ lệ %<br />
Nhân viên Y tế<br />
26<br />
63,4<br />
TV<br />
5<br />
12,2<br />
Sách báo<br />
6<br />
14,6<br />
Bạn bè, người thân<br />
10<br />
24,4<br />
Internet<br />
1<br />
2,4<br />
<br />
Nhận xét: Có 90,2% bệnh nhân có thời gian<br />
bệnh trên 2 năm. Có 63,4% bệnh nhân biết về<br />
bệnh THA qua nhân viên y tế. Có 36,6% bệnh<br />
nhân biết về bệnh THA qua các nguồn khác.<br />
Bảng 4: Kiến thức về trị số huyết áp và gây ra biến<br />
chứng.<br />
STT<br />
Nội dung<br />
Trị số huyết áp được cho là cao?<br />
1<br />
>= 140/90 mmHg<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
35<br />
<br />
85,4<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2<br />
Không biết<br />
Bệnh THA có gây ra biến chứng không?<br />
1<br />
Có<br />
2<br />
Không<br />
<br />
6<br />
<br />
14,6<br />
<br />
33<br />
8<br />
<br />
80,5<br />
19,5<br />
<br />
Nhận xét: Có 85,4% bệnh nhân biết được trị<br />
số huyết áp được cho là cao là ≥14 mmHg. Tỷ lệ<br />
này cho thấy đa phần bệnh nhân có kiến thức về<br />
trị số huyết áp đúng. Có 80,5% bệnh nhân cho<br />
rằng tăng huyết áp có gây ra biến chứng, 19,5%<br />
còn lại thì cho là không.<br />
Bảng 5: Kiến thức về các biến chứng có thể có của<br />
bệnh tăng huyết áp.<br />
STT<br />
Nội dung<br />
Biến chứng có thể có của bệnh THA<br />
1<br />
Liệt nửa người<br />
2<br />
Suy tim<br />
3<br />
Suy thận<br />
4<br />
Biến chứng ở mắt<br />
5<br />
Không biết<br />
Bệnh THA có phòng ngừa<br />
1<br />
Được<br />
2<br />
Không<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
26<br />
11<br />
18<br />
6<br />
4<br />
<br />
63,4<br />
26,8<br />
43,9<br />
14,6<br />
9,8<br />
<br />
38<br />
3<br />
<br />
92,7<br />
7,3<br />
<br />
Nhận xét: Có 63,4% bệnh nhân biết được<br />
tăng huyết áp có thể dẫn đến liệt nửa người. Có<br />
26,8% bệnh nhân biết được tăng huyết áp có thể<br />
dẫn đến suy tim. Có 43,9% bệnh nhân biết được<br />
tăng huyết áp có thể dẫn đến suy thận. Có 14,6%<br />
bệnh nhân biết được tăng huyết áp có thể dẫn<br />
đến biến chứng ở mắt. Có 9,8% bệnh nhân<br />
không biết biến chứng của bệnh tăng huyết áp.<br />
Có 92,7% bệnh nhân cho rằng tăng huyết áp có<br />
thể phòng ngừa được.<br />
Bảng 6: Kiến thức về việc ngăn ngừa bệnh nặng<br />
thêm.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Cách để ngăn bệnh nặng thêm<br />
Hạn chế ăn mặn<br />
Ăn kiêng để kiểm soát cân nặng<br />
Uống rượu vừa phải<br />
Tập thể dục hay đi bộ<br />
Không hút thuốc<br />
Không biết<br />
<br />
Tần<br />
số<br />
38<br />
15<br />
24<br />
31<br />
17<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
92,7<br />
36,6<br />
58,5<br />
75,6<br />
41,5<br />
0,0<br />
<br />
Nhận xét: Có 92,7% số bệnh nhân biết hạn<br />
chế ăn mặn sẽ ngăn ngừa bệnh nặng thêm. Có<br />
75,6% số bệnh nhân biết tập thể dục hoặc đi bộ<br />
sẽ ngăn ngừa bệnh nặng thêm.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
129<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Bảng 7: Tỷ lệ bệnh nhân được bác sĩ khuyên giảm ăn<br />
mặn và đồng ý cữ ăn mặn.<br />
STT<br />
Nội dung<br />
Có được bác sĩ khuyên cữ ăn mặn?<br />
1<br />
Có<br />
2<br />
Không<br />
Có đồng ý cữ ăn mặn<br />
1<br />
Có<br />
2<br />
Không<br />
<br />
Tần<br />
số<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
41<br />
0<br />
<br />
100,0<br />
0,0<br />
<br />
41<br />
0<br />
<br />
100,0<br />
0,0<br />
<br />
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều được bác sỹ<br />
khuyên cữ ăn mặn. Tất cả bệnh nhân đều đồng<br />
ý cữ ăn mặn: 100%.<br />
Bảng 8: Bệnh nhân được bác sĩ khuyên và đồng ý tập<br />
thể dục để kiểm soát cân nặng.<br />
STT<br />
Nội dung<br />
Được bác sỹ khuyên tập thể dục?<br />
1<br />
Có<br />
2<br />
Không<br />
Đồng ý tập thể dục<br />
1<br />
Có<br />
2<br />
Không<br />
<br />
Tần<br />
số<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
41<br />
0<br />
<br />
100,0<br />
0,0<br />
<br />
40<br />
1<br />
<br />
97,6<br />
2,4<br />
<br />
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều được bác sỹ<br />
khuyên đi bộ hoặc tập thể dục để kiểm soát cân<br />
nặng. Có 97,6% số bệnh nhân đồng ý là tập thể<br />
dục hoặc đi bộ để kiểm soát cân nặng.<br />
Bảng 9: Tỷ lệ bệnh nhân được bác sỹ khuyên và đồng<br />
ý ăn kiêng để kiểm soát cân nặng.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
1<br />
2<br />
<br />
Nội dung<br />
Được bác sỹ khuyên ăn kiêng<br />
Có<br />
Không<br />
Đồng ý ăn kiêng<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
Tần<br />
số<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
39<br />
95,1<br />
2<br />
4,9<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
38<br />
92,7<br />
3<br />
7,3<br />
<br />
Nhận xét: Có 95,1% số bệnh nhân được bác<br />
sỹ khuyên ăn kiêng để kiểm soát cân nặng. Có<br />
92,7% số bệnh nhân đồng ý ăn kiêng một số loại<br />
thực phẩm để kiểm soát cân nặng.<br />
Bảng 10: Những loại thực phẩm mà bệnh nhân ít<br />
dùng hơn trước.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
130<br />
<br />
Nên ăn ít thực phẩm nào<br />
Gạo<br />
Mỡ<br />
Đường<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ %<br />
10<br />
24,4<br />
41<br />
100,0<br />
36<br />
87,8<br />
<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Trứng<br />
Rau, trái cây<br />
Không<br />
<br />
11<br />
0<br />
0<br />
<br />
26,8<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
Nhận xét: Có 100% số bệnh nhân ít dùng mỡ<br />
hơn so với trước đây. Có 87,8% số bệnh nhân ít<br />
dùng đường hơn so với trước đây.<br />
Bảng 11: Tỷ lệ bệnh nhân được bác sỹ khuyên và<br />
đồng ý không lạm dụng rượu vừa phải.<br />
STT<br />
Nội dung<br />
Được bác sỹ khuyên không lạm dụng<br />
rượu<br />
1<br />
Có<br />
2<br />
Không<br />
Đồng ý người THA bị hạn chế uống rượu<br />
1<br />
Có<br />
2<br />
Không<br />
Cộng:<br />
<br />
Tần<br />
số<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
17<br />
24<br />
<br />
41.5<br />
58.5<br />
<br />
40<br />
1<br />
41<br />
<br />
97.6<br />
2.4<br />
100.0<br />
<br />
Nhận xét: Có 58,5% số bệnh nhân không<br />
được bác sỹ khuyên uống rượu vừa phải. Có<br />
41,5% số bệnh nhân được bác sỹ khuyên uống<br />
rượu vừa phải. Có 97,6% số bệnh nhân đồng ý<br />
rằng người bị THA phải hạn chế uống rượu, chỉ<br />
có 2,4% số bệnh nhân không đồng ý.<br />
Bảng 12: Kiến thức về thời gian điều trị bệnh THA.<br />
Quá trình điều trị bệnh THA kéo Tần<br />
STT<br />
dài<br />
số<br />
1<br />
Điều trị lâu dài, suốt đời<br />
39<br />
2 Đến khi trị số HA trở lại bình thường 2<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
95,1<br />
4,9<br />
<br />
Nhận xét: Có 95,1% số bệnh nhân biết rằng<br />
điều trị THA là một quá trình lâu dài, suốt đời.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phân tích 41 thông tin người THA tại<br />
phường 8 cho thấy: trung bình là 63 tuổi, trên 60<br />
tuổi 58,5% (Bảng 1) như nghiên cứu Nguyễn<br />
Lân Việt và cộng sự, cho biết tỷ lệ THA bắt đầu<br />
tăng cao ở tuổi từ trên 45 với nam và 55 tuổi ở<br />
nữ. THA nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so nam (Bảng 2)<br />
tương ứng với nghiên cứu trên đối tượng người<br />
cao tuổi, phù hợp với phân bố nam và nữ Việt<br />
Nam, (niên giám thống kê y tế 2005). Người có<br />
học vấn cấp 3 chiếm đa số, điều này sẽ ảnh<br />
hưởng tới kiến thức, thái độ của bệnh nhân<br />
(bảng 3). Thời gian bệnh đa số 2 năm (Bảng 5),<br />
điều này rất ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ<br />
của bệnh nhân. Bệnh nhân biết rõ trị số huyết áp<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
cao 140/90 mmHg (Bảng 7). Bệnh nhân biết THA<br />
gây biến chứng liệt nửa người 63,4% (Bảng 3.9),<br />
suy tim chiếm 26,8% và suy thận là 43,9%, biến<br />
chứng suy tim gây tử vong cao nhất, vì vậy, rất<br />
cần tư vấn các biến chứng về phòng bệnh, vì<br />
bệnh nhân biết phòng ngừa được (Bảng 10).<br />
Bệnh nhân được bác sỹ khuyên hạn chế ăn<br />
mặn là 100% (Bảng 12) và tập thể dục hoặc đi bộ.<br />
Bác sỹ khuyên bệnh nhân ăn kiêng một số loại<br />
thực phẩm (Bảng 16), nhưng ít khuyến cáo bệnh<br />
nhân lạm dụng rượu (Bảng 19), do đối tượng<br />
nghiên cứu đa số là nữ. Các biện pháp thay đổi<br />
lối sống đều có tác dụng làm giảm huyết áp do<br />
đó trong giáo dục sức khỏe bác sỹ nên khuyên<br />
bệnh nhân thay đổi lối sống với tất cả các biện<br />
pháp để bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng<br />
góp phần cải thiện tình trạng huyết áp của họ<br />
một cách có hiệu quả đồng thời làm tăng tác<br />
dụng của thuốc hạ áp. Kiến thức về hạn chế ăn<br />
mặn được biết nhiều nhất là 92,7% (Bảng 11),<br />
hoặt động thể lực là 75,6% (Bảng 10). Việc không<br />
hút thuốc ít được bệnh nhân biết đến, nhưng<br />
huyết áp sẽ tăng đáng kể qua từng điếu thuốc<br />
và người hút thuốc sẽ không được bảo vệ đầy<br />
đủ khỏi nguy cơ tim mạch nên trong công tác<br />
giáo dục sức khỏe cần chỉ rõ tác hại của thuốc lá.<br />
Thời gian bệnh có liên quan đến kiến thức về trị<br />
số huyết áp và khiến thức về biến chứng có ý<br />
nghĩa thống kê. Bệnh nhân có thời gian mắc<br />
bệnh từ 2 năm trở lên có kiến thức về trị số<br />
huyết áp tốt hơn bệnh nhân có thời gian mắc<br />
bệnh dưới 2 năm. Bệnh nhân có thái độ đồng ý<br />
hạn chế ăn mặn chiếm tỷ lệ cao nhất 100% (Bảng<br />
13), so với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Nguyên<br />
và Nguyễn Hữu Hạnh tỷ lệ này lần lượt là 88,5%<br />
và 53,4%. Thái độ này cũng phù hợp với kiến<br />
thức bệnh nhân về hạn chế ăn mặn và lời<br />
khuyên của bác sĩ về hạn chế ăn mặn. Có thể do<br />
thấy được tác dụng của hạn chế ăn mặn và được<br />
bác sĩ nhắc nhở về hạn chế ăn mặn nhiều hơn<br />
nên bệnh nhân có thái độ đồng tình cao.<br />
Bệnh nhân còn có thái độ đồng tình cao với<br />
ăn kiêng và hoạt động thể lực để kiểm soát cân<br />
nặng mặc dù kiến thức về ăn kiêng và hoạt động<br />
thể lực để kiểm soát cân nặng chưa cao lắm.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thái độ đồng tình với hạn chế lạm dụng rượu<br />
có tỉ lệ cao 97,6% (Bảng 20). Tỷ lệ bệnh nhân<br />
được bác sĩ khuyên uống rượu vừa phải còn<br />
thấp 41,5% (Bảng 19) nên có thể bệnh nhân chưa<br />
biết tác dụng của rượu đối với THA. cho thấy<br />
bệnh nhân THA có kiến thức về trị số huyết áp,<br />
về biến chứng và cách dự phòng bệnh cao, tuy<br />
nhiên chưa toàn diện.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bệnh nhân có kiến thức đúng về trị số huyết<br />
áp, các biến chứng và các biện pháp phòng<br />
bệnh, tuy nhiên kiến thức này không đồng bộ,<br />
tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về từng biến chứng<br />
thay đổi và có khuynh hưởng giảm dần (biến<br />
chứng liệt: 63,4 %, suy thận: 43,9%, suy tim:<br />
26,8% và mắt: 14,6%); kiến thức về dự phòng<br />
bệnh cũng có tỷ lệ không đồng đều (hạn chế ăn<br />
mặn: 92,7%, ăn kiêng để giảm cân: 36,6%, lạm<br />
dụng rượu: 58,5%, hoạt động thể lực: 75,6%,<br />
không hút thuốc: 41,5%). Bệnh nhân có thái độ<br />
đồng tình cao với các biện pháp dự phòng như:<br />
hạn chế ăn mặn 100%, nên ăn kiêng 95,1%, tăng<br />
hoạt động thể lực 97,6% và không lạm dụng<br />
rượu: 97,6%. Do đó nên duy trì giáo dục kiến<br />
thức cho bệnh nhân để họ có cái nhìn đúng đắn<br />
về các biện pháp dự phòng bệnh.<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Cần hướng dẫn từng bệnh nhân kiến về biện<br />
pháp dự phòng: Hạn chế ăn mặn, lạm dụng<br />
rượu, không hút thuốc. Công tác giáo dục sức<br />
khỏe cần lặp lại theo định kỳ. cuộc sống chất<br />
lượng có tác dụng làm giảm huyết áp, có biện<br />
pháp để bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng<br />
góp phần cải thiện tình trạng huyết áp một cách<br />
có hiệu quả.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
Hồ Văn Hải (2009) Hành vi nguy cơ của bệnh nhân<br />
tăng huyết áp tại huyên Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng<br />
Tàu năm 2009. Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 Supplement of No 1 - 2010: 168-174<br />
http://diendanykhoa.com/archive/index.php/t1304.html (Bun-creatinin)<br />
http://new.euromise.org/mgt/who1999/whoshort.html<br />
http://www.nhlbi.nih.gov/guidelines/hypertension/exp<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
131<br />
<br />